Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Câu 3:

Trong truyện ngắn "Làng" nhà văn Kim Lân đã diễn tả lòng yêu nước kết hợp hài
hòa với tình yêu làng của ông Hai qua những diễn biến tâm lý sau khi nghe tin làng
Chợ Dầu theo giặc. Ông nhận được cái tin dữ ấy vừa ngay sau khi đang vui mừng,
"ruột gan như múa cả lên" với những tin kháng chiến. Ông lão bàng hoàng, sững
sờ, không tin vào lời đồn khủng khiếp nhưng cuối cùng vẫn phải tin bởi người đàn
bà tản cư khẳng định rành rọt quá. Ông không tin và ông cố gượng hỏi lại để đính
chính nhưng những lời khẳng định rành rọt của người phụ nữ ấy khiến ông không
thể nào chối cãi được nữa. Ngay lúc ấy, cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân
rân. Khi về đến nhà, ông lão ám ảnh, day dứt, nặng nề. Ông tủi hổ, đau đớn,
thương con và thương chính mình. Ông kiểm điểm từng người và tin tưởng họ đều
là những người có tinh thần kháng chiến, quyết tâm một sống một chết với giặc, có
đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy. Mụ chủ nhà biết chuyện, có ý định
đuổi khéo gia đình ông. Lúc này, ông lão thực sự lo sợ và tuyệt vọng, ông thoáng
có ý nghĩ quay về làng nhưng ông gạt ngay và quyết định trong đau đớn, xót xa:
“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù xác định như thế
nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với ngôi làng - nơi chôn rau
cắt rốn, nơi tổ tiên bao đời sinh sống, vì thế mà ông càng đau xót tủi hổ. Trong tâm
trạng buồn đơn, ông chỉ còn biết tâm sự với thằng Húc để trút hết muộn phiền.
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: “Ừ đúng
rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.” Câu nói ấy cho thấy rõ lòng yêu nước của ông Hai, tin
vào cụ Hồ. Yêu quê hương, đất nước, ông muốn khắc sâu vào tim con tình cảm với
cụ Hồ, với kháng chiến; yêu làng Dầu, ông muốn con nhớ nơi khởi nguồn của cha
ông. Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật sắc nét, đặc biệt là miêu tả tâm lý nhân
vật qua ý nghĩ, ngôn ngữ, hành động. Điều này chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc
người nông dân và đời sống tinh thần của họ. Như vậy, nhà văn đã xây dựng hình
ảnh nhân vật ông Hai mang theo sự chân thành của tập thể những người nông dân
bấy giờ. Đó là sự hòa quyện giữa tình yêu làng quê và yêu đất nước, một lòng tin
yêu vào Đảng và Cách mạng.
*Chú thích:
- Câu ghép:
- Lời dẫn trực tiếp:

You might also like