Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1/TBKQ

HCST:Bài thơ được viết vào năm 1980, trong những ngày đất nước còn gặp nhiều khó
khăn.Bài thơ là lời tác giả muốn nói với con, với chính mình, với mọi người rằng hãy sống
xứng đáng với quê hương
2/TBND
2.1/Lời cha nhắc nhở con về vai trò của gia đình và quê hương xứ sở
*Con lớn lên trong một gia đình hạnh phúc:
-Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc:”chân phải-chân trái,tới cha-tới mẹ” giúp
người đọc hình dung và cảm nhận được hình ảnh em bé đang tập nói tập đi, từng bước chân,
tiếng nói tiếng cười đầu đời của con đều được cha mẹ vui mừng đón nhận bằng tất cả tình yêu
thương
-Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua động từ “chạm, tới” kết hợp “tiếng nói, tiếng
cười”, Y Phương đã giúp chúng ta cảm nhận được một cách cụ thể,sinh động về không gian
ấm cúng của một gia đình hạnh phúc
*Con lớn lên trên một quê hương tuyệt vời:
-Hình ảnh “người đồng mình” được lặp lại nhiều lần và đứng ở bốn vị trí trọng điểm như
những điệp khúc làm cho âm điệu, nhạc điệu của bài thơ ngân vang, dạt dào cảm xúc yêu
mến tự hào
-Cách gọi thân thương “người đồng mình” kết hợp cụm từ “yêu lắm con ơi” khiến lời thơ
trở nên tha thiết, trìu mến
-Các động từ “ken”,” cài” vừa miêu tả chính xác động tác khéo léo trong lao động,vừa nói
lên sự gắn bó, quấn quýt của “người đồng mình”. Dưới bàn tay người Tày, những nan tre, nan
trúc đã trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà được ken bằng những “câu
hát”
-Điệp từ “cho” :
+ “Rừng cho hoa” :vẻ đẹp thiên nhiên, niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, sự giàu
có và hào phóng của quê hương
+”Con đường cho những tấm lòng” gợi tình cảm gắn bó,keo sơn thắm thiết của người đồng
mình với căn nhà, với bản làng, gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương xứ
sở
2.2/Niềm tự hào về những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình
-Hình ảnh “người đồng mình” được lặp lại bốn lần mang một cảm xúc yêu mến,trân trọng,
tự hào
-Người cha nói “thương lắm con ơi”. Sau từ “thương” đó là những nỗi vất vả, gian khó của
con người quê hương
->Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về những gian truân, thử thách cùng ý
chí mà người đồng mình đã trải qua
-Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để
đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người:
+Sắp xếp tính từ “cao”,”xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng
lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ,bền bỉ, kiên cường
-Điệp ngữ “sống”,”không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn
mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không bao giờ
thiếu ý chí và quyết tâm
-Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”,”thung nghèo đói” gợi cuộc sống
đói nghèo, khó khăn, cực nhọc
-Phép so sánh “như sông như suối” kết hợp thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: cha
mong con không được buông xuôi trước dòng đời nghiệt ngã mà phải thật bản lĩnh mạnh mẽ
kiên cường vượt qua những khó khăn vất vả như dòng sông ngọn suối vượt qua thác ghềnh
với tâm thế chủ động “không lo cực nhọc”,Vì “sông chỉ đẹp khi vượt qua thác ghềnh, con
người chỉ đẹp khi vượt qua gian nan”
-Nghệ thuật đối lập giữa sự khó khăn thiếu thốn về đời sống vật chất và sự lớn mạnh
trong đời sống tâm hồn. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề “nhỏ bé” về tâm hồn,
về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương
-Hình ảnh “người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực ,vừa
mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc:
+Người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sức lao động đã xây dựng và làm đẹp
giàu cho quê hương, xây dựng để nâng quê hương lên một tầm cao mới
+Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với phong tục tập quán nâng đỡ những con người có
chí khí và niềm tin
*Lời nhắn nhủ đầy tâm tình của cha dành cho con
-Tiếng gọi “con ơi” ngân vang âm điệu của tình cha con dạt dào, xúc động
-Ý thơ “tuy thô sơ da thịt” và “không bao giờ nhỏ bé” được gặp lại với bốn câu thơ trước đó
càng trở nên da diết, khắc sâu trong lòng con về những phẩm chất cao đẹp của “người đồng
mình”
-Trong hành trang của người con mang theo khi “lên đường” có một thứ quí giá hơn mọi thứ
trên đời, đó chính là ý chí, nghị lực, truyền thống quê hương
-Hai tiếng “Nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến của cha
dành cho con

You might also like