Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GDCD

Nội dung 1.
a. Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ?
Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các
tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công
việc chung của Nhà nước và xã hội. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền chính
trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách
nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.
b. Vì sao công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?
Công dân có quyền quản lí nhà nước và xã hội vì nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhà nước
"của dân, do dân và vì dân", vì vậy việc tham gia bộ máy quản lý nhà nước nhằm phát huy tích cực
quyền làm chủ của mọi công dân dưới chế độ XHCN, nhà nước đảm bảo công dân thực hiện quyền
dân chủ của mình trên nguyên tắc "Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra".
c. Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân ?
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng
cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định” (Điều 27 Hiến pháp
năm 2013).
d. Cách thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Lấy ví dụ
Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Công dân thực hiện quyền tham gia
quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách :
- Trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước; bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động
của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
VD: Anh A đi bầu cử Quốc Hội.
- Gián tiếp tham gia thông qua đại biểu của nhân dân (ví dụ : đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng
nhân dân các cấp) để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
VD: Trong đợt lấy ý kiến về “Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.” mọi công
dân VN đều được tham gia.
Nội dung 2. Các loại vi phạm pháp luật? Lấy ví dụ
- Vi phạm pháp luật hành chính. VD: xây nhà cao tầng không giấy phép.
- Vi phạm pháp luật hình sự. VD: cướp dật dây chuyền túi sách người đi đường.
- Vi phạm pháp luật dân sự. VD: vay tiền dây dưa không trả.
- Vi phạm pháp luật kỉ luật. VD: chặt cảnh, tỉa cây không đặt biển cảnh báo.
Nội dung 3. Nội dung bảo về tổ quốc? Lấy ví dụ
- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyên, thống nhất và toàn àn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bảo vệ Tổ quốc bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân
sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là những việc mà người công dân phải thực hiện để góp phần vào sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
VD:
- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh
- Thăm hỏi gia đình thương binh liệt sĩ
- Thăm hỏi, động viên bộ đội.
- Tham gia phong trào tình nguyện 27/7.
- Học tập tốt tuần quân sự của nhà trường.
- Cố gắng học tập tốt góp phần xây dựng đất nước.
Nội dung 6. Bài tập
Bài 2.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể làm thêm giờ với nhiều công việc, như: Biểu diễn
nghệ thuật, vận động viên thể thao, viết văn, viết báo, lập trình phần mềm, các nghề truyền thống
(chấm men gốm, dệt chiếu, dệt thổ cẩm, dệt tơ tằm…); các nghề thủ công mỹ nghệ (thêu ren, mộc mỹ
nghệ, làm tranh dân gian, ...
Bài 3.
- Hành vi của H là sai trái đối với quy định của pháp luật.
- Các vi phạm pháp luật mà H mắc phải:
+ Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định;
+ Vượt đèn đỏ → gây hậu quả: va phải một phụ nữa làm chị bị gãy chân.
- Trách nhiệm của H trong sự việc này:
+ H và gia đình H phải xin lỗi chị đó và có trách nhiệm bồi dưỡng, chăm sóc chị đó;
+ Bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

You might also like