Chí Phèo X Đời Thừa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

btvn: so sánh chi tiết bát cháo hành trong "Chí Phèo" và ấm

nước đun nóng trong "Đời thừa"


Bài làm:

"Văn chương gây cho ta những tình cảm cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình
cảm ta sẵn có" (Hoài Thanh). Có lẽ chính bởi vì cái thiên chức cao cả ấy của văn
chương mà những người cầm bút nói chung đã phải tốn không ít công sức để khắc
tạc, tạo hình nên những chi tiết, tình huống, nhân vật,... chạm được đến tầng sâu
nhất của trái tim con người, và Nam Cao đã thành công triệt để trong cái lĩnh vực
ấy. Bởi khi người đọc lặn vào bể chữ của mình, ông đã níu chân họ lại bằng những
chi tiết,.. vô cùng đặc sắc. Nổi bật lên là chi tiết bát cháo hành trong "Chí Phèo" và
ấm nước đun nóng trong "Đời thừa".

"Đời thừa" và "Chí Phèo" đều là hai tác phẩm kinh điển và đóng góp vô cùng
quan trọng trong kho tàng truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Nếu như "Chí Phèo"
là câu chuyện kể về anh Chí vốn 'hiền như cục đất' nhưng vị bị vào tù oan nên trở
thành con quỷ của làng Vũ Đại, bị tước đi quyền làm người lương thiện; thì "Đời
thừa" lại là những bi kịch trong cuộc đời người tri thức với những gánh lo cơm áo
gạo tiền cứ quẩn quanh dằn vặt. Tất thảy đều là những tấn bi kịnh của những người
nghèo, những người phải sống dưới đáy của xã hội. Tuy nhiên phải chăng Nam
Cao đã thổi vào cái cuộc đời đen kịt của những con người cùng khổ ấy một ngọn
lửa tình thương nhẹ nhàng, kín đáo - bát cháo hành của Thị và ấm nước đun sôi
của Từ. Ngọn khói bốc lên từ bát cháo hành nóng hổi, hay ấm nước đun hãy còn
nóng ấy phải chăng là hơi ấm của tình thương, tình yêu giữa người với người ?
Phải chăng đó là làn hơi từ trái tim vẫn còn ấm nóng tình người ấy của hai người
phụ nữ Từ, Thị ? Trong cái xã hội nghèo nàn, đói kém lúc bấy giờ thì "ta đau cái
chân đau của mình rồi thì con nghĩ được cho ai nữa..". Ấy thế nhưng, Thị Nở dù
mới quen anh Chí đêm quá vẫn sẵn sàng nấu cho anh một bát cháo hành nóng hổi,
Từ với tấm lòng vị tha, không quở trách anh Hộ đến một lời mà dành cho anh
những tìm cảm rất nhẹ nhàng, nhỏ nhặt... Hoá ra trên đời vẫn còn tồn tại tình yêu,
trong cái hoàn cảnh mà "Bởi suốt một đời khổ sở nên bà ngoại Ngạn không thấy
một người nào thật khổ " (Nhìn người ta sung sướng) ấy, con người vẫn dành cho
nhau những tình cảm đơn sơ, tình yêu vẫn hiện hữu nhẹ nhàng trong từng hành
động nhỏ. Nam Cao chính là muốn ca ngợi, và nâng cao tầm quan trọng của tình
cảm con người trong cuộc sống. Hơn nữa, ngọn khói ấy đều xuất phát từ lòng yêu
thương từ tận đáy lòng, dẫu là từ một người con gái xấu xí, mang dòng giống mả
hủi vừa mới quen tối qua, hay người vợ với cái "tình của một con chó đối với
người nuôi" thì ấy vẫn là tình yêu mà thôi ? Cả hai chi tiết đều là hơi thở của tình
yêu giữa người với người và hơn nữa còn là sự công nhận quyền được yêu và yêu
thương người khác của bất kì cá nhân nào.

Không chỉ vâỵ, qua hai chi tiết đó ta còn thấy được rõ ràng cái nghèo, cái đói đã
khiến cho những con người khốn khổ ấy không đủ miếng ăn, cái mặc. Xã hội
phong kiến thối nát, đen đúa ấy vùi dập, chà đạp lên những con người khốn khổ
đến tột cùng. Bát cháo hành đơn sơ, ấm đun nước lọc đơn giản phải chăng là quá
nghèo nàn đối với những người đang đau ốm, vừa tỉnh rượu ? Nhưng họ không
phàn nàn, thậm chí Chí Phèo còn nở một "nụ cười rất hiền" mà trước kia chẳng ai
nhìn thấy, hắn húp bát cháo hành đơn sơ ấy mà như cao lương mĩ vị, sụt sùi vì
trước giờ chưa từng ăn bát cháo nào ngon đến thế? Hay vì sao khi thấy cái ấm
nước vẫn còn nóng ấy, Hộ lại thấy ân hận, sà vào lòng Từ mà khóc to: "Anh...
anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!..." ? Bát cháo hành hay ấm nước nóng chính
là những liều thuốc thần thước tỉnh lương tri con người, hướng con người ta về cái
thiện. Đó là bài học triết lý sâu sắc, sau khi ăn xong bát cháo, Chí Phèo "bỗng"
muốn trở thành người lương thiện. Hộ uống xong một ngụm nước nóng bổng thấy
hối hận tột cùng, thấy mình có lỗi, rằng từ trước đến nay mình thật tồi tệ. Dám
chắc rằng nguồn cơn của cái chất 'quỷ' trong người Chí Phèo, cái tiếng chửi mắng
độc địa từ miệng Hộ khi vẫn còn men say là bởi vì họ chưa từng cảm nhận được
tình yêu thương; đến khi cảm nhận được, con người muốn níu kéo cái hơi ấm ấy
trong tim một cách mãnh liệt và tha thiết. Có lẽ tình yêu thương đã làm nên vị
ngon của cháo, chính nó cũng khiến nước có vị ngọt đến nỗi có thể cảm hoá cả một
con người. Tuy vật chất tầm thường, nhưng ẩn sâu trong đó là một tình yêu ấm áp,
lớn lao.

Những chi tiết nhỏ ấy là đóng góp vô cùng quan trọng trong câu truyện và là ngọn
đèn làm sáng tỏ, bộc lộ rõ hơn tính cách của nhận vật. Một Thị Nở giàu lòng
thương người, nhân hậu, một nàng Từ vị tha, luôn thuỷ chung, ân nghĩa, một chàng
Chí Phèo vẫn còn nguyên vẹn tính hiền lành, lương thiện ẩn sâu trong lốt một con
quỷ dữ tợn , anh Hộ thương vợ, yêu con, biết ân hận sau những lỗi lầm mình có.
Đó chính là một tài năng, một sự tinh tế của ông trong cách xây dựng chi tiết.

" Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ

Mới thu về một chữ mà thôi

Những chữ ấy làm cho rung động

Triệu tría tim trong hàng triệu năm dài."


Có lẽ để viết ra những dòng chữ ấy, nhà văn đã phải tốn rất nhiều công sức và tình
cảm của mình để chạm được đến trái tim của người đọc. Bởi lẽ mỗi nhà văn chân
chính phải là những người thợ lặn lành nghề lặn sâu xuống dưới đáy biển của cuộc
sống không phải để lượm, nhặt những mảnh san hô tầm thường mà phải tìm những
viên ngọc trai lấp lánh, những " khối tình con" kết từ máu huyết của loài trai nhẵn
nại, cần cừ. Đó là những hạt kết tinh của cuộc sống, những lát cặt cuộc đời bình
yên, giản dị những qua hệ quy chiếu đầy nhân đạo của nhà văn, nhưng hạt ngọc ấy
toả sáng đến lạ thường. Nhưng nếu chỉ góp nhặt những hạt ngọc ấy mà không có
sự mài giũa thì ấy cũng chỉ là những hòn ngọc thô không mài không giũa, không
thể neo đậu trong bến tâm hồn của bạn đọc. Tác giả phải lao động nghệ thuật
không ngừng nghỉ để bất tử hoá tác phẩm ấy của mình. Nhưng lao động nghệ thuật
phải là sự kết hợp, đan xen giữa trí óc và trái tim, nếu như Nam Cao không thổi hơi
ấm từ trái tim của mình thì bát cháo hành, ấm nước đun nóng cũng chỉ là những vật
nguội ngắt. Những nhà văn đích thực để có thể xây nên cây cầu vô hình nối giữa
tâm hồn với tâm hồn, nối trái tim với trái tim thì trước hết phải biết trải lòng mình
ra hứng những buồn vui của kẻ lạ. Anh phải dùng trái tim làm chất liệu xây nên
cây cầu ấy, để đúng với cái thiên chức cao cả ấy của văn chương - kết nối trái tim
với trái tim và "nhân đạo hoá con người" (M. Gorki)

Bát cháo hành trong "Chí Phèo" hay ấm đung nước nóng trong " Đời thừa" đều
là những chi tiết đóng góp rất lớn cho câu chuyện, làm bật nên tính cách của nhân
vật, tình yêu thương nhỏ bé, hiếm hoi trong cái xã hội đang hãy còn nghèo đói, khó
khăn, và còn thể hiện lòng nhân đạo và tư tưởng triết lý sâu sắc của nhà nhân đạo
Nam Cao.

You might also like