Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

4.3.

Quản trị tài chính quốc tế


4.3.1. Tỷ giá hối đoái
4.3.1.1. Khái niệm về tỷ giá
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh vấn đề về tỷ giá hối đoái
- Cách 1: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một đồng tiền
khác ở một thời điểm nhất định và tại một thị trường nhất định.
- Cách 2: Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi tiền tệ giữa các đồng tiền.
Giả sử có hai đồng tiền A và B, tỷ giá giữa chúng được thiết lập là 1A = xB hoặc 1B = yA chẳng
hạn. Lúc đó các tỷ lệ 1:x hay 1:y đều là các tỷ lệ qui đổi giữa hai đồng tiền. Cách hiểu này về tỷ
giá được áp dụng phổ biến trong thống kê, tính toán, đặc biệt là tính toán GDP, GNP hoặc thu
nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia.
- Cách 3: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh sức mua giữa các đồng tiền.
Do vậy, người ta có thể xác lập được các tỷ lệ giữa các đồng tiền chủ yếu căn cứ vào tương quan
sức mua của chúng trên thị trường.
Ví dụ: Có thể viết USD/VND = 21.800 hay 1USD = 21800VND. Có nghĩa là trên thị trường sức
mua của 1 USD tương đương sức mua của 21.800 đồng Việt Nam.
 Tóm lại: Thực chất của tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa các đồng tiền và là mức
giá mà tại đó các đồng tiền có thể chuyển đổi cho nhau.
* Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá\
Tỷ giá bao giờ cũng liên quan tới hai đồng tiền. Một đồng tiền được cố định ở 1 đơn vị (đồng
tiền yết giá hay còn gọi là đồng tiền được định giá), còn đồng tiền kia được thể hiện bằng một số
lượng đơn vị biến đổi (đồng tiền định giá)
Ví dụ: Ngày 30.9.2018
Tại New York
1 USD = 0,88 Euro
1 USD = 0,79 GBP
Theo ví dụ trên USD là đồng tiền yết giá (tức là đồng tiền được định giá), còn các đông tiền
Euro, GBP là những đồng tiền định giá.
* Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp
- Yết giá trực tiếp: là phương pháp lấy ngoại tệ làm đồng tiền yết giá, còn nội tệ là đồng tiền
định giá.
Ví dụ: Tại Hà Nội 1 USD = 21.800 VND
- Yết giá gián tiếp: là phương pháp lấy nội tệ làm đồng tiền yết giá, còn ngoại tệ là đồng tiền
định giá.
Ví dụ: tại New York 1 USD = 0,79 GBP
4.3.1.2. Các loại tỷ giá
- Tỷ giá chính thức: Do ngân hàng trung ương (NHTƯ) công bố vào đầu giờ làm việc hàng
ngày. Tỷ giá này được sử dụng trong các giao dịch tài chính giữa hai Chính phủ; giữa các tổ
chức, doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK). Đồng thời được sử dụng để tính thuế XNK, đồng
thời là cơ sở để các ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng (TCTD) định giá
kinh doanh ngoại hối trên thị trường.
- Tỷ giá thị trường: được công bố hàng ngày bởi các Ngân hàng Thương mại và sở giao dịch.
Nó dựa trên tỷ giá chính thức và các yếu tố như cung cầu ngoại tệ, suất lợi nhuận và tâm lý thị
trường. Trong một môi trường quản lý của nhà nước, tỷ giá thị trường có thể biến động trong
một phạm vi nhất định, với hai loại:
+ Tỷ giá mua vào: là tỷ giá ngân hàng sẵn sàng mua ngoại tệ vào theo mức giá đã yết.
+ Tỷ giá bán ra: là tỷ giá ngân hàng sẵn sàng bán ngoại tệ ra theo mức giá đã yết. Tại ngân
hàng khi yết tỷ giá bao giờ cũng yết song song hai tỷ giá mua và bán, tỷ giá mua vào đứng trước
và luôn thấp hơn tỷ giá bán ra.

+Tỷ giá ưu đãi: được quy định bởi chính sách của Nhà nước, nhằm khuyến khích xuất nhập
khẩu hoặc thu hút đầu tư, thường được sử dụng trong kế hoạch kinh tế hoặc khi quốc gia gặp
khó khăn về cân đối thanh toán hoặc trong khủng hoảng tài chính - kinh tế.
-Tỷ giá chợ đen: được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức trong các quốc gia
không có thị trường ngoại tệ tự do, chẳng hạn như trong nền kinh tế kế hoạch hóa. Nó hoàn toàn
phụ thuộc vào cung cầu của một loại ngoại tệ cụ thể và không bị chi phối bởi nhà nước.
- Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá được yết và có trao đổi giữa hai đồng tiền mà không đề cập đến
tương quan sức mua giữa chúng.
- Tỷ giá thực: là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo sự thay đổi trong tương quan giá
cả hàng hóa của nước có đồng tiền yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền định giá.
- Tỷ giá bình quân: là số trung bình cộng của tỷ giá mua và tỷ giá bán tính theo đồng tiền
định giá ở một thời điểm nhất định. Tỷ giá này lúc đóng cửa ngân hàng tại một thị trường xác
định là tỷ giá giao dịch cho ngày hôm sau.
- Tỷ giá chéo: là tỷ giá của hai đồng tiền được xác định thông qua dồng tiền thứ ba.
- Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay cho việc chuyển tiền giao dịch vào một
ngày xác định trong tương lai.
4.3.1.3. Các phương pháp xác định tỷ giá
a. Xác định tỷ giá hối đoái căn cứ vào hàm lượng vàng đảm bảo của các đồng tiền
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền A và B được xác định như sau:

Ví dụ: Năm 1958: Hàm lượng vàng của GBP là 2,488 gr Au nguyên chất. Của đô la Mỹ là
0,888671 gr Au nguyên chất. Quan hệ so sánh về hàm lượng vàng giữa GBP và USD là:

=> 1 GBP = 2,8 USD


 Nhận xét: Hiện nay phương pháp này không được áp dụng nữa bởi chế độ bản vị vàng của
các đồng tiền không còn nữa.
b. Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái nghịch đảo.
Ví dụ:
Tại thị trường Frankfurt USD/EURO = 0,8832/0,8835
Tại thị trường New York EURO/USD = 1,1325/1,1335
Quy đổi cách yết giá trên thị trường New York theo cách yết giá trên thị trường Frankfurt tức là:

c. Phương pháp xác định tỷ giá chéo


Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền không phải USD được xác định thông qua USD.
*Xác định tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền là đồng tiền định giá. Với các thông số thị trường như
sau:
I/A=(a1,a2) Tính tỷ giá A/B=?
I/B=(b1,b2)
- Dùng A mua I theo tỷ giá bán của ngân hàng: I=a2A
Bán I mua B theo tỷ giá mua của ngân hàng: I=b1B
→ a2A=b1B hay A/B = b1/a2
- Dùng B mua I theo tỷ giá bán của ngân hàng: I=b2B
Bán I mua A theo tỷ giá mua của ngân hàng: I=a1A
→a1A=b2B hay A/B =b2/a1
*Xác định tỷ giá chéo giữa đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá. Với các thông số sau
I/B = (b1,b2)
C/I = (c1,c2)
Tính tỷ giá C/B=?
- Dùng B mua I theo tỷ giá bán của ngân hàng: I=b2B
Bán I mua C theo tỷ giá bán của ngân hàng: C=c2I
→C/B = b2.c2
- Dùng C mua I theo tỷ giá mua của ngân hàng: C=c1I
Bán I mua B theo tỷ giá mua của ngân hàng: I =b1B
→C/B = b1c1
Vậy C/B =b1c1/b2c2
*Xác định tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền là đồng tiền yết giá. Với các thông số thị trường như
sau:
C/I = (c1,c2)
D/I = (d1,d2)
Tính tỷ giá C/D =?
- Dùng C mua I theo tỷ giá mua của ngân hàng: C=c1I
Bán I mua D theo tỷ giá bán của ngân hàng: D =d2I
→ C/D = c1/d2
- Dùng D mua I theo tỷ giá mua của ngân hàng: D =d1I
Bán I mua C theo tỷ giá bán của ngân hàng: C =c2I
→C/D = c2/d1 Vậy C/D = (c1/d2, c2/d1)
Câu hỏi 1: Tỷ giá ngân hàng sẵn sàng mua ngoại tệ vào theo mức giá đã yết gọi là:
A. Tỷ giá bán ra
B. Tỷ giá mua vào
C. Tỷ giá thị trường
D. Tỷ giá ưu đãi
Câu hỏi 2: Tỷ giá của hai đồng tiền được xác định thông qua đồng tiền thứ ba gọi là:
A. Tỷ giá chéo
B. Tỷ giá ưu đãi
C. Tỷ giá thực
D. Tỷ giá thị trường

You might also like