Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Bài 16: Lực tương tác giữa các điện tích

-Có hai loại điện tích trái dấu là điện tích dương và điện tích âm.

-Các điện tích cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau.

-Trong hệ SI, đơn vị điện tích là Culông (C).

-Định luật Coulomb: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường thẳng nối hai
điện tích điểm, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích giá trị của hai điện tích điểm và tỉ lệ nghịch với bình
phương khoảng cách giữa chúng.

𝑘|𝑞1 𝑞2 |
-Biểu thức của định luật Coulomb: 𝐹 = (𝑘 = 9.109 𝑁𝑚2 /𝐶 2 )
𝑟2

Bài 17: Khái niệm điện trường

-Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác
giữa các điện tích.

-Vector cường độ điện trường E tại một điểm được xác định bằng tỉ số giữa vector lực điện F tác
𝐹
dụng lên một điện tích q đặt tại điểm đó và giá trị của điện tích đó: 𝐸 = (F và E có dấu vector)
𝑞

-Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của vector cường độ điện
trường tại mỗi điểm trên đường sức điện trùng với hướng của vector tiếp tuyến của đường sức điện
tại điểm đó.

-Ở điểm có đường sức điện càng dày đặc thì có cường độ điện trường mạnh và ngược lại.

-Đường sức điện xuất phát ở điện tích dương và kết thúc ở điện tích dương.

Bài 18: Điện trường đều

-Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường tại mọi điểm đều có giá trị bằng nhau về
độ lớn, giống nhau về phươn và chiều. Các đường sức trong điện trường đều là các đường thẳng
song song và cách đều nhau.

-Điện trường giữa hai bản nhiễm điện trái dấu đặt song song là điện trường đều. Cường độ điện
trường giữa hai bản phẳng này có độ lớn bằng tỉ số giữa hiệu điện thế giữa hai bản phẳng và khoảng
𝑈
cách giữa chúng: 𝐸 = .
𝑑

-Khi một điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức, dưới tác dụng
của lực điện trường: vận tốc theo phương song song với đường sức bị biến đổi, vận tốc theo phương
vuông góc với đường sức không thay đổi. Kết quả là vận tốc của điện tích liên tục đổi phương và
tăng dần độ lớn, quỹ đạo chuyển động trở thành đường parabol.

Bài 19: Thế năng điện

-Công của lực điện trường trong sự dịch chuyển của điện tích q không phụ thuộc vào hình dạng của
đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối của độ dịch chuyển. A_MN=qEd

-Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường
khi đặt điện tích q tại điểm đang xét.

-Trong điện trường đều ta có: 𝑊𝑚 = 𝑞𝐸𝑑

-Trong điện trường bất kì ta có: 𝑊𝑚 = 𝐴𝑚∞ = 𝑉𝑚. 𝑞


Bài 20: Điện thế

-Điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về thế năng, được
𝐴
xác định bằng công dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó: 𝑉 =
𝑞

𝑊𝑚
-Điện thế có mối liên hệ với thế năng điện: 𝑉𝑚 =
𝑞

-Mối liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế của hai điểm M và N trong điện trường dọc theo
𝑉𝑚−𝑉𝑛
đường sức điện: 𝐸𝑚 = 𝐸𝑚 =
𝑀𝑁

Bài 21: Tụ điện

-Tụ điện là một loại linh kiện điện tử gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bởi môi trường
cách điện(điện môi). Mỗi vật dẫn được gọi là một bản tụ điện.

-Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện khi đặt một hiệu
𝑄
điện thế U vào hai bản tụ: 𝐶 =
𝑈

-Công thức của bộ tụ điện ghép nối tiếp:

𝑈 = 𝑈1 + 𝑈2 + ⋯ + 𝑈𝑛

𝑄 = 𝑄1 = 𝑄2 = ⋯ = 𝑄𝑛

1 1 1 1
= + +⋯+
𝐶 𝐶1 𝐶2 𝐶𝑛
-Công thức của bộ tụ ghép song song:

U=U1=U2=…=Un

Q=Q1+Q2+…+Qn

C=C1+C2+…+Cn

-Năng lượng của tụ điện:

𝑄𝑈 𝑄^2 𝐶𝑈^2
𝑊= = =
2 2𝐶 2
-Tụ điện có ứng dụng tích trữ năng lượng, cung cấp năng lượng và nhiều ứng dụng khác nữa.
CHƯƠNG IV DÒNG ĐIỆN, MẠCH ĐIỆN
Cơ bản về mạch điện
Song song Nối tiếp
𝑈 = 𝑈1 = 𝑈2 𝑈 = 𝑈1 + 𝑈2
𝐼 = 𝐼1 + 𝐼2 𝐼 = 𝐼1 = 𝐼2
𝐶 = 𝐶1 + 𝐶2 1 1 1 𝐶1 𝐶2
1 1 1 𝑅1 𝑅2 = + →𝐶=
𝐶 𝐶1 𝐶2 𝐶1 + 𝐶2
= + →𝑅=
𝑅 𝑅1 𝑅2 𝑅1 + 𝑅2 𝑅 = 𝑅1 + 𝑅2
𝑄 = 𝑄1 + 𝑄2 𝑄 = 𝑄1 = 𝑄2

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện.
Kí hiệu: I, đơn vị: Ampe (A).
𝑞
Cách tính: 𝐼 = (q: coulumb – điện tích; t: giây – thời gian). 1 A = 1 C/s
𝑡

Liên hệ cường độ dòng điện với vận tốc, mật độ, tốc độ hạt mang điện
𝑁 = 𝑛𝑆ℎ = 𝑛𝑆𝑣Δ𝑡 (N: số electron chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn)
→ 𝐼 = 𝑆𝑣𝑒𝑛 (I: Ampe - cường độ dòng điện; S: m² - diện tích; 𝑒 = 1,6 . 10−19 𝐶: điện tích của electron;
n: số lượng hạt mang điện)
Điện trở là đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của vật dẫn.
Kí hiệu: R, đơn vị: Ohm (Ω)
Cách tính: định lý Ohm
𝑈
Định lý Ohm 𝐼 = 𝑅 (I: Ampe – cường độ dòng điện; U: Volt – hiệu điện thế, R: Ohm – điện trở)
Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và đo bằng
thương giữa công A của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn
điện từ cực âm đến cực dương, và độ lớn của điện tích q đó.
Kí hiệu: ℰ, đơn vị: Volt (V)
𝐴
Cách tính: ℰ = 𝑞 (ℰ: Volt – suất điện động, A: Joule – công lực lạ; q: Coloumb – điện tích)

Liên hệ giữa suất điện động và hiệu điện thế mạch ngoài ℰ = 𝑈 + 𝐼𝑟 → 𝑈 = ℰ − 𝐼𝑟
(U: Volt – hiệu điện thế mạch ngoài; I: Ampe – cường độ dòng điện, r: Ohm – điện trở trong của
nguồn điện)
Năng lượng điện trong đoạn mạch là công của lực điện thực hiện di chuyeenr các điện tích.
Kí hiệu: A, đơn vị: Joule (J)
Cách tính: 𝐴 = 𝑞𝑈 = 𝑈𝐼𝑡 (A: Joule – công; q: Coloumb – điện tích, t: giây – thời gian)
𝑈2
Nhiệt lượng tỏa ra (khi mạch thuần điện trở) 𝑄 = 𝑡 = 𝑅𝐼 2 𝑡
𝑅

Công suất tiêu thụ năng lượng điện của một đoạn mạch là năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ
trong một đơn vị thời gian.
Kí hiệu: 𝒫, đơn vị: Watt (W)
𝐴
Cách tính: 𝒫 = = 𝑈𝐼
𝑡

Điện trở nhiệt là loại điện trở có giá trị thay đổi đáng kể theo nhiệt độ.
Công thức bổ sung
ρl
Điện trở của dây dẫn kim loại: 𝑅 = 𝑆

Nhiệt lượng cần để tăng nhiệt độ: 𝑄 = 𝑚𝑐Δ𝑡 (c: J/kg.K – nhiệt dung riêng)
ρ
Tính số nguyên tử dùng khối lượng riêng và nguyên tử khối: 𝑛 =
𝐴
. 𝑁𝐴 (ρ: khối lượng riêng, A:
nguyên tử khối, 𝑁𝐴 = 6,02 . 1023 )

You might also like