Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Ưu điểm và nhược điểm của chữ Tiếng Việt (Chữ quốc ngữ )

*Ưu điểm:
-Chữ quốc ngữ là chữ viết ghi âm vị - là loại hình chữ viết tiến bộ nhất trong quá
trình sáng tạo chữ viết của nhân loại.Chữ quốc ngữ được xây dựng trên cơ sở bảng
chữ cái latinh được phổ biến rỗng rãi trên toàn thế giới.
-Chữ quốc ngữ sử dụng rất ít kí hiệu (trên cơ sở 24 con chữ của bảng chữ cái
latinh, bảng chữ cái tiếng việt hiện có 33 con chữ). Nhưng có thể ghi được tất cả
mọi điều chúng ta cần biểu đạt, từ những rung động tinh tế nhất trong cảm xúc của
thế giới nội tâm con người đến nhũng khái niệm trừu tượng mà chữ tượng hình và
chữ ghi ý khó có thể lột tả một cách thành công.
-So với các loại hình chữ viết khác, chữ quốc ngữ dễ học, dễ viết và vì theo mẫu tự
Latinh nên chữ quốc ngữ tạo điều kiện cho người Việt dễ dàng học những ngoại
ngữ quan trọng trên thế giới có cùng một mẫu tự Latinh như: tiếng Anh, Tiếng
Pháp,...
*Hạn chế của chữ quốc ngữ:
-Tuy nhiên chữ Tiếng Việt chưa phải là hoàn thiện.Do những nguyên nhân lich sử
nó có một số nhược điểm sau:
-Chữ quốc ngữ được xây dựng trên nguyên tắc ngữ âm học nhưng nhiều chỗ lại vi
phạm nguyên tắc1-1 của chữ viết ghi âm.Chẳng hạn: trong chữ viết của chúng ta
hiện nay có tình trạng một âm vị được ghi bằng nhiều con chữ khác nhau.
-Ví dụ:Âm vị /k/ ở vị trí âm đầu được ghi bằng 3 con chữ:
+“k” Khi đứng trước các nguyên âm hàng trước:/i,e,ie,../
+“c” khi đứng trước các nguyên âm hàng sau:/u,o,uo,../
+“q” khi đứng trước âm đệm /u/.
(còn âm khác nữa nếu ai viết t sẽ gửi vì kí hiệu t ko đánh trg word đc)
-Có những nhóm hai ba con chữ không cần thiết để ghi một âm vị: ph, ngh,..
-Sự hình thành chữ quốc ngữ ban đầu vẫn còn mang tính tản mạn và tự phát cho
nên cách giải quyết ở một số trường hợp thiếu nhất quán và có phần tùy tiện.Chẳng
hạn:
-Âm vị nguyên âm /a/ dài được ghi bằng con chữ a như cá, cà,.. và /ă/ ngắn được
ghi là /ă/ như tăm, tằm,tắm,...Nhưng với trường hợp “tay, hay, cay...” họ lại không
giữ được sự nhất quán ấy.Với những trường hợp này họ mượn âm cuối để chú
thích về âm chính.Nghĩa là bán nguyên âm /i/ ở vị trí âm cuối được viết thành con
chữ “i” khi nguyên âm đứng trước nó là nguyên âm dài và viết thành chữ ‘y” khi
nguyên âm trước nó là nguyên âm ngắn.Vì sự không nhất quán ấy cho nên ta bắt
gặp trong tiếng việt một số trường hợp mượn âm cuối để chú thích âm chính.
-Sự tùy tiện trong cách xử lí đã xảy ra khi giải quyết trường hợp âm vị âm đầu
/z/.Âm vị này trong chữ quốc ngữ ở vị trí âm đầu được viết thành 3 con chữ trong
đó có tổ hợp con chữ “ gi” như trong các cụm từ gia đình, gian nan, giàu
có,...Nhưng nếu nguyên âm đi sau nó là /i/ thì người ta lại tự dộng bỏ bớt đi một
con chữ “i” nhưng vẫn đọc là “gi”.Việc làm này làm cho người việt ngày nay nếu
nhìn trên chữ viết chúng ta pahir đánh vần là “ gờ i ghi huyền gì” là vậy hay “iêng
ngờ iêng gờ iêng giêng sắc giếng” trong từ giếng.
-Những ahnj chế nêu trên là khó tránh khỏi khi chữ quốc ngữ ra đời vào thời kì mà
ngành ngôn ngữ học, đặc biệt là ngành âm vị học chưa phát triển.Cũng vì hạn chế
có tính lịch sử này mà người sáng tạo ra chữ quốc ngữ cố gắng ghi âm càng trung
thực bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Kết quả là họ dùng một số con chữ để ghi cả
những biến thể của âm vị.Chẳng hạn như:
+Âm đệm /u/ được viết là “o” khi đứng trước nguyên âm rộng hoặc hơi rộng/a,ă,../,
còn lại là viết “u”.Trừ một ngoại lệ đó là âm đầu là con chữ “q” thì tất cả viết là u.
+Với âm chính như trường hợp nguyên âm đôi /ie/được ghi bằng 4 con chữ “iê”
khi âm tiết có âm cuối và không có âm đệm ), “yê”(khi âm tiết có âm cuối và có
âm đệm); “ia”( khi âm tiết không có âm cuối và không có âm đệm ), “ya”(khi âm
tiết không có âm cuối và có âm đệm),...
-Theo chính tả tiếng việt hiện nay, chúng ta viết rời theo từng âm tiết.Vì viết rời
theo từng âm tiết nên phương diện chữ viết chúng ta rất khó phân biệt đâu là từ
ghép và đâu là cụm từ tự do .Chẳng hạn tổ họp “hoa hồng”có thể là từ ghép mà
cũng có thể là cum từ tự do.Tương tự như vậy, phát ngôn có thể bị “xuyên tạc” tùy
thuộc vào việc tùy thuộc vào người tiếp ngôn coi tổ hợp “con vợ” là một từ hay
mmotj cụm từ tự do: “gia đình hai con vợ chồng hạnh phúc”.Phát ngôn này có thể
ngắt: “ mỗi gia đình có hai con/ vợ chồng hạnh phúc.Phát ngôn này có thể ngắt: “
gia đình có hai con vợ / chồng hạnh phúc”

You might also like