Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

Bê tông cốt thép: người ta đưa cốt thép vào bê tông nhằm mục
đích:
Là loại vật liệu phức hợp do 2 loại vật liệu bê tông và thép có đặc trưng
cơ học khác nhau cùng phối hợp chịu lực với nhau.
2. Quy trình sản xuất bê tông cốt thép:

Quy trình này bao gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Gia công cốt thép và chế tạo hỗn hợp bê tông XM.

Đối với cốt thép cần nắn thẳng, đánh sạch rỉ và cắt cốt thép có chiều dài
theo yêu cầu. Sau đó dung máy hàn điện để hàn thành khung hoặc lưới
thép. Việc căng cốt thép để chế tạo các kết cấu ứng suất trước được thực
hiện bởi phương pháp cơ học hay phương pháp nhiệt của dòng điện. Về
bản chất thì ở phương pháp này xem cốt thép như một điện trở, khi có
dòng điện chạy qua thanh thép sẽ bị nung nóng và dãn ra nhưng bị cố
định bởi 2 đầu nên khi nguội thanh thép sẽ sinh ra ứng suất, đây được
gọi là ứng suất trước. Phương pháp này hiệu quả vì không cần thiết bị để
kéo căng thanh thép.

Giai đoạn 2: Tạo hình cấu kiện:


Quá trình tạo hình được tiến hành theo các phương pháp như khuôn cố
định, khuôn di động và phương pháp dây chuyền liên tục.

Giai đoạn 3: Dưỡng hộ cấu kiện:

Thực tế thường dưỡng hộ nhân tạo với các cách sau:

+ Hấp trong phòng ở nhiệt độ 100oC và áp suất tiêu chuẩn.
+ Hấp trong nồi hấp (autoclave) ở nhiệt độ (175÷250) oC và áp suất từ 8
đến 12 atm.
+ Trong bể nước nóng hay bằng sức nóng của dòng điện.

Đối với phương pháp hấp trong phòng chia ra làm 2 loại: loại liên tục lò
tunnel, loại gián phòng. Chế độ hấp phụ thuộc vào yêu cầu cường độ bê
tông, công nghệ chế tạo, tính chất xi măng... Quá trình hấp diễn ra trong
13 giờ và theo trình tự...: tăng nhiệt trong khoảng (2÷3) giờ, giữ nhiệt
(6÷8) giờ và làm nguội trong 2 giờ. Đối với BTXM Portland khi hấp
dùng hơi nước bão hòa và nhiệt độ (85÷90) oC.

3. Mục đích việc dưỡng hộ

Việc dưỡng hộ bê tông (dù ở phương pháp nào) cũng đều giúp bê tông
giữ được lượng ẩm (giữ được lượng nước bên trong), chống lại quá trình
bay hơi quá nhanh gây ra bởi môi trường bên ngoài.

4. Ưu điểm của btct:

- Bền vững, dễ bảo dưỡng, sửa chữa ít tốn kém so với thép và gỗ.
- Chịu lửa tốt hơn so với thép và gỗ.
- Có khả năng chịu lực lớn so với gạch đá và gỗ, có thể chịu được tải
trọng động
- Có thể đúc thành kết cấu có hình dạng bất kỳ theo các yêu cầu về cấu
tạo, về sử
- Rẻ tiền so với thép khi chúng cùng chịu tải trọng như nhau.
dụng cũng như về kiến trúc.
lực và lực động đất.
Nhược điểm của btct:
- Trọng lượng bản thân khá lớn, do đó khó làm được kết cấu nhịp lớn.
Nhưng nhược điểm này gần đây được khắc phục bằng cách dùng bê tông
nhẹ, bê tông cốt thép ứng lực trước và kết cấu vỏ mỏng....
- Dưới tác dụng của tải trọng, bê tông dễ phát sinh khe nứt làm mất
thẫm mỹ và gây thấm cho công trình.
- Thi công phức tạp, tốn nhiều cốp pha khi thi công toàn khối.
5. Bê tông cốt thep ứng suất trước:

ứng suất trước: tăng khả năng chịu kéo của BTXM bằng cách nén trước
nó trong vùng chịu kéo .

Ưu điểm:

- Nâng cao giới hạn chống nứt do đó có tính chống thấm cao.
- Cho phép sử dụng hợp lý cốt thép cường độ cao, bê tông cường độ cao
- Độ cứng tăng lên nên độ võng giảm, vượt được nhịp lớn hơn so với bê
tông cốt thép thường.
- Chịu tải đổi dấu tốt hơn nên sức kháng mỏi tốt.
- Nhờ có ứng suất trước mà phạm vi sử dụng của kết cấu bê tông cốt
thép lắp ghép, phân đoạn mở rộng ra nhiều. Người ta có thể sử dụng
biện pháp ứng lực để nối các cấu kiện đúc sẵn lại với nhau thành một kết
cấu.

Nhược điểm:
- Ứng lực trước không những gây ra ứng suất nén mà còn có thể gây ra
ứng suất kéo ở phía đối diện làm cho bê tông có thể bị nứt.
- Chế tạo phức tạp hơn yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về kỹ thuật để có thể
đạt chất lượng như thiết kế đề ra.

* Phương pháp kéo căng cốt thép trước:


Đầu tiên kéo căng cốt thép trước rồi cố định hai đầu bằng kích, tiếp theo
sẽ đổ hỗn hợp bê tông chờ cho đến khi hỗn hợp bê tông đã đóng rắn thì
thả kích căng cốt thép ra. Cốt thép sẽ co lại (vì mất lực căng) đồng thời
BTXM sẽ bị nén lại (do lực bám dính) xuất hiện ứng suất nén trước
trong bê tông.

Để tăng thêm dính bám giữa BTXM và cốt thép người ta sử dụng cốt
thép có gờ, hoặc cốt thép trơn được xoắn lại, hoặc tạo mấu neo đặc biệt
ở hai đầu.

Phạm vi áp dụng: Dùng cho các cấu kiện thẳng có nhịp ngắn và vừa, đặc
biệt hiệu quả với các cấu kiện sản xuất hàng loạt ở xưởng.

* Phương pháp kéo căng cốt thép sau:

Trước tiên người ta lắp dựng ván khuôn, cốt thép thường và đặt các ống
tạo rãnh. Sau đó đổ bê tông cấu kiện, khi bê tông cấu kiện đủ cường độ
ta tiến hành luồn cốt thép và kéo căng đến ứng suất thiết kế. Sau khi
căng xong cốt thép dư ứng lực được neo chặt vào đầu cấu kiện. Cốt thép
sau khi loại bỏ lực căng sẽ co lại ép chặt vào bản neo truyền lực nén cho
cấu kiện bê tông gây nên ứng suất nén trước trong bê tông. Tiếp đó
người ta bơm vữa xi măng vào trong ống rãnh để bảo vệ cốt thép khỏi bị
ăn mòn và tạo ra lực dính bám giữa bê tông với cốt thép. Nhưng cũng có
trường hợp cốt thép được bảo vệ trong ống rãnh bằng mỡ chống gỉ,
trường hợp này được gọi là cấu kiện dư ứng lực không dính bám.

Phạm vi áp dụng của phương pháp này: dùng để kéo căng các bó sợi
hoặc dây cáp đặt theo đường thẳng hoặc cong, dùng cho các cấu kiện
chịu lực lớn như kết cấu cầu. Phương pháp này thường được thực hiện
tại công trường.

Ngoài mục đích ngăn chặn các vết nứt trong vùng chịu kéo thì còn giảm
lượng cốt thép sử dụng, giảm khối lượng cấu kiện so với bê tông thông
thường.

6. Bê tông là gì:
Bê tông là một loại vật liệu đá nhân tạo được hình thành từ một hỗn hợp có tỉ lệ
thích hợp của chất kết dính (các loại xi măng), nước, cốt liệu (cát, đá dăm, sỏi...) và
phụ gia (nếu có) thông qua quá trình đổ khuôn và làm rắn chắc.

Ưu điểm:

BTXM có khả năng chịu lực tốt, khoảng biến thiên của cường độ chịu nén tương
đối rộng, từ 100 đến 1000 daN/cm2. Đồng thời có thể chịu được áp lực và trọng
lượng lớn. Điều này làm cho nó trở thành vật liệu lý tưởng để xây dựng cầu đường,
công trình chịu lực và các công trình có khối lượng lớn.

* Giá thành tương đối rẻ và sử dụng dễ dàng: BTXM là một vật liệu phổ biến và có
giá thành tương đối thấp. Ngoài ra, quá trình xây dựng bằng BTXM cũng đơn giản
và dễ dàng thực hiện, do đó tiết kiệm thời gian và công sức.

* Khả năng chống cháy: BTXM không cháy và kháng cháy tốt, giúp ngăn chặn sự
lan truyền của lửa và bảo vệ công trình khỏi nguy cơ cháy nổ.

* Khả năng chống thấm nước: BTXM có khả năng chống thấm nước, ngăn ngừa sự
xâm nhập của nước và ẩm ướt. Điều này làm cho nó lý tưởng cho các công trình
thủy lợi như hệ thống thoát nước, đập, đê điều và hệ thống thoát nước trong nhà.
* Khả năng gia công linh hoạt: BTXM có thể được đúc thành nhiều hình dạng và
kích thước khác nhau, tạo ra các sản phẩm và công trình có thiết kế đa dạng. Điều
này cho phép nó được sử dụng trong các ứng dụng xây dựng đa dạng, từ nhà ở đến
công trình công nghiệp lớn.

* Giá thành và sử dụng dễ dàng: BTXM là một vật liệu phổ biến và có giá thành
tương đối thấp. Ngoài ra, quá trình xây dựng bằng BTXM cũng đơn giản và dễ
dàng thực hiện, do đó tiết kiệm thời gian và công sức.

Tuy vậy nó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

* Độ cứng: Mặc dù BTXM có độ bền cao, nhưng nó cũng rất cứng và khá nặng.
Điều này có thể gây khó khăn trong việc thi công và vận chuyển, tạo ra tải trọng
lớn lên cấu trúc và yêu cầu thiết kế cẩn thận để đảm bảo sự ổn định và an toàn.

* Dễ bị nứt và cong vênh: BTXM có khả năng bị nứt và cong vênh do nhiều yếu
tố, bao gồm việc co ngót và giãn nở do thay đổi nhiệt độ, tải trọng quá lớn hoặc
không đồng đều, và sự di chuyển của môi trường xung quanh. Những nứt và cong
vênh này có thể gây ra vấn đề về mỹ quan, tính ổn định và sự bền vững của công
trình.

* Khả năng tái sử dụng và thải rác: BTXM có khả năng tái sử dụng hạn chế. Khi
công trình bị phá bỏ, BTXM thường được đưa vào bãi chôn lấp rác thay vì được tái
sử dụng hoặc tái chế. Điều này gây ra vấn đề về quản lý rác thải và tác động môi
trường.

CHƯƠNG 2:
Câu 1:

Tính đồng nhất: Được hiểu là sự phân bố đồng đều theo tỷ lệ và kích thước của các
thành phần cấu tạo trong vùng không gian xác định. Tính chất này cần được duy trì trong
quá trình vận chuyển, bơm, thi công.... Sau khi tính toán bài phối liệu hợp lý để đảm bảo
tính đồng nhất thì công đoạn trộn là quan trọng nhất. Trong quá trình trộn vật liệu được
phân bố đồng đều theo toàn bộ thể tích, các hạt xi măng và cốt liệu bị nước làm ướt, kết
quả là có được hỗn hợp đồng nhất, tính chất của nó ở mọi chỗ trong thể tích khối vật li ệu
đều như nhau.

Phương pháp trộn bê tông đồng nhất: 2 phương pháp


Tăng cường độ trộn tăng tốc độ quay của các xẻng trộn trong các máy trộn cưỡng bức,
hay sử dụng máy trộn roto và máy trộn turbine.

You might also like