Tutuonggiaoduc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tư tưởng giáo dục của đời và đạo:

Giáo dục không chỉ là việc dạy và việc học mà còn là quá trình
chuyển hóa nội tâm, cải tạo cái xấu, thay thế, bồi dưỡng và phát huy cái
tốt, trang bị cho mỗi cá nhân những nhận thức chính kiến, đức tin chân
chính và những phẩm chất tâm linh cao thượng để mỗi người có thể làm
hành trang tư lượng cho đời sống an lạc, hạnh phúc cá nhân, gia đình,
học đường và cộng đồng xã hội.

Trong 80 năm trụ thế, Đức Phật không ngoài mục đích chỉ ra con
đường, biện pháp để chúng sinh đạt được mục tiêu tối hậu là giác ngộ,
giải thoát.Những bài pháp Ngài giảng dạy tùy theo căn cơ và trình độ
của mỗi con người khác nhau, trong đạo Phật gọi là khế cơ và khế lý.
Giáo dục là việc giáo dục con người, khoa học về sự huấn luyện đạo
đức, trí tuệ và hình thành con người nhân cách, con người của chân
thiện mỹ, có khả năng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, khoa học, giáo dục, kĩ thuật, tôn giáo...Trong sự phát triển xã hội,
giáo dục luôn có những xu thế không chỉ mở trong phạm vi quốc gia mà
còn quốc tế. Cho đến ngày nay, giáo pháp của ngài tiếp tục ngày càng
phát triển và luôn lợi ích thiết thực ở hiện tại.

Thế gian giáo dục là nhằm hướng con người tới sự hoàn thiện hơn,
trước tiên là vì mục tiêu chính họ và tiếp nữa là để phù hợp với thời đại
mà họ đang sống. Ví dụ như Phương Tây: học để tự tin hòa nhập và
phát triển. Xuất phát từ quan điểm bình quyền, bình đẳng công dân nên
mục tiêu mà cách dạy dỗ và giáo dục phương Tây ( đặc biệt là Mỹ)
hướng tới là giúp các em sớm hình thành và củng cố tinh thần tự chủ,
độc lập, năng động sáng tạo trong một xã hội văn minh lấy sự tự giác
tuân thủ luật pháp làm nền tảng. Còn ở Phương Đông: Học để đổi đời.
Nền giáo dục với nhiều sức ép thành tích thi cử khiến học sinh bị ngợp
trong sự tiêu hóa gấp gáp các kỹ năng làm bài tập mà các giáo viên với
thâm niên nhiều năm “sáng chế” ra như những thứ bảo bối( tiêu biểu là
Trung Quốc) . Phương pháp giáo dục này có thể mang đến kết quả thi
cử rất cao nhưng sức sáng tạo trong tương lai thì chưa chắc đã có. Ví
như ở lĩnh vực triết học Mạnh Tử có nói rằng: “ Nhân chi sơ tính bổn
thiện”, còn Tuân Tử lại nói: “ Nhân chi sơ tính bổn ác, lý tính hậu lai tập
đắc”. Nếu cả nhân loại cứ y như hai luồng tư tưởng này mà sống phó
mặc cho “ mệnh”, thì chẳng cần chi tiêu số tiền lớn cho ngành giáo dục
làm gì, chẳng cần mở lớp học, chẳng cần sự có mặt của thầy – trò. Bởi
vì, đã định bản tánh vốn như vậy thì cần gì giáo dục và làm sao giáo
dục? Dân gian có câu: “ giang sơn dễ đổi bản tánh khó dời”, chỉ vậy thôi.
Đi ngược lại với hai luồng tư tưởng đó giáo lý của Đạo Phật chỉ rõ ràng
về lý nhân – quả cho chúng sanh rõ thấy thông qua các Kinh điển, các
bài pháp thoại của chư Tăng,…để rõ thấy con người có thiện – ác là do
hành nghiệp của họ ở quá khứ hay hiện tại. Đã là nghiệp thức thì có thể
chuyển đổi “ Tu là chuyển nghiệp” và có thể giáo dục bởi tánh biết.

Mục tiêu của giáo dục Phật giáo là giáo dục con người. Giáo dục Phật
giáo muốn giúp con người có hạnh phúc đích thực, biết tu tập, chuyển
hóa tham,sân, si thành thiện pháp vô tham, vô tham, vô sân, vô si, biết
chuyển hóa phiền não thành bồ đề, biết vun trồng và tưới tẩm những hạt
giống chính niệm ở trong tâm thức của mỗi con người.Nói về mục tiêu
này, hòa thượng Thích Thiện Siêu nhận định rằng: “ mục tiêu của giáo
dục vẫn là mưu cầu hạnh phúc.Hạnh phúc, theo Phật giáo, chính là sự
giải thoát tối hậu”. Mục tiêu giáo dục của Phật giáo là đưa mọi người
đến chỗ giải thoát mọi khổ đau, nhưng giáo pháp của Đức Phật có phân
biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng
sinh mà hướng dẫn từng cá nhân đi theo những con đường nhanh hay
chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Giáo dục Phật giáo còn hướng con người
đến phát triển tâm linh cao thượng, tâm và thân không bị ràng buộc bởi
những ngoại cảnh bên ngoài, giúp con người có niềm tin vững trãi,
không sợ hãi, tự biết về chính mình “ phản quan tự kỉ”, dám chịu trách
nhiệm cá nhân, tự tin nỗ lực, biết tự kiềm chế và dám chấp nhận. Tùy
cấp độ nông - sâu, cao - thấp khác nhau nhưng đó là những phẩm chất
mà con người luôn luôn phải có, phải tự thức tỉnh, để tự giúp mình (tự
độ) rồi giúp người (độ tha), trên con đường tới Giác ngộ - Giải thoát -
Thành Phật. Còn giáo dục của phương Đông hay phương Tây đều
hướng con người đến sự “ chân, thiện, mỹ”, có tính trung thực, lòng
nhân ái và tính khoan dung, cao thượng; xa lạ với sự dã dối, thủ đoạn,
nhỏ nhen và đố kỵ; giàu tri thức khoa học và thực tiễn, có năng lực tư
duy và hành động, phát triển toàn diện và tối đa theo thế mạnh riêng có
của mỗi người; đó là những con người thật sự tự do, tự chủ, có tư duy
độc lập và sáng tạo; không phải là những con người nô lệ, mất tự do và
không có khả năng tự chủ. Chung quy đều là để thỏa mãn tánh dục,
cũng chỉ bởi “cái tôi” hư huyễn mà thôi. Chính cái tôi cao quý ấy mà
khiến con người đi từ khổ đến khổ, từ tối vào trong tối hay từ sáng vào
trong tối, đi hoài đi mãi chẳng thấy lối sáng, bơi mãi trong biển cả sinh tử
đến khi mệt lã đi cũng chẳng biết và chẳng tìm cầu cách để dừng lại hay
chỉ đơn giản để nghỉ mệt chút thôi cũng được. Phóng túng bản thân
trong cái vui tạm bợ.

Thực ra, hạnh phúc chỉ là biến thể của đau khổ dưới một hình thái tế
nhị. Dính mắc vào hạnh phúc cũng như dính mắc vào đau khổ nhưng
bạn không thấy đó thôi. Đùng nghĩ rằng nắm giữ hạnh phúc là xa lìa đau
khổ. Cả hai dính chặt vào nhau không thể tánh rời. Đức phật chỉ cho
chúng ta thấy đau khổ chính là kẻ kế thừa tàn ác của hạnh phúc. Đức
Phật dạy chúng ta hãy buông bỏ tất cả những gì có bản chất tạm bợ,
không bền vững. Nếu buông bỏ bạn sẽ thấy chân lý. Nếu không buông
bỏ, bạn sẽ không thấy rõ sự thật. Chỉ vậy thôi! Và khi trí tuệ khai mở rồi,
thì nhìn đâu bạn cũng thấy chân lý. ( Thiền sư Ajahn chah)

Và đối tượng giáo dục của Phật giáo luôn hướng đến con người làm
gốc , giúp họ nhìn thấy chân lý của vạn hữu không có hư vọng không có
sai khác . Xây dựng con người hữu ích, hạnh phúc, có nhân cách tốt, có
đời sốn trọn vẹn hạnh đức, đủ cả tâm đức và tuệ đức để con người đó
có thể góp phần xây dựng nếp sống tốt đạo đẹp đời và xây dựng một
nền văn minh văn hóa cho nhân loại. Đào tạo con người có kiến thức
sống động, những tâm tư mới lạ, sáng suốt, có tính sáng tạo, biết khơi
dậy và đánh thức những hạt giống hạnh phúc và giác ngộ nơi tự thân,
những con người có tấm lòng tương trợ, tương thân, tương ái, tương
kính, có tình yêu nhân loại. và cuối cùng đi đến mụ tiêu tối hậucuar giáo
dục Phật giáo là sự giải thoát hoàn toàn khổ đau.

You might also like