Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


KINH TẾ LƯỢNG ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH

TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG KINH TẾ LƯỢNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
SỮA CỦA CÔNG TY FORUMILK

GVHD: TS. TRẦN ĐÌNH AN


SỐ NHÓM SVTH: NHÓM 1

STT MSSV Họ và tên Lớp Đóng góp (%) Ký tên


1 2200010113 Trần Mỹ Thi 22DMK1C 100%
2 2200010308 Trần Thị Tố Nhi 22DMK1C 100%
3 220009926 Nguyễn Thị Hồng Hạnh 22DMK1C 100%
4 2200010357 Ngô Tấn Tài 22DMK1C 95%

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Tháng 12– 2023
BM-ChT-11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TRUNG TÂM KHẢO THÍ HỌC KỲ 4 NĂM HỌC 2023 - 2024

PHIẾU CHẤM THI TIỂU LUẬN/BÁO CÁO


Môn thi: Kinh tế lượng ứng dụng trong kinh doanh Lớp học phần: 22DMK1C

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1

1. Trần Mỹ Thi ......................................................Tham gia đóng góp: .........100%............


2. Nguyễn Thị Hồng Hạnh................................. ...Tham gia đóng góp: .........100%.............
3. Trần Thị Tố Nhi.................................................Tham gia đóng góp: .........100%.............
4. Ngô Tấn Tài ......................................................Tham gia đóng góp: ..........95%..............
Ngày thi: 18/12/2023..............................Phòng thi:..507................
1. Đề tài tiểu luận/báo cáo của sinh viên: Ứng dụng kinh tế lượng trong hoạt động sản xuất của Công
ty ForUMilk........................................................................
Phần đánh giá của giảng viên (căn cứ trên thang rubrics của môn học):
Tiêu chí (theo Điểm tối Điểm đạt
Đánh giá của GV
CĐR HP) đa được
Cấu trúc của ...................................................................................
báo cáo ...................................................................................
Nội dung
- Các nội dung ...................................................................................
thành phần ...................................................................................
- Lập luận ...................................................................................
...................................................................................
- Kết luận ...................................................................................

Trình bày ...................................................................................

TỔNG ĐIỂM
Giảng viên chấm thi
(ký, ghi rõ họ tên)
Lời mở đầu

Sữa là một loại thực phẩm thiết yếu, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Nhu cầu tiêu thụ
sữa ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Điều này đã tạo ra cơ hội
phát triển cho ngành sữa, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.

Trong đó, Công ty sữa Việt Nam ( ForUmilk ) là một trong những doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam,
có lịch sử hình thành và phát triển hơn 20 năm, ForUmilk đã không ngừng lớn mạnh, trở thành thương
hiệu sữa được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Bài tiểu luận này sẽ sử dụng các phương pháp kinh tế lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận kinh doanh của ForUmilk. Thông qua kết quả phân tích, bài tiểu luận sẽ đưa ra một số gợi ý giúp
ForUmilk nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới
Phần I. Giới thiệu chung về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ForUmilk

ForUmilk là một doanh nghiệp sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam có trụ sở chính tại 331 Vườn Lài, An Phú
Đông, Quận 12. Doanh nghiệp cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng cao và an toàn cho người
tiêu dùng. Quá trình sản xuất bắt đầu từ việc lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng cao :
Chăn nuôi bò sữa: Đây là khâu đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định chất lượng sữa nguyên liệu. Công
ty sữa cần có nguồn sữa tươi đảm bảo chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm. Để làm được điều này, ForUmilk đã xây dựng và quản lý các trang trại chăn nuôi bò sữa theo tiêu
chuẩn cao, đảm bảo về nguồn thức ăn, nước uống, môi trường sống,…
Thu mua sữa tươi: Sau khi sữa tươi được vắt từ bò, doanh nghiệp sẽ tiến hành thu mua và vận chuyển sữa
về nhà máy bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4 – 6 độ C để đảm bảo chất lượng.
Xử lý sữa tươi: Tại nhà máy, sữa tươi sẽ được đưa qua các công đoạn xử lý để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn
và các chất độc hại, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Các công đoạn xử lý sữa tươi bao
gồm:

Làm lạnh sữa: Sữa tươi được làm lạnh ngay sau khi thu mua để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Ly tâm tách khuẩn: Sữa tươi được ly tâm để tách bỏ tạp chất và vi khuẩn.
Đồng hóa sữa: Sữa tươi được đồng hóa để tạo ra cấu trúc đồng nhất, giúp sữa dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Thanh trùng sữa: Sữa tươi được thanh trùng ở nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Phối trộn sữa: Sữa tươi được phối trộn với các nguyên liệu khác (đường, bột sữa nguyên kem, hương liệu,
…) để tạo ra các sản phẩm sữa khác nhau.
Làm lạnh sữa: Sữa sau khi xử lý được làm lạnh xuống 4 – 6 độ C để bảo quản.

Bao gói sản phẩm: Sữa sau khi được làm lạnh sẽ được bao gói theo các quy cách khác nhau để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng. Các loại bao bì sữa thường được sử dụng bao gồm: hộp giấy, chai nhựa, lon
sữa,…

Phân phối sản phẩm: Sữa sau khi được bao gói sẽ được phân phối đến các đại lý, cửa hàng, siêu thị,… để
đến tay người tiêu dùng.

Đội ngũ chuyên gia thường xuyên kiểm tra và theo dõi quá trình sản xuất từ việc thu thập nguyên liệu, xử
lý, đến quá trình sản xuất sữa hoàn thiện. ForUmilk luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực
phẩm và áp dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo rằng sản phẩm luôn đạt được sự tinh khiết và an toàn cao
nhất.

Tổ chức kinh doanh của công ty ForUmilk không chỉ tập trung vào việc sản xuất sữa mà còn có chiến
lược phân phối rộng rãi và hiệu quả để đảm bảo sản phẩm có thể tiếp cận được với đa dạng người tiêu
dùng. Doanh nghiệp đã xây dựng một mạng lưới đại lý phân phối mạnh mẽ, bao gồm cả các đối tác, nhà
bán lẻ và hệ thống siêu thị uy tín trên khắp các khu vực, từ thành thị đến nông thôn. Điều này giúp
thương hiệu ForUmilk tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Doanh
nghiệp thiết lập mối quan hệ đối tác bền vững với các đại lý và nhà phân phối, cung cấp họ những chính
sách hỗ trợ, sản phẩm chất lượng cùng với các dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Điều này giúp đối tác của doanh
nghiệp cảm thấy tự tin khi phân phối sản phẩm của ForUmilk và cũng giúp tăng cường mối quan hệ
thương mại lâu dài. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường quốc tế thông qua
các kênh xuất khẩu, xây dựng các mối quan hệ đối tác đáng tin cậy trên thị trường quốc tế để đưa sản
phẩm sữa của chúng tôi đi đến nhiều quốc gia khác nhau, mở rộng tầm vóc của thương hiệu và mang
đến sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng toàn cầu. Đồng thời, ForUmilk cũng không ngừng
nghiên cứu và áp dụng các chiến lược marketing hiện đại để tăng cường nhận thức về thương hiệu và
sản phẩm trên thị trường. Doanh nghiệp đặt nền móng cho các chiến dịch quảng cáo, sự kiện, hoạt động
truyền thông để tạo sự tin tưởng và ForUmilk đảm bảo chỉ sử dụng sữa tươi từ các trang trại đáng tin cậy
và được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.

Đồng thời, ForUmilk cũng cam kết với việc bảo vệ môi trường và sử dụng các quy trình sản xuất bền
vững, tiết kiệm năng lượng và nguồn tài nguyên tự nhiên.

ForUmilk luôn cam kết nỗ lực không ngừng để cải thiện quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
và duy trì uy tín của mình trong ngành công nghiệp sữa.
Phần II. Mô hình hàm số hồi quy

Bài số 1:

1. Nêu cơ sở lý luận về mô hình hồi quy:

Mô hình hồi quy:


Lợi nhuận = Doanh thu bán hàng + Các khoản thu nhập khác - Chi phí

Trong đó :
- Doanh thu bán hàng : tổng giá trị bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kinh
doanh.
- Các thu nhập khác : các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động kinh doanh không phải là hoạt động
bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh thu từ các sản phẩm phụ, cho thuê mặt bằng, thanh lý máy móc.
- Chi phí là toàn bộ các khoản giá trị giảm trừ doanh thu trong kỳ kinh doanh để xác định kết quả kinh
doanh.

2. Mô hình hổi quy được đề xuất :


Dựa trên giả định rằng mối quan hệ giữa lợi nhuận và các biến giải thích là tuyến tính. Trong đó, doanh
thu bán hàng và thu nhập khác là các biến độc lập có tác động tích cực đến lợi nhuận, còn chi phí là biến
độc lập có tác động tiêu cực đến lợi nhuận.
Dựa trên cơ sở lý luận này, mô hình hồi quy lợi nhuận = doanh thu bán hàng + thu nhập khác - chi phí có
thể được biểu diễn như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 - β3X3

Trong đó:
- Lợi nhuận là biến phụ thuộc
- Doanh thu bán hàng, thu nhập khác và chi phí là các biến giải thích
- β0 là hệ số chặn
- β1, β2 và β3 là các hệ số hồi quy
- Y: lợi nhuận , biến phụ thuộc ( triệu VND )
- X1 : doanh thu bán hàng ( triệu VND )
- X2 : thu nhập khác ( triệu VND )
- X3 : chi phí sản xuất ( triệu VND )

Mô hình hồi quy lợi nhuận = doanh thu bán hàng + thu nhập khác - chi phí có thể được sử dụng để:
- Dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

3. Chọn dữ liệu giả định:


4. Thiết lập hàm hồi quy (Eviews):
- Hàm số hồi quy:

- Y phụ thuộc vào biến độc lập X1:


- Y phụ thuộc vào biến độc lập X2:

- Y phụ thuộc vào biến độc lập X3:

- Y phụ thuộc vào 2 biến độc lập X1 X2:


- Y phụ thuộc vào hai biến độc lập X2 X3:

- Y phụ thuộc vào hai biến độc lập X1 và X3:


5. Ý nghĩa của mô hình hồi quy trong kinh doanh :
─ Khi chi phí (X1) và doanh thu (X2) và thu nhập khác (X3) bằng 0 thì tổng lợi nhuận trung bình sẽ là
Y= 22.94415 +1.165314x0+0.341378x0+0.311393x0=22. 94415 Triệu đồng/ tháng
─ Khi chi phí (X1) tăng 1 đơn vị, các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận trung bình tăng lên 1 lượng
1.165314 triệu đồng / tháng
─ Khi doanh thu (X2) tăng 1 đơn vị, các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận trung bình tăng lên 1
lượng 0.341378 triệu đồng / tháng
─ Khi thu nhập khác (X3) tăng 1 đơn vị, các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận trung bình tăng lên 1
lượng 0. 311393 triệu đồng / tháng

Bài số 2:

Nêu cơ sở lý luận về mô hình hồi quy:

Giá bán = chi phí sản xuất+ chi phí nguyên vật liệu+ chi phí quảng cáo

Trong đó:
- Chi phí sản xuất: toàn bộ hao phí về lao động vật hóa, lao động sống và các chi phí khác mà doanh
nghiệp cần phải bỏ ra để tạo ra dịch vụ, sản phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận như kỳ vọng trong thời kỳ nhất
định.
- Chi phí nguyên vật liệu: những chi phí phát sinh có liên quan tới nguyên vật liệu, nhiên liệu được sử
dụng để trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí quảng cáo: là số tiền mà một doanh nghiệp phải trả để hiển thị thông điệp quảng cáo đến một tập
hợp người tiềm năng hoặc khách hàng thông qua các kênh quảng cáo khác nhau.

Mô hình hổi quy được đề xuất :


Dựa trên giả định rằng mối quan hệ giữa giá bán và các biến giải thích là tuyến tính. Trong đó, giá bán là
biến phụ thuộc dựa vào chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí quảng cáo là các biến độc lập.
Dựa trên cơ sở lý luận này, mô hình hồi quy giá bán= chi phí sản xuất+Chi phí nguyên vật liệu+ chi phí
quảng cáo có thể được biểu diễn như sau:
Y= β0 + β1X2 + β2X3 + β3X4

Trong đó:
- Giá bán là biến phụ thuộc
- Chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí quảng cáo là các biến giải thích
- B0 là hệ số chặn
- B1, B2, B3 là các hệ số hồi quy
- Y: giá bán, biến phụ thuộc
- X2: chi phí sản xuất (trăm nghìn việt nam đồng)
- X3: Chi phí nguyên vật liệu (trăm nghìn việt nam đồng)
- X4: chi phí quảng cáo (trăm nghìn việt nam đồng)

Mô hình hồi quy giá bán= chi phí sản xuất+ chi phí nguyên vật liệu+ chi phí quảng cáo có thể được sử
dụng để:
- Dự báo giá bán dự kiến của doanh nghiệp trong tương lai
- So sánh giá bán của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh
Chọn dữ liệu giả định:
Y phụ thuộc vào biến độc lập X2:

Y phụ thuộc vào biến độc lập X3:


Y phụ thuộc vào biến độc lập X4:

Y phụ thuộc vào 2 biến độc lập X2 X3:


Y phụ thuộc vào 2 biến độc lập X3 X4:

Y phụ thuộc vào 2 biến độc lập X2 X4:


Khi chi phí sản xuất (X1) và nguyên vật liệu (X2) và chi phí quảng cáo (X3) bằng 0 thì tổng giá bán trung
bình sẽ là
Y= 0.0251380168983+1.90261148918*X1+1.39750767421*X2-1.49477802301*X3= 0.0251380168983
trăm nghìn đồng/ sản phẩm.
Khi chi phí sản xuất (X1) tăng 1 đơn vị, các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận trung bình tăng lên 1
lượng 1.90261148918 triệu đồng / tháng
Khi nguyên vật liệu (X2) tăng 1 đơn vị, các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận trung bình tăng lên 1
lượng 1.39750767421 triệu đồng / tháng
Khi chi phí quảng cáo (X3) tăng 1 đơn vị, các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận trung bình giảm 1
lượng 1.49477802301 triệu đồng / tháng

PHẦN 3: KẾT LUẬN :


Kinh tế lượng đóng có vai trò lớn trong việc định hình chiến lược kinh doanh. Áp dụng nó, doanh nghiệp
có thể nắm bắt được cơ hội và thách thức trong nền kinh tế. Điều này giúp tăng cường hiệu quả, tăng
trưởng và sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ, yếu tố này tiếp tục có vai trò
lớn trong của kinh doanh. Kinh tế lượng giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng.
Doanh nghiệp cần hiểu rõ sở thích, hành vi và nhu cầu. Điều này giúp tạo sản phẩm, dịch vụ phù hợp, tăng
tương tác và tạo lòng tin tưởng.Và khi nắm bắt được các kỹ thuật xử lý số liệu rồi, bạn sẽ thấy thế giới
rộng hơn một chút, mình tự tin hơn trước, có thể sẵn sàng cho bài nghiên cứu nhỏ đầu tiên là luận văn, sau
đó là những báo cáo của công ty. Và xa hơn nữa là một vị trí mới, một tầm nhìn mới.

You might also like