Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

VI.

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


1. Khái niệm và mục tiêu
- Chính sách tiền tệ là tập hợp những biện pháp làm thay đổi lượng cung tiền
- Chính sách tiền tệ được chia thành hai hướng:
+ Chính sách tiền tệ mở rộng (expasion monetary policy: SM  ): Tăng cung tiền,
giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng –
chính sách tiền tệ chống thất nghiệp
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt (contraction monetary policy: SM  ) Giảm cung
tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó giảm lạm phát nhưng
thất nghiệp tăng – chính sách tiền tệ ổn đinh lại giá trị đồng tiền
- Mục tiêu:
+ Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền
+ Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
+ Tăng trưởng kinh tế
+ Ổn định giá cả, tăng trưởng GDP. Vì chính sách tiền tệ có khả năng tác động
vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên nó trở thành một
công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ
2. Tác động chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ mở rộng còn gọi là chính sách tiền tệ nới lỏng, là chính sách
mà Ngân hàng trung ương mở rộng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường cho nền kinh
tế, làm cho lãi suất giảm xuống, qua đó làm tăng tổng cầu, sẽ tạo được công ăn việc làm
cho người lao động, thúc đẩy đầu tư mở rộng kinh doanh
- Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, Ngân hàng TW có thể thực hiện 1 trong
3 chính sách sau:
+ Mua trên thị trường chứng khoán
+ Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+ Hạ thấp mức lãi suất chiết khấu
 Trong nền kinh tế vĩ mô , chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế
bị suy thoái , tỷ lệ thất nghiệp gia tăng

 Chính sách tiền tệ mở rộng đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái
- Chính sách tiền tệ thắt chặt hay còn gọi là chính sách tiền tệ thu hẹp, là chính sách
mà Ngân hàng trung ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế , qua
đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên . Từ đó thu hẹp tổng cầu làm cho mức giá
chung giảm xuống .Thông thường chính sách tiền tệ thắt chặt áp dụng khi nền kinh tế của
1 quốc gia đã có sự lạm phát ngày càng gia tăng
 Cho nên chính sách tiền tệ thắt chặt đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát
- Để thực hiện chính sách tiền tệ này, Ngân hàng trung ương thường sử dụng các
biện pháp làm giảm mức cung tiền qua các cách như:
+ Bán ra trên thị trường chứng khoán
+ Tăng mức dự trữ bắt buộc
+ Tăng lãi suất chiết khấu , kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng.
- Hạn chế của chính sách tiền tệ:
+ Khi đầu tư tư nhân không nhạy cảm thì hiệu lực của chính sách tiền tệ sẽ thấp. Khi
lãi suất tăng , chi phí cụ thể là vốn đầu vào của doanh nghiệp tăng lên, khiến cho giá
hàng hoá đầu ra tiếp tục cao , lạm phát không được kiểm soát. Vì vậy chính sách tiền
tệ sẽ kém hiệu quả
+ Chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả nếu chính phủ không cam kết kiểm soát việc in
tiền.Việc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng có thể khiến lãi suất xuống quá thấp ,
khiến cho các cá nhân không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà chỉ muốn nắm giữ tiền
mặt.
+ Khi chính phủ muốn kiểm soát lạm phát bằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt
chặt , lúc này trước áp lực bù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ in thêm tiền. Điều
này sẽ gây ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ thắt chặt.

→ Lúc này , hệ thống ngân hàng thương mại sẽ thiếu vốn cho vay khiến cho đầu tư cá nhân
không thể mở rộng làm giảm hiệu quả của chính sách

3. Định lượng chính sách tiền tệ

You might also like