Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Chương 1

1. Rủi ro
 Rủi ro là trạng thái không chắc chắn hoặc nghi ngờ về một tình huống có hậu
quả lợi và hại
 Định nghĩa đơn giản: khả năng (xác suất) có sự khác biệt so với kết cục dự
đoán
 Hàm ý của định nghĩa đơn giản về rủi ro: có thể gắn các xác suất cho các rủi
ro. Vì vậy, rủi ro có thể được đo lường, dự đoán hoặc tính toán được. Rủi ro
không chỉ liên quan tới mức độ hoặc khả năng của các khoản tổn thất tiềm
năng mà còn liên quan đến sự khác biệt so với kết cục được kỳ vọng
 Không có 1 mục tiêu hoặc 1 kết cục dự định, chỉ có sự không chắc chắn.
 Tổn thất dự tính: là số tiền 1 tổ chức có thể mất trong điều kiện kinh doanh
bình thường. Thường có thể được tính trước khá dễ dàng vì sự chắc chắn liên
quan.
 Tổn thất không dự tính: là số tiền 1 tổ chức có thể mất ngoài điều kiện kinh
doanh bình thường. Thường khó có thể được tính trước vì nó liên quan đến sự
không chắc chắn.
 Có 1 sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Trong điều kiện đơn giản và tổng
quát, càng chấp nhận rủi ro, lợi nhuận càng lớn
 Tuy nhiên cần phải tính đến sự biến động của lợi nhuận tiềm năng. Phần biến
động mà có thể đo lường như 1 hàm phân phối xác suất được xem như là rủi ro
trong khi phần không có thể đo lường được xem như là phần không chắc chắn.
2. Quản trị rủi ro
 Nhiệm vụ cơ bản của rủi ro là cân bằng giữa mục tiêu giảm rủi ro mong muốn
với chi phí để giảm rủi ro (phân tích giữa chi phí và lợi ích)
3. Các loại rủi ro
- Rủi ro tài chính: Là rủi ro phát sinh từ hoạt động tài chính của một tổ chức. Rủi
ro này có thể được phân loại thêm thành rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản và rủi ro hoạt động.
 Rủi ro thị trường
- Là rủi ro thay đổi giá tài sản trên thị trường lãi suất hay tỷ giá từ đó làm giảm giá
trị của chứng khoán hoặc danh mục đầu tư
+ Rủi ro lãi suất: Lãi suất tăng => giá trái phiếu giảm. Rủi ro phát sinh do không
phòng vệ hoặc phòng vệ một phần các vị thế
+ Rủi ro giá cổ phiếu: Là rủi ro chung của thị trường. Là rủi ro riêng của từng
doanh nghiệp
+ Rủi ro tỷ giá hối đoái: Phát sinh khi không phòng vệ hoặc phòng vệ không đầy
đủ cho các trạng thái ngoại hối
+ Rủi ro hàng hóa: Kim loại quý, kim loại thường, sản phẩm nông nghiệp, năng
lượng
 Rủi ro tín dụng:
- Rủi ro vỡ nợ: Người đi vay không thanh toán lãi và/ hoặc nợ gốc cho người cho
vay
- Rủi ro phá sản: Phát sinh khi giá trị tài sản thanh lý của tài sản thế chấp không
đủ thu hồi đầy đủ các tổn thất do vỡ nợ.
- Rủi ro tụt hạng: Là rủi ro mà mức độ tín nhiệm của người vay hoặc đối tác có
thể xấu đi. Mức độ tín nhiệm xấu đi chuyển thành 1 hành động hạ mức xếp hạng
tín nhiệm của các cơ quan xếp hạng và gia tăng phần bù rủi ro hoặc mức chênh
lệch tín dụng của người đi vay. Người cho vay có thể tính lãi suất cho vay cao hơn
ngay sau khi một con nợ bị tụt hạng tín dụng.
- Rủi ro thanh toán: Rủi ro này là lớn nhất khi các khoản thanh toán được thực
hiện ở các múi giờ khác nhau đặc biệt là các giao dịch ngoại hối. Phát sinh trong
các giao dịch phái sinh giữa 2 đối tác
- Các mức tổn thất tín dụng do các giá trị thay thế của các công cụ phái sinh là
biến động: chúng có thể âm tại một thời điểm nhưng vẫn có thể dương vào thời
điểm sau khi có các biến động trên thị trường
 Rủi ro danh tiếng
- Niềm tin rằng doanh nghiệp có thể và sẽ thực hiện lời hứa của mình với các đối
tác và chủ nợ
- Niềm tin rằng doanh nghiệp là 1 tổ chức kinh doanh công bằng và tuân thủ theo
các hoạt động đạo đức
 Rủi ro chiến lược:
- Phát sinh từ các quyết định liên quan đến mục tiêu, định hướng và mô hình kinh
doanh của tổ chức
- Những rủi ro này có thể bao gồm rủi ro mất thị phần, khong thể tham gia vào thị
trường mới, rủi ro pháp lý hoặc rủi ro công nghệ
 Rủi ro hoạt động
 Rủi ro thanh khoản ( khó để định lượng)
 Rủi ro hệ thống: khả năng đổ vỡ 1 tổ chức tài chính tạo ra phản ứng dây
chuyền hoặc hiệu ứng domino lên các tổ chức khác
4. Quản lý rủi ro tài chính
 Vì sao quản lý rủi ro tài chính
- Bảo vệ khả năng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và đạt các mục
tiêu chiến lược
- Khuyến khích các NĐT, chủ nợ, nhà cung cấp , khách hàng trung thành với DN
- Giảm biến động của thu nhập, giúp cho việc lập báo cáo tài chính và thông báo
chi trả cổ tức có giá trị và đáng tin cậy hơn
- Gia tăng uy tín, thương hiệu, tạo sự ổn định hơn trong lợi nhuận
- Giảm chi phí vốn, gia tăng giá trị kinh tế tiềm năng
- Khai thác tốt các cơ hội kinh doanh tốt hơn nhờ xếp hạng tín dụng đucợ cải thiện
và nhận được các nguồn tài trợ ổn định hơn
5. Khung quản trị rủi ro
 Nhận diện rủi ro
- Bản chất dòng tiền
+ Loại 1: biết số lượng và thời điểm: tiền gửi ngân hàng có lãi suất cố định, thanh
toán gốc và lãi của trái phiếu có lợi tức cố định
+ Loại 2: Biết số lượng, chưa biết thời điểm: tín dụng thương mại người bán cấp
cho người mua, bảo hiểm nhân thọ
+ Loại 3: Biết thời điểm, chưa biết số lượng: tiền vay với lãi suất thả nổi trong
khoảng thời gian xác định
+ Loại 4: không biết số lượng lẫn thời điểm: Các hợp đồng bảo hiểm
 Đo lường rủi ro: định tính và định lượng
 Đánh giá rủi ro
 Điều chỉnh rủi ro:
- Chuyển giao rủi ro: bảo hiểm, sử dụng dịch vụ thuê ngoài, sử dụng các điều
khoản trong thỏa thuận hợp đồng, phòng vệ
Chương 2: Phân tích định lượng
1. Biến ngẫu nhiên rời rạc và liên tục
Biến ngẫu nhiên rời rạc Biến ngẫu nhiên liên tục
- Có thể chỉ nhận 1 giá trị dọc theo 1 - Có thể nhận bất cứ giá trị nào dọc
khoảng. Số kết cục có thể có là hữu theo 1 khoảng. Số kết cục có thể là vô
hạn (đếm được) hạn, dù có cận dưới và cận trên
- Có khoảng cách giữa các giá trị có - Không có khoảng cách giữa các giá
thể có trị có thể có

Chương 3: Quản trị rủi ro thị trường


1. Rủi ro thị trường: Đề cập đến sự thay đổi giá trị của các công cụ tài chính
hoặc các hợp đồng được nắm giữ bởi các doanh nghiệp.
 Nguyên nhân: Sự biến động không thể dự đoán về giá của các tài sản được
giao dịch, sự biến động của lãi suất, hối suất và các chỉ số thị trường khác
2. Tại sao quản lý rủi ro thị trường lại quan trọng?
 Với hệ thống ngân hàng:
- Khuyến khích phát triển và áp dụng 1 tập quán quản trị rủi ro tốt hơn: cẩn trọng
- Mở rộng mục tiêu quản lý rủi ro: Từ mục tiêu cẩn trọng đơn thuần sang mục tiêu
kinh tế rộng hơn (cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận)
- Mở rộng mục tiêu đánh giá rủi ro thị trường
 Với các dịch vụ phi tài chính
- Rủi ro thị trường là nhân tố xác định chính sự thành công hay thất bại của các
hoạt động kinh tế và phúc lợi của mọi người
- Có quá đủ để quan sát sự thay đổi về giá tác động như thế nào đến sản xuất và
vận tải, sự thay đổi về lãi suất tác động như thế nào đến giá cả các tài sản
 Giá trị rủi ro VaR là khoản tổn thất tối thiểu được dự tính có thể xảy ra trong 1
tỷ lệ phần trăm nhất định, trong 1 khoảng thời gian nhất định và với các điều
kiện thị trường giả định
 Các lợi thế của VaR
- Khái niệm đơn giản, dễ hiểu, dễ truyền đạt
- Cung cấp các cơ sở để so sánh rủi ro
- Làm dễ dàng các quyết định phân bổ vốn
- có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả
- tính tin cậy có thể được xác định
- Được chấp nhận rộng rãi
 Các hạn chế của VaR
- Tính chủ quan: Có nhiều quyết định phải thực hiện(1%,5%...), khung thời gian,
phương pháp sử dụng
- Dự đoán chưa đủ tần suất xuất hiện của các biến cố xấu nhất
- Không chú ý đến tính lưu động (thanh khoản) của các tài sản trong danh mục
- Nhạy với rủi ro tương quan: Dưới áp lực thị trường khắc nghiệt, mối tương quan
giữa tất cả các tài sản có xu hướng tăng lên đáng kể
- Hiểu sai ý nghĩa cua VaR : VaR không phải là kịch bản xấu nhất. Tổn thất có thể
và sẽ vượt quá VaR
- Quá đơn giản hóa VaR
- Bỏ qua các biến cố ở đuôi bên phải của phân bố xác suất: Var quá tập trung đến
phần đuôi bên trái (tổn thất) đến nỗi phần đuôi bên phải (lợi nhuận tiềm năng)
thường bị bỏ qua
Phương pháp tham số Phương pháp mô phỏng Phương pháp monte
lịch sử Carlo
- mô tả các phân phối - định giá lại danh mục - người dùng đưa ra giả
bằng cách sử dụng các đầu tư hiện tại dựa trên định của riêng mình về
ước tính về lợi nhuận lợi nhuận đã xảy ra cho các đặc điểm thống kê
TB, độ lệch chuẩn hoặc mỗi ngày trong giai đoạn của phân phối và sử dụng
mối tương quan giữa các nhìn lại lịch sử rồi xếp các đặc điểm này để tạo
yếu tố rủi ro trong danh hạng kết quả từ lỗ lớn ra các kết quả ngẫu nhiên
mục đầu tư nhất đến lãi lớn nhất thể hiện lợi nhuận giả
định cho 1 danh mục đầu
tư với các đặc điểm đã
chỉ định.

3. Quản trị rủi ro thị trường


 Lập dự toán ngân sách rủi ro
- Tổng khẩu vị rủi ro của DN hoặc danh mục đầu tư phải phù hợp với mức chịu
đựng rủi ro cao nhất của DN
- Thông thường ngân sách rủi ro dựa trên cơ sở của VaR
- Ngân hàng: Phải thiết lập giới hạn trên tổng vốn kinh tế hoặc Var và mô tả các
giới hạn này như khẩu vị rủi ro của ngân hàng
- Quỹ hưu trí:
+ Xuất phát điểm cho quyết định phân bổ tài sản của quỹ là thặng dư tài sản
+ Một khi phân bổ tài sản được thiết lập, thiết lập thêm mức chịu đựng rủi ro
trong từng loại tài sản nhất định
+ Phân bổ mức chịu đựng này cho các nhà quản lý tài sản được chọn lọc để quản
lý tài sản
- Nhà quản lý danh mục đầu tư
+ Sử dụng thông tin về ngân sách rủi ro dựa trên triết lý đầu tư của khách hàng
hoặc thực tiễn thị trường
+ Tìm cách tối ưu hóa rủi ro của danh mục đầu tư so với chuẩn so sánh đã lựa
chọn
 Thiết lập các giới hạn vị thế
- Giới hạn vị thế là giới hạn về thị giá của các khoản đầu tư xác định hoặc số tiền
gốc danh nghĩa của các hợp đồng phái sinh
- Giới hạn vị thế không là công cụ tuyệt vời để kiểm soát sự đầu tư qua tập trung
 Thiết lập các giới hạn kịch bản
- Là giới hạn trên mức tổn thất dự đoán cho 1 kịch bản cho trước
- Nếu giới hạn này bị vượt cần phải điều chỉnh danh mục đầu tư
 Thiết lập các giới hạn dừng lỗ
- Giới hạn Var mỗi ngày
- Áp đặt và theo dõi các giới hạn dừng lỗ theo cùng với các giới hạn của Var
- Thực hiện các hoạt động phòng ngừa ( mua các quyền chọn bảo vệ ..)
 Sử dụng các thước đo rủi ro và phân bổ vốn
- Phân bổ vốn là đặt các giới hạn lên mỗi hoạt động của DN để đảm bảo chắc lĩnh
vực hoạt động thành thạo nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất được cung cấp
các nguồn lực cần để thực hiện mục tiêu
- Phân bổ vốn khôn ngoan đảm bảo rằng các chiến lược kinh doanh chưa được
chứng minh không được sử dụng hết các giới hạn rủi ro của DN
Chương 4: Quản trị rủi ro tín dụng
1. Rủi ro tín dụng
Khoản mục Rủi ro thị trường Rủi ro tín dụng
Nguồn gốc rủi ro Chỉ rủi ro thị trường Rủi ro vỡ nợ, rủi ro thu
hồi lại nợ, rủi ro thị
trường
Phân bố xác suất Đối xứng là chủ yếu Lệch trái
Khung thời gian Ngắn hạn (ngày) Dài hạn(năm)
Phạm vi áp dụng các Đơn vị kinh doanh Cả DN và đối tác
hạn mức
Vấn đề pháp lý Không áp dụng Rất quan trọng
2. Nhận diện rủi ro tín dụng
 Rủi ro tín dụng phát sinh từ :
- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Xác suất không thực hiện nghĩa vụ tài chính tăng
- Nhiều tổn thất nghiêm trọng hơn dự tính vì tại thời điểm vỡ nợ rủi ro thực lớn
hơn dự tính
- Nhiều tổn thất nghiêm trọng hơn dự tính vì tại thời điểm vỡ nợ, tỷ lệ thu hồi nợ
thực thấp hơn dự tính
- Không thanh toán hàng hóa dịch vụ dã cung cấp
 Trong thực tế, gần như tất cả các DN đều chịu rủi ro tín dụng trừ các DN nhỏ
giới hạn kinh doanh của mình với các giao dịch tiền trao cháo múc
 Có 3 biến chi phối rủi ro tín dụng :
- Vỡ nợ : xảy ra với xác suất vỡ nợ
- Phơi nhiễm rủi ro tín dụng
- Tổn thất thực tế do vỡ nợ
3. Đo lường rủi ro tín dụng
 Hệ thống chuyên gia: Hệ thống 5 chữ C
- Character(đặc tính): danh tiếng, sự sẵn sàng hoàn trả, lịch sử trả nợ
- Capital(vốn): tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì xác suất vỡ nợ càng cao
- Capacity (năng lực hoàn trả): biến động thu nhập của người vay, nếu thanh
toán nợ theo hợp đồng là con số cố định nhưng thu nhập biến động theo thời
gian thì năng lực trả nợ bị ảnh hưởng
- Collateral (tài sản thế chấp): mức độ ưu tiên của tài sản để xử lý các loại nợ
- Cycle condition (các điều kiện về chu kì kinh doanh): tình trạng của chu kì
kinh doanh
=> Hạn chế: tính nhất quán, tính chủ quan
 Hệ thống xếp hạng tín dụng
- Các bộ phận định giá rủi ro tín dụng
+ Năng lực của người vay và sự sẵn sàng trả nợ
+ Môi trường bên ngoài và tác động của nó lên năng lực và sự sẵn sàng trả nợ của
người vay
+ Các đặc tính của công cụ tín dụng
+ Chất lượng sự đầy đủ của các công cụ giảm rủi ro
 Quy trình phân tích định giá tín dụng của 1 công ty (vay càng nhiều xếp hạng
tín dụng càng thấp)
 Hạng tín dụng được chia thành 2 cấp độ
- Hạng đầu tư: ít khả năng vỡ nợ: trên BBB (S&P), trên Baa (Moody)
- Hạng đầu cơ: Khả năng vỡ nợ cao
 Các tỷ lệ tài chính theo hạng
- Tổng nợ/ VCSH càng nhỏ càng tốt
- EBITDA/ lãi vay càng lớn càng tốt
 Cấu trúc khoản vay: hợp đồng tài chính, điều khoản của khoản nợ, kế hoạch
khấu hao, các hạn chế về thay đổi kiểm soát
- Nếu cơ cấu khoản vay không đủ vững chắc và có tác động tiêu cực lên rủi ro
vỡ nợ của người vay, cần phải hạ thấp mức xếp hạng
 Xếp hạng giá trị tổn thất vỡ nợ: không có bảo đảm, bảo đảm bởi bên thứ 3, tài
sản thế chấp
4. Quản trị rủi ro tín dụng
 Sử dụng các hạn mức tín dụng để giới hạn mức phơi nhiễm rủi ro
- Không cho vay quá nhiều 1 DN
- Không tham gia quá nhiều giao dịch phái sinh
 Sử dụng hệ thống đánh giá lại theo giá thị trường (market – to – market)
 Market – to – market tự nó không phải là 1 kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng
nhưng nó là 1 công cụ được sử dụng kết hợp với các hạn mức để giảm tổn thất
tiềm năng
 Các hợp đồng chưa thực hiện cần được giám sát chặt chẽ thông qua việc đánh
giá lại thường xuyên để quản lý các tổn thất có thể xảy ra
 Bù trừ nợ bằng cách sử dụng các hợp đồng giao dịch 2 chiều: giảm số tiền phải
trả
 Giảm rủi ro bằng các tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu
 Chuyển giao rủi ro tín dụng bằng các tài sản phái sinh
 Các hành động phòng ngừa bất trắc liên quan đến sự thay đổi hợp đồng hoặc
thỏa thuận chưa thực hiện khi có sự xuất hiện của 1 số biến cố chính:
- Sự suy giảm chất lượng tín dụng của đối tác rơi xuống mức thấp hơn mức
được xác định trước
- Sự thay đổi giá thị trường của hợp đồng chưa thực hiện vượt quá phạm vi xác
định trước
 Các hành động phòng ngừa bất trắc: bổ sung tài sản thế chấp, chấm dứt hợp
đồng
Chương 5: Quản trị rủi ro hoạt động
 Các ngân hàng thương mại chịu phơi nhiễm chủ yếu với rủi ro tín dụng, rủi ro
hoạt động ít hơn và với rủi ro thị trường ít nhất
 Các ngân hàng đầu tư, các bộ phận nghiệp tự doanh, quản lý tiền mặt có mức
phơi nhiễm rủi ro thị trường lớn hơn
 Những ngành kinh doanh như các công ty môi giới, các công ty quản lý tài sản
bị phơi nhiễm chủ yếu với rủi ro hoạt động
 Các nhà quản lý tài sản được cho là không có rủi ro thị trường trực tiếp vì họ
hoạt động như 1 đại lý cho các nhà đầu tư.
 Bây giờ các định chế tài chính đặt mình vào cấu trúc đánh giá và đo lường rủi
ro hoạt động chính thức. Đặc biệt bây giờ họ cố gắng đo lường vốn kinh tế
(EC) được yêu cầu để trang trải cho rủi ro hoạt động
 Để kiểm soát tốt rủi ro hoạt động, Ủy ban Basel áp đặt chi phí vốn dựa vào rủi
ro hoạt động: tỷ lệ này là 12% của tổng vốn
1. Nhận diện rủi ro
 Định nghĩa của ủy ban Basel về rủi ro hoạt động: nguy cơ tổn thất gây ra từ
các quy trình xử lý nội bộ không đầy đủ hoặc không hiệu quả, con người và hệ
thống, hoặc các biến cố bên ngoài

2. Đo lường rủi ro hoạt động
 Các công cụ nhận diện và đánh giá rủi ro hoạt động
- Sơ đồ quy trình kinh doanh
- Các chỉ số rủi ro và hiệu quả: Các chỉ số chính (KPIs) cảnh báo khi nào rủi ro
đang đến gần hoặc vượt ngưỡng
- Phân tích kịch bản: là 1 quy trình chủ quan theo đó giám đốc các đơn vị kinh
doanh và giám đốc rủi ro nhận diện các biến cố rủi ro tiềm năng và đánh giá
các hậu quả tiềm năng của các rủi ro này
- Đo lường: liên quan đến việc sử dụng các đầu ra của các công cụ định giá rủi
ro làm đầu vào cho các mô hình đánh giá phơi nhiễm rủi ro hoạt động. Ngân
hàng có thể sử dụng các mô hình để phân bổ vốn kinh tế cho các đơn vị kinh
doanh khác nhau dựa trên lợi nhuận và rủi ro.
- Kiểm soát nội bộ: Các phát hiện kiểm toán nhận diện điểm yếu nhưng cũng
cung cấp những chi tiết bên trong về các rủi ro hoạt động cố hữu
- Phân tích dữ liệu tổn thất hoạt động nội bộ: cung cấp các hiểu biết thấu đáo
về nguyên nhân của những tổn thất lớn. Cho biết vấn đề là biệt lập hoặc có ảnh
hưởng đến cả hệ thống
- Phân tích dữ liệu tổn thất hoạt động bên ngoài:
- Tự đánh giá rủi ro, tự kiểm soát rủi ro:
- Phân tích so sánh
3. Quản trị rủi ro hoạt động
 Rủi ro hoạt động bắt nguồn từ khả năng xảy ra gian lận, sai sót hoặc các vấn đề
vê hệ thống hoặc thủ tục.
 Việc phân tích các khoản lỗ lớn trước đây cho thấy rằng các khoản lỗ thường
do 1 hoặc nhiều vấn đề chính gây ra:
- Giao dịch đầu cơ,
- giao dịch trái phép,
- không phòng vệ, phòng vệ quá mức,
- quy trình kém,
- phân chia trách nhiệm không đầy đủ,
- thiếu sự giám sát,
- rủi ro trong tình huống hợp nhất: có thể khó quản lý trong giai đoạn thực
hiện,
- rủi ro của toàn bộ tổ chức, đặc biệt khi có các tổ chức con tách rời
 Rủi ro hoạt động bắt nguồn từ các hoạt động của tổ chức trong 3 lĩnh vực
chính: nhân sự, quy trình và công nghệ
 Nhiều khoản lỗ phái sinh quy mô lớn trở nên trầm trọng hơn do các lỗi quản trị
rủi ro hoạt động, dẫn đến các khoản lỗ tích lũy
4. Con người: sai sót và gian lận
 Con người đại diện cho một trong những rủi ro quan trọng nhất của 1 tổ chức
 Các giao dịch liên quan đến các quyết định và mối quan hệ của nhân viên. Do
đó các lỗi tiềm ẩn và gian lận phải luôn được đề phòng
 Do quy mô và khối lượng của các quỹ và các giao dịch tài chính, thiệt hại tiềm
tàng từ những sai lầm lớn hoặc gian lận là nghiêm trọng
 Ngoài ra nhân viên có thể phải đối mặt với áp lực để vượt quá hiệu suất hoặc
kiếm được lợi nhuận, điều này có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ xảy ra vấn
đề.
 Các gian lận của người ngoài tổ chức có liên quan đến chứng khoán tài chính
gian lận, các tổ chức tài chính, các thỏa thuận hợp đồng
 Kiểm soát nội bộ: Ba phòng tuyến
- Các đơn vị kinh doanh
- Ban quản trị rủi ro hoạt động độc lập
- Duyệt lại độc lập
=> Các cá nhân chịu trách nhiệm cho các giao dịch đang cam kết không được
thực hiện chức năng thanh toán và kế toán
 Quản lý rủi ro hoạt động: phân bổ vốn và bảo hiểm
Có thể dự kiến Không dự kiến được Tổn thất nghiêm trọng
- Tượng trưng cho mức - Tượng trưng cho độ - Ít xảy ra nhưng gây tác
tổn thất có thể dự kiến lệch giữa tổn thất tính hại nghiêm trọng
- Được thanh toán như theo điểm phân vị ở 1 số - Vì tính nghiêm trọng
chi phí kinh doanh khoảng tin cậy và tổn loại tổn thất này phải
thường xuyên thất dự kiến được công bố
- Được quản lý bằng - Bù đắp bằng dự trữ - Được bù đắp bằng cách
kiểm soát nội bộ vốn hoặc chuyển giao chuyển giao
5. Khuyến nghị về rủi ro hoạt động của Basel
 Các phương pháp tính vốn tối thiểu
- Theo thỏa ước Basel II các ngân hàng cần thiết lập số vốn tối thiểu để trang trải
rủi ro kinh doanh (ORC)
- Các định chế tài chính có 3 tùy chọn để tính ORC
+ Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA): đơn giản, minh bạch, dữ liệu sẵn có, không
tính đến chất lượng quản lý
* ORC = alpha * GI (GI: thu nhập ròng: lấy TB của thu nhập gộp trong 3 năm,
giá trị âm được loại ra)
+ Phương pháp tiêu chuẩn hóa (TSA)
* Hoạt động của ngân hàng được chia làm 8 lĩnh vực kinh doanh. Mỗi lĩnh
vực hoạt động thu nhập gộp được tính như một chỉ số đo quy mô hoạt động
* Chi phí vốn được tính bằng cách nhân thu nhập gộp với với 1 con số phần
trăm cố định, gọi là nhân tố beta, được tính tổng cho các lĩnh vực hoạt động
* Phương pháp này đơn giản nhưng phản ánh tốt hơn các mức rủi ro khác
nhau của các hoạt động kinh doanh
+ Phương pháp đo lường nâng cao (AMA)
* Không có phương pháp cụ thể nào được quy định nhưng chỉ được tính theo
AMA chỉ khi ngân hàng chứng minh quản lý và kiểm soát rủi ro hoạt động 1 cách
hiệu quả.
* Để áp dụng AMA, các ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chuẩn định tính và
định lượng
Tiêu chuẩn định tính Tiêu chuẩn định lượng
- phải có chức năng quản trị rủi ro - phải theo dõi dữ liệu tổn thất nội bộ,
kinh doanh độc lập được đo lường trong thời kỳ tối thiểu
- hệ thống phải được tích hợp năm
trong quản lý kinh doanh hàng - Phải sử dụng dữ liệu bên ngoài
ngày - sử dụng phân tích kịch bản để đánh giá
- phải có báo cáo thường xuyên các phơi nhiễm với những sự cố rất
- phải có các tài liệu làm bằng nghiêm trọng
chứng - phải chú ý đến các yếu tố môi trường
- các kiểm toán phải xem lại kinh doanh và kiểm soát nội bộ
thường xuyên - bảo hiểm có thể được sử dụng để bù
đắp 20% phí rủi ro kinh doanh

You might also like