Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

DÀN Ý MÙA XUÂN NHO NHỎ

I. Hoàn cảnh sáng tác


Bài thơ được viết tháng 11/1980, giữa mùa đông của đất trời và mùa đông
cuộc đời tác giả vì không lâu sau ông qua đời. Rộng hơn, đó là những mùa
xuân đầu tiên của nước ta sau độc lập và còn nhiều khó khăn, thử thách
II. Nội dung
1) Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên xứ Huế
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
-NT đảo ngữ “mọc” lên đầu: sự bất ngờ, ngạc nhiên vì mùa xuân về trên quê
hương; sự căng trào sự sống của mùa xuân
-“dòng sông xanh”: dòng Hương giang tự hào của xứ Huế
-“bông hoa tím biếc”: bông hoa lục bình mộc mạc, thân thuộc; tượng trưng cho
tà áo dài con gái Huế
-Cái gọi trìu mến “Ơi, hót chi mà”: lời trách cứ nhẹ nhàng, trìu mến đầy chất Huế
dành cho thiên nhiên
-“giọt long lanh”:
+Những tinh hoa của mùa xuân
+NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng chim chiền chiện kết đọng lại trong không
gian
-Động thái trữ tình “tôi đưa tay tôi hứng”: tấm lòng trân trọng, say sưa trước
thiên nhiên

2) Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của con người và đất nước
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy bên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...”

Đất nước bốn ngàn năm


Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
-Điệp từ “mùa xuân”: sự tự hào, vui mừng vì mùa xuân có được sau bao năm
gian khó
-Cấu trúc song hành cùng hai hình ảnh hoán dụ “người cầm súng”(binh), “người
ra đồng”(nông): 2 nhiệm vụ quan trọng nhất với nước ta lúc bấy giờ là bảo vệ và
xây dựng đất nước
-Điệp từ hình ảnh ẩn dụ “lộc”-chồi non, điều tốt đẹp mùa xuân mang lại:
+Cành lá ngụy trang trên lưng “người cầm súng”, hy vọng sự trường tồn của tổ
quốc
+Nương mạ xanh biếc trên cánh đồng của “người ra đồng”, hy vọng vụ mùa bội
thu
-Điệp từ “tất cả”: sự đoàn kết cùng phát triển đất nước
-Từ láy “hối hả”: sự khẩn trương, nhanh chóng trong lao động
-Từ láy “xôn xao”: sự vui mừng, rộn rang trong tâm hồn con người mùa xuân
-Cụm từ “đất nước bốn ngàn năm” cùng NT nhân hóa “vất vả và gian lao”: tổ
quốc từ ngàn xưa đã chịu những khó khan, bao thế hệ đã phải ngã xuống để có
được độc lập
-NT so sánh “đất nước như vì sao”: Tổ quốc bất diệt, tỏa sáng mãi như 1 ngôi
sao, dù rất nhỏ bé, khiêm nhường.
-Phó từ “cứ” cùng NT nhân hóa “đi lên phía trước”: đất nước sẽ mãi phát triển,
trường tồn, không gì ngăn được
-Điệp từ “đất nước” cùng NT đối lập “bốn ngàn năm” với “phía trước”: đối lập
giữa quá khứ gian khổ với cuộc sống hạnh phúc, ấm no, độc lập trong hiện tại và
tương lai

3) Khao khát, thái độ sống cống hiến cho đời của tác giả
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
-Chuyển đổi đại từ xưng hô từ “tôi” sang “ta”: mong muốn cống hiến không của
riêng ai mà của cả dân tộc
-Điệp từ “ta làm”: khao khát cống hiến cháy bỏng, mạnh mẽ dù là đơn giản nhất:
+”con chim hót”: tiếng chim làm mùa xuân và cuộc đời them rộn rang
+”một cánh hoa”: màu hoa tô điểm cho sắc xuân, cho cuộc sống
+”một nốt trầm”: âm thanh dù không cao vút, bay bổng trong bản “hòa ca”
nhưng xao xuyến long người, cổ vũ nhân dân lao động, chiến đấu
->Khao khát cống hiến giản dị, nho nhỏ, thầm lặng, không cần vinh danh
-Hình ảnh “con chim”, “cành hoa” ở khổ 1 đc lặp lại: sự chặt chẽ của thi phẩm
-“mùa xuân”, khái niệm thời gian được hình tượng hóa với từ láy “nho nhỏ”: ẩn
dụ sáng tạo cho những tinh hoa, đẹp đẽ con người đem lại cho đời
-NT đảo ngữ “lặng lẽ”: cống hiến thầm lặng, khiêm tốn đầy cao cả
-“Dâng”: trao đi cho cuộc đời một cách trân trọng nhất
-Điệp từ “dù là” cùng hai hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi”-sức sống tuổi trẻ
mãnh liệt, “khi tóc bạc”-tuổi già, sức yếu: quan niệm cống hiến bất chấp thời
gian, tuổi tác

You might also like