Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên: Tiêu Thị Thanh Hoa

Mã sinh viên: 22031406


Đề bài: Nêu suy nghĩ của anh/chị về tiểu thuyết Quán Bar trong bụng cá voi. Yêu
cầu: phải nêu rõ chính kiến khen/chê của mình và bảo vệ chính kiến đó.

Bài làm

Hiền trang là nhà văn 9X tiêu biểu với những cuốn sách mang đậm màu sau hư ảo
của những ngôn từ trau chuốt. Ta dễ dàng bắt gặp được những cảm nhận thoát ly đời sống,
gắn với những giấc mơ và lý tưởng cao cả của mình qua những dấu ấn cô để lại trong tác
phẩm. Những nguồn cảm hứng được nhà văn khai thác và gửi gắm trong mỗi trang văn
sống động như những bản nhạc luật êm đềm, da diết. Trong số đó, Quán bar trong bụng
cá voi trở thành cuốn sách kết nối giữa nhà văn, độc giả với văn chương gần hơn bao giờ
hết.

Quán bar trong bụng cá voi của Hiền Trang là cuốn tiểu thuyết vẽ lên một câu
chuyện phiêu lưu đầy ắp bí ẩn mà ở đó không gian, bối cảnh và nhân vật hiện hữu nằm
ngoài quy luật hằng hữu của cõi người. Cuốn tiểu thuyết không phải lời bộc bạch xoáy
sâu của tấn bi kịch đời người hay đôi ba cuộc tình chóng vánh sướt mướt. Truyện với nội
dung độc đáo xâu chuỗi bằng lời văn nhẹ nhàng, Hiền Trang đưa người đọc đến với
những suy nghĩ sâu sắc nhất trong tận cùng tâm hồn. Đây là một cuốn sách hay, kể cả khi
gấp lại, những giá trị mà nó mang lại vẫn còn đọng mãi. Cái hay của Quán bar trong
bụng cá voi không chỉ bó hẹp trong cốt truyện độc đáo mà còn nằm ở ý nghĩa mà cuốn
tiểu thuyết này mang lại.

Thứ nhất là sự giản dị. Cái đẹp là sự giản dị. Vẻ đẹp toát ra từ ngay chính nhân vật
trung tâm, một nhà văn với một tâm hồn thuần khiết và một trái tim nhân hậu. Một cô gái
gắn chặt số phận với văn chương, lẩn tách mình khỏi đám đông để được vùi mình trong
thế giới của sách; một con người chan chứa tình cảm với người bà đã khuất, với ký ức
đậm sâu về tủ sách “nặng nề” của bà đã truyền cảm hứng như thế nào. Những chi tiết vụn
vặt về đời sống của “nhà văn”, sự mê mẩn những mẩu chuyện của Kafka, sự ám ảnh đối
với việc dưỡng da và đến cả thói quen trì hoãn chỉnh sửa bản thảo, ta thấy được nét tính
cách đáng yêu mà nhiều cô gái sẽ thấy được cả bản thân mình trong đó.

Từng trang văn nhẹ nhàng, sâu lắng như những trang nhật ký với những góc nhìn
linh hoạt, dịch chuyển trong thế giới ngôn ngữ của tác giả. Khởi nguồn của cuộc hành
trình tìm lại “biển”, “trăng”, “đại dương” cũng là đang đi tìm chính bản ngã đích thực của
chính nhân vật “nhà văn” người khao khát có được sự tự do trong chính những trang văn
của mình. Ở Quán bar trong bụng cá voi, ta còn bắt gặp hồn ma người thủ thư đời đời
canh giữ trang sách để tự biến bản thân mình thành một “tàng kinh các” vĩnh viễn nằm
ngoài sự sống và cái chết. Ngay trong thế giới của con người, hình ảnh sinh linh thủ như
sự chống lại của sự lãng quên của từng con chữ, từng tác phẩm đang dầm chìm sâu, biến
mật một cách câu lặng.

Câu chuyện về hành tìm lại “biển” trong chính đời sống văn chương của mình
không chỉ dừng lại ở sự giản dị, trong cái đẹp, cái mỹ miều mà còn nằm trong sự ám ảnh
đối với chính nhân vật.

Trong toàn bộ nội dung cuốn tiểu thuyết, có hai điều khiến “nhà văn” phải ám ảnh
đó là người bà và văn chương. Người bà xuất hiện ngay từ những trang đầu tuổi thơ của
những nhân vật, với tủ sách chật kín truyện Nghìn lẻ một đêm, Truyện cổ Andersen,
Truyện dân gian Do Thái, là người năm 8 tuổi khi cô muốn trở thành một nhà văn mà
không hề ngăn cản và là người duy nhất trở thành nỗi đau sâu thẳm “khi đám tang bà, tôi
không khóc, tôi nghĩ ai sinh ra mà chẳng chết đi”. Người bà trở thành những mảnh ký ức
rời rạc, khó phai để vài chục năm sau, khi sự tình cờ bước đến quán bar trong bụng cá voi,
nhân vật được gặp lại chính bà của mình trong dáng vẻ của người phụ nữ 28 tuổi. Ngay
cả nghề nghiệp nhà văn của cô gái cũng chính là sự khao khát thời trẻ mà người bà dành
cả trọn tình yêu cho văn chương, trong chính giấc mơ dang dở của mình.

Văn chương với nhân vật cô gái trở thành mạch nguồn cảm xúc, là ánh sáng thượng
đế ban cho, là cái cớ hoàn hảo để cô có thể tự do lách mình khỏi những ồn ào của sự sống
“Cũng như những điện thờ và những thầy tu chẳng làm nên tôn giáo. Văn chương, như
đức tin, luôn luôn hoàn hảo”. Văn chương với cô gái trở thành một phiên bản phóng đại,
mà cái gì “tôi không đau khổ trong hiện thực thì tôi sẽ vô cùng đau khổ khi đưa vào văn
chương.” Hành trình đến với quán bar trong bụng cá, tìm đến biển cá cũng chính là ham
muốn tìm đến sự tự do trong văn chương, nơi mà quán bar cho cô không gian để nhấm
nháp thời gian, cho cô những người bạn để tự do thảo luận về những điều mà mình yêu
thích và cho cô một bút danh mới “Th.Vy” để được viết nên trang sách của riêng mình.

Cuối cùng, một điều đặc sắc ở cuốn sách mà ta không thể không nhắc đến đó là sự
ảnh hưởng của quyền lực tới đời sống văn chương. Sự tranh chấp giữa con người với đại
dương, một kế hoạch được vạch ra nhằm biến bộ máy đầu não của Người Cá trở nên tham
nhũng và suy đồi. Những kế hoạch năm năm lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba đề ra, những lời
hứa hẹn của con người không mang lại sự biến chuyển nào, điều tất yếu dẫn đến một cuộc
dậy sóng. Cuộc đàm phán với tộc Người Cá không thành, một lệnh kiểm duyệt thông tin
con người đưa ra nhằm thôi miên, thao túng và rút cạn “biển” ra khỏi tâm trí quần chúng.
Sự biến mất một cách âm thầm và lặng lẽ của “biển”, “sóng”, “thủy triều”, “đại dương”,...
gián tiếp thể hiện sự ảnh hưởng của ý thức hệ tới đời sống con người mà lồng ghép trong
đó là nghệ thuật, văn chương. Những chi tiết được đan cài trong toàn bộ câu chuyện như
sự kiểm duyệt, bút danh của nhà văn, tính chính thông của một tác phẩm và cả sự tự do
trao đổi giá trị thương mại. Bản thân quán bar trong bụng cá thực chất là một hình ảnh
siêu thực được nhào nặn bởi trí tưởng tượng của nhân vật nhà văn mà trong đó là sự đan
cài những ước mơ, những khao khát và sự mong muốn gần như không có thực về sự kiểm
soát với các tác phẩm văn chương ngoài thực tại nơi cô sống. Cuốn tiểu thuyết Quán bar
trong bụng cá voi vì vậy còn là chốn tồn tại trong cõi tinh thần của tác giả, thể hiện một
chặng đường sáng tạo đầy phức tạp và gian nan để đưa trang sách đến với tầm đón nhận
của người đọc.

Quán bar trong bụng cá voi là một lời tuyên ngôn khép lại, là một tình cảm sâu sắc
mà ngân vang của bất kỳ nhà văn đang khởi nguồn đi tìm cái giá trị văn chương đích thực
của mình. Cuốn tiểu thuyết tuy không phải thuộc hàng kinh điển vượt thời đại nhưng vẫn
những dư âm, một tách trà của bất kỳ ai yêu văn chương, yêu nghề viết và yêu biển cả.

You might also like