Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 64

MỤC LỤC:

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................2
LỜI GIỚI THIỆU......................................................................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................................................5
KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT CÁC CHÂU PHI....................................................................................................5
1.Khái quát:..........................................................................................................................................................5
2. Hệ thống pháp luật hỗn hợp:..........................................................................................................................6
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Ở CÁC NƯỚC Ở CHÂU PHI.................................................................................8
1. Hệ thống pháp luật truyền thống ở Châu Phi...............................................................................................9
2. Hệ thống pháp luật hiện đại ở Châu Phi......................................................................................................10
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC THUỘC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
CỦA CÁC NƯỚC Ở CHÂU PHI.......................................................................................................................12
1. Giai đoạn tiền thuộc địa (giai đoạn phát triển pháp luật truyền thống của Châu phi):.....................12
2. Giai đoạn thuộc địa:..................................................................................................................................15
3. Giai đoạn phát triển độc lập:...................................................................................................................17
SỰ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC NƯỚC THUỘC HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT CỦA CÁC NƯỚC Ở CHÂU PHI QUA CÁC GIAI ĐOẠN..................................................................20
ĐẶC ĐIỂM PHÁP LUẬT CHÂU PHI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...................................................................22
1.Sự khẳng định nền pháp luật hiện hành.......................................................................................................22
2. Sự khôi phục lại những giá trị truyền thống...............................................................................................23
3. Cuộc cải cách trong lĩnh vực tổ chức tòa án................................................................................................23
4. Xã hội hiện đại và tập quán...........................................................................................................................24
ẢNH HƯỞNG CỦA CIVIL LAW VÀ COMMON LAW TỚI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU PHI......26
1. Ảnh hưởng của Civil Law tới hệ thống pháp luật Châu Phi......................................................................26
2. Ảnh hưởng của Common Law tới hệ thống pháp luật Châu Phi.............................................................28
SO SÁNH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU PHI VỚI CIVIL LAW VÀ COMMON LAW.......................30
ẢNH HƯỞNG CỦA KI TÔ GIÁO VÀ HỒI GIÁO..........................................................................................33
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MỞ RỘNG...........................................................................................................................41
1. Hệ thống pháp luật ở Nam Phi.................................................................................................................41
2. Luật OHADA.............................................................................................................................................41
3. Ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Phi ra ngoài thế giới...........................................................42
4. Africa and the Colonial Legacy: Châu phi và di sản thuộc địa............................................................44
5. Sự vượt trội khác biệt...............................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................64

1
PHẦN MỞ ĐẦU
Họ và tên Chức vụ Công việc Đánh giá
Làm nội dung, làm
Nhóm
Nguyễn Thị Quỳnh Như powerpoint, thuyết trình, lên Tốt
trưởng
ý tưởng
Làm nội dung, làm
Trần Nguyễn Hoài
Nhóm phó powerpoint, hỗ trợ thuyết Tốt
Thương
trình
Làm nội dung, làm
Võ Thị Hoàng Vi Nhóm phó Tốt
powerpoint, thuyết trình
Làm nội dung, tìm hiểu nội
Trương Thị Diễm Quỳnh Thư kí Tốt
dung, lên ý tưởng
Làm nội dung, tìm hiểu nội
Đoàn Long Thuận Thư kí dung, lên ý tưởng, hỗ trợ Tôt
nhóm
Làm nội dung, tìm hiểu nội
Phạm Phương Hoa Thành viên Tốt
dung, lên ý tưởng
Làm nội dung, tìm hiểu nội
Trần Đan Lê Thành viên Tốt
dung, lên ý tưởng
Làm nội dung, tìm hiểu nội
Hà Hải Nam Thành viên Tốt
dung, lên ý tưởng
Làm nội dung, tìm hiểu nội
Đỗ Hồng Quân Thành viên Tốt
dung, lên ý tưởng
Làm nội dung, tìm hiểu nội
Nguyễn Thị Ngọc Hà Thành viên Tốt
dung, lên ý tưởng
Làm nội dung, tìm hiểu nội
Trần Thị Phương Thành viên Tốt
dung, lên ý tưởng
Làm nội dung, tìm hiểu nội
Đỗ Mạnh Trí Thành viên Tốt
dung, lên ý tưởng
Làm nội dung, tìm hiểu nội
Nguyễn Khánh Như Thành viên Tốt
dung, lên ý tưởng

2
LỜI GIỚI THIỆU
Nếu tìm hiểu về Châu Phi thì chúng ta sẽ biết lịch sử Châu Phi bắt đầu với sự xuất
hiện của vượn nhân hình, người cổ xưa và cách đây ít nhất 200.000 năm trước con
người hiện đại về mặt giải phẫu (Homo sapiens) ở Đông Phi, và tiếp tục không
ngừng cho đến hiện tại như một sự chắp vá của các quốc gia phát triển chính trị và
đa dạng. Lịch sử được ghi nhận sớm nhất phát sinh ở Vương quốc Kush và ở Ai
Cập cổ đại, Sahel, Maghreb và Sừng châu Phi.
Sau khi sa mạc hóa sa mạc Sahara, lịch sử Bắc Phi đã song hành cùng với Trung Đông và Nam
Âu trong khi sự bành trướng của vùng Baltu quét từ Cameroon (Trung Phi) ngày nay qua phần
lớn lục địa cận Sahara trong các đợt sóng từ năm 1000 TCN đến năm 0, tạo ra một điểm chung
về ngôn ngữ trên hầu hết lục địa miền trung và miền nam.

Trong thời trung cổ, Hồi giáo lan rộng từ phía tây đến Ả Rập đến Ai Cập, vượt qua Maghreb và
Sahel. Một số quốc gia và xã hội tiền thực dân đáng chú ý ở Châu Phi bao gồm Đế quốc Ajuran,
D'mt, Vương quốc Adal, Alodia, Vương quốc Warsangali, Vương quốc Nri, Văn hóa Nok, Đế
quốc Mali, Đế quốc Songhai, Đế quốc Benin, Đế quốc Oyo, Đế quốc Ashanti, Đế quốc Ghana,
Vương quốc Mossi, Đế quốc Mutapa, Vương quốc Mapungubwe, Vương quốc Sine, Vương
quốc Sennar, Vương quốc Saloum, Vương quốc Baol, Vương quốc Cayor, Vương quốc
Zimbabwe, Vương quốc Kongo, Vương quốc Kaabu, Vương quốc Ile Ife, Carthage Cổ đại,
Numidia, Mauretania và Đế chế Aksumite. Vào thời kỳ đỉnh cao, trước thời kỳ chủ nghĩa thực
dân châu Âu, người ta ước tính rằng châu Phi có tới 10.000 quốc gia và các nhóm tự trị khác
nhau với các ngôn ngữ và phong tục riêng biệt.

Từ giữa thế kỷ thứ 7, việc buôn bán nô lệ Ả Rập đã chứng kiến người Ả Rập Hồi giáo nô lệ hóa
người châu Phi. Sau một hiệp định đình chiến giữa Rashidun Caliphate và Vương quốc Makuria
sau Trận Dongola lần thứ hai vào năm 652, nô lệ đã được vận chuyển, cùng với người châu Á và
châu Âu, qua Biển Đỏ, Ấn Độ Dương và sa mạc Sahara.

Từ cuối thế kỷ 15, người châu Âu bắt đầu tham gia buôn bán nô lệ. Người ta có thể nói người Bồ
Đào Nha dẫn đầu trong quan hệ đối tác với những người châu Âu khác. Điều đó bao gồm việc
buôn bán hình tam giác, với người Bồ Đào Nha ban đầu có được nô lệ thông qua buôn bán và
sau đó bằng vũ lực như một phần của việc buôn bán nô lệ Đại Tây Dương. Họ vận chuyển nô lệ
Tây, Trung và Nam Phi ra nước ngoài. Sau đó, thực dân châu Âu ở châu Phi đã phát triển nhanh
chóng từ khoảng 10% (1870) đến hơn 90% (1914) trong Cuộc tranh giành châu Phi (1881-1914).
Tuy nhiên, sau những cuộc đấu tranh giành độc lập ở nhiều nơi trên lục địa, cũng như một châu
Âu suy yếu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945), việc phi thực dân hóa đã diễn ra trên
khắp châu Phi, đỉnh điểm là vào năm 1960, năm của châu Phi.

3
Chính vì có lịch sử như vậy, dân số đông thứ 2 thế giới và đứng 3 về diện tích mà
hệ thống pháp luật các nước Châu Phi rất đa dạng, phong phú, nó đan xen nhiều hệ
thống pháp luật khác nhau nên hệ thống pháp luật các nước Châu Phi là hệ thống
pháp luật hỗn hợp. Khu vực Châu Phi bao gồm 54 nước, trong đó có 48 quốc gia
thuộc vùng đất liền và 6 quốc gia ven biển, được chia thành 5 vùng lãnh thổ cơ bản
là: Trung Phi, Đông Phi, Bắc Phi, Nam Phi và Tây Phi.

Vậy nguyên nhân hình thành nên nền hệ thống pháp luật các nước châu phi là gì?

Châu phi có một hệ thống tập quán phong phú mỗi cộng đồng đều có tập quán
sống riêng của mình, liệu không có sự thống nhất nào trong nền tảng pháp luật
châu phi ?
Một học giả người anh đã có sự đúc kết “ các hệ thống pháp luật châu phi có
những nét tương đồng về nguyên tắc, các chế định, kỹ thuật pháp lý có thể nói rằng
chúng tạo thành một hệ thống chung mặc dù không rõ ai là ông tổ của chúng”
Hiện nay trên thế giới có sự giao lưu mạnh mẽ nên nhiều nước có thể học hỏi kinh
nghiệm của nhau và do đó hệ thống pháp luật của các nước nó mang cho mình
nhiều hệ thống pháp luật, có thể là tập hợp tinh hoa, tập hợp ưu điểm của nhiều hệ
thống pháp luật và nó có sự giao thoa của các hệ thống pháp luật khác nhau hoặc
hệ thống pháp luật của mình đang mang trong mình nhiều cái đặc điểm của các hệ
thống pháp luật, chính vì vậy khó mà phân nhóm nó thành nhóm hệ thống pháp
luật nào. Cũng có thể kể đến các hệ thống pháp luật đang trong gia đoạn chuyển
đổi, nghĩa là nó chưa định hình là đi theo xu hướng hệ thống pháp luật nào cho nên
cũng khó phân nhóm các hệ thống pháp luật này
Hệ thống pháp luật Châuu Phi dựa trên pháp luật tư pháp và dân sự. Nhiều hệ
thống pháp luật ở Châu Phi dựa trên phong tục và truyền thống dân tộc trước khi bị
thuộc địa thống trị hệ thống ban đầu của họ. Nhân dân lắng nghe ý kiến của người
lớn và phụ thuộc vào họ như người trung gian trong khi xảy ra tranh chấp. Một số
quốc gia không lưu giữ hồ sơ viết, vì luật của họ thường được truyền miệng. Trong
Đế quốc Mali, Kouroukan Fouga, được công bố vào 1222-1236 sau CN là hiến
pháp chính thức của nhà nước. Nó quy định các quy định trong cả hai vấn đề hiến
pháp và dân sự. Các quy định của hiến pháp vẫn được truyền tải đến ngày nay bởi
các griots dưới tuyên thệ. Trong thời kỳ thuộc địa, chính quyền ở chÂu Phi phát
triển hệ thống pháp luật chính thức được gọi là Các Tòa án Bản địa. Sau khi thuộc
địa, các tôn giáo chủ yếu đã ở lại là Đạo Phật, Đạo Hindu và Đạo Do Thái.

4
Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về pháp luật các nước Châu Phi

PHẦN NỘI DUNG


KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT CÁC CHÂU PHI
1.Khái quát:
-Từ nhiều thế kỉ châu Phi sống trong sự điều chỉnh của tập quán. Bên cạnh đó
có không ít những bộ lạc nguyên thủy, nơi khó mà có thể tìm thấy những dấu
vết nào của sự tổ chức chính trị. Do trình độ dân trí thấp, vì thế chỉ cần nỗi sợ
hãi trước những tình huống tự nhiên cũng đủ để họ phải tuân theo truyền thống.
Nếu những tình huống mới xuất hiện, đặt xã hội trước một vấn đề nào đó thì
mức độ tổ chức của tập quán cho phép đưa ra những biện pháp cần thiết hoặc
xác định cách ứng xử nhất định.

- Trước giai đoạn thuộc địa, xét xử là một chế định hòa giải chứ không phải là
một chế định để áp dụng pháp luật khắt khe.

- Sự phổ biến của Ki-tô Giáo và Hồi giáo ở châu Phi có ảnh hưởng đáng kể đến
phần lớn dân cư ở châu Phi. Trước tiên đó là sự ảnh hưởng có tập quán. Một
mặt, tập quán tiếp tục có hiệu lực, thậm chí ngay cả khi nó mâu thuẫn với tôn
giáo. Mặt khác, chính Ki-tô giáo và Hồi giáo ở châu Phi đã làm mất đi tính chất
siêu nhiên, thần bí, đưa đến sự lụi tàn của tập quán. Tập quán phải giữ được ý
nghĩa xã hội thực tế, những uy tín của tập quán bị phá vỡ khi tư tưởng về một
trật tự xã hội và đạo đức mới được phổ biến rộng rãi.

- Vào thế kỷ XIX, cả lục địa đen rơi vào sự thống trị của người châu Âu, điều
này đã tạo sự khác biệt giữa các vùng Châu Phi. Đối với các nước Châu Âu lục
địa: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha một thời gian dài ,đối với Châu Phi họ
thực hiện chính sách đồng hóa, dựa trên luận điểm: giá trị bình đẳng của tất cả
mọi người và ưu thế của nền văn minh Châu Âu. Ngược lại người Anh lại thi
hành chính sách cai trị gián tiếp vì thế họ không cố gắng để quan điểm của họ
chiếm ưu thế ở các thuộc địa. Tất cả các điều trên đã dẫn đến thay đổi trong
pháp luật Châu Phi, 1 mặt có sự tiếp nhận pháp luật hiện đại trong những lĩnh
vực mà luật tập quán mất tác dụng. Mặt khác, có thể nhận thấy sự đổi mới của
tập quán trong những lĩnh vực tập quán có điều chỉnh riêng.

5
-Trong sự phát triển pháp luật của các nước thuộc họ pháp luật Châu Phi đã trải
qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất – giai đoạn phát triển pháp luật truyền thống của Châu Phi.

+ Giai đoạn thứ hai – giai đoạn phát triển pháp luật tập quán ở giai đoạn thuộc
địa và sự ảnh hưởng của các họ pháp luật cơ bản đến pháp luật tập quán giai
đoạn thuộc địa

+ Giai đoạn thứ ba – giai đoạn phát triển pháp luật hiện đại tức là giai đoạn hình
thành các hệ thông pháp luật hiện nay của các nước Châu Phi ( giai đoạn phát
triển độc lập)

Qua đó, chúng ta thấy hệ thống pháp luật các nước ở châu phi là hệ thống pháp
luật hỗn hợp.

2. Hệ thống pháp luật hỗn hợp:


Hệ thống pháp luật hỗn hợp là gì?

- Khái niệm: hệ thống pháp luật hỗn hợp là hệ thống pháp luật mà pháp luật ở
đó có nguồn gốc từ hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
- Đặc điểm: nguồn luật điều chỉnh, các quy phạm pháp luật và các thiết chế
chịu ảnh hưởng của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau: Common law, civil
law,…
- Cấu trúc, thành phần pháp luật và thành tố của các hệ thống pháp luật hỗn
hợp này cũng hoàn toàn không giống nhau.
 Hệ thống pháp luật hỗn hợp của các quốc gia châu phi:
- Hệ thống pháp luật châu phi là hệ thống pháp luật hỗn hợp bởi lẽ đan xen
cùng tồn tại nhiều hệ thống pháp luật khác nhau bao gồm:
- Hệ thống pháp luật hiện đại và hệ thống pháp luật truyền thống.
- Hệ thống pháp luật truyền thống ở châu phi: chủ yếu mang dấu ấn của đạo
hồi, hình thành từ tập quán.
- Hệ thống pháp luật hiện đại ở châu phi: chủ yếu xây dựng trên nền tảng
common law, civilaw.
- Cộng hòa Nam phi: nền pháp luật hỗn hợp giữa civilaw và common law.
- Các quốc gia ở khu vực Bắc Phi như: Ai Cập, Algeria, Moroco, lyibia, vùng
lãnh thổ Tây Sahara có nét đặc trưng của Civilaw, tuy nhiên luật hồi giáo
vẫn chiếm vai trò chủ đạo.

6
- Nhìn chung pháp luật hồi giáo và pháp luật hiện đai tồn tại song song tại các
quốc gia ở châu phi, thông thường đối tượng điều chỉnh của pháp luật hiện
đại và pháp luật truyền thống được phân chia rất rõ ràng:
- Pháp luật truyền thống: điều chỉnh các vấn đề về gia đình, đất đai.
- Pháp luật hiện đại: điều chỉnh các vấn đề về luật hành chính, kinh tế, thuế
khóa và quản lí đô thị.
- Sự phong phú của những tập quán: xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị,
xã hội mang tính đặc thù riêng, nhiều thế kỉ chau phi sống trong sự điều
chỉnh của tập quán. Ở Châu phi cos những sắc tộc với chế độ chính trị quân
chủ và dân chủ.
- Trình độ dân trí thấp, ảnh hưởng từ các tư tưởng suy nghĩ quan niệm mỗi
người có bổn phận sống như tổ tiên đã sống.
- Châu phi có hệ thống tập quán phong phú. Mỗi cộng đồng đều có những nếp
sống và tập quán của riêng mình. Những sự khác biệt giữa các tập quán
trong một vùng hay một nhóm dân tộc không đáng kể.
- Nguyên nhân các nước ở Châu Phi có hệ thống pháp luật hỗn hợp:
Về lịch sử:

- Đã từng có giai đoạn thuộc địa:


Vào thế kỉ XIX, cả lục địa đen rơi vào sự thống trị của người châu Âu, điều
này đã tạo ra sự khác biệt giữa các vùng Châu Phi. Đối với các nước là thuộc
địa của các nước Châu Âu lục địa: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha một
thời gian dài, đối với Châu Phi họ thực hiện chính sách đồng hóa dựa trên
luận điểm: Gía trị bình đẳng của tất cả mọi người và ưu thế của nền văn
minh Châu Âu. Chính sách này đã tồn tại cho đến cuối thời kì thuộc địa.
Hiến pháp nước Pháp năm 1946 đã tuyên bố: Người bản địa vẫn được duy
trì quy chế cá nhân “nếu họ không từ chối nó”. Tình huống tương tự ở Công
Gô thuộc Bỉ với một khác biệt: Nguyên tắc tôn trọng các tập quán bản địa
được khẳng định sớm hơn, liên quan đến sự hình thành Nhà nước cộng hòa
Công Gô độc lập vào năm 1885. Tại Công Gô và các nước thuộc Pháp, sự
đồng hóa được coi như điểm kết thúc tự nhiên của những hành động khai
hóa và mẫu quốc trực tiếp cai trị các thuộc địa. Ngược lại, người Anh lại thi
hành chính sách cai trị gián tiếp vì thế họ không cố gắng để qu quan điểm
của họ chiếm ưu thế ở các thuộc địa. Sự đối lập về chính sách này thể hiện
trong lĩnh vực luật công rất rõ ràng. Hình thức thuộc địa cai trị trực tiếp
được các nước Latinh áp dụng tại các nước của mình. Điều này dẫn đến hệ
quả là các nước thuộc đế chế Anh hiện nay coi mình là nước thuộc địa thông
luật, còn những nước trước đây là thuộc địa Pháp – thuộc hệ thống pháp luật

7
Rôman – Giécmanh. Tất cả các điều trên đã dẫn đến những thay đổi trong
pháp luật Châu Phi, một mặt có sự tiếp nhận pháp luật hiện đại trong những
lĩnh vực mà luật tập quán mất tác dụng. Mặt khác, có thể nhận thấy sự đổi
mới của tập quản trong những lĩnh vực tập quản có quyền điều chỉnh riêng.
- Từ nhiều thế kỉ châu Phi sống trong sự điều chỉnh của tập quán. Châu
phi có hệ thống tập quán phong phú. Mỗi cộng đồng đều có những nếp sống
và tập quán của riêng mình. Những sự khác biệt giữa các tập quán trong một
vùng hay một nhóm dân tộc không đáng kể. Được thể hiện rõ ở quan niệm
của Châu Phi về trật tự xã hội….

- Sự ảnh hưởng của các tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo và Hồi giáo,….

- Sự phát triển của một số lĩnh vực nhất định rất là cần thiết: thương mại,
luật hàng hải, luật công ty cổ phần,…. Bên cạnh đó để điều chỉnh những
mối quan hệ cần thiết

- Có sự tiếp thu, tiếp nhận, sàng lọc, tạo và kế thừa các nguồn pháp luật
khác.

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Ở CÁC NƯỚC Ở CHÂU


PHI
Như chúng ta đã nói ở trên hệ thống pháp luật ở Châu Phi là hệ thống pháp luật
hỗn hợp bởi lẽ đan xen cùng tồn tại nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và có đặc
điểm của hệ thống pháp luật hỗn hợp, bởi vậy chúng ta sẽ chia ra thành hai nhóm
bao gồm:

+ Hệ thống pháp luật truyền thống

+ Hệ thống pháp luật hiện đại

Nguồn gốc pháp luật Châu Phi


- Hệ thống pháp luật Châu Phi dựa trên pháp luật tư pháp và dân sự. Nhiều hệ
thống pháp luật ở Châu Phi dựa trên phong tục và truyền thống dân tộc trước khi bị
thuộc địa thống trị hệ thống ban đầu của họ. Nhân dân lắng nghe ý kiến của người
lớn và phụ thuộc vào họ như người trung gian trong khi xảy ra tranh chấp. Một số
quốc gia không lưu giữ hồ sơ viết, vì luật của họ thường được truyền miệng. Trong
Đế quốc Mali, Kouroukan Fouga, được công bố vào 1222-1236 sau CN là hiến

8
pháp chính thức của nhà nước. Nó quy định các quy định trong cả hai vấn đề hiến
pháp và dân sự. Các quy định của hiến pháp vẫn được truyền tải đến ngày nay bởi
các griots dưới tuyên thệ. Trong thời kỳ thuộc địa, chính quyền ở Châu Phi phát
triển hệ thống pháp luật chính thức được gọi là Các Tòa án Bản địa. Sau khi thuộc
địa, các tôn giáo chủ yếu đã ở lại là Đạo Phật, Đạo Hindu và Đạo Do Thái.
1. Hệ thống pháp luật truyền thống ở Châu Phi

- Chủ yếu hình thành từ tập quán.

- Chủ yếu hình thành từ tập quán

+ Xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mang tính đặc thù riêng, nhiều
thế kỉ Châu Phi sống trong sự điều chỉnh của tập quán, ở Châu Phi có những sắc
tộc với chế độ chính trị quân chủ và dân chủ.

+ Châu Phi có một hệ thống tập quán phong phú, mỗi cộng đồng đều có những nếp
sống và tập quán của riêng mình, những sự khác biệt giữa các tập quán trong một
vùng hay một nhóm dân tộc không đáng kể, ngược lại, chúng khác nhau cơ bản khi
vượt khỏi biên giới.

+ Tuân thủ tập quán có nghĩa là kính trọng tổ tiên mà hài cốt đã hòa lẫn với đất,
còn tinh thần vẫn tồn tại trong không trung. Vì thế, nếu vi phạm tập quán có thể
dẫn đến sự nổi giận của tổ tiên và sẽ gây nên những hiểm họa từ trời đất.

+ Tại Tây Phi thuộc Pháp, nhiều biện pháp được đưa ra để khuyến khích sự tự do
của con người, cải thiện điều kiện của phụ nữ, nhưng những biện pháp như vậy chỉ
nằm trên bàn của các nhân viên văn phòng chứ không đi vào đời sống.

+ Tại Tây Phi thuộc Anh, các tòa án có quyền không áp dụng tập quán trái với
công lý hoặc lương tâm nhưng điều này chỉ áp dụng trong một chừng mực nhất
định.

- Ảnh hưởng của Ki tô Giáo và Hồi Giáo

9
+ Sự phổ biến của Ki tô Giáo ở Châu Phi diễn ra trong hai giai đoạn (ở Ethiopia
vào TK XIV và ở những vùng đất khác TK XIX).

+ Ngày nay, trong số dân cư ở Châu Phi có khoản 30% theo Ki tô Giáo

+ Hồi giáo ở đây bắt đầu vào TK XIV - XV ở Somali và nước dọc theo bờ Ấn Độ
Dương, khoản 35% số dân Châu Phi theo Hồi Giáo.

2. Hệ thống pháp luật hiện đại ở Châu Phi


- Sự phát triển của pháp luật trong một số lĩnh vực là rất cần thiết như: thương mại,
trong lĩnh vực này tập quán đã không tạo ra một nền tảng nào. Luật công ty cổ
phần, luật sở hữu trí tuệ, luật hàng hải, các quy định về giấy tờ có giá, vấn đề hợp
đồng lao động... chưa có trong quan niệm của cộng đồng Châu Phi trước đây, vì
thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến các giao dịch dân sự, thương mại trong quá trình
xác lập và khai thác thuộc địa.

- Bên cạnh đó, một số bộ phận người Phương Tây đến đây sinh sống và học tập
không thể nhận sự điều chỉnh của tập quán. Vì thế, việc du nhập pháp luật Phương
Tây là cần thiết để điều chỉnh những quan hệ này.

- Trến cơ sở những yếu tố trên, một mặt pháp luật thực định theo mô hình Phương
Tây được tiếp nhận ở Châu Phi. Mặt khác, để áp dụng pháp luật này vào thực tiễn,
ngoài những cơ quan xét xử truyền thống, các tòa án dạng Châu Âu cũng được
thành lập có thẩm quyền trong tất cả các trường hợp khi các quy phạm pháp luật
tập quán không thể áp dụng những tranh chấp mà một bên trong đó không phải là
người Châu Phi, những tranh chấp liên quan đến những dạng quan hệ mới không
do tập quán điều chỉnh.

- Pháp luật Châu Âu và các bộ luật chỉ được áp dụng với mức độ nhất lệnh theo sắc
lệnh đặc biệt định ra. Ngoài ra các sắc lệnh và các văn bản khác có thể quy định
việc áp dụng các văn bản quy phạm đặc điệt trên một số lãnh thổ như những nước

10
thuộc địa của Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha và Công Gô thuộc Bỉ, nơi có bộ luật dân
sự đặc biệt.

- Tại những lãnh thổ thuộc Anh, những thần dân Anh ở những vùng khác nhau
tuân thủ các chế độ pháp lý như nhau tùy thuộc vào mệnh lệnh của “hội đồng”
pháp luật địa phương

- Tại Tây Phi, Zambia, Malavi, Somali áp dụng thông luật, luật bình đẳng, những
quy chế có tính chất chung.

- Tại Đông Phi áp dụng pháp luật Ấn Độ thuộc Anh, phía Nam áp dụng Civil Law
và những đạo luật có tính chất chung.

- Tại Lebiria có hiệu lực là “thông luật” và những tập quán của các tòa án Anh, Mỹ
ở dạng mà chúng được trình bày trong những cuốn sách có uy tín.

→ Tuy vậy, sự tiếp nhận pháp luật Châu Âu ở Châu Phi không có được tính tổng
thể và hoàn chỉnh, nhà lập pháp sở tại vẫn có thể đưa vào những thay đổi trong
pháp luật. Cũng như vậy các tòa án có thể bỏ những quy phạm nào đó mà họ cho là
không thích hợp với những điều kiện ở địa phương. Kết quả là pháp luật những
nước này ngày càng khác nhau và khác với pháp luật vào thời điểm mới được tiếp
nhận.

Chủ yếu xây dựng trên nền tảng của Civil Law, Common Law.

- Cộng hòa Nam Phi: nền pháp luật hỗn hợp giữa Common Law và Civil Law.

- Các quốc gia ở khu vực Bắc Phi như: Ai Cập, Algeria, Moroco, Lybia, vùng lãnh
thổ Tây Sahara có nét đặc trưng của Civil Law, tuy nhiên luật Hồi Giáo vẫn chiếm
vai trò chủ đạo.

Nhìn chung, pháp luật truyền thống và pháp luật hiện đại tồn tại song song tại các
quốc gia ở Châu Phi. Thông thường đối tượng điều chỉnh của pháp luật truyền
thống và pháp luật hiện đại được phân chia rất rõ ràng:

11
+ Pháp luật truyền thống: điều chỉnh các vấn đề về gia đình, đất đai.

+ Pháp luật hiện đại: điều chỉnh các vấn đề về kinh tế, hành chính, thuế khóa và
quản lí đô thị.

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT CỦA


CÁC NƯỚC THUỘC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
CỦA CÁC NƯỚC Ở CHÂU PHI
*Như chúng ta đã biết trong sự phát triển của mình pháp luật của các nước
thuộc họ pháp luật Châu Phi đã trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất: giai đoạn phát triển pháp luật truyền thống của Châu Phi.

+ Giai đoạn thứ hai: giai đoạn phát triển pháp luật tập quán ở giai đoạn thuộc địa
và sự ảnh hưởng của các họ pháp luật cơ bản đến pháp luật tập quán giai đoạn
thuộc địa.

+ Giai đoạn thứ ba: giai đoạn phát triển pháp luật hiện đại tức là giai đoạn hình
thành các hệ thống pháp luật hiện nay của các nước Châu Phi (giai đoạn phát triển
độc lập)

Đặc trưng, đặc điểm:

Luật pháp ở châu Phi là một kết hợp đa dạng của thông luật, tập quán pháp (như
luật Xeer), luật dân sự và hệ thống pháp luật tôn giáo.
1. Giai đoạn tiền thuộc địa (giai đoạn phát triển pháp luật truyền thống
của Châu phi):

Đối với pháp luật tập quán


Như chúng ta biết ở Châu phi hệ thống pháp luật là một hệ thống pháp luật hỗn
hợp. Hệ thống pháp luật hỗn hợp là hệ thống pháp luật mà pháp luật ở đó có nguồn
gốc từ hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Ở châu Phi, nguồn luật hết sức
đa dạng, nhưng nguồn luật chủ yếu vẫn là pháp luật tập quán.
 Châu Phi có một hệ thống tập quán phong phú, mỗi cộng đồng đều có những
nếp sống và tập quán của riêng mình, những sự khác biệt giữa các tập quán
12
trong một vùng hay một nhóm dân tộc không đáng kể, ngược lại, chúng lại
khác nhau cơ bản khi vượt ra khỏi biên giới trên.
 Các nước châu Phi có đời sống pháp lý phụ thuộc vào luật tục của tổ tiên và
tự nguyện tuân thủ nó bởi tư tưởng mỗi người có nghĩa vụ sống như tổ tiên
của người đó đã từng sống. Trong một hệ thống pháp luật tập quán như vậy,
bản thân thủ tục giải quyết các tranh chấp cũng như tuân thủ các quy tắc tập
quán mà hầu hết là quy tắc liên quan tới việc giải quyết thân ái giữa các bên.
Trong tư tưởng của người Châu Phi, tuân thủ tập quán có nghĩa là kính trọng
tổ tiên mà hài cốt đã hòa lẫn với đất, còn tinh tần vẫn tồn tại trong không
trung. Vì thế nếu vi phạm tập quán sẽ khiến tổ tiên nổi giận và gây nên
những thảm họa từ trời đất.
 Tập quán ở Châu phi dựa trên các tư tưởng hoàn toàn khác so với các tư
tưởng, quan niệm của phương Tây hiện đại. Đối với những người Châu Phi
không tồn tại khoa học pháp lí cũng như luật gia, không có sự phân biệt
nghĩa vụ luôn lý và nghĩa vụ pháp lý, luật công và luật tư, luật dân sự và luật
hình sự, pháp luật về tài sản và luật trái vụ gắn liền với khái niệm quy chế có
nghĩa là không tách khỏi những quyền cá nhân.
Châu Phi có một hệ thống tập quán phong phú. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các
tập quán trong một vùng hay một nhóm dân tộc không đáng kể. Do đó, các hệ
thống pháp luật Châu Phi có những nét tương đồng về nguyên tắc, các chế định,
kỹ thuật pháp lý, có thể nói rằng chúng hình thành hệ tộc chung mặc dù không rõ
ai là ông tổ của chúng.
Và sự phát triển pháp luật truyền thống của Châu phi được thể hiện rõ qua:
a. Quan điểm của Châu Phi về trật tự xã hội:
- Trong tư tưởng của người Châu Phi, tuân thủ tập quán có nghĩa là kính trọng tổ
tiên. Nếu vi phạm tập quán sẽ dẫn đến sự nổi dậy của tổ tiên, gây nên những hiểm
họa từ trời đất.

13
- Khác với phương Tây: người Châu Phi có cái nhìn tĩnh lại, họ quan tâm đến
nhóm người đằng cấp, xóm làng, bộ tộc... không quan tâm đến các yếu tố tác động
như cá nhân, gia đình.
- Đối với người Châu Phi: không tồn tại khoa học pháp lý cũng như luật gia không
có sự phân biệt giữa luật công và luật tư, luật dân sự và luật hình sự...
b. Vai trò của tố tụng:
- Ở Châu Phi khi có hành vi vi phạm tập quán, việc hòa giải các bên liên quan
được chú trọng hơn việc thiết lập quyền hạn, vì:
+ Không có bộ máy thực thi phán quyết.
+ Phán quyết dựa trên yếu tố quyền lực.
+ Điều tiêu biểu cho xã hội Châu Phi là cá nhân thường từ chối sự thực thi có lợi
cho mình.
- Những khó khăn trong việc nghiên cứu tập quán:
+ Không đồng nhất về ngôn ngữ.
+ Truyền thống xã hội ở Châu Phi mang tính đặc thù cao.
+ Phần lớn những tập quán ở Châu Phi vẫn là những tập quán truyền miệng.
c. Sự ảnh hưởng của Kito Giáo và Hồi Giáo:
- Kito Giáo: Diễn ra ở Ethiopia (TK XIV) và diễn ra ở các vùng khác (TK XIX).
Ngày nay trong số dân cư ở Châu Phi có khoảng 30% theo Kito Giáo.
- Hồi giáo: Diễn ra ở các nước Tây Phi (TK XI) và diễn ra tại các nước như
Somali, các nước dọc Ấn Độ Dương (TK XIV đến XV).
Ảnh hưởng:
+ Một mặt, tập quán tiếp tục có hiệu lực, thậm chí mâu thuẫn với tôn giáo.
+ Mặt khác, quá trình Kito Giáo và Hồi Giáo đã làm giảm lòng tin vào các thế lực
siêu nhiên ở người Châu Phi, đưa đến sự lụi tàn của tập quán. Tập quán vẫn giữ
được ý nghĩa xã hội thự tế nhưng uy tín của tập quán bị phá vỡ khi tư tưởng về một
trật tự xã hội và đạo đức mới được phổ biến rộng rãi.
2. Giai đoạn thuộc địa:
a. Quan điểm của các nước đô hộ:

14
Vào TK XIX, cả lục địa đen rơi vào sự thống trị của Châu Âu, điều này tạo ra sự
khác biệt giữa các vùng Châu Phi.
+ Các nước Châu Âu lục địa: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha một thời gian dài,
đối với Châu Phi họ thực hiện chính sách đồng hóa, dựa trên luận điểm: giá trị bình
đẳng của tất cả mọi người và ưu thế của nền văn minh Châu Âu.
+ Anh: thi hành chính sách cai trị gián tiếp vì thế họ không cố gắng để quan điểm
của họ chiếm ưu thế ở các thuộc địa.
Điều này dẫn đến một hệ quả là các nước thuộc đế chế Anh hiện nay coi mình là
thuộc hệ thống thông luật, còn những nước trước đây là thuộc địa của Pháp coi
mình là thuộc hệ thống Rôman - Giec manh
-->Tất cả các điều trên đã dẫn đến thay đổi trong pháp luật Châu Phi, một mặt có
sự tiếp nhận pháp luật hiện đại trong những lĩnh vực mà luật tập quán áp tác dụng.
Mặt khác, có thể nhận thấy sự đổi mới của tập quán trong những lĩnh vực tập quán
có điều chỉnh riêng.
Ảnh hường:
+ Một mặt, có sự tiếp nhận pháp luật hiện đại trong những lĩnh vữ mà luật tập quán
mất tác dụng.
+ Mặt khác, có thể thấy sự đổi mới của tập quán trong những lĩnh vực tập quán có
quyền điều chỉnh riêng.
b. Pháp luật mới:
- Trong quá trình xác lập các thuộc địa, các nước Châu Âu đã phát triển pháp luật
như: luật công ty cổ phần, luật sở hữu trí tuệ,...
- Một bộ phận người phương Tây đến sinh sống và dẫn tới sự su nhập của pháp
luật phương Tây.
Ảnh hưởng:
+ Một mặt, pháp luật được hình thành theo mô hình phương Tây được tiếp nhận ở
Châu Phi.
+ Mặt khác, để áp dụng pháp luật, các Tòa án dạng Châu Âu được thành lập.
c. Hạn chế phạm vi ảnh hưởng của pháp luật tập quán:
- Những cơ quan quản lý cũ bị hủy bỏ hoặc tổ chức lại đặt dưới sự kiểm tra (cơ
quan tài chính, cảnh sát, y tế,..).

15
- Trong luật Hình sự, chính quyền thực dân cố gắng cấm những tập quán man rợ,
lạc hậu thay vào đó là những quy định trừng trị phù hợp hơn.
Năm 1946, toàn lãnh thổ Tây Phi thuộc Pháp bắt đầu áp dụng Bộ luật Dân sự.
- Luật tập quán bị giới hạn trong lĩnh vực luật tư, điều chỉnh mối quan hệ gia đình,
chế độ ruộng đất và những nghĩa vụ dân sự thuần túy.
- Trong lĩnh vực luật tập quán được tuân thủ bằng cách này hay cách khác nó được
phương Tây hóa.
d. Pháp luật của Châu Phi:
- Pháp luật mới:
+ Việc áp dụng pháp luật của các nước cai trị tại Tây Phi thuộc Pháp và ở
Madagasca không có tính chất trọn vẹn,
+ Tại lãnh thổ thuộc Anh, thần dân ảnh hưởng những vùng khác nhau tuân thủ theo
những chế độ pháp lý khác nhau.
Kết quả là pháp luật Châu Phi ngày càng khác nhau và khác với pháp luật vào thời
điểm đó.
- Pháp luật truyền thống: Bất chấp sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lên Châu
Phi, luật tập quán dưới sự ảnh hưởng của Kito Giáo và Hồi Giáo vẫn tiếp tục thay
đổi để thích nghi với điều kiện mới.
Một thế kỷ trước, chỉ có 9 triệu giáo dân Kitô trên toàn châu Phi, tập trung phần
lớn ở những giáo phận cổ xưa thuộc Ai Cập và Ethiopia. Năm 1950, số giáo dân đã
tăng gấp 3, lên khoảng 30 triệu, năm 1970 là 114 triệu.
Ngày nay, toàn châu Phi ước tính có gần 555 triệu tín đồ Kitô giáo – bao gồm
Chính thống giáo, Công giáo La Mã, Tin Lành, Tin Lành ngũ tuần và Tin Lành Phi
châu.
Theo báo cáo mới của Trung tâm nghiên cứu Pew, số lượng Kitô hữu tại châu Phi
nhiều hơn bất kỳ lục địa nào khác. Đến năm 2060, 6 trong số 10 quốc gia hàng
đầu có dân số Kitô giáo lớn nhất sẽ nằm ở Châu Phi, tăng từ con số 3 quốc gia
vào năm 2015.
Nhưng khi Kitô giáo phát triển ở Châu Phi, cuộc đàn áp Kitô hữu cũng đang trên
đà gia tăng như vậy.

16
“Các Kitô hữu người Hồi giáo ngày càng bị coi như là mối đe dọa đối với các
vùng đất và chính phủ dưới sự thống trị của Hồi giáo”, theo Dede Laugesen, Giám
đốc điều hành của tổ chức mang tên ‘Giải cứu các Kitô hữu bị đàn áp’ (Save the
Persecuted Christians), một tổ chức từ thiện của Hoa Kỳ.
“Các vùng lãnh thổ rộng lớn của các khu vực không có người ở, không có chính
phủ, cung cấp chỗ ẩn náu dễ dàng cho các hoạt động của nhóm khủng bố Hồi
giáo. Kết hợp với tình trạng nghèo đói cùng cực, thất nghiệp và các tuyến đường
đã có từ lâu phục vụ việc buôn bán vũ khí và buôn bán nô lệ bất hợp pháp, các
nước châu Phi giàu tài nguyên ở phía bắc xích đạo tạo ra mảnh đất màu mỡ cho
các chiến binh Nhà nước Hồi giáo chạy trốn khỏi Trung Đông và tìm kiếm các
vùng lãnh thổ mới để thống trị”, ông Dede Laugesen phát biểu với Crux.
Ảnh hưởng:
+ Một mặt, các quốc gia Châu Phi tuyên bố về nguyên tắc tôn trọng tập quán thuộc
địa.
+ Mặt khác, ở các quốc gia này có những hành động tích cực cải cách và hệ thống
hóa pháp luật tập quán.
3. Giai đoạn phát triển độc lập:
a. Sự khẳng định nền pháp luật hiện hành:
- Sự phát triển của pháp luật Châu Phi trong giai đoạn thuộc địa là một quy luật tất
yếu, vì thế, việc các nước Châu Phi giành được độc lập không làm thay đổi điều
này. Pháp luật theo xu hướng phương Tây đã dần được khẳng định và chấp nhận.
- Trong lĩnh vực luật công, hình mẫu Hiến pháp với nền dân chủ đa nguyên không
phù hợp với xã hội Châu Phi, và vì thế các nước đều từ chối hình mẫu này và
nghiêng về chính thể Tổng thống mà thực chất là chế độ độc tài, loại trừ sự tham
gia của công dân và việc thực thi quyền lực.
- Trong lĩnh vực luật tư, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các quy phạm tập quán
truyền thống, những cơ chế cản trở sự phát triển của đất nước cũng dần được loại
bỏ.
b. Cuộc cải cách trong lĩnh vực tổ chức tòa án:
- Trong giai đoạn thuộc địa chủ yếu có 2 dạng tòa án: một loại chuyên áp dụng luật
tập quán, loại khác áp dụng luật hiện đại.

17
- Khi giành được độc lập, các nước Châu Phi đã khắc phụ tình trạng này, vì thế
nhiều nước đã tiến hành những cải cách quan trọng trong lĩnh vực tòa án; những
cải cách đã cố gắng đưa hệ thống tòa án bản địa vào hệ thống thống nhất.
- Những cải cách này đã có ảnh hưởng đáng kể đến luật tập quán. Do được áp dụng
bởi các luật gia nên các tập quán không còn giữ được bản chất của mình, điều này
dẫn đến nguy cơ lụi tàn của luật tập quán.
- Hiện nay: Tòa án Nhân quyền Châu Phi:
+ Ngày 09/06/1998 Tòa án Nhân quyền và quyền dân tộc của Châu Phi được thành
lập. Mười năm đã trôi qua, tuy nhiên Tòa vẫn chưa thực sự thụ lí một vụ án nhân
quyền nào cả, ngay sau tháng 01/2006 - khi các thẩm phán của Tòa đã được giới
thiệu.
+ Tòa sẽ gồm mười một thẩm phán được chọn lựa một cách kỹ lưỡng, dựa trên
những chuẩn mực nhất định về phẩm giá, trình độ cũng như kinh nghiệm và thông
qua bỏ phiếu kín của Hội đồng dựa trên danh sách gửi lên. Hội đồng có trách
nhiệm đảm bảo rằng trong toàn bộ cơ cấu của Tòa sẽ phải có đầy đủ đại diện của
các khu vực chính cũng như của các tốn giáo chính thống của Châu Phi.
+ Việc chọn lựa thẩm phán cũng cần cân nhắc để đảm bảo được sự cân bằng thích
hợp về giới trong thành phần các thẩm phán. Không có hai thẩm phán cùng mang
một quốc tịch. 04/11 thẩm phán sẽ mãn nhiệm sau 2 năm, 4 người khác mãn nhiễm
4 năm.
+ Tòa có thể đưa ra ý kiến tư vấn của mình về bất cứ vấn đề mang tính pháp lý nào
liên quan đến hiến chương hay bất cứ văn kiện nào liên quan đến quyền con người
theo như yêu cầu của quốc gia thành viên OAU (Tổ chức Châu Phi Thống Nhất:
tiếng Pháp: Organisation de l'unité africaine, OUA), bản thân OAU, bất cứ cơ quan
nào của tổ chức này hay bất cứ văn kiện nào được OAU công nhận miễ là vấn đề
cần tư vấn không liên quan đến những vấn đề đang được ủy ban kiểm tra. Trường
hợp mỗi thâmt phán đều có quyền đưa ra những ý kiến bất đồng riễng rẽ thì Tòa sẽ
đưa ra giải thích cho ý kiến tư ấn của mình.
+ Tòa có thẩm quyền đối với tất cả các tranh cãi và vụ việc được đệ trình lên Tòa,
có liên quan đến việc giải thích và áp dụng hiện chương, nghị định thư này và bất
cứ văn kiện nào được đề cập đến có liên quan đến quyền con người và đã được nhà
nước phê chuẩn, và những vụ việc liên quan đến xác định thẩm quyền xét xử của
tòa.

18
c. Xã hội hiện đại và tập quán:
- Các hệ thống pháp luật hiện đại của Châu Phi có thể tiếp nhận thành công một số
yếu tố luật tập quán truyền thống. Tuy nhiên nó cũng không tránh khỏi việc làm
suy thoái những giá trị truyền thống của lập tập quán.
- Ki-tô Giáo và Hồi Giáo đã từng phá vỡ hệ thống tập quán. Thay vì các khái niệm
sự cân bằng vũ trụ, thiên hà, những tôn giáo này đã đưa ra tư tưởng về luật lệ
thượng đế. Còn tư tưởng duy lý hiện đại thì làm mất nền tảng của tập quán khi tách
rời hoản toàn pháp ra khỏi yếu tố huyền thoại.
- Luật tập quán phù hợp với xã hội tĩnh, nền kinh tế nông nghiệp mang tính tự cấp,
tự túc. Điều đó khó có thể đáp ứng cho xã hội hiện đại với tính chất đan xen, đa
dạng và phong phú của các cộng đồng, dân cư, kinh tế... Trong những điều kiện
như vậy thì pháp luật mới không thể tạo ra được từ khuôn tập quán; mục đính rõ
ràng của pháp luật là dể thay đổi nếp sống của dân chúng về nhiều mặt, như lời của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Madagasca đã tuyên bố:”mục đích của luật - biến đổi
truyền thống đến mở đường cho sự giải phóng về kinh tế và xã hội; bởi vậy luật
không thể không mâu thuẫn với tập quán được”.
- Với quan điểm trên, tại tất cả các quốc gia trên Châu Phi, đã tiến hành khối lượng
công việc lập pháp khổng lồ, Các bộ luật mới bao trùm hầu hết các lĩnh vực: dân
sự, hình sự, tố tụng hình sự, đầu tư luật lao động, luật tổ chức tòa án, hợp đồng và
trái vụ,...
- Thái độ của dân chúng đối với pháp luật mới rất khác nhau, có những đạo luật đi
vào cuộc sống dễ dàng, thì cũng có những đạo luật gặp phải sự chống đối của dân
chúng, nhất là những đạo luật điều chỉnh về quan hệ gia đình. Những người nông
dân vẫn tiếp tục sống như tổ tiên họ, bác bỏ “pháp luật thành phố” và những quy
định kiểu phương Tây. Dù vậy không phải tất cả những đạo luật được ban hành
đều vô nghĩa.
Qua đó chúng ta thấy và tổng hợp được các giai đoạn của pháp luật tập quán ở
Châu Phi

19
SỰ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC NƯỚC THUỘC HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT CỦA CÁC NƯỚC Ở CHÂU PHI QUA CÁC
GIAI ĐOẠN
Các giai đoạn của pháp luật tập quán
CÁC GIAI ĐOẠN
- Trước khi bị đô hộ (trước thế kỉ XIX)
+ Ở nhiều thế kỉ đầu, xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mang tính
đặc thù riêng, Châu phi sống trong sự điều chỉnh của tập quán, quan niệm mỗi
người có bổn phận sống như tổ tiên đã sống, do trình độ dân trí thấp, vì thế chỉ
cần nỗi sợ hãi trước những tình huống tự nhiên cũng đủ để bắt họ phải tuân theo
truyền thống. Nếu những tình huống mới xuất hiện, đặt xã hội trước một vấn đề
nào đó thì mức độ tổ chức của tập quán cho phép đưa ra những biện pháp cần
thiết hoặc xác định cách ứng xử nhất định.

+ Trong thời kì chịu ảnh hưởng của Ki tô giáo và Hồi giáo: ki tô giáo xâm nhập
vào Châu Phi vào thế kỉ XIV, còn Hồi giáo là vào thế kỉ XI. Sự tác động của hai
tôn giáo này đã gây ra sự ảnh hưởng to lớn đối dân cư ở đây, nhất là đối với tập
quán. Một mặt, tập quán vẫn có hiệu lực mặc dù nó mâu thuẫn với tôn giáo.
Mặt khác, hai tôn giáo này đã đưa đến những thay đổi quan trọng, nó làm giảm
lòng tin của người dân Châu phi vào các thế lực siêu nhiên, vì thế mặc dù họ
vẫn tuân theo tập quán nhưng lại không đủ dũng cảm để đổi mới chúng. Tập
quán tuy vẫn giữ được ý nghĩa xã hội thực tế nhưng uy tín của tập quán đã bị
phá vỡ khi tư tưởng về trật tự xã hội và đạo đức mới được phổ biến rộng rãi. Ví
như ở Ethiopia, mặc dù tín đồ của kito giáo chiếm ưu thế nhưng người dân ở

20
đây vẫn áp dụng tập quán nhưng sự gắn bó này dựa trên tình cảm hoặc nhu cầu,
tập quán của người Ethiopia không có tính chất thần thánh.

- Trong thời gian bị đô hộ


+ Vào thế kỉ XIX, Châu Phi rơi vào sự thống trị của người Châu âu, điều này
tạo nên sự khác biệt giữa các vùng Châu phi. Đối với các nước là thuộc địa của
các nước Châu Âu lục địa như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha một thời gian
dài họ thực hiện chính sách đồng hóa dựa trên luận điểm: Giá trị bình đẳng của
tất cả mọi người và ưu thế của nền văn minh Châu âu. Ngược lại người Anh lại
thi hành chính sách cai trị gián tiếp vì thế họ không cố gắng để quan điểm của
họ chiếm ưu thế ở các thuộc địa. Tuy nhiên các chính sách kể trên cũng tác
động ít nhiều đến pháp luật Châu Phi, dẫn đến những thay đổi nhất định, một
mặt có sự tiếp nhận pháp luật hiện đại trong những lĩnh vực mà luật tập quán
mất tác dụng. Mặt khác, có thể nhận thấy sự đổi mới của tập quán trong những
lĩnh vực tập quán có quyền điều chỉnh riêng.

+ Để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, hoạt động thương mại với các nước,
khai thác tài nguyên… trên toàn bộ lãnh thổ Châu phi bộ máy hành chính mới
được thành lập. Trong các lĩnh vực, chính quyền đô hộ cố gắng cấm những tập
quán man rợ lạc hậu bằng cách quy định những biện pháp trừng phạt. Do kết
quả áp dụng luật mới, luật tập quán chỉ giới hạn trong lĩnh vực luật tư điều
chỉnh những mối quan hệ gia đình, chế độ đất đai và những nghĩa vụ dân sự
thuần túy và một phần trong lĩnh vực hình sự, luật tập quán vẫn có ý nghĩa.

- Sau khi giành được độc lập


+ Các quốc gia đều giành cho pháp luật truyền thống một vị trí đáng kể. Nhiều
tuyên bố đã được đưa ra nhấn mạnh ý nghĩa của luật tập quán và sự cần thiết
phải giữ gìn nó.

21
ĐẶC ĐIỂM PHÁP LUẬT CHÂU PHI GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
Giai đoạn phát triển thứ ba của pháp luật Châu Phi gắn liền với các quốc gia Châu
Phi giành được độc lập dân tộc. Ở Tây Phi có hai xu hướng diễn ra, hầu như tất cả
các nguyên tắc trước đây không có loại trừ đều được duy trì. Tính vững chắc ổn
định của lối sống đã được hình thành ở các lĩnh vực đó. Mặt khác, hệ thống pháp
luật quốc gia của các nhà nước Châu Phi được phát triển nhanh chống.

Như chúng ta biết thì đến đầu thế kỉ XIX, cùng với các cường quốc thực dân thống
trị của Pháp và Anh, Bỉ, Đức, Bồ Đào Nha và Ý đã giành được quyền kiểm soát
chính trị đối với nhiều quốc gia châu Phi. Sau khi thực dân hóa, các đế chế Anh và
châu Âu ưu tiên thiết lập luật chung và luật dân sự tương ứng ở các thuộc địa của
họ. Cơ sở của luật phương Tây ở châu Phi được đặc trưng bởi thông luật Anh và
luật dân sự lục địa châu Âu. Sau khi thuộc địa hóa, nhiều chính phủ nước ngoài
vẫn giữ lại các luật bản địa tồn tại từ trước mà theo đó hệ thống pháp luật kép của
châu Phi được tạo ra. Luật chung và dân sự châu Phi vẫn tương đối giống với
những gì đã bị bỏ lại phía sau bởi các cường quốc thực dân, mặc dù việc sử dụng
các luật như vậy khác nhau giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, một bộ phận người
phương Tây đến đây sinh sống và học tập không thể nhận sự điều chỉnh của tập
quán. Vì thế, việc du nhập pháp luật phương Tây là cần thiết để điều chỉnh các mối
quan hệ khác nhau. Trên cơ sở những yếu tố trên, pháp luật thực định theo mô hình
Phương tây dc tiếp nhận ở Châu Phi, để áp dụng các pháp luật này vào thực tiễn,
ngoài cơ quan xét xử truyền thống, các tòa án dạng Châu âu cũng dc thành lập có
thẩm quyền trong tất cả các trường hợp khi các quy phạm pháp luật tập quán không
thể áp dụng những tranh chấp liên quan.

1.Sự khẳng định nền pháp luật hiện hành

- Sự phát triển của pháp luật châu Phi trong giai đoạn thuộc địa là một quy luật tất
yếu, vì thế, việc các nước Châu Phi giành được độc lập không làm thay đổi điều
này. Pháp luật theo xu hướng phương Tây đã dần được khẳng định và chấp nhận.

-Trong lĩnh vực luật công, hình mẫu Hiến pháp với nền dân chủ đa nguyên không
phù hợp với xã hội châu Phi, và vì thế các nước đều từ chối hình mẫu này và
nghiêng về chính thể Tổng thống mà thực chất là chế độ độc tài, loại trừ sự tham
gia của công dân và việc thực thi quyền lực.

22
-Trong lĩnh vực luật tư, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các quy phạm tập quán
truyền thống, những cơ chế cản trở sự phát triển của đất nước cũng dần được loại
bỏ.

2. Sự khôi phục lại những giá trị truyền thống

- Sau khi giành được độc lập, các quốc gia châu Phi đều dành cho pháp luật truyền
thống một vị trí đáng kể. Nhiều tuyên bố được đưa ra nhấn mạnh ý nghĩa của luật
tập quán và sự cần thiết phải giữ gìn nó.

- Ở các quốc gia tuyên bố theo định hướng xã hội chủ nghĩa xuất hiện cụm từ “xã
hội chủ nghĩa theo kiểu châu Phi”.

- Ở Madagasca, vào năm 1957, Quốc hội nước này đã ra quyết định pháp điển hóa
tập quán. Tại Senegal cũng tiến hành hoạt động này. Tại Nigieria tiến hành việc
pháp điển hóa, điều này đã dẫn đếnn hệ quả là việc tập quán pháp được phê chuẩn
bởi chính quyền.

3. Cuộc cải cách trong lĩnh vực tổ chức tòa án

- Trong giai đoạn thuộc địa chủ yếu có 2 dạng tòa án: một loại chuyên áp dụng luật
tập quán, loại khác áp dụng luật hiện đại.

- Khi giành được độc lập, các nước châu Phi đã khắc phục tình trạng này, vì thế
nhiều nước đã tiến hành những cải cách quan trọng trong lĩnh vực tòa án; những
cải cách đã cố gắng đưa hệ thống tòa án bản địa vào trong hệ thống thống nhất.
Những cải cách nãy đã có ảnh hưởng đáng kể đến luật tập quán. Do được áo dụng
bởi các luật gia nên các tập quán không còn giữ được bản chất của mình, điều này
dẫn đến nguy cơ lụi tàn của luật tập quán.

- Hiện nay: Tòa án Nhân quyền châu Phi:

+ Ngày 09/06/1998 Toà án Nhân quyền và quyền dân tộc của châu Phi được thành
lập. Mười năm đã trôi qua, tuy nhiên Tòa vẫn chưa thực sự thụ lí một vụ án nhân
quyền nào cả, ngay cả sau tháng 1/2006 - khi các thẩm phán của Tòa đã được giới
thiệu

+ Tòa sẽ gồm mười một thẩm phán được chọn lựa một cách kỹ lưỡng, dựa trên
những chuẩn mực nhất định về phẩm giá, trình độ cũng như kinh nghiệm và thông
qua bỏ phiếu kín của Hội đồng dựa trên danh sách gửi lên. Hội đồng có trách

23
nhiệm đảm bảo rằng trong toàn bộ cơ cấu của Tòa sẽ phải có đầy đủ đại diện của
các khu vực chính cũng như của các tôn giáo chính thống của châu Phi.

+ Việc chọn lựa thẩm phán cũng cần cân nhắc đề đảm bảo được sự cân bằng thích
hợp về giới trong thành phần các thẩm phán. Không có hai thẩm phán cùng mang
một quốc tịch. 4/11 thẩm phán sẽ mãn nhiệm sau 2 năm, 4 người khác mãn nhiệm
sau 4 năm.

+ Tòa có thể đưa ra ý kiến tư vấn của mình về bất cứ vấn đề mang tính pháp lí nào
liên quan đến hiến chương hay bất cứ văn kiện nào liên quan đến quyền con người
theo như yêu cầu của quốc gia thành viên OAU, bản thân OAU, bất cứ cơ quan nào
của tổ chức này hay bất cứ tổ chức nào được OAU công nhận miễn là vấn đề cần
tư vấn không liên quan đến những vấn đề đang được ủy ban kiểm tra. Trường hợp
mỗi thẩm phán đều có quyền đưa ra những ý kiến bất đồng riêng rẽ thì Tòa sẽ đưa
ra giải thích cho ý kiến tư vấn của mình.

+ Tòa có thẩm quyền đối với tất cả các tranh cãi và vụ việc được đệ trình lên Tòa,
có liên quan đến việc giải thích và áp dụng hiến chương, nghị định thư này và bất
cứ văn kiện nào được đề cập đến có liên quan đến quyền con người và đã được nhà
nước phê chuẩn, và những vụ việc liên quan đến xác định thẩm quyền xét xử của
tòa.

4. Xã hội hiện đại và tập quán

- Các hệ thống pháp luật hiện đại của Châu Phi có thể tiếp nhận thành công một số
yếu tố luật tập quán truyền thống. Tuy nhiên nó cũng không tránh khỏi việc làm
suy thoái những giá trị truyền thống của luật tập quán.

- Kito giáo và Hồi giáo đã từng phá vỡ hệ thống tập quán. Thay vì các khái niệm
về sự cân bằng vũ trụ, thiên hà, những tôn giáo này đã đưa ra tư tưởng về luật lệ
thượng đế. Còn tư tưởng duy lý hiện đại thì làm mất nền tảng của tập quán khi tách
rời hoàn toàn pháp luật ra khỏi yếu tố huyền thoại.

- Luật tập quán phù hợp với xã hội tĩnh, nền kinh tế nông nghiệp mang tính tự cấp,
tự túc. Điều đó khó có thể đáp ứng cho xã hội hiện đại với tính chất đan xen, đa
dạng và phong phú của các cộng đồng, dân cư, kinh tế... Trong những điều kiện
như vậy thì pháp luật mới không thể tạo ra được từ khuôn tập quán; mục đích rõ
ràng của pháp luật là để thay đổi nếp sống của dân chúng về nhiều mặt, như lời của
Bộ trưởng Bộ tư pháp Madagasca đã tuyên bố: “mục đích của luật – biến đổi

24
truyền thống đến mở đường cho sự giải phóng về minh tế và xã hội; bởi vậy luật
không thể không mâu thuẫn với tập quán được”.

- Với quan điểm trên, tại tất cả các quốc gia trên châu Phi, đã tiến hành khối lượng
công việc lập pháp khổng lồ. Các bộ luật mới bao trùm hầu hết các lĩnh vực: dân
sự, hình sự, tố tụng hình sự, đầu tư luật lao động, luật tổ chức tòa án, hợp đồng và
trái vụ,

- Thái độ của dân chúng đối với pháp luật mới rất khác nhau, có những đạo luật đi
vào cuộc sống dễ dàng, thì cũng có những đạo luật gặp phải sự chống đối của dân
chúng, nhất là những đạo luật điều chỉnh về quan hệ gia đình. Những người nông
dân vẫn tiếp tục sống như tổ tiên vẫn từng sống, bác bỏ “pháp luật thành phố” và
những quy định theo kiểu phương Tây.

- Dù vậy, không có nghĩa là tất cả những đạo luật được ban hành đều trở nên vô
nghĩa. Đi trước dư luận xã hội và nề nếp sống của dân chúng, những đạo luật đó có
ý nghĩa giáo dục và thuyết phục, hướng người dân tới một mẫu xã hội mới mà các
nước châu Phi đang cố gắng tạo lập.

- Ở châu Phi còn gặp phải một vấn đề, với sự cố gằng cải tạo đất nước hướng tới sự
phát triển, các nhà lãnh đạo châu Phi phần lớn xuất thân từ tầng lớp trên đã thấm
nhuần lối sống phương Tây, vì thế trong những chính sách mà họ đưa ra thường
phải đối mặt với sự lựa chọn, hoặc là giữ một tập quán và việc cố gắng pháp điển
hóa trên phạm vi cả nước, điều này thường dẫn đến sự phá vỡ cốt lõi của tập quán.

KẾT LUẬN

- Tóm lại, đặc trưng của giai đoạn phát triển hiện nay của họ pháp luật Châu Phi là
mang tính nhiều tầng pháp luật, nhưng sự phát triển đó có xu hướng rõ ràng hơn
đến với các cấu trúc và phương thức pháp lý độc đáo của việc thể chế hóa bằng
pháp luật. Sự hình thành dần dần hệ thống pháp luật có lãnh thổ chung là xu hướng
phát triển chung của nhiều nước ở Châu Phi. Cùng với việc tang cường vai trò của
pháp luật, hiến pháp với tư cách là cơ sở pháp lý của sự độc lập quốc gia, các quy
phạm của pháp luật tập quán, của pháp luật thực dân và của pháp luật Anh đang
được biến đổi thành các quy phạm của pháp luật lãnh thổ chung. Các nguồn của
pháp luật đó đang ở Giai đoạn hình thành.

- Tuy nhiên pháp luật của Châu Phi hiện nay rất phức tạp, các nước Châu Phi trước
đây là thuộc địa của nhiều đế quốc, hiện nay vẫn chịu ảnh hưởng về văn hóa chính

25
trị của nhiều quốc gia Châu Âu, Châu Mĩ, do đó sự đồng nhất về mô hình tổ chức
và thực hiện pháp luật còn nhiều hạn chế. Mặt khác hầu hết các quốc gia Châu Phi
là kém phát triển, vì vậy việc tổ chức và thực hiện pháp luật phải học hỏi và áp
dụng các mô hình hệ thống pháp luật tiến bộ khác.

- Qua các điểm trên cho thấy châu Phi hiện nay rất phức tạp. Nền độc lập đã không
mang lại cho châu Phi một vùng đất yên bình và phát triển. Các quốc gia châu phi,
sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường chủ nghĩa dân tộc, điều này đã
không tạo ra cho châu Phi được một hệ thống pháp luật thống nhất và văn minh.
Đây là một thách thức lớn hiện nay đối với pháp luật của các quốc gia châu Phi.

ẢNH HƯỞNG CỦA CIVIL LAW VÀ COMMON


LAW TỚI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU PHI
1. Ảnh hưởng của Civil Law tới hệ thống pháp luật Châu Phi

1.1. Quan điểm các nước đô hộ

- Vào thế kỷ thứ XIX, cả lục địa đen rơi vào sự thống trị của Châu Âu, điều này tạo
ra sự khác biệt giữ các vùng ở Châu Phi.

- Đối với các nước là thuộc địa của Châu Âu lục địa như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha một thời gian dài họ thực hiện chính sách đồng hóa dựa trên luận điểm:
Giá trị bình đẳng của tất cả mọi người và ưu thế của nền văn minh Châu Âu. Chính
sách này tồn tại cho đến cưới thời kì thuộc địa. Hiến pháp năm 1946 đã tuyên bố:
Người bản địa vẫn được duy trì quy chế cá nhân nếu họ không từ chối nó.

-Những nước trước đây là thuộc địa pháp – thuộc hệ thống pháp luật Civil law.

- Tất cả các điều trên đã dẫn đến những thay đổi trong pháp luật Châu Phi, một
mặt có sự tiếp nhận pháp luật hiện đại trong những lĩnh vực mà luật tập quán mất
tác dụng. Mặt khác, có thể nhận thấy sự thay đổi mới của tập quán trong những
lĩnh vực tập quán có quyền điều chỉnh riêng.

1.2. Pháp luật mới

- Tập quán trong thời gian đầu đã bao trùm toàn bộ xã hội Châu Phi. Bên cạnh đó,
một bộ phận người Phương Tây đến đây sinh sống và học tập không thể nhận sự

26
điều chỉnh của tập quán. Vì thế, việc du nhập pháp luật Phương Tây là cần thiết để
điều chỉnh những quan hệ này.

- Trên cơ sở những yếu tố trên, một mặt pháp luật thực định theo mô hình Phương
Tây được tiếp nhận ở Châu Phi. Mặt khác để áp dụng pháp luật này vào thực tiễn,
ngoài những cơ quan xét xử truyền thông, các dạng tòa án ở Châu Âu cũng được
thành lập có thẩm quyền trong tất cả các trường hợp khi các quy phạm pháp luật
tập quán không thể áp dụng những tranh chấp mà một bên trong đó không phải là
người Châu Phi, những tranh chấp liên quan đến những dạng quan hệ mới không
do tập quán điều chỉnh.

1.3. Hạn chế phạm vi ảnh hưởng của luật tập quán

- Trong lĩnh vực hình sự, chính quyền thực dân đã cố gắng cấm những tập quán
man rợ lạc hậu bằng cách quy định những biện pháp trừng phạt. Trong giai đoạn
cuối từ năm 1946, trên lãnh thổ Tây Phi thuộc pháp bắt đầu áp dụng bộ luật hình
sự Pháp. Các tòa án áp dụng pháp luật Pháp được toàn quyền trong lĩnh vực luật
hình sự. Do kết quả việc áp dụng luật mới, luật tập quán ở Tây Phi thuộc pháp chỉ
giới hạn trong lĩnh vực luật tư điều chỉnh những mối quan hệ gia đình, chế độ đất
đai và những nghĩ vụ dân sự thuần túy.

- Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, trong lĩnh vực tập quán vẫn được tuân thủ, bằng
cách này hay cách khác nó được pháp luật theo khuôn khổ Châu Âu thay thế.
Người bản xứ ở các lãnh thổ thuộc Bỉ, Pháp có thể tuân theo những quy định của
Châu Âu và quy chế cá nhân. Mặt khác đối với lĩnh vực đất đai, họ có thể sử dụng
chế định pháp lý khác hoàn toàn với chế độ theo luật tập quán.

1.4. Pháp luật mới của Châu Phi

- Nền pháp luật Châu Phi đã phản ánh đúng thực trạng pháp luật của nước cai trị
theo hình mẫu Phương Tây, tuy nhiên ở đây cũng có một số vấn đề làm sáng tỏ.
Việc áp dụng pháp luật của nước cai trị ở Tây Phi thuộc Pháp ở Madagasca không
có tính chất toàn vẹn. Pháp luật Châu Âu và bộ luật chỉ được áp dụng với mức độ
nhất định theo sắc lệnh đặc biệt định ra. Ngoài ra các sắc lệnh và các văn bản khác
có thể quy định việc áp dụng các văn bản quy phạm đặc biệt trên một số lãnh thổ.
Thực trạng tương tự cũng gặp ở các nước thuộc địa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Công Gô và Bỉ, nơi có bộ luật dân sự đặc biệt.

27
- Tuy vậy, sự tiếp nhận pháp luật Châu Âu ở Châu Phi không có được tính tổng thể
và hoàn chỉnh, nhà lập pháp sở tại vẫn có thể đưa vào những thay đổi trong pháp
luật.

1.5. Pháp luật truyền thống

- Tại Tây Phi thuộc Pháp, nhiều biện pháp được đưa ra để khuyến khích sự tự do
con người, cải thiện điều kiện phụ nữ, nhưng những biện pháp như vậy chỉ nằm
trên bàn của các nhân viên văn phòng chứ không đi vào cuộc sống.

- Để giữ gìn hệ thống truyền thống, các quốc gia này tuyên bố nguyên tắc tôn trọng
tập quán bản địa, mặt khác có những hành động tích cực cải cách và hệ thống hóa
pháp luật tập quán, làm cho nó có những hành động tích cực, trở nên rõ ràng hơn,
tạo cho nó một vị thế có khả năng đứng bên cạnh pháp luật Châu Âu. Một trong
những biện pháp như vậy là việc cải cách tòa án áp dụng luật tập quán. Các tòa án
truyền thông được thay thế bằng những cơ quan hành chinh do “các bồi thẩm” giúp
việc. Với sự xuất hiện của tòa án hiện đại theo hình thức hình mẫu của Châu Âu đã
làm tăng khuynh hướng coi các quy phạm pháp luật theo dạng Châu Âu.

2. Ảnh hưởng của Common Law tới hệ thống pháp luật Châu Phi

2.1. Quan điểm của các nước đô hộ

- Ngược lại với Châu Âu, người Anh lại thi hành chính sách cai trị gián tiếp vì thế
họ không cố gắng để quan điểm của họ chiếm ưu thế ở các thuộc địa. Sự đối lập về
chính sách này thể hiện trong lĩnh vực luật công rất rõ ràng. Hình thức thuộc địa
cai trị trực tiếp được các nước Latinh áp dụng tại các nước của mình. Điều này dẫn
đến hệ quả là các nước thuộc đế chế Anh hiện nay coi mình là nước thuộc địa
thông luật, còn những nước trước đây là thuộc địa Pháp – thuộc hệ thông pháp luật
civil law

- Tất cả các điều trên đã dẫn đến những thay đổi trong pháp luật Châu Phi, một
mặt có sự tiếp nhận pháp luật hiện địa trong lĩnh vực mà luật tạp quán mất tác
dụng. Mặt khác, có thể nhận thấy sự đổi mới của tập quán trong những lĩnh vực tập
quán có quyền điều chỉnh riêng.

2.2. Hạn chế phạm vi ảnh hưởng của luật tập quán

- Trên lãnh thổ Tây Phi thuộc Anh, những bộ luật hình sự và tố tụng hình sự của
Anh được đưa vào.
28
- Do kết quả việc áp dụng luật mới, luật tập quán ở Tây Phi thuộc Anh chỉ giới
hạn trong lĩnh vực luật tư điều chỉnh những mối quan hệ gia đình, chế độ đất đai và
những nghĩ vụ dân sự thuần túy.

- Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, trong lĩnh vực tập quán vẫn được tuân thủ, bằng
cách này hay cách khác nó được pháp luật theo khuôn khổ Châu Âu thay thế. Tại
những thuộc địa của Anh có tình trạng khác. Người bản sứ ở đó không thể hành
động theo Pháp luật hiện đại theo trình tự chung. Nhưng trong một số hành vi điều
này là được phép, chẳng hạn họ ký hợp đồng hoặc kết hôn “theo kiểu Châu Âu”
với những hậu quả pháp lý tương đương.

2.3.Pháp luật mới của Châu Phi

-Tại những lãnh thổ thuộc Anh, những thần dân Anh ở những vùng khác nhau tuân
thủ các chế độ pháp lý như nhau tùy thuộc vào mệnh lệnh của “hội đồng" pháp luật
địa phương. Tại Tây Phi, Zambia, Malavi, Somali áp dụng thông luật, luật bình
đẳng, những quy chế có tính chất chung. Tại Đông Phi áp dụng pháp luật Ấn Độ
thuộc Anh, phía Nam áp dụng civil law và những đạo luật có tính chất chung. Tại
Lebiria có hiệu lực là “thông luật” và những tập quán của các tòa án Anh, Mỹ ở
dạng mà chúng được trình bày trong những cuốn sách có uy tín.

- Tuy vậy, sự tiếp nhận pháp luật Châu Âu ở Châu Phi không có được tính tổng thể
và hoàn chỉnh, nhà lập pháp sở tại vẫn có thể đưa vào những thay đổi trong pháp
luật.

2.4. Pháp luật truyền thống

- Tại Tây Phi thuộc Anh, các tòa án có quyền không áp dụng những tập quán trái
với công lý hoặc lương tâm nhưng điều này chỉ áp dụng trong một chừng mực nhất
định.

- Ở các nước thuộc Anh, với quan điểm cai trị gián tiếp, việc cải tạo tòa án đi theo
con đường có vẻ tự nhiên hơn. Nhưng cơ quan xét xử truyền thống vẫn được giữ
lại và hoạt động dưới sự giám sát của chính quyền Anh quốc, tuy nhiên sự khác
biệt này là không đáng kể.

- Trong những trường hợp ngoại lệ, khi các tòa án phải áp dụng tập quán, hoặc khi
họ kiểm tra tính đúng đắn của những phán quyết được đưa ra theo luật tập quán,
những toà án đó vẫn không hành động theo tinh thần tập quán. Điều này được thể

29
hiện rõ nét ở Tây Phi thuộc Anh, trong khi toà bản xứ áp dụng và công nhận tập
quán thì đối với tòa án Anh, sự hiện diện và nội dung của của tập quán chỉ có ý
nghĩa sự kiện. Khi bản thân tòa án Anh phải án dụng tập quán bản địa, họ cố gắng
vận đụng những yếu tố nội dung luật nước ngoài hoặc tập quán thương mại quốc
tế. Nhưng với cách tiếp cận như vậy đã dẫn đến hệ quản là không đánh giá bản
chất thật sự của tập quán và việc áp dụng tập quán bị sai lệch.

- Quy tắc án lệ - kết quả của việc công nhận sự đúng đăn scuar một tập quán nhất
định không đưa lại những kết quả khả quan ở môi trường Châu Phi, nơi mà nhu
cầu đối với việc phát triển táp quán quá bức thiết hơn nhiệm vụ bảo đảm tính ổn
của phán quyết tòa án và độ tin cậy của những mối quán hệ pháo lý.

=> Sự ảnh hưởng của hai pháp luật này đã tạo ra tính nhị nguyên trong hệ thống
pháp luật Châu Phi.

SO SÁNH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU PHI VỚI


CIVIL LAW VÀ COMMON LAW
Hệ thống pháp Hệ thống pháp Hệ thống pháp
Tiêu chí
luật dân luật luật thông luật luật Châu Phi

Pháp luật các nước


châu Phi là hệ
thống pháp luật
hỗn hợp bởi lẽ đan
xen cùng tồn tại
nhiều hệ thống
pháp luật khác
Civil law chịu ảnh nhau: hệ thống
Ít chịu ảnh hưởng
hưởng sâu sắc của pháp luật truyền
Nguồn luật của luật La Mã.
luật La Mã. thống (chủ yếu
hình thành từ tập
quán) và hệ thống
pháp luật hiện đại (
chủ yếu xây dựng
trên nền tảng Civil
Law và Common
Law).

30
Hệ thống pháp luật
phân chia thành
Người Châu Phi
công pháp và tư
không tồn tại khoa
pháp. Hệ thống
học pháp lý cũng
Civil law quan
như luật gia, không
niệm luật pháp là
Hệ thống pháp luật có sự phân biệt
phải từ các chế
không phân chia nghĩa vụ luân lý và
định cụ thể. Hệ
thành công pháp và nghĩa vụ pháp lý,
thống pháp luật
tư pháp. Hệ thống luật công và luật
chia thành luật
pháp luật của tư, luật dân sự và
công và luật tư.
Common law có luật hình sự, pháp
Công pháp bao
quan niệm luật luật về tài sản và
gồm các ngành
Tính chất pháp pháp được hình luật trái vụ gắn liền
luật, các chế định
điển hoá thành từ tập quán. với khái niệm quy
pháp luật điều
Ưu điểm rõ nét chế. Về sau, một
chỉnh các quan hệ
nhất của các tập bộ phận người
về tổ chức và hoạt
quán là tính cụ thể, phương Tây đến
động của cơ quan
linh hoạt và phù châu Phi sinh sống
nhà nước. Còn tư
hợp với sự phát và học tập không
pháp bao gồm các
triển của các quan thể nhận sự điều
ngành luật, các chế
hệ xã hội. chỉnh của tập quán
định pháp luật điều
vì thế việc cải cách
chỉnh các quan hệ
pháp luật được ên
liên quan đến các
tiến hành mạnh mẽ.
cá nhân, tổ chức
khác.

Vai trò tố tụng Hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật Trước giai đoạn
lục địa phát triển Anh – Mỹ phát thuộc địa, theo tập
hình thức tố tụng triển hình thức tố quán của châu Phi:
thẩm vấn, tố tụng tụng tranh tụng. xét xử là một chế
viết. Hệ thống Khi xét xử, các định hoà giải chứ
Civil Law dựa trên nước theo hệ thống không phải là một
qui trình tố tụng Common Law rất chế định để áp
thẩm vấn nên trong coi trọng nguyên dụng pháp luật khắt
các vụ án hình sự, tắc: yêu cầu bình khe. Vậy nên tập
thẩm phán căn cứ đẳng của các quán không còn
chủ yếu vào Luật đương sự trong hữu ích để thích
thành văn, kết quả việc đưa ra chứng ứng với dạng xã
của cơ quan điều cứ trước Toà; yêu hội mới được

31
khẳng định trong
điều kiện mới. Việc
du nhập pháp luật
phương Tây là điều
tất yếu, cần
thiết.Để áp dụng
pháp luật này vào
thực tiễn, ngoài
cầu qui trình xét xử
những cơ quan xét
phải được tiến
xử truyền thống,
hành bởi một Thẩm
các toà án dạng
phán độc lập có
Châu Âu cũng
chuyên môn,cùng
được thành lập có
tra, và quá trình xét một bồi thẩm đoàn
thẩm quyền trong
xử tại Toà để ra vô tư, khách quan,
tất cả các trường đ
phán quyết. yêu cầu luật pháp
hợp khi các quy
phải được qui định
phạm luật tập quán
sao cho một người
không thể áp dụng:
dân bình thường có
những tranh chấp
thể hiểu được hành
mà một bên p trong
vi phạm tội.
đó không phải là
người Châu Phi,
những tranh chấp
liên quan đến
những dạng quan
hệ mới không do
tập quán điều
chỉnh.
Hệ thống tòa án Ở các nước theo Toà án ở các nước Trong giai đoạn
truyền thống Civil theo truyền thống thuộc địa, toà án có
Law, chỉ có Nghị Common Law hai dạng: một loại
viện mới có quyền được coi là cơ quan chuyên áp dụng
làm luật, còn Toà làm luật lần thứ loại tập quán, loại
án chỉ là cơ quan hai, hay cơ quan khác áp dụng luật
áp dụng pháp luật. sáng tạo ra án lệ. hiện đại. Khi giành
được độc lập, các
nước châu Phi đã
khắc phục được
tình trạng này,
nhiều nước đã tiến
hành cải cách quan

32
trọng trong lĩnh
vực toà án, cố gắng
đưa hệ thống toà án
bản địa vào trong
một hệ thống thống
nhất.

ẢNH HƯỞNG CỦA KI TÔ GIÁO VÀ HỒI GIÁO


Luật tôn giáo

+ Hồi giáo, Kitô giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi là những
tín ngưỡng thống trị ở châu Phi với Do Thái giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo là
độc quyền cho các khu vực và dân số của họ.

Trong nhiều xã hội bộ lạc, tôn giáo được coi là sản phẩm của chủ nghĩa thực
dân phương Tây, chịu trách nhiệm cho việc giảm bớt các thực hành tôn giáo
truyền thống. Do đó, các tôn giáo nước ngoài bị lên án trong giới bản địa và bị
cấm khỏi các luật tục và thể chế mà họ tuân theo.

Trong thời kỳ thuộc địa của Anh và châu Âu, luật Kitô giáo đã được giới thiệu
bởi các nhà truyền giáo, cho đến cuối cùng, các tòa án bắt đầu giới thiệu các
nguyên tắc hôn nhân Kitô giáo. Trong khi hiến pháp nhập khẩu được sử dụng
liên quan đến niềm tin Kitô giáo, hầu hết các quốc gia châu Phi ngày nay tách
biệt nhà thờ và nhà nước để phù hợp nhất với tự do tôn giáo. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp, chẳng hạn như dịch vụ cộng đồng, nhà nước và nhà thờ
thường hợp tác do lợi ích chung.

Luật Hồi giáo phổ biến ở nhiều quốc gia châu Phi dưới hình thức Luật Sharia
tuân theo những lời dạy của Kinh Qur'an. Mối quan hệ giữa luật Hồi giáo và
hệ thống pháp luật quốc gia chính thức, phần lớn phụ thuộc vào nhà nước.
33
Trong quá khứ, sự tích hợp của Luật Hồi giáo và luật quốc gia đã bắt nguồn
sâu sắc, theo đó các kháng cáo của tòa án Sharia đã được đưa lên Tòa án Tối
cao. Theo thời gian, cải cách pháp lý làm giảm sự tham gia của tôn giáo vào
các vấn đề pháp lý. Ở miền bắc Nigeria, một quốc gia Hồi giáo, luật hình sự
Hồi giáo đã bị bãi bỏ vào năm 1960, nhưng một số tội phạm Hồi giáo phổ biến
như uống rượu và ngoại tình bất hợp pháp vẫn được giữ lại trong hệ thống sửa
đổi.

*Các nước theo Hồi Giáo:


1. Mauritania
Mauritania thành lập Cộng hòa Hồi giáo sau khi giành được chủ quyền vào năm 1960.
Hiến chương Hiến pháp năm 1985 xác định Hồi giáo là quốc giáo và Sharia là luật đất
đai. Các nghệ nhân và thương nhân Hồi giáo truyền bá đạo Hồi đến lãnh thổ của
Mauritania, và sau đó họ đã được những người sáng lập của tình huynh đệ Hồi giáo
tham gia. Các tình huynh đệ, cụ thể là Sufism và tariqa, đặc biệt đã đạt được ảnh hưởng
trong thời chính quyền thực dân Pháp. Hồi giáo Mauritanian đã kết hợp một số tín
ngưỡng truyền thống, và người Hồi giáo ở nước này tin vào sự tồn tại của một số linh
hồn kém hơn đã được thay đổi từ tín ngưỡng tiền Hồi giáo sang tinh thần Hồi giáo. 99,
9% dân số Mauritania là người Hồi giáo, gần như tất cả trong số họ là người Hồi giáo
Sunni tuân thủ Maliki Madhhab.
2. Somalia
99, 8% người Somalia tuyên xưng đức tin Hồi giáo, và họ là người Hồi giáo Sunni. Hồi
giáo là một phần quan trọng trong lịch sử của Somalia trong hơn 1400 năm. Hồi giáo ở
Somali trong nhiều thế hệ đã bị chi phối bởi luật học Shafi'i, Ash'ariyah và Sufism nhưng
Salafism đã có được chỗ đứng trong những thập kỷ gần đây. Thành phố Zeila là nơi có
một nhà thờ Hồi giáo thế kỷ thứ 7 tên là Masjid al-Qiblatayn, và nó được xây dựng ngay
sau khi đạo tặc. Hồi giáo lan rộng khắp lãnh thổ của Somalia và tạo điều kiện cho sự
phát triển của các quốc gia và cộng hòa là trung tâm thương mại, tôn giáo và thương
mại như Mogadishu, Hobyo và Merca. Mặc dù hiến pháp năm 1961 đã đưa ra các điều
khoản cho tự do tôn giáo, nhưng nó tuyên bố người Somalia mới độc lập là một quốc gia
Hồi giáo.
ad
3. Algeria

34
99% người Algeria là người Hồi giáo, và họ quan sát Hồi giáo Sunni và Trường luật học
Maliki. Có một nhóm thiểu số Ibadi sống chủ yếu ở khu vực Thung lũng M'zab. Hồi giáo
đến Algeria với triều đại Umayyad sau cuộc xâm lược của Uqba Ibn Nafi. Người Berber
bản địa đã chấp nhận tôn giáo với số lượng khổng lồ, nhưng mãi đến thế kỷ 15, Tuareg
cuối cùng mới trở thành người Hồi giáo. Sự phân biệt đối xử của người Hồi giáo bởi
chính quyền thực dân Pháp đã truyền cảm hứng cho các phong trào kháng chiến và các
học giả như Abdelhamid Ben Badis kêu gọi người dân bản địa hãy kiên định với Hồi
giáo. Hồi giáo cung cấp cho xã hội Algeria với bản sắc văn hóa và xã hội trung tâm.
4. Ma-rốc
99% cư dân Ma-rốc quan sát Hồi giáo, và họ là người Sunni trong trường phái tư tưởng
Maliki. Sự ra đời của đạo Hồi đến Ma-rốc được cho là do cuộc xâm lược Ả Rập do Uqba
Ibn Nafi lãnh đạo năm 680. Các triều đại Hồi giáo hùng mạnh sau đó trị vì trong khu
vực trong nhiều thế kỷ. Cuộc đàn áp các giáo phái Hồi giáo thiểu số trong thời cai trị
Almohad khiến Hồi giáo Sunni chiếm ưu thế trong quốc gia. Hồi giáo Salafi đã đạt được
ảnh hưởng, và Vua Mohammed VI đã cố gắng kiềm chế sự phổ biến ngày càng tăng này.
5. Tunisia
98% người Tunisia tuân thủ đức tin Hồi giáo. Hiến pháp Tunisia yêu cầu tổng thống của
đất nước phải theo đạo Hồi và chỉ định chính phủ là "người bảo vệ tôn giáo". Trường
phái tư tưởng phổ biến nhất ở Tunisia là luật học Malaki. Tất cả các trường công lập
Tunisia đều dạy giáo dục tôn giáo Hồi giáo, và chương trình giảng dạy tôn giáo cho
trường trung học của đất nước bao gồm lịch sử Kitô giáo và Do Thái giáo từ các nguồn
và quan điểm Hồi giáo. Có một cộng đồng nhỏ của người Hồi giáo Sufi bản địa.
6. Comoros
98% 0f cư dân của Comoros là người Hồi giáo; hầu hết trong số họ là Sunni tôn trọng
trường phái tư tưởng của Shafi'i. Hầu hết những người Hồi giáo cư trú tại Comoros là
người Ả Rập theo tiếng Ả Rập mặc dù họ là cộng đồng gốc Ấn Độ. Các ghi chép lịch sử
đã xác định các thương nhân Ả Rập cũng như công chúa Ba Tư Zayidi bị lưu đày là
những nhóm người đã giới thiệu đạo Hồi cho Comoros. Các gia đình Hồi giáo cầm
quyền đã phổ biến tôn giáo trong những năm qua. Hàng trăm nhà thờ Hồi giáo tập trung
các hòn đảo ngoài nhiều madrassah. Gần như tất cả trẻ em đăng ký vào trường Kinh
Qur'an trong thời gian hai hoặc ba năm, trong đó chúng có kiến thức về ngôn ngữ học Ả
Rập và sự thô sơ của đạo Hồi.
7. Mayotte
97% cư dân của Mayotte là người Hồi giáo trong khi 3% còn lại tuyên xưng Kitô giáo.
Hầu hết tất cả cư dân của Mayotte là những người Comorian theo dõi tổ tiên của họ với
các nhóm như Ả Rập, Iran, Malagasy và Châu Phi. Theo truyền thống, người Comorian

35
đã kiên quyết với bất kỳ hình thức thay đổi tôn giáo nào. Mayotte được cho là thực hành
một hình thức Hồi giáo khoan dung.
8. Sudan
Cộng đồng Hồi giáo ở Sudan được ước tính là 97% dân số. Người Hồi giáo có sự hiện
diện chủ yếu ở tất cả các khu vực ngoại trừ khu vực Núi Nuba. Hồi giáo Sunni tuân thủ ở
Sudan đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Sufism. Cộng đồng người Shia sống ở Khartoum. Sự
chia rẽ lớn xảy ra giữa các anh em Sufi, đặc biệt là giữa Ansar và Khatmia. Chỉ có khu
vực Darfur là không có sự tồn tại của tình huynh đệ Sufi như được tìm thấy ở các khu
vực khác của Sudan. Người Ả Rập, người Nubia, Beja, Fur và Zaghawa là một số cộng
đồng Hồi giáo dân tộc ở Sudan.
9. Libya
Khoảng 96, 6% người Libya theo tín ngưỡng Hồi giáo và đặc biệt là chi nhánh Sunni.
Hồi giáo bắt nguồn từ các khu vực đô thị của Libya vào thế kỷ thứ 7, nhưng phải đến thế
kỷ thứ 11, các cuộc xâm lăng của các bộ lạc Bedouin mới tạo điều kiện cho việc chuyển
đổi của những người du mục. Hồi giáo quan sát thấy ở Bắc Phi bao gồm cả Libya có tín
ngưỡng Berber bản địa. Hồi giáo chính thống được Muammar al-Gaddafi đặc biệt ưa
thích, dưới sự lãnh đạo của luật Sharia đã được khôi phục, việc thanh trừng mang tính
biểu tượng cao của các nhà thờ Hồi giáo được thực hiện, mặc quần áo khiêm tốn và các
hoạt động được coi là bất kính bị cấm. Có một thiểu số nhỏ người Shias và Ahmadis
trong số những người nhập cư Pakistan.
10. Sénégal
94% dân số Senegal là người Hồi giáo, và họ chủ yếu quan sát Hồi giáo Sunni của
trường phái tư tưởng Maliki có ảnh hưởng của Sufi. Hồi giáo đã có những người theo
đạo ở Senegal từ tận thế kỷ thứ 11. Tình anh em Sufi đã trở nên nổi bật trong thời Pháp
chiếm đóng khi dân chúng tìm kiếm quyền lực tôn giáo thay cho chính quyền thuộc địa.
Các đơn đặt hàng chính của Sufi là Mourides, Tijaniyyah, Pan-Muslim Qadiriyyah và
Layene. 95% người Hồi giáo ở Sénégal là những người tham gia vào tình huynh đệ Sufi
và tình huynh đệ thành lập nhà thờ Hồi giáo mặc dù mọi người có thể tự do đi đến nhà
thờ Hồi giáo ưa thích của họ.
Các nước châu Phi với đạo Hồi là tôn giáo của đa số:

Cấp Quốc gia đạo Hồi

1 Mauritania 99, 9

2 Somalia 99, 8

36
3 Algeria 99

4 Ma-rốc 99, 0

5 Tunisia 98

6 Comoros 98

7 Mayotte 97

số 8 Sudan 97

9 Libya 96, 6

10 Sê-nê-gan 94

11 Djibouti 94

12 Ma-rốc 90

13 Gambia 90

14 Ai Cập 90

15 Guinea 85

16 Nigeria 80

17 Burkina Faso 61

18 Sierra Leone 60

19 Chad 52.1

*Các nước theo Kito Giáo:


1. São Tomé và Príncipe
Quốc đảo nhỏ São Tomé và Príncipe nằm ở Vịnh Guinea, ngoài khơi Trung Phi. Các hòn
đảo chỉ mới có người ở gần đây sau khi các thủy thủ Bồ Đào Nha phát hiện vào thế kỷ

37
15. Quốc đảo là một trong những trung tâm quan trọng của buôn bán nô lệ châu Phi. Là
một di sản của sự cai trị của Bồ Đào Nha ở trong nước, Công giáo La Mã là tôn giáo
thống trị ở đây. 97, 0% dân số của São Tomé và Príncipe có liên kết với Cơ đốc giáo với
Công giáo La Mã chiếm 55, 7% dân số.
2. Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC)
Kitô giáo phục vụ như là tôn giáo của phần lớn dân số trong DRC. 95, 8% dân số của
đất nước có liên kết với tôn giáo. Đất nước này có khoảng 35 triệu người Công giáo.
Nhà thờ Công giáo của đất nước quản lý giáo dục của hầu hết trẻ em trong nước. Một
mạng lưới lớn các bệnh viện, cửa hàng, trang trại, vv, được quản lý bởi nhà thờ. Đất
nước này cũng có dân số khoảng 25 triệu người là thành viên của Giáo hội Kitô giáo tại
Congo hoặc Giáo hội Tin lành, khiến nó trở thành một trong những cơ quan Tin lành lớn
nhất thế giới.
3. Ăng-gô
Ăng-gô cũng có một dân số Kitô hữu lớn chiếm 95% dân số cả nước. Hơn 50% Kitô hữu
của đất nước là người Công giáo trong khi khoảng một phần tư là thành viên của các
nhà thờ Tin lành bao gồm các nhà Phương pháp, Công giáo, Rửa tội và những người
khác. Kitô giáo đã được truyền bá trong nước bởi công việc của các nhà truyền giáo Kitô
giáo hoạt động ở Angola. Các tổ chức Kitô giáo cũng đã thực hiện công tác xã hội ở
Angola như giúp đỡ người nghèo bằng cách cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục
miễn phí, v.v.
4. Rwanda
93, 6% dân số Rwanda là Kitô hữu với Công giáo La Mã là giáo phái Kitô giáo thống trị
trong nước. Tuy nhiên, nạn diệt chủng Rwandan đã dẫn đến một sự thay đổi trong niềm
tin và chuyển đổi hàng loạt sang đạo Tin lành. Hiện nay, người Công giáo La Mã chiếm
43, 7% dân số Rumani. 37, 7% dân số có liên quan đến đạo Tin lành và 11, 8% là những
người Cơ Đốc Phục Lâm. Kitô giáo ở Rwanda thường được hợp nhất với tín ngưỡng
truyền thống với Thần Rwandan Imana thường được coi là đồng nghĩa với Thiên Chúa
Kitô giáo bởi nhiều người Rumani bản địa.
5. Seychelles
Tại quốc đảo Seychelles, 93, 1% dân số quốc gia có liên kết với Cơ đốc giáo bao gồm 76,
2% Công giáo La Mã và 10, 6% Tin lành. Tín ngưỡng phi Kitô giáo chỉ chiếm 1, 1% dân
số của đất nước trong khi phần còn lại không theo tôn giáo hoặc không liên kết với bất
kỳ tôn giáo nào.
6. Guinea Xích đạo

38
Kitô giáo là tôn giáo chính trong cả nước với 93% dân số là Kitô hữu. Trong số này,
khoảng 87% là người Công giáo La Mã và khoảng 5% là người Tin lành. Chỉ có 2% dân
số theo đạo Hồi trong khi 5% còn lại liên kết với các tín ngưỡng khác nhau như Tín
ngưỡng Bahá'í, Thuyết vật linh
7. Lesicia
Ở Lesoto, một quốc gia nhỏ bé không giáp biển giáp với tất cả các phía của Nam Phi,
90% dân số theo Kitô giáo. 45% dân số là những người theo đạo Tin lành với Tin Lành
là giáo phái Tin lành chính và chiếm 26% dân số cả nước. Anh giáo và các nhóm Tin
lành khác chiếm 19% dân số. 45% dân số Kitô giáo còn lại là người Công giáo La Mã.
Các tôn giáo khác và dân số phi tôn giáo chiếm 10% còn lại của dân số Leseria.
8. Namibia
90% dân số quốc gia Namibia là Kitô hữu. Phần lớn dân số Kitô giáo của đất nước là
những người theo đạo Tin lành với 75% dân số quốc gia được đại diện bởi giáo phái
Kitô giáo này. Là một di sản của công việc truyền giáo Phần Lan và Đức ở Namibia, gần
50% dân số Tin lành của đất nước là người Luther. Công giáo La Mã, Anh giáo, Mặc
Môn và các giáo phái Kitô giáo khác chiếm phần còn lại của dân số Kitô giáo của quốc
gia. Dân số còn lại của Namibia theo các tôn giáo bản địa khác nhau.
9. Swaziland
Kitô giáo cũng là tôn giáo phổ biến nhất ở Swaziland. Hơn 40% dân số có liên kết với
các nhà thờ Tin lành và bản địa châu Phi. Khoảng 20% dân số là người Công giáo La
Mã. Hồi giáo, tín ngưỡng Bahá'í và Ấn Độ giáo là các tôn giáo theo sau bởi một nhóm
thiểu số nhỏ của Swaziland trong khi các tôn giáo truyền thống được theo sau bởi một
thiểu số đáng kể dân số của đất nước.
Các nước châu Phi với Kitô giáo là tôn giáo của đa số:

Cấp Quốc gia Khu vực % dân số quốc gia liên kết với
Kitô giáo

1 Sao Tome và Principe Trung Phi 97, 0

2 Cộng hòa dân chủ Trung Phi 95, 8


Congo

3 Ăng-gô Trung Phi 95, 0

4 Rwanda Tây Phi 93, 6

39
5 Seychelles Tây Phi 93.1

6 Equatorial Guinea Trung Phi 93, 0

7 Lesicia Nam Phi 90, 0

số Namibia Nam Phi 90, 0


8

9 Swaziland Nam Phi 90, 0

10 Zambia Tây Phi 87, 0

11 Cộng hòa Congo Trung Phi 85, 9

12 Liberia Tây Phi 85, 5

13 Mũi Verde Tây Phi 85, 0

14 Sum họp Tây Phi 84, 9

15 Nhật Bản Tây Phi 84.0

16 Bêlarut Nam Phi 84.0

17 Cộng hòa trung phi Trung Phi 80.3

18 Ma-rốc Tây Phi 79, 9

19 Nam Phi Nam Phi 79, 7

20 Kenya Tây Phi 78, 0

21 Burundi Tây Phi 75, 0

22 Gabon Trung Phi 73, 0

23 Botswana Nam Phi 71, 6

24 Ghana Tây Phi 71, 2

25 Ca-mơ-run Trung Phi 69, 2

40
26 Ê-díp-tô sừng Châu 62, 8
Phi

27 Eritrea sừng Châu 62, 5


Phi

28 Tanzania Tây Phi 61, 4

29 phía nam Sudan Tây Phi 60, 5

30 Nigeria Tây Phi 58, 0

31 Mozambique Tây Phi 56.1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MỞ RỘNG


1. Hệ thống pháp luật ở Nam Phi

Hệ thống luật pháp của Nam Phi là một hỗn hợp của các phong cách khác nhau. Có
một thành phần pháp luật dân sự bắt nguồn từ hệ thống pháp luật của Hà Lan. Phổ
biến pháp luật cũng có mặt ở đây, và là giống như là tìm thấy ở Anh. Một hệ thống
luật tục cũng tồn tại. Nhìn chung, đất nước sau một cơ cấu pháp luật hình sự và dân
sự của pháp luật hiến pháp.Hệ thống tòa án trong nước gồm Tòa Sơ Thẩm, Toà án
cao, Tòa án Hiến pháp, và Tòa án Tối cao phúc thẩm.

2. Luật OHADA

Năm 1993, 17 quốc gia Tây và Trung Phi đã thông qua OHADA. (Benin, Burkina
Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Comoros, Congo, Côte d'Ivoire, Gabon,
Guinea, Guinea Bissau, Equatorial Guinea, Mali, Niger, Senegal; Chad, Togo,
Cộng hòa Dân chủ Congo).

OHADA là từ viết tắt tiếng Pháp của "Organisation pour l'Harmonisation en


Afrique du Droit des Affaires", dịch sang tiếng Anh là "Tổ chức vì sự hài hoà của
Luật kinh doanh châu Phi".

41
OHADA đã được tạo ra với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế ở Tây và Trung
Phi. Mục tiêu của nó là tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn để thu hút đầu tư, thúc
đẩy tăng trưởng ở thị trường, bao gồm 225 triệu dân này.

OHADA là một sáng kiến của Tây và Trung Phi nhằm hài hòa pháp luật kinh
doanh và tìm giải pháp thay thế cho việc tăng trưởng kinh tế yếu kém ở vùng cận
Sahara châu Phi - một khu vực đã là thách thức của sự phát triển kinh tế trong
nhiều thập kỷ.

Mục đích đề ra các sáng kiến này là để tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư trong
và ngoài nước trong các nước thành viên. Với đa phần là thuộc địa cũ của Pháp,
các quốc gia này tiếp thu chủ yếu trên một mô hình pháp lý hiện đại của Pháp để
đạt được mục tiêu của họ.

Luật do OHADA ban hành đặc biệt liên quan đến kinh doanh. Các hiệp ước
OHADA đã tạo ra một tòa án siêu quốc gia để đảm bảo tính thống nhất và giải
thích pháp lý nhất quán tại các nước thành viên, và ảnh hưởng của Pháp trong tố
tụng tòa án là rõ ràng.

Đến nay, OHADA đã thông qua nhiều đạo luật thống nhất, bao gồm: Luật Thương
mại Tổng hợp, công ty thương mại và nhóm lợi ích kinh tế, Luật giao dịch bảo
đảm, Luật Nghị quyết nợ, Luật Phá sản, Luật Trọng tài, luật kế toán, Hợp đồng vận
chuyển hàng hóa, pháp luật công ty và hợp tác xã.

3. Ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Phi ra ngoài thế giới
Châu Phi đang trở nên “thân thiện với luật pháp quốc tế” hơn; thái độ thù địch hoặc mâu
thuẫn ban đầu của thời kỳ hậu thuộc địa đối với luật pháp quốc tế đang nhường chỗ cho
sự tham gia ngày càng tăng vào các tiến trình luật pháp quốc tế, cả về mặt thể chế và
trong sự phát triển của các chuẩn mực.
Quả thực, có ý kiến cho rằng một “luật pháp quốc tế của châu Phi” đã xuất hiện. Điều
đáng chú ý đối với mục đích hiện tại của chúng tôi và được cho là một đặc điểm của luật
quốc tế mới của Châu Phi này là một xu hướng ở Châu Phi hướng tới việc đưa luật quốc
tế trở thành ưu tiên hàng đầu và được áp dụng trực tiếp hoặc tự động trong hệ thống pháp
luật trong nước.
Trong khi về mặt lý thuyết, xu hướng này có thể không triệt để ở các quốc gia áp dụng
luật dân sự. đối với các quốc gia thông luật, cả về mặt lý luận và thực tiễn. luật xa gần.
Các quốc gia thông luật, không giống như các quốc gia dân sự nhất nguyên đối tác,

42
thường áp dụng cách tiếp cận nhị nguyên đối với mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế và
luật pháp quốc gia, đặc biệt là về các điều ước quốc tế. Xu hướng chấp nhận quyền tối
cao và áp dụng trực tiếp luật pháp quốc tế đã được bổ sung bởi sự phụ thuộc tư pháp vào
các điều ước chưa hợp nhất và các quyết định của tòa án quốc tế trong xét xử. Điều này
gợi ý rằng xu hướng này thể hiện sự xem xét lại mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế và
luật pháp quốc gia, và ý nghĩa đầy đủ của nó vẫn chưa được làm rõ được khám phá.
Theo truyền thống, các học giả thừa nhận hai cách tiếp cận việc tiếp nhận luật pháp quốc
tế vào hệ thống pháp luật quốc gia, mô tả các quốc gia là “nhất nguyên” hoặc “nhị
nguyên”. Những người theo chủ nghĩa nhất nguyên coi luật quốc tế và luật quốc gia là
một phần của một trật tự pháp lý duy nhất. Dưới chỗ này cách tiếp cận này, luật pháp
quốc tế được áp dụng trực tiếp tại quốc gia trật tự pháp lý. Không cần triển khai trong
nước pháp luật; luật pháp quốc tế có thể được áp dụng ngay lập tức trong hệ thống pháp
luật quốc gia. Thật vậy, đối với những người theo chủ nghĩa nhất nguyên, luật pháp quốc
tế cao hơn luật pháp quốc gia.
Mặt khác, những người theo thuyết nhị nguyên xem luật quốc tế và luật quốc gia như
những mệnh lệnh pháp lý riêng biệt. Để luật quốc tế có thể áp dụng được trong trật tự
pháp luật quốc gia, nó phải được thông qua các biện pháp lập pháp trong nước, tác động
của các cơ chế tư vấn.17 Như Giáo sư Malcolm Shaw đã lưu ý “đó là chính xác là do cơ
sở thực thi không đầy đủ nằm trong sự xử lý của luật pháp quốc tế mà người ta phải xem
xét mối quan hệ với luật pháp thành phố không chỉ có tầm quan trọng cận biên." 8 Mối
quan hệ giữa hai hệ thống cũng có thể xác định mức độ có sự kết hợp chéo các quy phạm
được tạo ra trong cả hai hệ thống. Mức độ mà quốc tế pháp luật có thể buộc hoặc thúc
đẩy cải cách luật pháp quốc gia xoay quanh vấn đề này, mối quan hệ. Sự tôn trọng dành
cho một hệ thống pháp luật được nâng cao khi nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển
mang tính quy phạm ở những nơi khác hệ thống pháp luật.
Các bài viết hiện nay về chủ đề này ở Châu Phi thường tập trung vào các quy định quốc
gia/hiến pháp và các quy định tư pháp.
Xử lý luật tập quán quốc tế.“Thông thường, những điều này các bài viết đã không vượt ra
ngoài việc cố gắng chứng minh liệu thực tiễn ở các quốc gia có liên quan trên lục địa phù
hợp đến hoặc rời khỏi mô hình nhất nguyên/nhị nguyên. Điều này tìm cách xây dựng dựa
trên những công trình trước đây bằng cách phân tích các thỏa thuận khu vực nhất định và
các phương pháp tiếp cận tư pháp liên quan đến nhưng thường bị bỏ qua trong cuộc thảo
luận. Nó cố gắng không đặt những vị trí này sự sắp xếp hoặc cách tiếp cận bên trong hoặc
bên ngoài nhất nguyên/ mô hình nhị nguyên, nhưng để đánh giá ý nghĩa thực tiễn của
những cách thỏa thuận về luật quốc tế, luật quốc gia và các

43
Ngày 24/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án nghiên cứu gia nhập Tổ
chức Tham vấn pháp luật Á Phi (AALCO), trong đó đã chỉ đạo cần sớm hoàn thiện
các thủ tục trong nước để gia nhập Tổ chức này vào Quý I năm 2016.

Africa and the Colonial Legacy: Châu phi và di sản thuộc địa
Các Hệ thống Pháp luật được Kế thừa và Quy tắc Pháp luật Hiệu quả: Châu
Phi và Di sản Thuộc địa
Hệ thống pháp luật thừa kế và Hiệu lực của Luật pháp: Châu Phi và Di sản thuộc địa
Các loại hình cơ quan pháp luật cụ thể có ảnh hưởng đến hiệu quả của luật pháp không? Đây là một câu
hỏi mà các học giả đã lâu nay đã trả lời bằng sự phỏng đoán. Luật sư và thẩm phán hệ thống pháp thông
thường thường tin rằng hệ thống pháp thông thường là ưu việt. Quan điểm này dựa trên ý tưởng rằng hệ
thống pháp thông thường được thừa kế từ người Anh có khả năng bảo vệ quyền lợi của cá nhân hơn là các
hệ thống tòa án dân sự. Quan điểm ngược lại hoàn toàn có thể được tìm thấy ở các luật sư từ các nước có
hệ thống pháp dân sự, họ có thể xem hệ thống pháp thông thường như là bất định và lộn xộn. Bài báo này
so sánh hiệu quả của quy luật pháp trong các nước có hệ thống pháp thông thường và dân sự ở Châu Phi.
Một so sánh thống kê xuyên quốc gia sử dụng dữ liệu từ Freedom House và Political Risk Services được
sử dụng. So sánh cho thấy rằng các nước có hệ thống pháp thông thường ở Châu Phi nói chung tốt hơn
trong việc cung cấp 'quy luật pháp' so với các nước có hệ thống pháp dân sự.
Hiệu quả trong việc thực dân hóa ở châu Phi đòi hỏi một hệ thống pháp luật để duy trì sự kiểm soát của
một quốc gia và giải quyết tranh chấp bên trong nó. Mọi nơi mà các thủ đô thuộc địa thiết lập hệ thống
pháp luật và giải quyết tranh chấp riêng của họ, coi thường các cơ chế giải quyết xung đột tồn tại trước đó
như primitve hoặc phù hợp chỉ dành cho "người bản xứ". Kể từ khi thành lập các cơ quan pháp luật thuộc
địa, nhà nhân chủ học và nhà sử học đã điều tra mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật truyền thống. Họ
quan tâm đến sự mâu thuẫn giữa cấu trúc tổ chức và mô hình hành vi trước khi bị thực dân hóa và những
mô hình phát triển do sự hiện diện của một quyền lực ngoại bang. Nhiều nghiên cứu này liên quan đến sự
lựa chọn cá nhân, ví dụ, quyết định khiếu nại được nghe bởi một hội đồng cụ già thay vì một tòa án dân
sự địa phương, hoặc sự trông cậy vào pháp luật và phong tục truyền thống khi đối mặt với các lực lượng
hiện đại như cải cách đất đai hoặc thương mại hóa nông nghiệp. Ngoài những vấn đề cơ sở truyền thống
so với nhà nước, còn có một bộ câu hỏi khác liên quan đến hệ thống pháp luật châu Phi và cũng có nguồn
gốc từ các kinh nghiệm thực dân đa dạng trên lục địa. Những câu hỏi này liên quan đến tàn tích chính trị
của thực dân hóa, đến phong tục và cơ quan còn lại khi quyền lực thực dân rút lui. Đặc biệt, ở mức quốc
gia, quan tâm đến hiệu suất và hiệu quả của các hệ thống pháp luật kế thừa từ các thủ đô thuộc địa. Cụ
thể, liệu các cơ quan pháp luật dân sự, được kế thừa từ các quyền lực châu Âu lục địa và các cơ quan
pháp luật thông thường kế thừa từ Vương quốc Anh có hiệu quả như nhau trong việc đảm bảo pháp luật
trong châu Phi thuộc địa không? Cụ thể hơn, liệu hệ thống pháp luật dân sự và pháp luật thông thường có
hiệu quả như nhau trong việc ngăn chặn xung đột bạo lực và đảm bảo quyền truy cập công bằng đến giải
quyết tranh chấp không? Bài phân tích được trình bày trong bài báo này sẽ không hoàn toàn trả lời những
câu hỏi này, nhưng sẽ đề cập đến những câu trả lời được cung cấp bởi các đánh giá hiện có về nguyên tắc
pháp luật.
Hiệu quả của các cơ quan pháp luật là một vấn đề quan trọng đối với các học giả pháp luật, giáo sư, chính
trị gia và người làm chính sách vì đã lâu đã được đề xuất (và chỉ gần đây mới được kiểm tra một cách
nghiêm ngặt) rằng quy luật pháp mật thiết liên quan đến dân chủ và phát triển vốn hóa. 4 Các nghiên cứu
gần đây đã gợi ý rằng các quốc gia cụ thể, trong mức độ mà họ muốn phát triển kinh tế, nên quan tâm đến

44
quy luật pháp và hiệu quả của các cơ quan pháp luật của họ (Engerman và Sokoloff 1998; Knack và
Keefer 1995). Rõ ràng rằng các cơ quan pháp luật mạnh mẽ cũng đảm bảo một hồ sơ quyền con người tốt
hơn và làm sâu sắc hơn dân chủ trong các quốc gia (Carrothers 1998; Coliver 2000). Hơn nữa, hiệu quả
của các cơ quan pháp luật quan trọng đối với cộng đồng quốc tế cũng như trong biên giới của một quốc
gia. Một quốc gia có thể đảm bảo bảo vệ vật chất cho công dân và đối xử công bằng theo pháp luật ít có
khả năng tham gia vào xung đột nội bộ bạo lực và do đó sẽ không phải là nguồn cơn của dòng người tị
nạn có khả năng làm mất ổn định (Dowty và Loescher 1996; Mandel 1997).
Đầu tiên xác định sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật thông thường và hệ thống pháp luật dân sự, sau đó
thảo luận về việc thành lập và phát triển của chúng trên lục địa Châu Phi. Phần giữa của bài báo sẽ xem
xét hai bộ dữ liệu vượt quốc gia liên quan đến khái niệm về quy luật pháp. Những bộ dữ liệu này sẽ được
sử dụng để xem xét vấn đề về hiệu quả của hệ thống pháp luật thông thường và hệ thống pháp luật dân sự
trong các quốc gia đã bị thuộc địa. Phần cuối cùng của bài báo sẽ đưa ra một số kết luận dựa trên phân
tích dữ liệu và những hàm ý cho sự phát triển pháp luật ở Châu Phi.
Dân Luật và Thông luật
Từ những ngày đầu của quá trình phát triển của họ, đã có những sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống pháp
luật thông thường của Anh và hệ thống pháp luật lục địa châu Âu. Hệ thống pháp luật lục địa đã phát triển
từ các đạo luật của Đế chế La Mã và phát triển thành một hệ thống các đạo luật mà chúng ta hiện nay biết
đến là luật dân sự. Có lẽ vì luật dân sự phát triển trong bối cảnh của một đế chế mở rộng cần sự điều
chỉnh, luật dân sự được diễn đạt dưới hình thức quyền lợi và nghĩa vụ của công dân (David và Brierley
1978). Các hệ thống dân sự, như hệ thống của Pháp, nhấn mạnh vai trò của cá nhân trong nhà nước và áp
dụng quyền lợi và nghĩa vụ của công dân vào một vụ án cụ thể. Quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân
được tin rằng khác nhau trong các lĩnh vực công cộng và tư nhân. Do đó, có một sự phân chia trong các
hệ thống dân sự, đặc biệt là những hệ thống dân sự mà bị ảnh hưởng bởi Đạo luật Napoleon của Pháp,
thành các đạo luật dân sự, hình sự và thương mại riêng biệt.
Nếu chúng ta cố gắng phân biệt sự khác biệt trong các quan niệm ban đầu, điều đó sẽ là hệ thống dân sự
bắt đầu với ý tưởng về nhà nước là tối cao và vai trò của cá nhân phải tuân theo nó. Ngược lại, hệ thống
pháp thông thường đã phát triển với ý tưởng bảo vệ quyền của cá nhân khỏi nhà nước là mục tiêu chính.
Mục tiêu này được đạt được thông qua một quá trình điều tra và ra quyết định cụ thể. Pháp thông thường
đã được phát triển như một quy trình mà nếu được tuân theo đúng cách, sẽ dẫn đến một quyết định cho
nguyên đơn hoặc bị đơn. Quá trình, thay vì việc áp dụng một bộ luật, dẫn đến công lý. Có lẽ do sự nhấn
mạnh vào quá trình, hệ thống pháp Anh mang lại cho chúng ta ý tưởng về tiền lệ pháp luật và sự phụ
thuộc vào tập hợp các vụ án được quyết định trong quá khứ để hướng dẫn quyết định hiện tại của một
thẩm phán. Điều này cho phép sự phát triển và linh hoạt của hệ thống pháp luật theo thời gian. Cũng
chính sự phụ thuộc vào tiền lệ pháp luật mà dường như không có tổ chức đối với luật sư dân sự
(Merryman 1985). Sử dụng pháp luật thông thường là một phương pháp giải quyết tranh chấp thay vì áp
dụng một quy tắc cụ thể.
Ngoài những khác biệt trong việc hiểu biết về pháp luật trong hai hệ thống tư pháp này, còn có một sự
phân biệt cơ bản trong cách mà hai hệ thống pháp luật này được áp dụng. Thực hành pháp luật chung của
Anh đã được kết hợp với một hệ thống tư pháp đối đầu. Một hệ thống đối đầu, như hệ thống đang được sử
dụng ở cả Hoa Kỳ và Anh, là một hệ thống trong đó các bên tranh cãi được đối mặt với nhau trong một
cuộc tranh luận miệng tương đối ngắn với kỳ vọng rằng sự cạnh tranh giữa hai bên sẽ phát hiện ra sự thật.
Người đơn kiện, người bị kiện và luật sư đại diện cho họ được tụ họp cùng nhau để trình bày vụ án của họ
trước một ban hội thẩm và một thẩm phán, người được kỳ vọng là một trọng tài công bằng. Hệ thống này

45
được mô tả là đối đầu vì mối quan hệ đối lập giữa luật sư của người đơn kiện và người bị kiện trong phiên
tòa.
Một cách thức pháp luật dựa trên mã luật, được gọi là hệ thống dò xét, lịch sử đã được kết hợp với một hệ
thống thẩm vấn. Hệ thống dò xét được đặc trưng bởi vai trò độc đáo của các thẩm phán, họ phải thu thập
bằng chứng và thẩm vấn các nhân chứng để tìm ra sự thật. Hệ thống dò xét cũng được phân biệt bởi tính
chất viết của các phiên tòa. Các đề xuất từ các bên phải được thực hiện bằng văn bản gửi cho thẩm phán,
người xem xét và trả lời bằng văn bản. Những nhân chứng được đưa ra để làm chứng trước thẩm phán và
luật sư theo cách không liên tục, thay vì một sau một. Một bản ký sự về lời khai của nhân chứng sau đó
được trình bày tại phiên tòa, nếu có. Luật sư tham gia vào hệ thống dò xét, nhưng chỉ là tư vấn cho khách
hàng của họ thay vì là những diễn viên chính trong một phiên tòa. Một trong những kết quả của việc áp
dụng pháp luật theo hệ thống dò xét là các vụ án hiếm khi đi đến phiên tòa trừ khi thẩm phán thực hiện
cuộc điều tra, tin rằng bị cáo có tội và có đủ bằng chứng để ủng hộ quyết định đó. Phiên tòa chỉ đơn giản
là việc xem xét lại hồ sơ viết được thu thập bởi thẩm phán. Quyết định về tội và hình phạt sau đó được
quyết định bởi một ban thẩm phán hoặc các thẩm định viên, mặc dù phiên tòa bồi thẩm cũng được sử
dụng cho các vụ án hình sự. Do đó, hệ thống pháp luật thông thường và hệ thống pháp luật dựa trên mã
luật là khác biệt trong cách thức áp dụng pháp luật.
Một số học giả ở Vương quốc Anh và Mỹ đã đề xuất rằng các hệ thống pháp luật thông thường là ưu việt
do nguồn gốc của chúng. Các hệ thống đã tiến hóa để hỗ trợ các mục đích khác nhau. Pháp luật thông
thường Anh đã phát triển để bảo vệ tài sản của cá nhân và giới hạn quyền lực của nhà nước trong việc
tước đoạt tài nguyên. Pháp luật dân sự, theo truyền thống La Mã, phát triển như một công cụ để mở rộng
và quản lý đế chế. Thực tế, nó là một công cụ được nhà nước sử dụng để quy định công dân của mình chứ
không phải để bảo vệ họ khỏi sự xâm phạm của nhà nước. Một lý do khác được xác định trong niềm tin
về sự ưu việt của pháp luật thông thường so với pháp luật dân sự là vai trò của luật sư trong các hệ thống
pháp luật thông thường. Vai trò của luật sư trong các thuộc địa Anh trước đây đã truyền thống là mạnh
hơn và có ảnh hưởng hơn so với các thuộc địa Pháp trước đây và được đưa ra là một phần giải thích cho
các cơ quan pháp lý mạnh hơn trong những quốc gia bị thuộc địa bởi Anh và áp dụng các cơ quan Anh.
Merillat quan sát rằng, "Trong nhiều lãnh thổ Anh cũ, luật sư thường đóng một vai trò quan trọng trong
các phong trào độc lập và, trong thời kỳ sau độc lập, đã tiếp tục giữ vị trí uy tín và quyền lực trong chính
phủ và dịch vụ công" (Merillat 1966:72). Luật sư và các hiệp hội pháp lý mạnh có thể cung cấp một trọng
tâm quan trọng khác của quyền lực đối với nhà nước, do đó tăng cơ hội cho sự phát triển dân chủ và xã
hội dân sự thịnh vượng hơn. Luật sư đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng ở Ghana trong giai đoạn dẫn
đầu đến độc lập cũng như sau đó.
Họ tổ chức nhằm cố gắng đạt được nhiều đại diện hơn trong chính phủ thuộc địa và thúc đẩy Anh tiến gần
hơn đến việc trao đổi độc lập cho Ghana (Edsman 1979). Tuy nhiên, điều này không phải ở mọi nơi đều
giống nhau, ở Kenya, các tổ chức luật sư không tích cực hỗ trợ chủ nghĩa hiến pháp sau khi độc lập, mà
thay vào đó là đồng có ý với chính phủ trong việc tìm kiếm vị trí quyền lực xã hội. Ngay sau khi độc lập,
có lẽ do nó đã bị độc quyền bởi những người nước ngoài trong những năm thời đại thuộc địa, ngành luật
không phát triển một vị trí mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của người dân Kenya (Ghai và McAuslan 1970).
Tình hình này đã thay đổi trong những thập kỷ gần đây và Hội Luật gia Kenya đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc kiềm chế việc lạm dụng quyền lực và tham nhũng của chính phủ (Gathii 1999).
Một số quan sát viên khác đã lý giải rằng hệ thống pháp luật thông thường đã vượt trội ở Châu Phi vì tòa
án đã hoạt động như một cơ quan kiểm tra đối với ban điều hành, như đã đề cập ở trên, và bởi thời điểm
độc lập đến trên lục địa Châu Phi, việc xem xét pháp luật tại một số hệ thống pháp luật thông thường đã
có một lịch sử dài và ổn định. Pháp, mặt khác, có hệ thống xem xét pháp luật mà một số người gọi là 'thụ
động' (Fombad 1998:173) được giới thiệu lần đầu trong Hiến pháp Pháp năm 1958 và sau đó được xuất

46
khẩu đến các quốc gia Châu Phi mới độc lập vào những năm 1960 trước khi nó thậm chí đã trở nên hoàn
toàn cố định ở Pháp! Fombad lưu ý rằng tác động net của hệ thống này ở Châu Phi nói tiếng Pháp là tăng
cường thêm quyền lực cho một ban điều hành đã sở hữu quá nhiều sức mạnh. Thực tế làm cho 'các nhà
lãnh đạo trở thành các thẩm phán tối cao về tính hợp pháp của các luật lệ' (Fombad 1998:185).
Một giải thích cuối cùng cho sự khác biệt giữa hai hệ thống là sự quan trọng của quan lại trong hệ thống
thường dân. Sự nhấn mạnh vào lập luận bằng văn bản trong các cơ quan pháp luật dân sự, cùng với yêu
cầu quản lý của quan lại rằng các động thái bằng văn bản, bản ghi chép bằng văn bản của cuộc phỏng vấn
và sự cần thiết của việc giữ tất cả các tài liệu này theo trật tự và an toàn trước khi một vụ án được đưa ra
xét xử, đòi hỏi một quan lại hiệu quả cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác. Trong khi điều này
có thể hoạt động tốt ở Bỉ và Đức, nhiều quốc gia ở Châu Mỹ Latinh và thế giới đang phát triển không có
các cơ quan quản lý hiệu quả. Điều này đã được người Pháp lưu ý là một vấn đề trong việc quản lý công
lý tại Tây Phi trong thời kỳ thuộc địa (Robert 1955). Sự thiếu hụt của một hệ thống quan lại hiệu quả có
thể đồng nghĩa với một hệ thống không thể áp dụng pháp luật và tất cả những hậu quả kế tiếp. Pháp luật
thông thường, với sự nhấn mạnh vào lập luận bằng miệng, ít phụ thuộc hơn vào một hệ thống quan lại
hiệu quả, ít nhất là đối với quá trình xét xử một vụ án.
Các hệ thống pháp luật châu Phi đã có cơ hội thích nghi và thay đổi, trở nên phù hợp hơn với môi trường
cụ thể của họ (Bắc và Thomas 1970; Stone Sweet 1999). Thực tế, các quốc gia châu Phi hiện đã thành lập
các trường luật và chương trình đại học để đào tạo và giáo dục luật sư và thẩm phán. Hiện nay, ở mỗi
quốc gia châu Phi, có một nhóm chuyên gia pháp lý được đào tạo với kiến thức sâu rộng về luật pháp và
việc áp dụng cụ thể của nó trong nước họ. Những bài học từ việc xem xét các trường hợp châu Phi sau
gần một nửa thế kỷ tồn tại có ý nghĩa lớn vì chúng có thể được áp dụng cho các quốc gia khác trên thế
giới.
Các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ, đang bắt đầu cải cách cơ quan theo cùng các điều kiện thiếu tài
nguyên. Pháp luật thuộc địa ở châu Phi Không có ngoại lệ nào ở châu Phi, các thuộc địa đã áp dụng hệ
thống pháp luật của thủ đô khi độc lập. Điều này xảy ra vì hai lý do khác nhau. Đầu tiên, suốt suốt quá
trình thuộc địa, người bản xứ buộc phải sống với một hệ thống cụ thể, entral civil codes hoặc pháp luật
chung của Anh. Khi độc lập, những gì tồn tại là kinh nghiệm của một hệ thống pháp luật quốc gia được
thiết kế bởi các cường quốc châu Âu lục địa hoặc Anh. Do đó, giống như các thuộc địa mới độc lập đã
chọn giữ lại ngôn ngữ của thủ đô để tiến hành các hoạt động chính phủ, họ cũng giữ lại các cơ quan pháp
luật và chính trị khác được để lại. Khi xem xét các thuộc địa châu Phi thuộc Pháp, Delavignette lưu ý rằng
khi độc lập, cùng một hạt nhân quản trị đã được giữ lại, 'Máy móc đã đổi chủ nhưng không phải là các bộ
phận.' (Delavignette 1950:276) Gower lưu ý sự tương đồng ở châu Phi nói tiếng Anh khi 'pháp luật Anh
được áp dụng mà không cần xem xét tính phù hợp với điều kiện địa phương' (Gower 1967:29). Hệ thống
pháp luật châu Phi hiện đại không hẳn là tốt hơn hệ thống pháp luật truyền thống châu Phi, mà chính vì có
sự khóa chặt, một hướng đi cụ thể đã chiếm ưu thế do kinh nghiệm trước đó với một bộ máy cụ thể của
các cơ quan (Arthur 1989; David 1985). Đó chính là kinh nghiệm và kiến thức về một hệ thống pháp luật
cụ thể đã dẫn Senegal chấp nhận một bộ luật dân sự vào năm 1960 giống với Pháp và từ chối pháp luật
truyền thống và tùy thuộc (Le Roy 1994). Những người châu Phi được giáo dục về luật, và số lượng họ
rất ít, đã được giáo dục về luật của quyền lực thủ đô. Liên quan chặt chẽ đến điểm này là lý do thứ hai mà
các quốc gia châu Phi chấp nhận các cơ quan của thủ đô; tầng lớp elits trong nước đã trở nên thành thạo
trong việc đàm phán với cấu trúc pháp luật dân sự hoặc thông thường và do đó, họ có một lợi ích về việc
tiếp tục duy trì chúng. Các tầng lớp elits châu Phi trở thành chuyên gia trong việc làm việc trong mỗi hệ
thống pháp luật, đặc biệt trong thời kỳ đấu tranh cho độc lập. Dễ hiểu khi những nhà lãnh đạo châu Phi sẽ
chọn lựa một hệ thống mà họ đã quen thuộc thay vì xây dựng một cái gì đó hoàn toàn mới. Thực tế, ở
Nigeria và Kenya khi độc lập, tòa án và hệ thống pháp luật đã trở nên gần gũi hơn với pháp luật thông

47
thường Anh hơn là dưới thời cai trị thuộc địa của Anh. Điều này lớn phần là do chính phủ thuộc địa Anh
đã cho phép đặc quyền pháp lý đặc biệt cho người Hồi giáo, các dân tộc thiểu số và người theo pháp luật
tùy thuộc. Khi độc lập, tòa án tự do của Kenya, Ghana, Nigeria ít thiên về việc ủng hộ những phân biệt
này với quyền đặc biệt mặc dù pháp luật tùy thuộc và sharia vẫn được công nhận (Cohen 1969; Ghai và
McAuslan 1970; Woodman 1994).
Mặc dù Pháp và Anh là những người chủ chốt, nhưng không phải chỉ có hai nước này hoạt động trong
cuộc chia lấn châu Phi. Bỉ, Đức, Bồ Đào Nha và Ý đều giữ được quyền kiểm soát một phần lãnh thổ châu
lục vào đầu thế kỷ 20. Tình hình này thay đổi sau Thế chiến I khi Đức bị buộc phải từ bỏ các thuộc địa
của mình trên lục địa, bao gồm Đông Nam Á Châu Đại Dương, Cameroon và Tanganyika, như một hậu
quả của thất bại của mình. Các thuộc địa Ý như Somaliland Ý, Eritrea và Libya, cũng trải qua số phận
tương tự sau Thế chiến II. Bỉ, Ý và Đức cũng đều có hệ thống pháp luật dân sự như Bồ Đào Nha, mà khác
với phần còn lại của các cường quốc châu Âu, duy trì quyền kiểm soát các thuộc địa châu Phi cho đến
năm 1975.
Người Anh tin rằng một trong những di sản lớn nhất của thời kỳ thuộc địa là việc áp đặt các cơ quan tư
pháp Anh 'văn minh' (Ghai và McAuslan 1970:125). Tuy nhiên, hệ thống pháp luật dân sự được coi là ưu
việt ở châu Âu, nơi họ được cho là công bằng và hiệu quả hơn (Merryman 1985). Thậm chí còn có các
học giả Mỹ mạnh mẽ như Tullock (1997) đã vượt qua ranh giới lục địa và bào chữa sự ưu việt của hệ
thống pháp luật dân sự.
Từ những ngày đầu của quản lý thuộc địa ở châu Phi, các thuộc địa Anh và các thuộc địa của các cường
quốc châu Âu lục địa đã tiếp xúc với hệ thống pháp luật của các thủ đô. Mặc dù ban đầu đã cố gắng bảo
vệ tất cả trừ công dân của thủ đô khỏi việc áp dụng pháp luật châu Âu thông qua việc thành lập 'Tòa án
bản xứ' và 'pháp luật tùy theo phong tục'; những hành động này đã phần lớn không hiệu quả. Các nhà sử
học và học giả pháp luật hiện nay tham gia tranh luận về việc liệu 'pháp luật tùy theo phong tục' có thực
sự bản xứ hay nó đã được hình thành liên quan đến pháp luật châu Âu, thường là như một phản ứng với
thực dân và sự xâm chiếm của hành chính thực dân. Chanock (1991), Mann và Roberts (1991) và Snyder
(1987) tranh luận rằng pháp luật tùy theo phong tục không tồn tại trong trạng thái nguyên sơ trước sự xuất
hiện của người châu Âu, mà thay vào đó đã được phát triển và đòi hỏi bởi sự hiện diện của một quyền lực
thực dân. Max Gluckman và những người khác sẽ không đồng ý và đưa ra các trường hợp được ghi chép
về pháp luật bản địa châu Phi (Davidson 1992; Gluckman 1955; Gluckman 1965; Nadel 1947; Rattray
1923). Trong giai đoạn thuộc địa sớm, trước khi đổi thế kỷ 20, khi việc quản lý các thuộc địa ở châu Phi
thường được giao cho một số ít quan chức đặt cơ sở tại địa phương hoặc nhân viên của một trong những
công ty thương mại lớn (Ghai và McAuslan 1970:128), pháp luật được áp dụng một cách tương đối tạm
thời trong 14 thuộc địa châu Phi. Điều này đặc biệt đúng ở nội địa nơi ngay cả các tu sĩ cũng có thể được
yêu cầu phục vụ như làm thẩm phán trong các tranh chấp (Chanock 1991).
Gần như ngay sau khi kiểm soát lãnh thổ, người Anh đã thành lập tòa án nơi pháp luật thông thường được
áp dụng. Họ cũng tạo ra các nghị định địa phương. Tuy nhiên, các tòa án Anh ở các thuộc địa không được
trang bị đầy đủ bởi các thẩm phán được đào tạo cho đến nửa sau của thế kỷ 19. Các tòa án Anh ở các
thuộc địa bắt đầu xét xử các vụ án và ghi chép chúng, từ đó thiết lập một hệ thống pháp luật tư pháp mà
sau này có thể được tham khảo (Mann và Roberts 1991:14). Trong lý thuyết, việc áp dụng các hệ thống
pháp luật chung nên linh hoạt và tiến triển để thích nghi với môi trường địa phương. Nhưng nhu cầu kiểm
soát các thuộc địa được ưu tiên hơn việc linh hoạt áp dụng pháp luật.
Những ý định được thể hiện của các quan chức Văn phòng thuộc địa, và sự thay đổi nhỏ nhưng quan
trọng trong cách diễn đạt của các điều khoản tiếp nhận liên tiếp cho thấy sự quan tâm tiếp tục từ phía Văn
phòng thuộc địa rằng pháp luật được nhận được nên được áp dụng linh hoạt để đáp ứng điều kiện địa

48
phương. Đó là một mong muốn bị thất vọng, bị đưa vào hư không bởi sự tuân theo cứng nhắc của tiền lệ
Anh và một tín ngưỡng về sự đồng nhất pháp luật. Cả hai nguyên tắc này đảm bảo rằng pháp luật Anh khi
được cấy trồng, xa xôi khỏi việc thích nghi với vấn đề cụ thể của các thuộc địa, sẽ được áp dụng một cách
cứng nhắc và đồng nhất theo tư cách của các cơ quan Anh (Seidman 1989:110). Luật pháp và quản trị
được coi là hai khái niệm không thể tách rời, quan điểm này giải thích cho việc người Anh đã nhanh
chóng và mạnh mẽ thực hiện các hệ thống pháp luật trong các thuộc địa của họ.
Ứng dụng luật pháp kỳ cục nhất trong giai đoạn thuộc địa châu Phi sớm là có lẽ hệ thống indigénat của
Pháp, cho phép các quan chức thuộc địa có quyền trừng phạt người dân châu Phi ngay tại chỗ, có thể bị tù
tới hai tuần cũng như phạt tiền, nếu họ cho rằng có vi phạm. Mặc dù việc sử dụng này trở nên ít phổ biến
hơn, nhưng indigénat vẫn là luật pháp của các thuộc địa Pháp cho đến năm 1944. Ở bốn cộng đồng Pháp
tại Senegal, luật dân sự Pháp được áp dụng cho cả người Pháp và người châu Phi. Tuy nhiên, ở các khu
vực khác của các quốc gia này và các thuộc địa Pháp khác, có hai bộ luật: statut civil français dành cho
công dân Pháp và statut personnel dành cho người dân địa phương. Tuy nhiên, statut civil cũng được áp
dụng cho người dân địa phương nếu một tranh chấp liên quan đến chính phủ thuộc địa hoặc công dân
Pháp. Cũng giống như các cường quốc thuộc địa khác đã sử dụng các phương pháp khác nhau để quản lý
công lý trong những thập kỷ đầu của thuộc địa hóa, họ tiếp tục sử dụng các kỹ thuật đa dạng vào đầu thế
kỷ hai mươi và sau đó. Người Anh, theo chính sách cai trị gián tiếp, thi hành một hệ thống pháp luật trong
đó họ đào tạo và sử dụng người châu Phi để giải quyết tranh chấp giữa người châu Phi. Có thể cho rằng
điều này có thể khiến các thuộc địa Anh có điều kiện tốt hơn sau khi độc lập vì có một nhóm các chuyên
gia pháp lý có kinh nghiệm trong các thuộc địa Anh. Việc sử dụng các nhà lãnh đạo truyền thống để giải
quyết tranh chấp thông qua pháp luật tập quán là một trách nhiệm mà các nhà lãnh đạo không nhất thiết
phải có trước khi thuộc địa hóa.
Ở một số khu vực của Châu Phi, nơi các vương quốc đã được thiết lập tốt, ví dụ như giữa người Ashanti
và Barotse, không chỉ có một nhóm các nhà lãnh đạo truyền thống giải quyết tranh chấp, mà thường còn
có một hệ thống pháp luật được hình thành tốt (Gluckman 1955; Gluckman 1965; Nadel 1947; Rattray
1923). Điều này là tình huống lý tưởng đối với người Anh vì họ cần những nhà lãnh đạo truyền thống để
thực hiện chính sách cai trị gián tiếp của họ. Ở những nơi họ không tìm thấy những nhà lãnh đạo họ cần,
người Anh đã tạo ra họ. Việc ủy quyền cho những nhà lãnh đạo truyền thống trong trường hợp này, hầu
hết đều là những người đàn ông lớn tuổi, đã có tác động làm tách biệt phụ nữ và thanh niên (Chanock
1991). Tuy nhiên, vai trò của người Châu Phi làm trọng tài trong hệ thống 'Tòa án Bản địa' không được
tương đương với vai trò quan trọng trong các tòa án dân sự phục vụ cả nước và đặc biệt là cộng đồng
người nước ngoài. Điều này có nghĩa là trong khi người Châu Phi có thể làm trọng tài trong cài đặt
'truyền thống', ở nhiều thuộc địa Anh, đào tạo về luật pháp bị hạn chế, một số người đã lập luận rằng điều
này là kết quả của sự sợ hãi với các luật sư mà người Anh phát triển sau khi xem luật sư dẫn đầu phong
trào dân chủ Ấn Độ (Ghai 1987:751). Ví dụ, ở Tanganyika, chính phủ thuộc địa có chính sách ngăn ngừa
người Châu Phi nhận học bổng về luật pháp trong khi đồng thời yêu cầu bằng cấp luật Anh để trở thành
luật sư.
Tất cả các thẩm phán ở Châu Phi thuộc địa đều không phải là người Châu Phi cho đến cuối thời đế quốc,
khi một số ít thẩm phán Tây Phi được bổ nhiệm, tuy nhiên, tất cả họ đều được đào tạo và đủ điều kiện ở
Anh. Điều này hầu như không phải là ngẫu nhiên; Ví dụ, Nghị định Hội đồng 1902 của Bảo hộ Đông Phi
(Tòa án Phúc thẩm) cụ thể quy định rằng bất kỳ thành viên bổ nhiệm bổ sung nào (ngoài các thẩm phán
Tòa án Tối cao của Zanzibar và các Bảo hộ) phải là 'một thành viên của tòa án Anh, Scotland hoặc
Ireland, có tư cách không thấp hơn năm năm' (Seidman 1989:111).
Chính sách của Anh, kết hợp với việc không có đào tạo pháp luật nào có sẵn ở Tanganyika, có nghĩa là
khi độc lập chỉ có 25 luật sư ở đất nước và chỉ có hai người trong số họ là người châu Phi (Twaib

49
1997:33). Sự thiếu hụt người chuyên nghiệp về pháp luật này cũng đúng ở hầu hết các quốc gia châu Phi
với ngoại lệ của Ghana và Nigeria, nơi có một số ít luật sư châu Phi làm việc về các vấn đề tùy theo
phong tục như đất đai và di sản trong thời kỳ thuộc địa (Edsman 1979; Luckham 1987). Ở Nigeria, điều
này là do việc cho phép trước năm 1945 các luật sư thực hành luật mà không cần bằng cấp miễn là họ đã
đăng ký tại một trong các Hội luật sư ở Anh và qua kỳ thi bar (Gbadamosi 2001). Tình hình tương tự
cũng diễn ra ở các thuộc địa Anh ở Tây Phi nơi tiền bạc cá nhân tài trợ việc đào tạo một nhóm nhỏ các
chuyên gia pháp luật (Ghai 1987:752).
Đối với các thuộc địa Pháp, hệ thống tư pháp và hành chính đã thay đổi đáng kể tại hai điểm trong lịch sử
thuộc địa Pháp. Vào đầu thế kỷ hai mươi, sự thay đổi đầu tiên xảy ra khi Pháp chuyển từ việc cố gắng hòa
bình sống chung với phong tục và truyền thống châu Phi sang việc cố gắng thay đổi rõ ràng phong tục và
truyền thống châu Phi để thúc đẩy sản xuất kinh tế và củng cố sự kiểm soát của Pháp đối với đế chế
(Okou 1994). Một sự thay đổi khác xảy ra sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi chính quyền thuộc địa
Pháp loại bỏ hoàn toàn chế độ indigénat và phát triển một bộ luật dân tộc, được cho là bảo vệ phong tục
châu Phi trong khi thúc đẩy sự tiến bộ hoặc 'tiến hóa' của hệ thống pháp luật châu Phi. Tuy nhiên, như
một học giả Pháp nói một cách hợp lý, dường như ý định của Pháp để thúc đẩy sự phát triển của một hệ
thống pháp luật châu Phi cụ thể hơn mà sẽ phù hợp hơn với các thuộc địa có lẽ đã bị người dân châu Phi
hiểu lầm. 'Nhưng điều nghiêm trọng nhất là sự hiểu lầm đôi khi hoàn toàn của người dân châu Phi về ý đồ
của chúng ta' (Robert 1955:205).
Bỉ và Bồ Đào Nha, cả hai đất nước có hệ thống pháp luật dân sự, cũng đã bỏ qua việc đào tạo các chuyên
gia bản xứ có năng lực trong lĩnh vực luật pháp. Khi các thuộc địa Bỉ và Bồ Đào Nha trở nên độc lập, họ
gần như không có chuyên gia pháp lý được đào tạo để xử lý tranh chấp trong hệ thống tòa án quốc gia. Ở
Angola, vào năm 1968, trước khi đất nước trở nên độc lập, tổng số luật sư hành nghề (và người ta giả
định rằng tất cả hoặc hầu hết đều là Bồ Đào Nha) trong nước là 87 (Bender 1978:231). Khi độc lập, mỗi
thuộc địa đều cần có những chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm nếu người dân muốn tiếp cận hệ thống tòa
án như một phương pháp giải quyết tranh chấp. Việc ít quan tâm đến việc xây dựng hệ thống tư pháp và
nghề luật trong các thuộc địa trước khi độc lập đã có hai hậu quả ngay lập tức. Hậu quả đầu tiên là rõ
ràng, đó là sự cản trở mà hệ thống pháp luật yếu và non trẻ đặt ra đối với việc sử dụng tòa án như một giải
pháp phi bạo lực cho xung đột và như người phán xét trong tranh chấp hợp đồng. Hậu quả thứ hai, ít rõ
ràng hơn, nhưng độc hại của hệ thống tư pháp yếu và nghề luật là chúng không thể phục vụ như một
phương tiện chống đỡ sự tập trung quyền lực vào tay nhà nước trung ương và ban lãnh đạo. Sự thiếu
mạnh mẽ hoặc thậm chí là ổn định của nghề luật và hệ thống tư pháp ở hầu hết các quốc gia châu Phi khi
độc lập kết hợp với động lực cho sự tập trung quyền lực vào ban lãnh đạo đã làm cho chế độ độc tài trở
thành điều không thể tránh khỏi ở châu Phi sau thuộc địa.
Liệu các quốc gia áp dụng pháp luật thông thường ở châu Phi và nơi khác có thực sự tốt hơn trong việc
cung cấp 'pháp luật' so với các quốc gia có hệ thống pháp luật dân sự? Giả định này sẽ là cơ sở cho giả
thuyết không; rằng hệ thống pháp luật dân sự và hệ thống pháp luật thông thường tương đối gần đến khả
năng cung cấp pháp luật hiệu quả.
Hệ thống pháp luật chung và dân luật ở châu Phi có sự tương đồng với các quốc gia bị thuộc địa ở các
khu vực khác trên thế giới, trong đó các nước theo luật pháp chung có vẻ hiệu quả hơn trong việc cung
cấp Quyền pháp luật, còn các nước theo luật dân sự lại tồi tệ hơn ở châu Phi và tồi tệ hơn trung bình. Tại
sao lại như vậy? Chúng ta biết rằng lục địa châu Phi là độc đáo khi có nhiều quốc gia có GDP/người dân
thấp, và chúng ta có thể đưa ra một số cách mà GDP/người dân thấp có thể can thiệp vào việc cung cấp
dịch vụ pháp lý và cuối cùng ảnh hưởng đến Quyền pháp luật như được định nghĩa bởi cả Cơ quan Rủi ro
Chính trị và Freedom House. Một quốc gia càng có nhiều tiền, thì tòa án của nó sẽ được đào tạo và trả
lương tốt hơn, và tổ chức tòa án càng mạnh mẽ hơn. Các nhà kinh tế sử, như Douglass North và Robert

50
Thomas (1993) đã lưu ý rằng mức thu nhập tăng ở một quốc gia sẽ dẫn đến các tổ chức phức tạp và hiệu
quả hơn. Liên quan chặt chẽ đến vấn đề của sự giàu có quốc gia là sự giàu có cá nhân. Luật sư tốn tiền và
luật sư giỏi tốn rất nhiều tiền. Nếu công lý có thể được mua, thì ở các quốc gia có mức độ giàu có cá nhân
thấp, sẽ không có công lý. Ở những nơi mà người dân không có tài nguyên để kiện tụng, sự bất công có
thể tồn tại mà không bị kiểm soát bởi pháp luật.
Một lý do thứ hai tại sao chúng ta có thể thấy hiệu suất kém của các hệ thống luật dân sự tại châu Phi liên
quan rất chặt chẽ đến cuộc thảo luận lịch sử trong phần đầu. Ngành luật ở cả các quốc gia châu Phi có luật
dân sự và luật thông thường không được phát triển đầy đủ khi độc lập và các chuyên gia pháp lý là rất
quan trọng đối với hoạt động của bất kỳ hệ thống pháp lý nào. Khi độc lập được đạt được, nhiều quốc gia
châu Phi chỉ có một số lượng rất nhỏ các luật sư châu Phi, giáo dục pháp lý có hạn hoặc không có và một
hệ thống tòa án kép. Hệ thống tòa án kép, cho phép hoạt động của 'tòa án bản địa' áp dụng phong tục pháp
và sử dụng các cá nhân không được đào tạo về luật dân sự hoặc thông thường làm thẩm phán, đặc biệt là
gây hại cho việc hình thành một thanh tra chính trị hoạt động sau khi độc lập. Việc sử dụng tòa án bản địa
thường bị bỏ qua bởi các quốc gia châu Phi độc lập. Ít ai muốn giữ lại quan niệm rằng một loại luật dành
cho người châu Phi và một loại khác dành cho người châu Âu và được giáo dục tốt. Do đó, mẫu tự luật ở
các quốc gia này là áp dụng công lý thông thường hoặc luật dân sự cho tất cả mọi người trong khi cố gắng
tích hợp các khía cạnh quan trọng của phong tục pháp vào hệ thống pháp lý. Do đó, ngành luật khi độc
lập có một số vấn đề: phát triển các phương tiện giáo dục pháp lý; thích nghi với một hệ thống tòa án mới;
và tuyển dụng luật sư và thẩm phán mới vào lãnh vực. Thông thường, nó không đủ lớn về số lượng thành
viên, cũng như không đủ mạnh về quyền lực chính trị để cung cấp một sự đối đầu hiệu quả với các nỗ lực
của chính phủ để mở rộng vai trò của nhà nước hoặc quyền lực của chính quyền.
Về việc tại sao ngành luật không thể cung cấp một trọng tâm chính trị thay thế trong thời kỳ độc lập mới,
nhưng hầu hết các quốc gia châu Phi đã độc lập được 50 năm. Còn những thập kỷ gần đây thì sao? Liên
đoàn luật sư và các cơ quan tư pháp của các quốc gia châu Phi có đóng vai trò chính trị tích cực hơn
không? Điều này dường như đúng ở Kenya, nơi Hội Luật sư, mà đã bị nhà nước sáp nhập vào vào những
năm đầu của độc lập (Ghai và McAuslan 1970), hiện đang hoạt động để kiềm chế quyền lực của chính
phủ và chống tham nhũng (Gathii 1999). Jennifer Widner (1999) đã nghiên cứu vai trò thay đổi của tư
pháp ở châu Phi theo pháp quyền thông thường. Bà lập luận rằng nỗ lực của tư pháp để ảnh hưởng đến
chính trị theo một cách dân chủ hơn đang diễn ra, nhưng thường bị áp lực đảng phái trong việc tìm kiếm
sự độc lập lớn hơn. Trong nghiên cứu của Widner tại ba quốc gia theo pháp quyền thông thường ở châu
Phi, 73,9% luật sư tại Tanzania và 78,9% luật sư tại Uganda cho biết họ cho rằng tư pháp độc lập hơn so
với mười năm trước, trong khi chỉ có 3,2% luật sư tại Bostwana nghĩ như vậy. Widner không cố gắng xác
định vai trò của liên đoàn luật sư cụ thể, nhưng nghiên cứu của bà minh họa một số cải thiện về độc lập tư
pháp trong thập kỷ qua. Các quốc gia theo pháp quyền thông thường ở châu Phi dường như đang có
những tiến bộ so với các quốc gia theo pháp dân sự.
Nếu nghiên cứu của Widner và kinh nghiệm của Kenya là biểu hiện của xu hướng, và vẫn còn rất nhiều
điều cần phải được quan sát, chúng ta có thể mong đợi khoảng cách này sẽ ngày càng mở rộng. Làm thế
nào để giải thích sự chệch lệch này giữa các quốc gia dân luật và thông luật ở châu Phi? Miễn là việc hoạt
động đúng đắn của một cơ quan hành chính có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống pháp luật, sự tồn
tại của một cơ quan hành chính lương thấp và không hiệu quả có thể gây ra những tác động tàn khốc đối
với việc áp dụng công lý. Nếu có sự phụ thuộc lớn hơn vào cơ quan hành chính trong một hệ thống điều
tra theo pháp luật dân sự thì việc áp dụng pháp luật sẽ không hiệu quả. Trong kinh nghiệm của riêng tôi
làm việc tại lưu trữ hồ sơ pháp lý ở Ethiopia và Eritrea, cả hai quốc gia pháp luật dân sự, tôi tin rằng đây
là một vấn đề nổi bật và chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Qua việc chứng kiến thời gian kéo dài của một
số vụ án, nỗ lực cần thiết để đảm bảo mỗi tài liệu pháp lý được nộp tại văn phòng đúng cách với con dấu

51
chính xác, và những lý do đa dạng dẫn đến sự trì hoãn của một phiên tòa, tôi trở nên tin rằng quá trình đạt
được một phán quyết pháp lý là vô cùng tốn kém về cả tiền bạc và cơ hội. Việc xác minh xem liệu hệ
thống pháp luật phổ thông có hiệu quả hơn vì họ ít phụ thuộc vào quy trình hành chính còn chưa được
chứng minh trong các nghiên cứu tiếp theo.
Kết luận.
Việc thuộc địa quan trọng. Ở tất cả các quốc gia, nó cung cấp một hệ thống pháp luật, cơ quan tổ chức
tổng thể cho các quốc gia châu Phi khi độc lập, tuy nhiên các thủ đô thuộc địa không đào tạo đủ số luật sư
và thẩm phán để lãnh đạo hệ thống cơ quan tổ chức này. Do đó khi độc lập, có một nghịch lý chính trị của
tầng lớp elít có lợi ích đặc biệt trong việc duy trì hệ thống cơ quan tổ chức pháp luật cụ thể, nhưng không
có nhân sự thực sự hoặc cơ sở hạ tầng để duy trì hệ thống đó. Nhiều học giả châu Phi và người học châu
Phi đã lưu ý điều này (Bender 1978; Ghai và McAuslan 1970; Twaib 1997, Ghai 1987). Hơn nữa, do
những thay đổi sâu sắc được thực hiện đối với mỗi hệ thống pháp luật khi độc lập, thông thường là trong
một nỗ lực để cho phép tất cả công dân truy cập vào một cấu trúc pháp luật trước đây đã dành riêng cho
người nước ngoài, chúng ta không thực sự có thể nói rằng hệ thống pháp luật tồn tại dưới dạng hiện tại
trước khi độc lập. Do đó, việc phân tích sự phát triển và hiệu quả của các cơ quan tổ chức pháp luật châu
Phi sau độc lập là hoàn toàn thích hợp và lý thuyết hấp dẫn. Thực sự, các kết luận từ dữ liệu qua các quốc
gia được trình bày ở đây rất hấp dẫn vì chúng cho thấy sự tương đồng của các trường hợp châu Phi với
các xu hướng trên toàn thế giới và hệ thống pháp luật dân sự tệ hơn đáng kể. Điều này đặc biệt quan trọng
khi xem xét thực tế rằng trong các trường hợp châu Phi chúng ta đang so sánh giống như nhau, các quốc
gia có hệ thống pháp luật dân sự và thông thường đối mặt với những thách thức chính trị và nguồn lực
tương tự. Từ dữ liệu được phân tích ở đây, có vẻ như nhóm 32 hệ thống pháp luật thông thường châu Phi
đã trở nên hiệu quả hơn theo thời gian trong khi hệ thống pháp luật dân sự vẫn đứng yên.
Thời gian có thể làm tăng hiệu quả của cả hệ thống dân luật và thông luật ở châu Phi. Nếu việc đào tạo
pháp luật và việc tăng cường hệ thống tư pháp có tiềm năng tăng cường pháp luật thì chúng ta nên thấy sự
cải thiện trong vài thập kỷ tới vì nhiều chương trình đã được phát triển bởi USAID và Ngân hàng Thế giới
để "tăng cường" hệ thống tư pháp ở thế giới đang phát triển (Coliver 2000; Gathii 1999).
Nếu có bao giờ là cần thiết cho việc nghiên cứu thêm thì đó là trong lĩnh vực hiệu quả của các cơ quan
pháp luật. Chúng ta cần nhiều đánh giá học thuật bản xứ hơn về hiệu quả của luật pháp và hệ thống pháp
luật tại Châu Phi, và vấn đề này cũng như ở phần còn lại của thế giới đang phát triển, để xác định xem cơ
quan và chiến lược nào hoạt động tốt nhất trong các quốc gia có mức thu nhập thấp. Hơn nữa, quan trọng
là chúng ta phát triển thêm nghiên cứu so sánh rộng hơn trong lĩnh vực này thay vì nghiên cứu dành cho
các quốc gia theo luật dân sự hoặc luật thông thường có cơ quan tương tự. Với tất cả số tiền viện trợ quốc
tế đang đổ vào các dự án nhằm "tăng cường" các cơ quan pháp luật, chúng ta nên biết thêm về việc gì
đang được tăng cường và quá trình áp dụng công lý tại Châu Phi và phần còn lại của thế giới đang phát
triển.

 Civil Law and Common Law


Ngay từ những ngày đầu tiên trong quá trình phát triển của họ đã có những nền tảng cơ
bản sự khác biệt giữa hệ thống thông luật của Anh và hệ thống thông luật của châu Âu lục
địa các hệ thống công lý. Các hệ thống luật lục địa phát triển từ các bộ luật của Đế chế La
Mã và phát triển thành một hệ thống quy chế mà ngày nay chúng ta gọi là luật dân sự.
Có lẽ vì dân luật phát triển trong bối cảnh một đế quốc đang bành trướng cần pháp luật
dân sự được quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân (David và Brierley 1978). Các

52
hệ thống dân sự, chẳng hạn như của Pháp, nhấn mạnh vai trò của cá nhân trong nhà nước
và áp dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đối với trương hợp đ̣ăc biệt. Quyền và
nghĩa vụ của cá nhân được coi là khác nhau trong lĩnh vực công cộng và tư nhân. Do đó
có sự phân chia trong các hệ thống dân sự, đặc biệt là những thứ chịu ảnh hưởng của bộ
luật Napoléon của Pháp, thành các dân sự riêng biệt, luật hình sự và thương mại.
Nếu chúng ta cố gắng phân biệt sự khác biệt trong các quan niệm khởi nguồn, thì đó sẽ là
rằng các hệ thống dân sự bắt đầu với ý tưởng coi nhà nước là tối cao và vai trò của cá
nhân trong sự vâng phục nó. Ngoài ra, các hệ thống thông luật đã phát triển với ý tưởng
về việc bảo vệ các quyền cá nhân từ nhà nước là mục tiêu hàng đầu. Mục tiêu này đạt
được thông qua một quá trình điều tra và ra quyết định cụ thể. Thông luật đã được phát
triển như một thủ tục mà nếu được tuân thủ đúng cách sẽ dẫn đến phán quyết cho nguyên
đơn hoặc bị đơn. Quá trình này, thay vì việc áp dụng một quy tắc, sẽ dẫn đến Sự công
bằng. Có lẽ do nhấn mạnh vào quy trình, hệ thống pháp luật Anh mang lại cho chúng ta
cơ hội ý tưởng về tiền lệ pháp lý và sự tin cậy vào nội dung các vụ việc được quyết định
trong quá khứ để hướng dẫn quyết định hiện tại của thẩm phán. Điều này cho phép sự
phát triển và tính linh hoạt của hệ thống pháp luật hệ thống theo thời gian. Đây cũng
chính là sự phụ thuộc vào án lệ dường như rất thiếu tổ chức để luật sư dân sự (Merryman
1985). Việc áp dụng thông luật là một phương pháp giải quyết tranh chấp hơn là áp dụng
một quy tắc cụ thể.
Ngoài những khác biệt về cách hiểu pháp luật ở hai hệ thống tư pháp cũng có sự khác
biệt cơ bản trong cách hai hệ thống luật này được áp dụng. Việc thực hành thông luật của
Anh gắn liền với sự đối nghịch hệ thống công lý. Một hệ thống đối nghịch, chẳng hạn
như hệ thống được sử dụng ở cả Hoa Kỳ, Các quốc gia và Anh là quốc gia trong đó các
bên tranh chấp phải đọ sức với nhau trong một cuộc thi miệng tương đối ngắn gọn với
mong muốn sự cạnh tranh giữa hai bên sẽ tiết lộ sự thật
Nguyên đơn, bị đơn và luật sư đại diện cho họ đều tập hợp lại để trình bày vụ việc của họ
trước bồi thẩm đoàn và thẩm phán, người được kỳ vọng là trọng tài công bằng. Hệ thống
này được coi là đối kháng vì mối quan hệ đối lập giữa luật sư bào chữa cho nguyên đơn
và bị đơn trong vụ án. sự thử nghiệm
Ngoài ra, hệ thống luật pháp dân sự dựa trên luật pháp trong lịch sử đã được kết hợp với
một hệ thống thực hành nghiên cứu. Hệ thống điều tra được đặc trưng bởi vai trò duy
nhất của thẩm phán là người được yêu cầu thu thập bằng chứng và thẩm vấn các nhân
chứng để tìm ra sự thật. Hệ thống điều tra cũng được phân biệt bởi tính chất bằng văn bản
của thủ tục tố tụng. Kiến nghị của các bên phải được lập bằng văn bản gửi cho thẩm
phán, người xem xét chúng và trả lời bằng văn bản. Các nhân chứng được đưa ra làm
chứng trước tòa và các luật sư theo kiểu không liên tục, thay vì nối tiếp nhau. Một văn
bản lời khai của các nhân chứng sau đó sẽ được trình bày tại phiên tòa, nếu có. Luật sư

53
tham gia vào hệ thống xét xử công lý, nhưng với tư cách là cố vấn cho khách hàng của họ
hơn là đóng vai trò là diễn viên chính trong một phiên tòa. Một trong những kết quả của
việc áp dụng pháp luật là các vụ án hiếm khi được đưa ra xét xử trừ khi thẩm phán tiến
hành điều tra, bị thuyết phục về tội lỗi của bị cáo và sự vượt trội của bằng chứng sẽ ủng
hộ quyết định đó
Các cuộc thử nghiệm chỉ đơn giản là sự xem xét lại hồ sơ bằng văn bản đã được thẩm
phán thu thập. Tội lỗi và việc tuyên án sau đó sẽ được quyết định bởi một hội đồng thẩm
phán hoặc giáo dân. thẩm định viên, mặc dù xét xử của bồi thẩm đoàn cũng được sử dụng
cho các vấn đề hình sự. Vì vậy, thông luật và Hệ thống tư pháp dân sự khác biệt ở cách áp
dụng luật
Một số học giả ở Anh và Mỹ cho rằng thông luật hệ thống tốt hơn do nguồn gốc của
chúng. Các hệ thống được phát triển để hỗ trợ các mục đích. Thông luật của Anh được
phát triển để bảo vệ tài sản của cá nhân và hạn chế quyền lực của nhà nước để tước đoạt
các nguồn tài nguyên. Luật dân sự, theo truyền thống La Mã, về mặt khác, được phát
triển như một công cụ để mở rộng và quản lý đế chế. Nó trên thực tế, nó là một công cụ
được nhà nước sử dụng để quản lý công dân của mình hơn là bảo vệ họ khỏi sự xâm lấn
của nhà nước.
Một lý do khác được xác định là niềm tin vào tính ưu việt của thông luật so với thông
luật. luật dân sự là vai trò của luật sư trong các hệ thống thông luật. Vai trò của luật sư
trong các thuộc địa cũ của Anh có truyền thống mạnh hơn và có ảnh hưởng hơn nhiều so
với ở thuộc địa cũ của Pháp và được đưa ra như một phần của lời giải thích cho luật pháp
mạnh mẽ hơn các thể chế ở những quốc gia thuộc địa của Anh và áp dụng các thể chế của
Anh.
Merillat nhận xét rằng, “Ở nhiều vùng lãnh thổ cũ của Anh, các luật sư thường chơi một
vai trò quan trọng trong các phong trào giành độc lập và trong thời kỳ hậu độc lập, đã
tiếp tục chiếm giữ những vị trí có uy tín và quyền lực trong chính phủ và nền công vụ”
(Merillat 1966:72). Luật sư và các hiệp hội luật mạnh có thể cung cấp một thông tin quan
trọng nơi tập trung quyền lực thay thế cho nhà nước, qua đó làm tăng cơ hội thực hiện
dân chủ phát triển và một xã hội dân sự thịnh vượng. Luật sư đóng vai trò vô cùng quan
trọng ở Ghana trong thời kỳ dẫn đến độc lập cũng như sau đó. Họ tổ chức nhằm nỗ lực
giành được nhiều đại diện hơn trong chính quyền thuộc địa và đẩy nước Anh theo hướng
trao độc lập cho Ghana (Edsman 1979).
Điều này không phải ở đâu cũng giống nhau, ở các hiệp hội luật sư Kenya đã không tích
cực ủng hộ chủ nghĩa hợp hiến sau độc lập, nhưng lại đồng lõa với chính phủ trong việc
cố gắng khắc phục một số vị trí quyền lực xã hội. Ngay sau khi giành được độc lập có lẽ
do thực tế rằng nó đã bị người nước ngoài độc quyền trong những năm thuộc địa, quán

54
bar đã không đã phát triển quan điểm vận động mạnh mẽ cho người dân Kenya (Ghai và
McAuslan 1970). Tình trạng này đã thay đổi trong những thập kỷ gần đây và Hiệp hội
Luật sư Kenya đã kể từ khi đóng một vai trò quan trọng trong việc cố gắng kiềm chế sự
lạm dụng quyền lực của chính phủ và tham nhũng (Gathii 1999).
Các nhà quan sát khác cho rằng hệ thống thông luật ưu việt hơn ở Châu Phi cả vì tòa án
đóng vai trò kiểm tra hành pháp, như đã lưu ý ở trên, và bởi vì thời điểm độc lập đến ở
lục địa châu Phi. Xem xét tư pháp ở một số điểm chung hệ thống pháp luật có lịch sử lâu
dài và ổn định.
Mặt khác, Pháp có một số điều đã gọi một hệ thống xem xét tư pháp là ‘nhẹ nhàng’
(Fombad 1998:173) lần đầu tiên được giới thiệu trong Hiến pháp Pháp năm 1958 và sau
đó được xuất khẩu sang các quốc gia châu Phi mới độc lập ở những năm 1960 trước khi
nó bắt nguồn hoàn toàn ở Pháp! Fombad lưu ý rằng mạng Hiệu quả của hệ thống này ở
châu Phi nói tiếng Pháp là trao quyền nhiều hơn cho cơ quan điều hành đã nắm giữ quá
nhiều sức mạnh. Trên thực tế, việc biến “các nguyên thủ quốc gia trở thành thẩm phán tối
cao” về tính hợp hiến của luật pháp’ (Fombad 1998:185)
Một lời giải thích cuối cùng cho bất kỳ sự khác biệt nào giữa hai hệ thống là tầm quan
trọng của bộ máy quan liêu trong các hệ thống dân sự. Sự nhấn mạnh vào lập luận bằng
văn bản trong các tổ chức luật dân sự, bên cạnh những yêu cầu quan liêu về các kiến nghị
bằng văn bản, biên bản các cuộc phỏng vấn và sự cần thiết phải lưu giữ tất cả các tài liệu
này theo thứ tự và an toàn trước khi vụ án được đưa ra xét xử, đòi hỏi một bộ máy quan
liêu hiệu quả để xử lý đúng đắn việc áp dụng pháp luật. Trong khi điều này có thể hoạt
động tốt ở Bỉ và Đức, nhiều các nước ở Mỹ Latinh và thế giới đang phát triển không có
bộ máy quan liêu hiệu quả.
Điều này được người Pháp ghi nhận là một vấn đề trong quản lý tư pháp ở Tây Phi. trong
thời kỳ thuộc địa (Robert 1955). Việc thiếu một bộ máy quan liêu hiệu quả có thể có
nghĩa là hệ thống không thể áp dụng luật và tất cả các hậu quả do đó. Chung pháp luật,
với sự nhấn mạnh vào tranh luận bằng miệng, ít phụ thuộc hơn vào một biện pháp hữu
hiệu quan liêu, ít nhất là liên quan đến thủ tục tố tụng của một vụ án.
Hệ thống pháp luật châu Phi đã có cơ hội thích ứng và thay đổi, ngày càng trở nên phù
hợp hơn đặc biệt phù hợp với môi trường cụ thể của họ (North và Thomas 1970; Stone
Sweet 1999). Quả thực, các nước châu Phi hiện nay đã thành lập các trường luật và
trường đại họccác chương trình đào tạo và giáo dục luật sư và thẩm phán. Hiện nay có
trong mỗi quốc gia châu Phi, một đội ngũ cán bộ chuyên gia pháp lý được đào tạo có kiến
thức sâu rộng cả về luật và việc áp dụng cụ thể ở nước họ. Những bài học rút ra từ một
Việc xem xét các trường hợp châu Phi khi chúng tồn tại được nửa thế kỷ có ý nghĩa rất
lớn có thể áp dụng cho các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước Trung Á thuộc
Liên Xô cũ, đang tiến hành tái cơ cấu thể chế ở

55
cài đặt thiếu tài nguyên tương tự.
 Colonial Law in Africa: ( Luật Thuộc địa châu phi)
Không có ngoại lệ ở Châu Phi, các thuộc địa đã áp dụng hệ thống pháp luật của đô thị lúc
độc lập. Điều này xảy ra vì hai lý do riêng biệt. Đầu tiên, trong suốt toàn bộ kinh
nghiệm thuộc địa, người dân bản địa bị buộc phải sống với một hệ thống cụ thể, bộ
luật dân sự lục địa hoặc thông luật của Anh. Lúc độc lập thì sao kinh nghiệm tồn tại
của một hệ thống pháp luật quốc gia được thiết kế bởi lục địa các cường quốc châu Âu
hoặc người Anh. Vì vậy, giống như các thuộc địa mới độc lập đã chọn giữ ngôn ngữ của
các đô thị để tiến hành các hoạt động của chính phủ, vì vậy họ giữ lại các thể chế pháp lý
và chính trị khác còn sót lại.
Thuộc địa châu Phi Delavignette lưu ý rằng khi độc lập, cùng một lõi hành chính được
giữ lại, ‘Máy móc đã được đổi chủ nhưng các bộ phận thì không.’(Delavignette
1950:276) Gower lưu ý sự tương đồng ở châu Phi nói tiếng Anh, nơi ‘luật Anh được áp
dụng được áp dụng mà không xem xét tính phù hợp của nó với điều kiện địa phương’
(Gower 1967:29).
Điều này không phải vì những hệ thống này nhất thiết phải tốt hơn hệ thống pháp lý
truyền thống của châu Phi. hệ thống, mà đúng hơn là do đã có một sự cố khóa xảy ra, một
đường dẫn cụ thể chiếm ưu thế nhờ kinh nghiệm trước đó với một tập hợp các thể chế cụ
thể (Arthur 1989; David 1985). Chính kinh nghiệm và kiến thức về một hệ thống cụ thể
của luật khiến Sénégal thông qua bộ luật dân sự vào cuối năm 1960 giống với luật của
Pháp và bác bỏ luật tục và truyền thống (Le Roy 1994). Những người châu Phi đó đã
được giáo dục về luật, và có rất ít người đã được giáo dục về luật của quyền lực đô thị.
Liên quan chặt chẽ đến điểm này là lý do thứ hai mà các nước châu Phi áp dụng các thể
chế của đô thị; giới tinh hoa trong nước đã trở nên thành thạo trong việc đàm phán thông
luật hoặc các cấu trúc dân sự và do đó, họ có quyền lợi được nhìn thấy chúng
Tiếp tục. Giới tinh hoa châu Phi đã trở thành chuyên gia làm việc trong từng hệ thống
pháp luật, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Người ta dự kiến rằng các nhà
lãnh đạo châu Phi sẽ chọn nắm quyền điều hành một hệ thống mà họ đã quen thuộc hơn
là xây dựng một cái gì đó hoàn toàn mới Thật vậy, ở Nigeria và Kenya khi độc lập, tòa
án và hệ thống pháp luật đã trở nên gần gũi với thông luật của Anh hơn trước đây
dưới sự thống trị của thực dân Anh. Điều này phần lớn là do thực tế là thuộc địa
Anh/
Chính phủ cho phép quy chế pháp lý đặc biệt đối với người Hồi giáo, các dân tộc thiểu số
và những người thuộc luật tục 11 Khi độc lập, các cơ quan tư pháp tự do của người
Kenya, người Ghana và người Nigeria có ít cơ quan tư pháp hơn có xu hướng ủng hộ
những sự khác biệt này với các quyền đặc biệt mặc dù luật tục và luật sharia vẫn được
công nhận (Cohen 1969; Ghai và McAuslan 1970; Woodman 1994).

56
Từ những ngày đầu của chính quyền thuộc địa ở Châu Phi, các thuộc địa của Anh và
thuộc địa của các cường quốc châu Âu lục địa đã tiếp xúc với hệ thống pháp luật của đô
thị. Mặc dù những nỗ lực ban đầu được thực hiện để bảo vệ tất cả trừ công dân của thủ đô
từ việc áp dụng luật pháp châu Âu thông qua việc hình thành 'Tòa án bản địa' và ‘luật
tục’; những hành động này phần lớn không hiệu quả. Các nhà sử học và học giả pháp lý
hiện đang tham gia vào một cuộc tranh luận về việc liệu ‘luật tục’ có thực sự là bản địa
hay không được hình thành liên quan đến luật pháp châu Âu, thường là để phản ứng lại
chủ nghĩa thực dân và sự xâm lấn của chính quyền thuộc địa Chanock (1991), Mann và
Roberts (1991) và Snyder (1987) cho rằng luật tục không tồn tại ở trạng thái nguyên sơ
trước sự xuất hiện của người châu Âu, mà đúng hơn là vừa được phát triển vừa được yêu
cầu bởi sự hiện diện của một cường quốc thuộc địa. Max Gluckman và những người khác
sẽ không đồng ý và đưa ra đề nghị các trường hợp luật bản địa châu Phi (Davidson 1992;
Gluckman 1955; Gluckman 1965; Nadel 1947; Rattray 1923). Trong thời kỳ đầu thuộc
địa, trước thế kỷ 20 thế kỷ, khi việc quản lý các thuộc địa ở Châu Phi thường được giao
cho một nhóm nhỏ số lượng quản trị viên hoặc quan chức tại địa phương của một trong
những công ty thương mại lớn (Ghai và McAuslan 1970:128), Điều này đặc biệt đúng
trong nội địa, nơi ngay cả những nhà truyền giáo cũng có thể được kêu gọi làm thẩm
phán trong các vụ tranh chấp (Chanock 1991).
Việc áp dụng luật pháp nghiêm trọng nhất vào thời kỳ đầu thuộc địa ở châu Phi là
có lẽ người bản địa Pháp đã trao cho các quan chức thuộc địa quyền trừng phạt
người châu Phi tại chỗ với mức phạt lên tới hai tuần tù giam cũng như phạt tiền nếu
họ được coi là có hành vi phạm tội (Mann và Roberts 1991:17). Mặc dù việc sử dụng
nó trở nên ít hơn thường xuyên, người bản xứ vẫn là luật của các thuộc địa Pháp
cho đến năm 1944 (Marshall 1971). Tại bốn xã thuộc Pháp thuộc Sénégal, bộ luật
dân sự của Pháp được áp . dụng cho Người Pháp cũng như người châu Phi. Tuy
nhiên, ở các khu vực còn lại của các bang này và các bang khác trên các lãnh thổ
thuộc địa của Pháp có hai bộ luật: quy chế dân sự français dành cho Công dân Pháp
và quy chế nhân sự cho các đối tượng. Tuy nhiên, quy chế dân sự cũng áp dụng cho
các đối tượng nếu tranh chấp liên quan đến chính quyền thuộc địa hoặc công dân
Pháp
Giống như các cường quốc thuộc địa khác nhau đã sử dụng các phương pháp quản lý
khác nhau công lý trong những thập kỷ đầu thuộc địa, họ tiếp tục sử dụng các kỹ thuật
khác nhau với sự chuyển giao của thế kỷ XX và tiếp theo. Người Anh theo đuổi chính
sách quy tắc gián tiếp ban hành một hệ thống pháp luật trong đó họ đào tạo và
tuyển dụng người châu Phi để xét xử các tranh chấp giữa người châu Phi. Có thể cho
rằng điều này có thể đã khiến các thuộc địa của Anh tốt hơn sau khi độc lập vì đã có một
đội ngũ cán bộ hành nghề luật có kinh nghiệm trong các thuộc địa của Anh. Việc sử dụng
các nhà lãnh đạo truyền thống để giải quyết tranh chấp thông qua luật tục là trách nhiệm

57
mà người lãnh đạo không nhất thiết phải có trước khi sự thuộc địa hóa. Ở một số khu vực
ở Châu Phi, nơi các vương quốc đã được thành lập vững chắc
 Ví dụ trong số Ashanti và Barotse, không chỉ có một nhóm các nhà lãnh đạo
truyền thống người giải quyết tranh chấp thường có một cơ quan pháp luật được
hình thành rõ ràng (Gluckman 1955; Gluckman 1965; Nadel 1947; Rattray 1923).
Đây là những tình huống tối ưu cho người Anh vì họ cần các nhà lãnh đạo truyền
thống để thực hiện chính sách cai trị gián tiếp công việc. Ở những nơi họ không
tìm được những nhà lãnh đạo họ cần, người Anh đã tạo ra họ. Các trao quyền cho
các nhà lãnh đạo truyền thống về vấn đề này, hầu hết đều là đàn ông lớn tuổi, có
ảnh hưởng của việc đẩy phụ nữ và nam thanh niên ra ngoài lề xã hội (Chanock
1991). Tuy nhiên, vai trò của người châu Phi với tư cách là người xét xử trong hệ
thống 'Tòa án bản địa' không được sánh ngang bằng vai trò quan trọng trong các
tòa án thông luật phục vụ cả nước và đặc biệt là cộng đồng người nước ngoài.
Điều này có nghĩa là trong khi người châu Phi có thể làm thẩm phán trong trong
bối cảnh ‘truyền thống’, ở nhiều thuộc địa của Anh việc đào tạo về luật bị hạn chế,
một số đã lập luận rằng đây là kết quả của sự sợ hãi luật sư mà người Anh đã phát
triển sau chứng kiến các luật sư lãnh đạo phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ
(Ghai 1987:751). Ở Tanganyika,
 Ví dụ, chính quyền thuộc địa đã có chính sách ngăn cản người châu Phi nhận
học bổng về luật đồng thời yêu cầu bằng luật của Anh để trở thành một luật sư, tất cả các
thẩm phán ở Châu Phi thuộc địa …tất cả các giám khảo ở Châu Phi thuộc địa đều không
phải là người châu Phi cho đến khi kết thúc thẻ thời kỳ đế quốc, khi một số thẩm phán
Tây Phi được bổ nhiệm, tất cả tuy nhiên, họ đã được đào tạo và có trình độ ở Anh. Điều
này khó có thể tình cờ;
 Ví dụ: Lệnh trong Hội đồng bảo vệ Đông Phi (Tòa phúc thẩm) 1902, quy định cụ
thể rằng bất kỳ bổ sung nào thành viên được bổ nhiệm (ngoài các thẩm phán Tòa
án tối cao Zanzibar và Các nước bảo hộ) phải là 'thành viên của đoàn luật sư Anh,
Scotland hoặc Ireland, tồn tại không dưới 5 năm' (Seidman 1989:111).
Chính sách này của Anh, cùng với thực tế là không có đào tạo pháp luật có sẵn ở
Tanganyika, có nghĩa là vào thời điểm độc lập chỉ có 25 luật sư ởquốc gia và chỉ có hai
người trong số họ là người châu Phi (Twaib 1997:33). Sự thiếu pháp lý này các chuyên
gia là đúng ở hầu hết các nước châu Phi ngoại trừ Ghana và Nigeria, nơi có một số ít luật
sư châu Phi làm việc về các vấn đề tập quán như như đất đai và tài sản thừa kế trong thời
kỳ thuộc địa (Edsman 1979; Luckham 1987).
TRONG Nigeria điều này là do trước năm 1945 đã có một khoản trợ cấp dành cho luật sư
hành nghề luật mà không cần bằng cấp miễn là họ đã đăng ký học tại một trong các Nhà
trọ của Tòa án Anh và đã vượt qua quán bar kiểm tra (Gbadamosi 2001). Tình trạng
tương tự cũng xảy ra ở các vùng Tây Anh khác. Các thuộc địa ở Châu Phi nơi tiền tư

58
nhân đã thúc đẩy việc giáo dục một số ít cán bộ pháp lý chuyên nghiệp (Ghai 1987:752).
Trong trường hợp các thuộc địa của Pháp, bộ máy tư pháp và hành chin thay đổi đáng kể
ở hai thời điểm trong lịch sử thuộc địa của Pháp. Đến lượt của thế kỷ 20 sự thay đổi đầu
tiên xảy ra khi người Pháp chuyển từ vị trí cố gắng chung sống hòa bình với các phong
tục và truyền thống châu Phi trước một nỗ lực rõ ràng nhằm thay đổi truyền thống và
phong tục châu Phi nhằm thúc đẩy sản xuất kinh tế và tăng cường Sự kiểm soát của Pháp
đối với đế quốc (Okou 1994). Một sự thay đổi khác xảy ra sau lần thứ hai Chiến tranh thế
giới, khi chính quyền thực dân Pháp loại bỏ hoàn toàn người bản địa và phát triển một bộ
luật bản địa, được cho là để bảo vệ phong tục châu Phi trong khi thúc đẩy sự tiến bộ hoặc
'tiến hóa' của hệ thống pháp luật Châu Phi.
Tuy nhiên với tư cách là một Học giả người Pháp đã khéo léo lưu ý rằng ý định của người
Pháp là thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế đặc biệt là hệ thống pháp luật châu Phi
sẽ phù hợp hơn với các thuộc địa bị mất đối với dân số châu Phi. ‘Mais, ce qui est le plus
Grave, c’est l’incompréhension parfois totale des peuples Africains sur nos ý
định’(Robert 1955:205).
Bỉ và Bồ Đào Nha, cả hai quốc gia có hệ thống dân luật, cũng sơ suất đào tạo các
chuyên gia bản địa có trình độ về luật. Như người Bỉ và người Bồ Đào Nha các thuộc địa
trở nên độc lập, họ hầu như không có chuyên gia pháp lý được đào tạo để giải quyết tranh
chấp trong hệ thống tòa án quốc gia. Ở Angola, vào năm 1968, trước khi đất nước này trở
thành độc lập, tổng số luật sư hành nghề (và ở đây người ta giả định rằng tất cả hoặc hầu
hết là người Bồ Đào Nha) trong nước là 87 (Bender 1978:231).
Lúc độc lập mỗi thuộc địa cần có các chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm nếu mọi người
muốn tiếp cận với hệ thống tư pháp như một phương pháp giải quyết tranh chấp. Thực tế
là có rất ít sự chú ýnhằm xây dựng nền tư pháp và nghề luật ở các thuộc địa trước độc lập
có hai hậu quả ngay lập tức.
Đầu tiên là trở ngại rõ ràng rằng các hệ thống pháp luật yếu kém và non trẻ đã đặt ra
việc sử dụng tòa án như một cơ quan bất bạo động giải quyết xung đột và là trọng tài của
các tranh chấp hợp đồng.
Điều thứ hai, ít rõ ràng hơn, nhưng hậu quả tai hại của ngành tư pháp và luật sư yếu
kém là họ không có cách có thể đóng vai trò là lá chắn cho sự tập trung quyền lực vào tay
nhà nước trung ương và hành pháp.
Việc thiếu một chuyên gia pháp lý có năng lực hoặc thậm chí ổn định và hệ thống tư pháp
ở hầu hết các nước châu Phi khi độc lập kết hợp với động lực tập trung quyền lực vào cơ
quan hành pháp đã khiến chế độ độc tài trở thành điều tất yếu ở châu Phi thời hậu thuộc
địa.
Kết luận:

59
Thời gian có thể làm tăng tính hiệu quả của cả hệ thống luật dân sự và thông luật trong
Châu phi. Nếu đào tạo pháp lý và tăng cường tư pháp có tiềm năng tăng cường pháp
quyền thì chúng ta sẽ thấy sự cải thiện trong vài thập kỷ tới như nhiều chương trình đã
được USAID và Ngân hàng Thế giới phát triển để “tăng cường” tư pháp ở các nước đang
phát triển (Coliver 2000; Gathii 1999)
Nếu có nhu cầu cần nghiên cứu sâu hơn thì đó chính là lĩnh vực này hiệu quả của các thể
chế pháp luật. Chúng ta cần những đánh giá mang tính bản địa và học thuật hơn về tính
hiệu quả của luật pháp và hệ thống pháp luật ở Châu Phi và vấn đề đó ở phần còn lại của
thế giới đang phát triển, để xác định thể chế và chiến lược nào hoạt động tốt nhất trong
nước có mức thu nhập thấp. Hơn nữa, điều cần thiết là chúng ta phải phát triển rộng rãi
hơn nghiên cứu so sánh trong lĩnh vực này hơn là nghiên cứu nhằm mục đích dân sự hoặc
chung các nước có luật có tổ chức tương tự. Với tất cả tiền viện trợ quốc tế đang chảy vào
các dự án nhằm “củng cố” thể chế pháp lý, chúng ta nên biết thêm về những gì đang được
tăng cường và quá trình áp dụng công lý ở Châu Phi và phần còn lại của thế giới đang
phát triển.
(LUẬT MỚI CỦA CHÂU PHI: VƯỢT TRỘI SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THÔNG
LUẬT VÀ DÂN LUẬT)
COMMON LAW "VERSUS" OR "AND" CIVIL LAW

 Đã có sự nhất trí chung giữa những người so sánh luật dân sự và thông luật để coi
hai hệ thống này là hai hệ thống pháp lý khác nhau
Do cả sự mở rộng về mặt địa lý và lịch sử tầm quan trọng. Cuộc tranh luận học thuật kinh
điển tập trung vào đặc điểm kỹ thuật những yếu tố phân biệt của hai họ pháp luật để phân
loại các hệ thống pháp luật trên thế giới và xác định nơi mà một hệ thống pháp luật nhất
định có thể phù hợp. Hậu quả do sự phân loại pháp lý này mang lại là rằng bất kỳ hệ
thống pháp luật nào không thể phù hợp với tiêu chí của một trong hai các hệ thống pháp
luật lớn trên thế giới, (và cho đến những năm 1980 đối với các nước xã hội chủ nghĩa) đã
bị xếp vào một loại dư thừa nói chung được gọi là "các hệ thống pháp luật khác".
 Cuộc tranh luận như vậy trở nên khá vô ích nếu xét đến thực tế ngày nay: giới hạn
văn hóa và địa lý đã được sử dụng trong lịch sử để việc phân biệt giữa hai họ pháp
lý này không còn quan trọng như trước nữa. Vì vậy, cuộc tranh luận học thuật đã
chuyển hướng tập trung nghiên cứu những điểm tương đồng hơn là sự khác biệt
giữa những hai mẫu luật, cố gắng phân biệt các trường hợp có những điểm tương
đồng gây ra hiện tượng hội tụ
 Theo truyền thống, sự khác biệt giữa luật dân sự và luật thông thường đã được
được thành lập dựa trên sự hiện diện, trước đây, của một lượng lớn các quy tắc
chung và trừu tượng mà tòa án phải áp dụng. Cụ thể, ở các khu vực pháp lý dân

60
sự, tòa án về cơ bản đề cập đến các nguyên tắc của bộ luật trong các mã. Tuy
nhiên, điều sau phụ thuộc vào nguyên tắc nhìn chằm chằm quyết định sử dụng
hiệu lực ràng buộc của các tiền lệ tư pháp trong đó sự hiện diện của các quy tắc
pháp lý được xác định trước bị giới hạn chỉ bao gồm những quy tắc đó là điều hết
sức cần thiết. Do sự phân biệt như vậy, dân sự pháp luật, hệ thống pháp luật được
đặc trưng bởi sự hiện diện của các bộ luật và các các đạo luật bao gồm rất nhiều
quy định pháp luật hình thành nên toàn bộ tập hợp các luật được tòa án áp dụng.
Một hệ thống như vậy là được coi là tự cung tự cấp; bao gồm tất cả các quy tắc
phù hợp cho tất cả những trường hợp có thể xảy ra mà không cần có sự đóng góp
"từ bên ngoài", để lại các tòa án không có không gian để vượt ra ngoài việc áp
dụng các quy tắc nội dung đã được sắp xếp trước. Mặt khác, hệ thống pháp luật
Anh được hình thành như một hệ thống với một số lượng hạn chế các đạo luật và
hành vi lập pháp, tạo quyền tự chủ rộng rãi cho tòa án trong việc xác định quy
định của pháp luật áp dụng cho một trường hợp cụ thể mà sau này sẽ đóng vai trò
là tiền lệ cho các tòa án tương lai. Cách tiếp cận này bắt đầu thể hiện giới hạn vào
cuối phần thứ hai của thế kỷ trước.
 Trong truyền thống pháp luật dân sự, tầm quan trọng ngày càng tăng của án lệ giữa
cả những người thực hành và học giả. Tòa án hiện đại có xu hướng đưa ra các
quyết định của mình phù hợp với các nguyên tắc pháp luật có trong các quy tắc
được quy định trong các bộ luật và quy chế, cũng như cách thức các tòa án khác,
đặc biệt là các tòa án cấp cao, đã giải thích và áp dụng các quy tắc và quy chế. Các
tạp chí và bình luận liên quan đến án lệ đã được được thiết lập liên quan đến cả án
lệ nói chung và các lĩnh vực cụ thể của pháp luật một cách cụ thể. Hoạt động giảng
dạy hàn lâm không ngừng chuyển động từ sử dụng đơn giản các sổ tay giáo lý, đến
một cách tiếp cận tích hợp hơn giảng dạy bằng cách sử dụng án lệ và kết hợp các
lớp học thực hành trong đó phân tích hệ thống pháp luật nước ngoài hiện nay được
coi là cần thiết để cải thiện kiến thức của một người về một vấn đề pháp lý cụ thể.
 Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, xu hướng là chuyển sang áp dụng các quy tắc
được đặc trưng bởi các quy tắc "mở". Vì vậy, tòa án có quyền quyết định giữa sự
phát triển tiếp theo của các quy tắc duy nhất (đây là trường hợp của Bộ luật Dân
sự Hà Lan năm 1992 quy định ngay cả hệ thống phân cấp truyền thống giữa các
các nguồn luật khác nhau đã bị bỏ đi); việc thông qua các quy tắc là kết quả của
các nguyên tắc được quy định trong luật dân sự và luật dân sự. truyền thống pháp
luật thông luật (đây là trường hợp của UNIDROIT nguyên tắc của Hợp đồng
Thương mại Quốc tế hoặc CISG đã ảnh hưởng lớn đến việc soạn thảo các quy
định về hợp đồng ở một số nước. Quốc gia); hoặc việc luật hóa các thể chế pháp lý
được xây dựng bởi truyền thống thông luật (như việc áp dụng luật ủy thác ở Trung
Quốc).
 Mặt khác, truyền thống pháp luật thông luật chắc chắn là hướng tới vai trò trung
tâm hơn của luật thành văn. Ở Anh, sự Quốc hội liên tục tham gia vào các hoạt
61
động xây dựng pháp luật bao gồm các khía cạnh khác nhau của quan hệ pháp luật.
Năm 1998, nó đã phê duyệt Luật dân sự mới Các quy tắc tố tụng, chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của mẫu luật dân sự. Hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ về mặt lịch sử ít
liên quan đến mô hình cổ điển được đại diện bởi thông luật Anh. Người Mỹ hệ
thống kết hợp các yếu tố cơ bản của truyền thống pháp lý như vậy, mà còn kết hợp
các yếu tố thuộc truyền thống dân luật như Tốt. Điều này được thể hiện qua sự
hiện diện của hiến pháp thành văn, Bộ luật dân sự La Mã được sử dụng ở
Louisiana, cũng như Bộ luật Thương mại Thống nhất. Cái sau có thể được coi là
rất gần với một bộ luật theo nghĩa "luật dân sự", trong đó nó được sử dụng làm tài
liệu tham khảo ngay cả khi được trình bày chi tiết hơn bởi trình bày lại.
 Hơn nữa, tại Hoa Kỳ, các bản Tuyên bố lại được áp dụng rộng rãi. được sử dụng
hàng ngày trong một loạt các lĩnh vực pháp lý và, như vậy, có thể được đồng hóa
thành một loại "mật mã". Đây là đặc điểm của người Mỹ hệ thống không phù hợp
với các đặc điểm cổ điển của thông luật.
 Một điểm khác biệt giữa thông luật Mỹ và thông luật cổ điển hệ thống là sự phụ
thuộc ngày càng tăng vào các đạo luật bằng văn bản. Xu hướng này có vẫn tiếp tục
xuyên suốt các khu vực pháp lý thông luật khác, cho thấy một khác với cách tiếp
cận thông luật cổ điển.
 Một quan sát tổng quát hơn có thể được thực hiện. Từ thời trung cổ, Các hệ thống
pháp luật thông luật và dân luật đã được phát triển từ một quỹ chung của các khái
niệm pháp lý phương Tây. Những điểm tương đồng về mặt lịch sử có ban cho cả
hai hệ thống pháp luật này một bộ phán quyết duy nhất về giả định về vai trò của
pháp luật trong trật tự xã hội, hình thức được trao cho pháp luật, ứng dụng và nội
dung của nó. 14 Phương Tây tự do như vậy khái niệm dân chủ về pháp luật chỉ
phổ biến trong dân luật và thông luật
 hệ thống pháp luật và khác biệt một cách thực sự với các khái niệm pháp luật phù
hợp với người theo chủ nghĩa xã hội, người Hồi giáo, người châu Phi, người Ấn
Độ, người Trung Quốc và người truyền thống pháp luật của Nhật Bản. Phân tích
so sánh phát hiện ở mức độ cao sự hội tụ giữa các quy tắc duy nhất thuộc về luật
dân sự và luật chung truyền thống pháp luật cũng như các phạm trù cơ bản của
chúng, các truyền thống pháp lý khái niệm và thuật ngữ
 Dân luật và thông luật dường như hội tụ thành một phạm vi rộng hơn và nhiều hơn
nữa. hệ thống pháp luật dân chủ tự do toàn diện của phương Tây, nơi có một số giá
trị chung về luật pháp và dân chủ, cũng như những giá trị chung nguyên tắc pháp
lý trong lĩnh vực công, hành chính, hình sự và tư nhân pháp luật được chia sẻ bởi
các truyền thống pháp luật. Mặc dù sự phân biệt chung giữa thông luật và dân luật
vẫn còn tồn tại, nhưng điểm chính

62
 Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chúng đã bị giảm đi rất nhiều trong sự hội tụ liên tục
giữa hai truyền thống pháp luật được thể hiện rõ ràng từ các sáng kiến hài hòa hiện
tại được thực hiện trong khuôn khổ Châu Âu cộng đồng pháp lý.

63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình bài giảng luật học so sánh Đại học luật Huế
2. https://123docz.net/document/4447369-luat-so-sanh-phap-luat-cac-nuoc-vien-dong-
va-phap-luat-chau-phi.htm
3. https://123docz.net/document/13608772-de-tai-phap-luat-chau-phi-giai-doan-hien-
dai-anh-huong-cua-civil-law-va-common-law-toi-he-thong-phap-luat-chau-phi.htm
4. https://fr.slideshare.net/nataliej4/bi-ging-h-thng-php-lut-chu-phi?
fbclid=IwAR0Un-
yznOvj07cWSTd8pnZIm28VOEBxBtFA_8ASLqnY0WfXQ11z5qrIg
ds
5. https://dcctvn.org/khi-kito-giao-dang-tren-da-phat-trien-tai-chau-phi-
cuoc-dan-ap-chong-kito-giao-co-chieu-huong-gia-tang/
6. https://123docz.net/document/4447369-luat-so-sanh-phap-luat-cac-
nuoc-vien-dong-va-phap-luat-chau-phi.
7. https://thuvienmienphi.com/doc/he-thong-phap-luat-chau-phi-
8vtotq.html
8. https://123docz.net/document/13608772-de-tai-phap-luat-chau-phi-
giai-doan-hien-dai-anh-huong-cua-civil-law-va-common-law-toi-he-
thong-phap-luat-chau-phi.htm
9. https://www.a-law.eu/vi/taxonomy/term/20
10.https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u_Phi
11. https://vi.history-hub.com/cac-quoc-gia-chau-phi-noi-kito-giao-la-
ton-giao-lon-nhat
12. https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_dialogue/---
dialogue/documents/publication/wcms_838462.pdf
13.https://digitalcommons.wayne.edu/cgi/viewcontent.cgi?
article=1442&context=lawfrp
14.https://repository.up.ac.za/bitstream/handle/2263/53256/
Sarich_Forced_2016.pdf?sequence=1
15.https://digitalcommons.law.ggu.edu/cgi/viewcontent.cgi?
article=1120&context=annlsurvey

64

You might also like