Bài tập lớn kì 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

VẤN ĐỀ 1: CĂN CỨ XÁC LẬP ĐẠI DIỆN

Câu 1:
*Blds 2015 ra đời có nhiều điểm mới sửa đổi, bổ sung, làm mới. Vấn đề đại
diện theo blds năm 2015 cũng có nhiều điểm mới so với blds 2005:
-Về pháp nhân đại diện:
Blds 2005 quy định đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của
người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện (khoản 1
Điều 139) → không thừa nhận khả năng đại diện của pháp nhân.
Còn blds 2015 quy định đại diện là việc các nhân, pháp nhân nhân danh và vì
lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (K1 Điều 134) 
Thừa nhận khả năng đại diện của pháp nhân.
-Về số người đại diện:
Ở blds 2005 thì chỉ có một người đại diện theo K1 Điều 139
Còn blds 2015 thì có thể có một người hay nhiều người cùng đại diện theo K1
Điều 134.
- Về năng lực của người đại diện:
Blds 2005 quy định người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ
trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 143 của bộ luật này theo K5 Điều 139.
Còn blds 2015 quy định rằng trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện
phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập, thực hiện theo K3 Điều 134.\
Câu 2:
-Trong qđ số 09, ông H1 là đại diện theo ủy quyền của ngân hàng A. Căn cứ
vào bản án: Ông H1 là giám đốc 1 chi nhánh của ngân hàng A, là đại diện theo
ủy quyền thường xuyên.
Khoản 1 Điều 138 BLDS năm 2015 quy định: “1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy
quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.Khoản
5 Điều 84 BLDS năm 2015 quy định: “5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng
đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và
thời hạn được ủy quyền”.Căn cứ vào bản án: ông H1 là giám đốc chi nhánh T.H
của ngân hàng A, và ngân hàng A cũng không ủy quyền cho ông H1 quyền ký
thư bảo lãnh. Vì vậy, ông H1 là đại diện theo ủy quyền của ngân hàng A.
VẤN ĐỀ 2: HOÀN CẢNH CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐẠI DIỆN
Câu 3:
Câu 4:
-Trên cơ sở các quy định về đại diện hiện nay, hướng giải quyết của Hội đồng
thẩm phán hoàn toàn thuyết phục.
-Khoản 5 Điều 84 BLDS năm 2015 quy định: “5. Người đứng đầu chi nhánh,
văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong
phạm vi và thời hạn được ủy quyền”. Ông H1 là giám đốc chi nhánh củangân
hàng A, do đó ông là đại diện theo ủy quyền của ngân hàng A. Việc ông H1 vi
phạm các quy định của ngân hàng A trong quá trình phát hành thư bảo lãnh là
trách nhiệm giữa cá nhân ông H1 và pháp nhân là ngân hàng A. Việc kýthư bảo
lãnh vượt quá phạm vi ủy quyền của ông H1 là lỗi của ngân hàng A và chi
nhánh ngân hàng A nên ngân hàng A vẫn phải chịu trách nhiệm đối với thư bảo
lãnh.
VẤN ĐỀ 3: HOÀN CẢNH CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Câu 5:
-Trong pháp luật hiện hành, người đại diện không phải chịu trách nhiệm đối với
giao dịch do mình xác lập với tư cách là người đại diện.
-Khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định: “1. Đại diện là việc cá nhân,
pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá
nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự”
Người đại diện chỉ thay mặt, nhân danh cho người được đại diện để thực hiện
giao dịch chứ không phải là chủ thể xác lập giao dịch nên không phải chịu trách
nhiệm đối với giao dịch hợp pháp do mình xác lập
Câu 6:
Câu 7:
-Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, việc đưa ông H1 vào tham
gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là
không cần thiết vì thư bảo lãnh do ông H1 ký với tư cách là người đại diện theo
ủy quyền của ngân hàng A. Do đó, ngân hàng A có nghĩa vụ phải chịu trách
nhiệm về thư bảo lãnh.Đoạn cho thấy câu trả lời là: “…đưa ông H1 vào tham
gia tố tụng với tưcách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là
không phù hợp với các quy định của pháp luật”
Câu 8:
Hướng giải quyết của Tòa là phù hợp về vai trò của người đại diện. Vì theo
nguyên tắc, khi người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với
người thứ ba, thì giao dịch đó không nhằm mục đích và không phát sinh hiệu
lực giữa người đại diện với người thứ ba mà là giữa người thứ ba và người được
đại diện. Do đó, khi thực hiện giao dịch dân sự nhân danh pháp nhân, người đại
diện đã được nhận ủy quyền nên lúc này quyền và nghĩa vụ phát sinh thuộc về
bên được đại diện. Cho nên không cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án này
VẤN ĐỀ 4: QUYỀN TỰ XÁC LẬP, THỰC HIỆN GIAO DỊCH
THUỘC PHẠM VI ĐẠI DIỆN
Câu 9:
Câu 10:
-Đối với pháp nhân: Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào theo
hướng khi có đại diện theo pháp luật thì người được đại diện không có quyền tự
xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện theo pháp luật.
-Đối với cá nhân: Cá nhân có thể cần người đại diện nhưng cũng có thể không
cần người đại diện mà tùy vào hoàn cảnh. Có trường hợp cá nhân cần có người
đại diện theo pháp luật như trường hợp của người mất năng lực hành vi dân sự
(người đại diện có cả vai trò là người giám hộ theo khoản 2 Điều 136 BLDS
năm 2015). Tuy nhiên, chúng ta lại chưa có quy định cho biết là sau khi ủy
quyền cho người đại diện, người được đại diện có được tự xác lập, thực hiện
giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện hay không? Nói cách khác,
chúng ta chưa có hướng xử lý rõ ràng trong văn bản, chúng ta không có văn bản
cho biết hướng xử lý rõ ràng về quyền của người được đại diện đối với giao
dịch sau khi ủy quyền cho người khác.
Câu 11:
-Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền có được tự
xác lập giao dịch đã ủy quyền cho người khác.
-Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “…Do cụ Nguyễn Thị T là chủ sở hữu
nhà đất nêu trên nên dù cụ T có ủy quyền cho ông T2 toàn quyền sử dụng đất thì
cũng không làm hạn chế hoặc làm mất đi quyền về tài sản theo quy định của
pháp luật của cụ T”
Câu 12:
VẤN ĐỀ 5: HÌNH THỨC SỞ HỮU TÀI SẢN
Câu 13:

You might also like