Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Về đề xuất chính sách cho Hoa Kỳ, thì thực sự đây cũng không phải là đề xuất của nhóm

tự đưa ra, mà rất


nhiều nhà kinh tế học, nhiều nhà nghiên cứu về thuế ở Hoa Kỳ hiện tại kêu gọi các nhà hoạch định chính
sách thuế của Hoa Kỳ chuyển giới hạn chi phí lãi vay được khấu trừ tính thuế trở lại với cơ sở EBITDA,
hay chính xác là 30% EBITDA như chính sách trước đây. Và họ dẫn chứng và chỉ ra rất rất nhiều lý do,
nhưng nhóm cũng đã tìm hiểu và tổng hợp lại thành 3 lý do chính.

Đầu tiên, chính sách hiện tại với 30% EBIT thì Hoa Kỳ đang là một ngoại lệ so với các 27 nước thuộc
OECD. CHỉ có Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất dùng cơ sở EBIT làm giới hạn khấu trừ chi phí lãi vay. Điều đó
nó vô tình tạo ra một sự không đồng thuận của các nước thành viên khác bởi vì Hoa Kỳ làm như vậy
chẳng khác nào là đi ngược lại với mục tiêu của một tổ chức đó chính là mang tính thống nhất. Và không
chỉ những doanh nghiệp Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng, mà nó kéo theo đó là những quốc gia khác cũng gặp
khó khăn vì sự phức tạp về hoạch định thuế nếu muốn đầu tư vào Hoa Kỳ.

Lý do thứ hai nên chuyển trở về cơ sở EBITDA, chúng ta thấy mục đích của Hoa Kỳ khi thắt chặt về EBIT
để các doanh nghiệp hạn chế việc vay nội bộ với việc kê khai lãi vay quá cao. Vậy chẳng may, nếu như
những tổ chức tín dụng khác như ngân hàng cũng tăng lãi suất vay thì sẽ như thế nào. Goldman Sachs
ước tính rằng khoảng 600 tỷ USD nợ doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong năm nay, tăng lên hơn 1 nghìn tỷ
USD mỗi năm vào năm 2025, điều này sẽ làm tăng thêm khoảng 2% chi phí lãi vay doanh nghiệp vào năm
2024 và 5,5% vào năm 2025. Cụ thể chúng ta sẽ mượn kết quả của mô hình dự báo mà TAX
FOUNDATION họ thực hiện với những giả định chúng ta có thể thấy ở bên dưới như 400 triệu đô tài sản,
200 triệu đô nợ, thuế suất 21% và họ phân tích ở 2 nhóm đó là doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận cao ở
bên trái và nhóm doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận thấp ở bên phải. Thì kết quả rất rõ ràng nhóm bên
phải họ chịu một mức thuế suất hiệu dụng tăng vọt khi dùng cơ sở EBIT so với EBITDA. Cụ thể lãi vay từ
4% lên 12% thì thuế suất hiệu dụng tăng từ hơn 20% lên tận gần 60%. Nó hoàn toàn vô lý khi thuế suất
danh nghĩa chỉ 21% nhưng thực tế họ chịu có thể lên tận gần 60%.

Lý do cuối cùng đó chính là việc chuyển giới hạn trở về lại EBITDA sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế với
việc có thể tạo ra gần 8000 việc làm

You might also like