Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Câu 1: Ý nào sau đây không thể hiện vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam?
A. Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Kiểm soát tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.
C. Nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
D. Nằm ở cầu nối giữa lục địa Á - Âu và châu Đại Dương.
Câu 2: Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với
A. sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
B. tính chất của bộ máy nhà nước và chính sách đối nội, đối ngoại.
C. chiều hướng phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.

Câu 3: Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có tác động lớn đến

A. quá trình hình thành quốc gia, dân tộc; tiến trình lịch sử dân tộc.

B. lịch sử hình thành các tộc người; tiến trình lịch sử các vương triều.

C. quá trình hình thành đơn vị hành chính; tiến trình lịch sử các tộc người.

D. lịch sử hình thành các vương triều; tính chất xã hội và công cuộc xây dựng đất nước.

Câu 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa quan trọng trong việc
A. tạo nên tinh thần sáng tạo trong lao động, sản xuất của người Việt.
B. xây dựng tinh thần cần cù trong lao động của người Việt.
C. phát triển truyền thống yêu chuộng hoà bình của người dân Việt Nam.
D. hình thành, phát triển truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Câu 5: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam là
A. tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của người Việt.
B. lòng nhân ái, yêu chuộng hoà bình của người Việt.
C. nghệ thuật quân sự sáng tạo, sự chỉ huy tài tình của binh sĩ.
D. tinh thần cần cù, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.
Câu 6: Trong quá trình xâm lược Việt Nam, các thế lực ngoại xâm phải đối diện với khó khăn
nào sau đây?
A. Bị tấn công ngay khi tiến vào lãnh thổ đối phương.
B. Không có bản đồ, không nắm được thế chủ động.
C. Thường xuyên bị dịch bệnh, gây thiệt hại về quân số.
D. Không thông thuộc địa hình, không quen thuỷ thổ.
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa mở đầu quá trình đấu tranh giành lại độc lập, tự chủ của người Việt
trong thời kì Bắc thuộc là
A. khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
B. khởi nghĩa Lý Bí.
C. khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
D. khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 2: Việc những người phụ nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa
lớn nhằm giành độc lập, tự chủ cho thấy
A. vai trò, vị trí quan trọng và nổi bật của phụ nữ trong xã hội đương thời.
B. vai trò quyết định của phụ nữ trong đời sống chính trị đương thời.
C. sự áp đảo và thắng lợi của chế độ mẫu quyền trước chế độ phụ quyền.
D. vai trò nổi bật của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Câu 3: Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện điều gì?
A. Mong muốn quốc gia tồn tại lâu dài, yên vui.
B. Mong muốn đất nước liên tục ở trong mùa xuân.
C. Ý chí và quyết tâm bảo vệ độc lập, tự chủ.
D. Ý chí và quyết tâm duy trì hoà bình, ổn định.
Câu 4: Năm 1414, sau khi hoàn thành đánh dẹp các lực lượng khởi nghĩa ở Đại Việt, nhà
Minh đã
A. biến Đại Việt thành huyện Giao Chỉ, thi hành chính sách bóc lột nặng nề.
B. biến Đại Việt thành quận Giao Chỉ, thi hành chính sách cai trị hà khắc.
C. thi hành chế độ thuế khoá nặng nề, đồng hoá trên mọi lĩnh vực đối với Đại Việt.
D. thực hiện chính sách cai trị hà khắc, thủ tiêu lĩnh vực kinh tế của Đại Việt.
Câu 5: Sự thay đổi nào sau đây giúp khởi nghĩa Lam Sơn phát triển nhanh chóng, thoát khỏi
tình trạng khó khăn, bế tắc?
A. Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà, quân Minh chấp thuận.
B. Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đánh tan khoảng 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và
Mộc Thạnh chỉ huy.
C. Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc
Động.
D. Cuối năm 1424, nghĩa quân rời Thanh Hoá, chuyển vào Nghệ An.
Câu 6: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh nào sau đây ở Đàng Trong
A. Nhiều cuộc khởi nghĩa lớn bùng nổ liên tục.
B. Nạn đói diễn ra liên tục trên quy mô lớn.
C. Nguyễn Phúc Thuần làm Quốc phó, thao túng mọi việc.
D. Kinh tế rơi vào khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
Câu 7: Từ năm 1789, sau thắng lợi trước quân Thanh, chính quyền Quang Trung
A. đặt kinh đô ở Nghệ An, kiểm soát toàn bộ Đàng Ngoài cũ.
B. lập thủ phủ ở Thuận Hoá, kiểm soát mọi tỉnh thành trên cả nước.
C. đóng đô ở Phú Xuân, kiểm soát phía bắc Đàng Trong và toàn bộ Đàng Ngoài cũ.
D. xây dựng kinh thành ở Huế, kiểm soát toàn bộ Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ
Câu 1: Tình trạng nào sau đây thể hiện sự suy yếu về chính trị của nhà Trần nửa sau thế kỉ
XIV?
A. Tầng lớp quý tộc suy thoái, xuất hiện các cuộc khởi nghĩa của nô lệ.
B. Chính quyền địa phương khủng hoảng; hạn hán, mất mùa diễn ra thường xuyên.
C. Quan hệ với Chăm-pa và nhà Minh trở nên căng thẳng; mất mùa diễn ra thường xuyên.
D. Triều chính bị gian thần lũng đoạn; việc nước không còn được quan tâm.
Câu 2: Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, kinh tế Đại Việt diễn ra tình trạng nào sau đây?
A. Mất mùa, đói kém diễn ra thường xuyên; ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.
B. Vua quan, địa chủ chiếm đoạt ruộng đất công trên quy mô lớn; ruộng đất bị thu hẹp.
C. Hạn hán, bão, lụt, vỡ đê diễn ra ở khắp các địa phương trên cả nước.
D. Các cuộc khởi nghĩa của nô lệ diễn ra liên tục trên quy mô lớn.
Câu 3: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ được tiến hành
A. từ những năm 80 của thế kỉ XIV đến trước khi quân Minh xâm lược.
B. từ những năm 70 của thế kỉ XIV đến khi quân Minh xâm lược.
C. từ khi Hồ Quý Ly trở thành một đại thần đến khi ông qua đời.
D. từ khi Hồ Quý Ly lên làm vua đến trước khi quân Minh xâm lược.
Câu 4: Trong phương thức tuyển chọn quan lại, Hồ Quý Ly và nhà Hồ tăng cường
A. mở các khoa thi.
B. thanh lọc đội ngũ, bổ sung bằng tầng lớp quý tộc.
C. thải hồi những người già yếu
D. bổ sung những người khỏe mạnh.
Câu 5: Trong lĩnh vực quân đội và quốc phòng, Hồ Quý Ly và nhà Hồ thực hiện chính sách
A. tuyển chọn người giỏi võ nghệ làm tướng chỉ huy, không căn cứ vào nguồn gốc tôn thất
như trước.
B. tuyển chọn những người giỏi chiến đấu làm tướng chỉ huy, không căn cứ vào quê quán như
trước.
C. thải hồi người già yếu, bổ sung người có nguồn gốc tôn thất.
D. thải hồi người có nguồn gốc tôn thất, bổ sung người chiến đấu giỏi.
Câu 6: Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách nào sau đây trong lĩnh vực sở hữu ruộng đất?
A. Giảm thiểu sở hữu ruộng đất quy mô lớn của quý tộc.
B. Tăng cường sở hữu ruộng đất quy mô lớn của quan lại.
C. Hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân.
D. Khuyến khích sở hữu ruộng đất của địa chủ và tư nhâ
Câu 7: Năm 1401, nhà Hồ
A. giảm thiểu chiếm hữu nô lệ, kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
B. tăng cường sở hữu gia nô, chủ gia nô chỉ được có một số nô tì nhất định.
C. kiểm soát gia nô và nô tì trên cả nước.
D. hạn chế sở hữu gia nô, chủ gia nô chỉ được có một số nô tì nhất định.
Câu 8: Trong lĩnh vực văn hoá, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo.
B. chú trọng Nho giáo và Phật giáo, hạn chế Đạo giáo.
C. khuyến khích Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
D. hạn chế Nho giáo và Phật giáo, đề cao Đạo giáo.
Câu 9: Về mặt chính trị, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã đưa đến
A. sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ phong kiến.
B. sự hình thành của chế độ quân chủ chuyên chế, theo đường lối nhân trị.
C. sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối
pháp trị.
D. sự phát triển đỉnh cao của thể chế quân chủ phong kiến chuyên chế tập quyền theo đường
lối pháp trị.
Câu 10: Về mặt kinh tế, một trong những kết quả của cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà
Hồ là
A. bước đầu giải quyết được những bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khoá.
B. giải quyết triệt để những bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khoá.
C. chấm dứt bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khoá.
D. hoàn thiện chế độ sở hữu tài sản và chế độ thuế khoá.
Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Câu 1 : Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ
A. thường xuyên có mâu thuẫn giữa vua quan và quý tộc.
B. có nhiều mâu thuẫn và biến động.
C. liên tục bị thao túng bởi quan lại.
D. bị nhũng nhiễu bởi các quan đại thần.
Câu 2: Ý nào sau đây thể hiện tình trạng xã hội Đại Việt thời Lê sơ trước cuộc cải cách của
Lê Thánh Tông?
A. Nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối.
B. Nạn quý tộc lộng hành và vua quan nhũng nhiễu ngày càng phổ biến.
C. Nạn địa chủ lộng hành và vua chúa tham ô ngày càng trầm trọng.
D. Nạn địa chủ thao túng triều đình và công thần tham ô ngày càng nhức nhối.
Câu 3: Lê Thánh Tông tiến hành cải cách tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương theo
hướng
A. giải thế hệ thống cơ quan chuyên môn, tập trung quyền lực vào
B. bổ sung hệ thống cơ quan trung gian, tập trung quyền lực vào hoàng đế.
C. hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào các bộ, khoa, tự.
D. hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào nhà vua.
Câu 4: Từ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông, hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho
bộ máy chính quyền các cấp thời Lê sơ là
A. nhiệm tử. B. tiến cử. C. bảo cử. D. khoa cử.
Câu 5: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là
A. có sự gia tăng hình phạt đối với người phạm tội nếu đã đến tuổi trưởng thành.
B. có sự phân biệt hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ.
C. đề cao quyền lợi và địa vị của nam giới, quy định cụ thể về tố tụng.
D. xoá bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ.
Câu 6: Chính sách quân điền thời Lê Thánh Tông phân chia ruộng đất công cho
A. các hạng từ quan lại, binh lính, dân đinh đến người tàn tật,..
B. các hạng từ quý tộc, quan lại, dân đinh đến người tàn tật,…
C. các tầng lớp quý tộc, tăng lữ, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,...
D. các bộ phận công thần, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,...
Câu 7: Dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo trở thành
A. hệ tư tưởng tôn giáo chính thống của triều đình và toàn xã hội.
B. hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.
C. quốc giáo, được đông đảo vua quan và dân chúng tin theo.
D. tôn giáo độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.
Câu 8: Những biến đổi lớn nổi bật trong đời sống kinh tế, văn hoá của Đại Việt từ cuộc cải
cách của Lê Thánh Tông là
A. sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.
B. sự phát triển của nền kinh tế làng xã và sự phổ biến của tư tưởng Nho giáo.
C. sự thịnh đạt của nền kinh tế hàng hoá và sự phổ cập của tư tưởng Nho giáo.
D. sự phồn thịnh của nền kinh tế nông nghiệp và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo
Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh về tình trạng của bộ máy chính quyền thời Gia Long
và những năm đầu thời Minh Mạng?
A. Quyền lực nằm trong tay tầng lớp quý tộc.
B. Nhà nước chỉ kiểm soát 4 dinh và 7 trấn từ Nghệ An đến Ninh Thuận.
C. Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế.
D. Nhà vua nắm mọi quyền hành đối với các địa phương
Câu 2: Trước cuộc cải cách của Minh Mạng, tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương như
thế nào?
A. Rối loạn trên quy mô lớn. B. Được kiểm soát chặt chẽ.
C. Thường xuyên có nội chiến, mâu thuẫn. D. Có nhiều bất ổn.
Câu 3: Cuộc cải cách của Minh Mạng được tiến hành trên cơ sở nào sau đây?
A. Kế thừa mô hình của các triều đại trước, kết hợp với việc học tập có cải biến mô hình của
nhà Minh và nhà Thanh (Trung Quốc).
B. Kế thừa mô hình của các triều đại trước, kết hợp với việc học tập có cải biến mô hình của
nhà Đường và nhà Minh (Trung Quốc).
C. Học tập có cải biến mô hình của nhà Tống và nhà Thanh (Trung Quốc), đồng thời kế thừa
mô hình của các triều đại trước.
D. Học tập có cải biến mô hình của nhà Đường và nhà Thanh (Trung Quốc), đồng thời kế
thừa mô hình của các triều đại trước.
Câu 4: Với cuộc cải cách của Minh Mạng, hệ thống cơ quan chủ chốt của triều đình nhà
Nguyễn gồm
A. Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
B. Nội các, Ngự sử đài, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
C. Khâm thiên giám, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
D. Cơ mật viện, Thượng thư sảnh, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
Câu 5: Ba cơ quan ở trung ương được thành lập mới từ sau cải cách của Minh Mạng là
A. Nội các, Hàn lâm viện, Cơ mật viện.
B. Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các viện.
C. Cơ mật viện, Nội các viện, Đô sát viện.
D. Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện.
Câu 6: Dưới thời Minh Mạng, triều đình tăng cường quyền kiểm soát đối với vùng dân tộc
thiểu số thông qua việc
A. bỏ lưu quan (quan lại người Kinh), thiết lập chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù
trưởng.
B. đặt lưu quan (quan lại người Kinh), bãi bỏ chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù
trưởng.
C. đặt lưu quan (quan lại người Kinh), bãi bỏ chế độ thổ quan, trao quyền thế tập cho các tù
trưởng.
D. bỏ lưu quan (quan lại người Kinh) và chế độ thổ quan, tăng cường quyền thế tập của các tù
trưởng.
Câu 7. Với cuộc cải cách của Minh Mạng, chế độ giám sát của triều đình nhà Nguyễn được
tăng cường và chú trọng, biểu hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Ngoài Lục khoa có nhiệm vụ giám sát Lục cung và các chức quan ở kinh đô còn có Giám
sát ngự sử 16 đạo.
B. Ngoài Lục khoa có nhiệm vụ giám sát Lục viện và các chức quan ở kinh đô còn có Giám
sát ngự sử 16 đạo. đô
C. Bên cạnh Lục khoa có nhiệm vụ giám sát nhà vua và các cơ quan ở kinh còn có Giám sát
ngự sử 16 đạo.
D. Bên cạnh Lục khoa có nhiệm vụ giám sát Lục bộ và các cơ quan ở kinh đô còn có Giám sát
ngự sử 16 đạo.
Câu 8: Cuộc cải cách của Minh Mạng đã đưa đến
A. tính chất quý tộc cao độ của bộ máy nhà nước trung ương tập quyền.
B. tính chất quân chủ chuyên chế mang tính quý tộc cao độ của triều đình.
C. sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu.
D. sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quý tộc.
Câu 9. Cuộc cải cách của Minh Mạng để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính
quốc gia thời kỳ cận – hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương
A. tỉnh, phủ, xã.
B. tỉnh, huyện, xã.
C. huyện, tổng, xã.
D. tỉnh, huyện, phủ
Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông
Câu 1. Biển Đông là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 2. Biển Đông nằm trên tuyến giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục
nào sau đây?
A. Châu Á và châu Phi.
B. Châu Á và châu Âu.
C. Châu Phi và châu Âu.
D. Châu Âu và châu Úc.
Câu 3. Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao
thương, di cư,... giữa
A. Trung Quốc và Nhật Bản.
B. Trung Quốc và Đông Á.
C. Ấn Độ và Nam Á
D. Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 4. Eo biển nào sau đây ở Biển Đông có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia và nền kinh
tế trên thế giới?
A. Sun-da. B. Ma-ca-xa. C. Ba-si. D. Ma-lắc-ca.
Câu 5. Biển Đông giữ vị trí là tuyển hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo
A. tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hằng năm.
B. tổng lượng khách du lịch hằng năm.
C. số lượng tàu thuyền qua lại hằng năm.
D. tổng sản lượng hàng hoá vận chuyển bằng thuyền hằng năm.
Câu 6. Các quốc gia và vùng lãnh thổ ven vùng Biển Đông là nơi
A. xuất hiện quá trình giao thoa giữa các nền minh lớn trong lịch sử thế giới.
B. tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới.
C. điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất thế giới.
D. có vị trí trung tâm trên con đường Tơ lụa trên biển.

You might also like