Đề kiểm tra quá trình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Bài tập quá trình môn: Quản trị học

Lưu ý: Các anh chị ghi câu trả lời đúng vào bảng câu hỏi bên dưới và nộp lại (CHỈ NỘP LẠI
BẢNG TRẢ LỜI CÂU HỎI) cho giảng viên hạn cuối vào ngày 10/9/2023 theo địa chỉ email:
ced@ueh.edu.vn
BẢNG TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (TÍNH ĐIỂM QUÁ TRÌNH)
Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Mã học phần: 23C1MAN50200132
Câu hỏi Trả lời Câu hỏi Trả lời Câu hỏi Trả lời
1 11 21
2 12 22
3 13 23
4 14 24
5 15 25
6 16 26
7 17 27
8 18 28
9 19 29
10 20 30

1. Frederick Taylor đã đề ra những nguyên tắc của quản trị khoa học nhằm giải quyết vướng mắc
cơ bản trong sản xuất công nghiệp và vướng mắc đó chính là:
a. Việc thiếu những chính sách khuyến khích cho người lao động
b. Năng suất lao động thấp
c. Công cụ làm việc cho công nhân không phù hợp
d. Người lao động làm việc dưới mức năng lực
2. Khái niệm cơ bản trong 4 nguyên tắc quản lý theo khoa học của Taylor chính là:
a. Cần sử dụng các cách thức khoa học để xác định cách thức tốt nhất để thực hiện công việc.
b. Cần lựa chọn công nhân một cách cẩn thận và huấn luyện họ thực hiện công việc theo cách
thức mà nhà quản trị muốn công việc phải được thực hiện.
c. Nên có trách nhiệm trong việc hoạch định và tiến hành công việc.
d. Nên có sự kiểm soát tốt hơn nếu tình trạng làm việc dưới mức năng lực của công nhân
diễn ra
3. Yếu nào nào trong số các yếu tố sau đây chính là đặc trưng chủ yếu của hệ thống quan liêu lý
tưởng theo Max Weber?
a. Kỷ luật là một yếu tố cần thiết cho hoạt động ổn định của một tổ chức nhưng tình trạng kỷ
luật phụ thuộc vào nhà lãnh đạo..
b. Một chuỗi các phạm vi về quyền lực từ cấp cao đến cấp thấp trong tổ chức và các dòng
thông tin cần được xác định.
c. Quản trị gia lựa chọn công nhân một cách cẩn thận và huấn luyện họ thực hiện công việc
theo một những phương pháp khoa học.
d. Tuyển lựa và động viên là nền tảng cho cho những tiêu chuẩn về phẩm chất và kết quả
công việc của các thành viên trong tổ chức
4. Nguyên tắc quản trị nào của Fayol trong đó mô tả người lao động nên nhận chỉ thị từ một một
cấp trên duy nhất:
a. Phân công lao động
b. Thống nhất điều khiển
c. Thống nhất chỉ huy
d. Hệ thống quyền hành
5. Lý thuyết về sự chấp nhận quyền lực của Chester Barnard cho rằng:
a. Công việc sẽ không thể nào hoàn thành trừ phi người lao động chấp nhận nó như là công
việc của họ.
b. Tổ chức cần chấp nhận các đơn xin việc một cách công bằng và không có định kiến.
c. Quyền lực không thể nào tồn tại trừ phi người nhận mệnh lệnh quyết định chấp nhận thực
thi mệnh lệnh đó.
d. Mức độ chất lượng của sản xuất chính là hệ thống không lỗi ngay từ đầu.
6. Mary Parker Follett cho rằng tổ chức hoạt động như một thực thể thống nhất các chức năng,
một khái niệm mà bà gọi là “một thực thể hợp nhất”. Đề xuất này của bà đã làm tiền đề cho sự
phát triển của lý thuyết nào về sau:
a. Lý thuyết về quản trị hành chính.
b. Lý thuyết hệ thống.
c. Lý thuyết nghiên cứu điều hành.
d. Lý thuyết cổ điển trong quản trị
7. Thực nghiệm Hawthorne được tiến hành nhằm kiểm định:
a. Tác động của nhóm vào kết quả của cá nhân trong nhóm.
b. Hiệu ứng Hawthorne.
c. Các lựa chọn về quản trị tham gia
d. Khái niệm về quản trị theo khoa học trong việc cải thiện năng suất lao động thông qua tác
động vào điều kiện về ánh sáng.
8. Được xem là nhà đóng góp lớn khảo sát mối quan hệ về con người, Abraham Maslow đã phát
triển lý thuyết động viên dựa trên nền tảng của ba giả định về bản chất của con người, yếu tố nào
sau đây không thuộc về ba giả định này?
a. Nhu cầu của con người không bao giờ được thỏa mãn trọn vẹn.
b. Nhu cầu của con người được thỏa mãn theo khuôn khổ những thang bậc.
c. Nhu cầu của nhóm được đặt ra trước nhu cầu cá nhân.
d. Hành vi con người hướng đến việc thực hiện những nhu cầu chưa được thỏa mãn
9. Một trong những nhánh quan trọng của quan điểm hiện đại về lý thuyết quản trị chính là:
a. Khoa học hành vi.
b. Quản trị hành chính.
c. Khoa học về thông tin quản trị
d. Lý thuyết tình huống/ngữ cảnh
10. Khả năng của một tổ chức nhằm tạo ra một năng lực toàn tổ chức cao hơn tổng năng lực của
các yếu tố/bộ phận đơn lẻ trong tổ chức được gọi là:
a. Sự khác biệt hóa
b. Năng lực tích hợp
c. Sự may mắn của người khởi xướng
d. Sự phối hợp theo chiều ngang
11. Môi trường bên trong của tổ chức thường được mô tả như:
a. Môi trường công việc.
b. Văn hóa tổ chức.
c. Môi trường tổng quát
d. Tình trạng của tổ chức
12. Phát biểu nào sau đây liên quan đến sự khác biệt của môi trường tổng quát và môi
trường môi trường nội bộ là đúng:
a. Có rất nhiều sự khác biệt nhưng cũng có rất nhiều sự tương đồng.
b. Dữ liệu của môi trường tổng quát thì dễ dàng thu thập và xử lý.
c. Tổ chức bị tác động bởi môi trường đặc thù (công việc) ít hơn môi trường tổng quát.
d. Môi trường tổng quát bao gồm những áp lực từ bên ngoài tổ chức.
13. Yếu tố nào sau đây không được xem là yếu tố thuộc môi trường công việc:
a. Khuynh hướng thay đổi nhân khẩu
b. Đối thủ cạnh tranh
c. Lao động
d. Các tổ chức của nhà nước
14. Hai khái niệm được sử dụng khi phân tích môi trường đó là cơ hội của môi trường và
………của môi trường:
a. Sự thay đổi.
b. Sự không chắc chắn hay sự bất trắc.
c. Dân số.
d. Nguồn lực
15. Hai yếu tố tác động mạnh trong việc xác định mức độ bất trắc của môi trường là:
a. Cơ hội và đe dọa.
b. Sự điều chỉnh đưa công việc đến đúng nơi có thể giải quyết
c. Sự phân loại và tốc độ.
d. Sự năng động và sự phức tạp
16. Sử dụng mối quan hệ công cộng, thiết lập liên doanh, và tham gia vào các hoạt động
mang tính chính trị là tất cả những hoạt động mà một tổ chức có thể sử dụng để tác động
vào môi trường là cách tiếp cận được gọi là
a. Dịch chuyển lĩnh vực hoạt động của tổ chức.
b. Ảnh hưởng hay tác động vào những yếu tố thuận lợi.
c. Thích nghi
d. Mô hình môi trường dân cư
17. Ra quyết định trong quản trị thường tập trung vào việc giải quyết ba dạng vấn đề trong
đó loại vấn đề mà quá trình giải quyết nó tạo cơ hội cho một tổ chức đạt lợi ích nếu có hành
động thích hợp được gọi là:
a. Cơ hội.
b. Quyết định không theo chương trình.
c. Vướng mắc hợp lý.
d. Cuộc khủng hoảng
18. Các quyết định quản trị mang tính chất lặp lại, được cấu trúc, và sử dụng các quy trình
đã xác định trước để ra quyết định được gọi là:
a. các quyết định theo chương trình.
b. quyết định nhóm.
c. các quyết định được xác định trước.
d. cơ hội.
19. Phần lớn các quyết định của quản trị gia cấp thấp và cấp trung là:
a. quyết định giải quyết khủng hoảng.
b. quyết định đòi hỏi mọi người tham gia.
c. quyết định theo chương trình.
d. quyết định lựa chọn hợp lý.
20. Khái niệm về ranh giới hợp lý, được xem là một quan điểm của việc ra quyết định,
thường gắn kết với mô hình nào dưới đây:
a. gia tăng tuần tự
b. quyết định theo chương trình
c. lựa chọn hợplý
d. sự thỏa mãn
21. Nhà quản trị sử dụng mô hình thỏa mãn/hành vi trong đó ra quyết định được định nghĩa
như là:
a. việc tập hợp một khối lượng thông tin về đối tượng/chủ đề có liên quan.
b. chấm dứt quy trình ra quyết định khi tìm ra giải pháp được xem là tốt.
c. kiểm định các giải pháp khả thi cho đến khi nào tìm được giải pháp tốt nhất
d. phân quyền cho cấp dưới thực hiện việc ra quyết định trong những lĩnh vực được
xem là ít quan trọng
22. Bước đầu tiên trong mô hình ra quyết định chính là:
a. Xác định giải pháp.
b. Nhận dạng vấn đề.
c. Tập hợp và phân tích thông tin.
d. Tóm lược môi trường bên trong và bên ngoài
23. Ba giai đoạn trong quá trình nhận dạng vấn đề bao gồm: sàng lọc vấn đề, phân loại, và...
a. chẩn đoán
b. báo cáo
c. ủy quyền
d. tập trung quyền lực
24. Lý thuyết về quản trị cho rằng bước ……………trong quá trình ra quyết định quản trị là
bước chủ yếu để đảm bảo các giải pháp có chất lượng cao.
a. sàng lọc môi trường
b. tìm các giải pháp
c. đánh giá và chọn giải pháp
d. thực hiện các giải pháp thông qua sự tham gia của mọi người
25. Khuôn mẫu, cứng nhắc và điều chỉnh cũng như tính đại diện là tất cả những:
a. điểm yếu khi ra quyết định theo nhóm.
b. lợi thế của tính hình tượng.
c. sai lệch trong xử lý thông tin.
d. lợi ích đến từ việc chuyển những quyết định không theo chương trình thành quyết
định theo chương trình
26. Một trong những sai lệch trong quy trình xử lý thông tin chính là sự sẵn có, và sự sẵn có
này được định nghĩa như sau:
a. là khuynh hướng phán xét những gì có thể xảy ra theo cách thức giống như những gì
ta thấy trong quá khứ.
b. tần suất lặp lại các sự kiện đã xảy ra đã được nhận dạng hay trong những bối cảnh
tương tự khi phân tích dữ liệu
c. sự tái diễn những viễn cảnh giống với những gì trong quá khứ khi một phương án dễ
dàng áp dụng
d. khuynh hướng cho rằng thông tin đầu tiên sẽ sai lệch so với thông tin tiếp theo
27. Thông thường khi đối mặt với những kết quả của những quyết định tốn kém nhưng
không được thực hiện thành công, nhà quản trị phản ứng lại bằng cách tái phân bổ các
nguồn lực, thậm chí phân bổ nhiều nguồn lực hơn để cố thực hiện quyết định này. Hành
động đó được gọi là:
a. sự hợp lý có giới hạn.
b. không câu trả lới nào đúng.
c. Cam kết leo thang
d. sự rơi tự do khi ra quyết định
28. Có nhiều kỹ thuật được sử dụng để tránh bất lợi từ việc ra quyết định theo nhóm, phát
biểu nào sau đây không thuộc về những kỹ thuật này?
a. chọn những nhóm trong đó các thành viên có kiến thức và thông tin cần và đủ để giải
quyết vấn đề.
b. chọn các thành viên trong nhóm sao cho không có người nào có vai trò thống trị.
c. sử dụng cách thức ra quyết định theo nhóm khi sự chấp nhận của nhóm là điều cốt
yếu để thực hiện thành công quyết định.
d. xác định giới hạn thời gian của nhóm trong việc ra quyết định cuối cùng theo phương
châm: “quyết định càng nhanh, kết quả càng tốt”
29. Ba yếu tố cần thiết cho sự sáng tạo chính là kỹ năng về lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng
liên quan đến sự sáng tạo, và:
a. sự gắn kết của nhóm.
b. sự động viên công việc.
c. các thỏa thuận áp dụng.
d. các kỹ năng phổ biến
30. Kỹ năng nhận thức của quản trị gia bao gồm các yếu tố sau đây, ngoại trừ:
a. Xem tổ chức như là một tổng thể.
b. Thông hiểu làm thế nào mà một tổ chức có thể thích ứng trong bối cảnh rộng hơn của
ngành.
c. Nhận thức được mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận trong một tổ chức.
d. Truyền thông với mọi người và động viên họ thực hiện tốt công việc

You might also like