Thuc Hanh Sinh Ly Benh 2023

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BÀI 1: SHOCK CHẤN THƯƠNG THỰC NGHIỆM

I. Mục đích và yêu cầu


1. Mục đích: trên mô hình thực nghiệm:
- Thấy rõ chấn thương là 1 nguyên nhân gây ra sốc
- Nắm được phương pháp gây shock chấn thương thực nghiệm. Quan sát được
những biểu hiện của shock chấn thương. Giải thích được các giai đoạn của shock
2. Yêu cầu:
- Phải nắm được lý thuyết bệnh nguyên, bệnh sinh
- Nguyên nhân gây nên quá trình bệnh lý, đặc điểm chung, cách phân loại
- Phương pháp thực nghiệm: gồm 3 bước
+ Quan sát: tỉ mỉ, trung thực, chính xác, khách quan
+ Đặt giả thuyết: có thể là khẳng định hoặc phủ định nhưng phải tương đối
thỏa mãn với những thông tin thu thập được qua quan sát mà có
+ Chứng minh giả thuyết: làm sáng tỏ giả thuyết nêu lên
II. Nội dung thực tập
1. Chuẩn bị:
1.1) Súc vật: 1 con chó to, khỏe nặng 8-10 kg
1.2) Hóa chất:
- Novocain
- NaCN
- Lobelin
- Adrenalin 0.1%
- Heparin
- NaCl 0.9%
- Morphin
1.3) Dụng cụ:
- Bàn mổ súc vật
- Máy kymograph
- Điện cảm ứng
- Bộ đồ tiểu phẫu
- Đồng hồ bấm giây
2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm:
2.1) Chuẩn bị mô hình:
- Cố định chó trên bàn mổ, bộc lộ ĐM cảnh để ghi HA, khí quản để ghi hô hấp,
TM đùi để tiêm truyền, TK đùi để kích thích điện cảm ứng
- Lập bảng chỉ tiêu:
Ngưỡng
Đáp ứng Đáp
điện Toàn
Mạch HA Hô hấp với ứng với
cảm trạng
adrenalin lobelin
ứng
Trước 80 120 20 180-200 3 s 0.1 mV Nằm
TN mmHg im
TN lần 120-130 180 25-30 ↑ ↑ ↑ Giãy
1 giụa,
kêu la,
đau
đớn
TN lần Nhanh 30-40 Nhanh, 40-60 10 s 1-1.5 Nằm
2 nhỏ khó nông mmHg mV im ko
bắt phản
ứng
2.2) Lấy các chỉ tiêu trước thí nghiệm:
- Lấy thông số HA trên kymograph, lấy 2 ngón tay bắt ĐM đùi trong 1 phút. Đếm
tần số hô hấp trong 1 phút
- Tiêm lobelin vào TM đùi. Bấm đồng hồ từ lúc tiêm đến lúc có tác dụng của
thuốc lên trung tâm hô hấp. Biểu hiện = thở nhanh hắt ra
- Chờ cho con vật ổn định lại mạch, HA, hô hấp, tiếp tục tiêm adrenalin vào TM
đùi. Theo dõi sự thay đổi HA và ghi nhận
- Chờ HA ổn định lại như ban đầu. Dùng dòng điện cảm ứng kích thích vào TK
đùi phần hướng tâm. Xem ngưỡng gây đau và ghi nhận
2.3) Gây shock chấn thương thực nghiệm:
- Thí nghiệm 1:
+ Dùng vồ nặng 300 g đập mạnh vào mặt trong đùi sau của chó (ko làm
gãy xương, đứt mạch máu, chảy máu). Khi đập: chó giãy giụa kêu la đau
đớn phản ứng lại cái đau
+ Dừng lại lấy các chỉ tiêu
- Thí nghiệm 2: tiếp tục đập cho HA hạ xuống 30-40 mmHg thì dừng lại lấy chỉ
tiêu lần 2. Sau đó tiếp tục đập cho đến khi HA tụt hẳn xuống 10-20 mmHg thì
dừng lại quan sát toàn trạng và mổ tử thi
+ Mổ ổ bụng: quan sát ĐM (xẹp), TM chủ bụng (ứ máu), ĐM và TM trên
gan: xem độ căng và màu sắc
+ Mổ lồng ngực: xem ĐM (xẹp), TM chủ ngực (ứ máu): độ căng, màu sắc,
buồng tim có máu hay ko (ko)
+ Mổ ổ dập nát: quan sát mức độ tổn thương, tổ chức dập nát (có hoại tử),
lượng máu mất (ít), có ranh giới giữa vùng lành và vùng tổn thương hay ko
(có)
2.4) Giải thích quá trình shock:
- Shock là 1 quá trình bệnh lý có sự thay đổi của hệ mạch, tuần hoàn, hô hấp 1
cách sâu sắc dẫn đến hạ HA ko hồi phục và tử vong
- Thông qua mô hình shock chấn thương để:
+ Nhìn nhận diễn tiến của shock chấn thương qua mấy giai đoạn?
+ Những thay đổi như thế nào của mỗi giai đoạn?
+ Theo PP thực nghiệm thì tiến hành được bao nhiêu bước?
BÀI 2: BỆNH SINH CỦA SHOCK CHẤN THƯƠNG THỰC NGHIỆM
I. Mục đích và yêu cầu
1. Mục đích
- Trên mô hình thực nghiệm, chứng minh cơ chế bệnh sinh của shock chấn thương
theo giả thuyết đã nêu lên ở bài 1
- Thấy được giá trị của từng cơ chế tham gia trong shock chấn thương
2. Yêu cầu
- Nắm được bệnh nguyên, bệnh sinh
- Quy luật bệnh sinh học. Vòng xoắn bệnh lý. Các khâu chính trong bệnh sinh
II. Nội dung thực tập
1. Chuẩn bị:
- Súc vật: thỏ to khỏe nặng 3-4 kg, 4 con
- Hóa chất:
+ Novocain
+ NaCN
+ Strychnin 1-1.25 mg/kg x 6 ống
+ NaCl 0.9%
+ Cát thạch anh vô khuẩn
+ Heparin
- Dụng cụ:
+ Máy kymograph
+ Bàn mổ súc vật
+ Điện cảm ứng
+ Cối chày sứ để nghiền cơ
2. Phương pháp tiến hành:
2.1) Thí nghiệm 1: kích thích thần kinh:
+ Cố định thỏ trên bàn mổ, bộc lộ ĐM cảnh để ghi HA, khí quản để ghi hô
hấp, bộc lộ TK đùi cắt bỏ phần ngoại vi
+ Ghi các chỉ tiêu HA (60), hô hấp (bình thường), toàn trạng (nằm im)
+ Dùng dòng điện cảm ứng 1 V với tần số 16 lần/phút kích thích vào TK
đùi:
(+) Lần 1: kích thích 10-15s -> quan sát (120, tăng, kêu la, giãy
giụa)
(+) Lần 2: kích thích liên tục -> quan sát (65-125-65, ↑↓, kêu la,
giãy giụa -> nằm im)
2.2) Thí nghiệm 2: tiêm tinh chất cơ:
+ Tiêm 2 ml tinh chất cơ vào TM rìa tai thỏ (lấy 3 g cơ thỏ nghiền nát với
cát thạch anh vô khuẩn rồi hòa vào 5 ml nước muối sinh lý -> lọc lấy tinh
chất cơ)
+ Quan sát và giải thích
2.3) Thí nghiệm 3: tiêm liều chết Strychnin:
+ Chọn 2 thỏ A và B tương đương nhau về trọng lượng, thỏ B gây ổ dập
nát ở đùi sau. Tiêm cùng lúc:
+ Thỏ A: tiêm vào cơ đùi
+ Thỏ B: tiêm vào ổ dập nát
+ Quan sát và giải thích
Sơ đồ tóm tắt cơ chế bệnh sinh và vòng xoắn bệnh lý của shock chấn thương
Chấn thương

Dập nát tổ chức TKTW Mất máu

Hưng phấn

Ức chế bảo vệ

Ức chế kiệt quệ Thiếu oxy

Chất độc Rối loạn vận mạch

Rối loạn huyết động

Hạ HA

Shock
BÀI 3: RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA MUỐI NƯỚC
I. Mục đích và yêu cầu
1. Mục đích
- Chứng minh 1 số cơ chế gây rối loạn chuyển hóa muối nước
- Minh họa cơ chế phù trong viêm
2. Yêu cầu
- Nắm vững sự phân bố nước, điện giải giữa các khu vực
- Quan sát đánh giá tình trạng phù: nhìn, sờ, cân
- Nắm vững các cơ chế gây phù, cơ chế hình thành dịch rỉ viêm
II. Nội dung thực tập
1. Chuẩn bị:
- Súc vật: 3 con ếch
- Hóa chất:
+ NaCl 20%
+ NaCl 0.9%
+ Heparin
+ NaCN
- Dụng cụ:
+ 3 bình đựng nước
+ Dây garo chi ếch
+ Cân nhỏ
2. Phương pháp tiến hành:
2.1) Thí nghiệm 1: gây rối loạn nước và điện giải:
+ Dùng 3 ếch có trọng lượng tương đương, đánh dấu A, B, C
+ Quan sát da: màu sắc, độ căng bóng, lớp chất nhầy. Ngửa bụng ếch quan
sát mạch máu dưới da
+ Tiêm vào túi cùng bạch huyết:
Ếch A: 5 ml NaCl 20%
Ếch B: ko tiêm
Ếch C: 5 ml NaCl 0.9%
+ Lau khô rồi cân
+ Ngâm:
Ếch A và C vào bình đựng nước lã
Ếch B vào bình đựng NaCl 20%
+ Sau 30 phút, lấy từng con ra thấm khô nước, ghi các chỉ tiêu:
Trọng lượng
Lớp chất nhầy
Màu da
Tính chất da
Mạch máu dưới da
Ếch sống hay chết
2.2) Thí nghiệm 2: gây phù cục bộ:
+ Garo chi ếch (garo TM nhưng ĐM vẫn lưu thông)
+ Ngâm vào nước lã 24h rồi lấy ra quan sát và so sánh với chi còn lại:
Màu sắc: tím
Độ căng bóng: căng
Trương lực cơ:
Cơ lực chi
Rạch da: dịch chảy ra, màu sắc
+ Giải thích cơ chế gây phù
BÀI 4: RỐI LOẠN HÔ HẤP
I. Mục đích và yêu cầu
1. Mục đích
- Chứng minh ảnh hưởng của 1 số yếu tố đối với hô hấp
2. Yêu cầu
- Nắm vững lý thuyết về rối loạn thăng bằng kiềm toan, vai trò của hệ đệm, hô
hấp, thận trong điều hòa thăng bằng kiềm toan
- Nắm vững rối loạn 4 giai đoạn của quá trình hô hấp
II. Nội dung thực tập
1. Chuẩn bị:
- Súc vật: thỏ to khỏe nặng 3-5 kg
- Hóa chất:
+ NH3 đậm đặc (acid acetic)
+ Lidocain
+ Acid lactic
+ NaHCO3
- Dụng cụ:
+ Bộ đồ tiểu phẫu
+ Kymograph
+ Bàn mổ súc vật
2. Phương pháp tiến hành:
2.1) Thí nghiệm 1: cho thỏ ngửi NH3:
+ Cố định thỏ trên bàn mổ, bộc lộ ĐM cảnh ghi huyết áp, khí quản ghi hô
hấp. Quan sát biên độ, tần số hô hấp, màu sắc da và niêm mạc mũi
+ Dùng bông thấm NH3 cho thỏ ngửi. Quan sát hô hấp
+ Gây tê niêm mạc mũi = lidocain rồi tiếp tục cho thỏ ngửi NH 3. Quan sát
hô hấp
=> Nhận xét:
2.2) Thí nghiệm 2: thay đổi thành phần thể dịch:
+ Tiêm acid lactic vào TM rìa tai thỏ. Quan sát hô hấp
+ Khi hô hấp thỏ trở về bình thường, tiêm NaHCO 3 vào TM rìa tai thỏ.
Quan sát hô hấp
=> Nhận xét:
2.3) Thí nghiệm 3: gây ngạt thực nghiệm:
+ Đặt trạng ba khí quản: 1 đầu thông với trống Marey để ghi hô hấp, 1 đầu
đặt vào trong khí quản, 1 đầu thông với khí trời. Quan sát biên độ, tần số
hô hấp, màu sắc da và niêm mạc mũi
+ Dùng kocher kẹp đầu thông với khí trời. Quan sát sự thay đổi hô hấp,
huyết áp, niêm mạc mũi
=> Giải thích:
BÀI 5: RỐI LOẠN TIÊU HÓA
I. Mục đích và yêu cầu
1. Mục đích
- Thấy được hình ảnh viêm ruột cấp thực nghiệm
- Vận dụng vào lâm sàng
- Đưa ra hướng xử trí
2. Yêu cầu
- Nắm được rối loạn chức năng tiêu hóa:
+ Rối loạn chức năng co bóp
+ Rối loạn chức năng tiết dịch
+ Rối loạn chức năng hấp thu
+ Rối loạn chức năng bài tiết
II. Nội dung thực tập
1. Chuẩn bị:
- Súc vật: chó to khỏe, nặng 8-10 kg
- Hóa chất:
+ AgNO3
+ NaCl 0.9% (nhiệt độ phòng)
+ NaCl 0.9% (nhiệt độ 70oC)
+ Thiopentan
+ NaCN
+ Heparin
- Dụng cụ:
+ Bộ đồ tiểu phẫu
+ Kymograph
+ Bàn mổ súc vật
2. Phương pháp tiến hành:
- Thì 1:
+ Cố định chó trên bàn mổ, bộc lộ ĐM cảnh ghi HA, khí quản ghi hô hấp,
TM đùi để gây mê
+ Gây mê = thiopentan, khi chó đã mê thì tiến hành mổ bụng
+ Tìm đoạn ruột non có hệ thống mạch máu nuôi phong phú: chia làm 3
đoạn = nhau, mỗi đoạn 10-15 cm. Dùng chỉ thắt độc lập từng đoạn (nhưng
vẫn đảm bảo mạch máu nuôi dưỡng tốt cho mỗi đoạn. Đánh dấu theo thứ
tự A, B, C
- Thì 2:
+ Tiêm vào đoạn ruột A 10 ml AgNO3 1%
+ Tiêm vào đoạn ruột B 10 ml NaCl 0.9% (nhiệt độ phòng)
+ Tiêm vào đoạn ruột C 10 ml NaCl 0.9% (nhiệt độ 70oC)
Sau khi tiêm, đưa 3 đoạn ruột vào ổ bụng -> đóng bụng lại khoảng 40 phút
- Thì 3: mở bụng lấy 3 đoạn ruột ra quan sát: các biểu hiện bên ngoài và bên
trong:
Các biểu hiện Đoạn ruột A Đoạn ruột B Đoạn ruột C
Màu sắc bên Nhợt, nhạt màu Hồng hào bình Sẫm màu
ngoài thường
Độ căng quai ruột Bình thường Xẹp hơn Căng nhiều
Lượng dịch 10 ml 3 ml 13 ml
Lớp chất nhầy Mất Bình thường Tăng nhiều
Niêm mạc ruột Thô ráp, nhẵn Bình thường Phù nề, dày hơn
Màu sắc Trắng bạc Bình thường, hồng Tím đen
nhạt
Nhung mao Ko có Mịn Ko rõ
Xuất huyết Có Ko Sung huyết
Hoại tử Có Ko Ko
Tủa trắng Có Ko Ko
- Chỉ ra các rối loạn chức năng nào của ruột
- Vận dụng vào lâm sàng có những biểu hiện tương tự nào
- Đưa ra hướng xử trí
BÀI 6: RỐI LOẠN CHỨC NĂNG GAN
I. Mục đích và yêu cầu
1. Mục đích
- Chứng minh vai trò chống độc của gan
2. Yêu cầu
- Nắm vững chức phận của gan, chú trọng đến chức phận chống độc
II. Nội dung thực tập
1. Chuẩn bị:
- Súc vật: chó to khỏe, nặng 8-10 kg
- Hóa chất:
+ Novocain
+ Adrenalin 0.1%
+ NaCN
+ Thiopentan
+ Heparin
- Dụng cụ:
+ Bộ đồ tiểu phẫu
+ Kymograph
+ Bàn mổ súc vật
2. Phương pháp tiến hành:
- Thì 1:
+ Cố định chó trên bàn mổ, bộc lộ ĐM cảnh ghi HA, khí quản ghi hô hấp,
TM đùi để tiêm truyền
+ Gây mê = thiopentan, khi chó đã mê thì tiến hành mổ bụng, tìm đoạn
mạc treo ruột có mạch máu nuôi dưỡng phong phú
- Thì 2:
+ Tiêm 2 ml adrenalin vào TM mạc treo, theo dõi sự thay đổi HA (140 ->
160). Chờ HA trở về bình thường, tiêm 2 ml adrenalin vào TM đùi, theo
dõi sự thay đổi HA (140 -> 220). So sánh sự thay đổi HA ở 2 đường tiêm,
giải thích
- Thì 3:
+ Tiêm 2 ml dịch lọc phân (10 g phân chó hòa vào 20 ml nước muối sinh
lý, lọc bỏ cặn bã) vào TM mạc treo, theo dõi sự thay đổi HA (140 -> 120).
Chờ HA trở về bình thường, tiêm 2 ml dịch lọc phân vào TM đùi, theo dõi
sự thay đổi HA (140 -> 80). So sánh sự thay đổi HA ở 2 đường tiêm, giải
thích

You might also like