Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nguồn nhân lực lao động trẻ và dồi dào

Một trong những ưu thế lớn nhất của nguồn nhân lực lao động Việt Nam là có nguồn lực lượng
nhân sự lao động dồi dào và cơ cấu nguồn nhân lực lao động trẻ. Cơ cấu dân số trẻ được coi là
“cơ cấu vàng” trong lao động. Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2018 ước tính là
54 triệu người. Với ưu thế này nếu được khai thác triệt để sẽ là yếu tố quan trọng cho phát triển
kinh tế đất nước
Năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng cao
Năng suất lao động của Việt Nam đang ngày càng có xu hướng tăng cao. Việt Nam là quốc gia
có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN
Chất lượng nguồn nhân lực lao động đang từng bước được nâng tầm
Chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam đang ngày càng được nâng tầm đã phần nào đáp
ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Chất lượng nguồn lao động Việt
Nam được đánh giá là thông minh, khéo léo, cần cù. Ở nhiều nhà xưởng cơ khí, lực lượng lao
động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học - công nghệ, đảm nhận được các vị trí
công việc phức tạp trong sản xuất.
Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề đang ngày càng nâng cao
Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh. Điều này có thể được xem như là
một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực. Trình độ học vấn của dân cư ở mức
khá và tuổi thọ trung bình tăng khá nhanh.
Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề khá đã được thu hút và phát huy
hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như: bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin,
sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y tế, giáo dục, nhà xưởng cơ khí,… và
xuất khẩu lao động. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về
kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.
Dân cư phân bổ không đều giữa các vùng
Dân cư Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Phần đông vẫn còn là cư
dân nông thôn. Các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc
chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động). Trong khi đó, dân cư tập trung đa số ở những khu vực
thành thị. Sự mất cân đối này hạn chế sự phát huy lợi thế về nguồn lao động vùng nông thôn.
Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền,
địa phương,… chưa đồng nhất, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng
phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.
Chất lượng lao động, kỹ năng làm việc nhóm và ngoại ngữ thấp và hạn chế
Lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Nguồn cung hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao.
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động
công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Ở các công xưởng, những vị trí kỹ thuật cao
nhất thường do lao động nước ngoài đảm nhận. Theo số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ lao động
chưa qua đào tạo nghề chiếm gần 85%. Đa số doanh nghiệp chưa hài lòng về chất lượng lao
động, nhất là kỹ năng làm việc.
Tính chuyên nghiệp trong kỹ năng làm việc nhóm và năng lực sử dụng ngoại ngữ của còn hạn
chế. Trong môi trường làm việc nước ngoài, ngoại ngữ luôn là điểm yếu của lao động Việt Nam.
Mặt khác, năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng chậm hơn so với các nước đang
phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Như vậy, mặc dù có những bước
khởi sắc đáng kể, nhưng Việt Nam cũng cần nỗ lực hơn nữa. Được như vậy, những nhà xưởng cơ
khí, nhà xưởng công nghiệp sẽ theo đó mà tăng mạnh cả về chất lượng và số lượng.
Tính kỷ luật của lao động Việt Nam chưa cao
Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp. Vì thế người lao động mang nặng tác
phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông. Họ chưa được trang bị các kiến thức và kỹ
năng làm việc nhóm. Không chỉ vậy người lao động còn không có khả năng hợp tác và gánh chịu
rủi ro. Cộng thêm việc ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm khi làm việc.

biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị mà Trung ương chỉ ra gồm:

Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu
thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy
đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc
vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng. Tham
vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công
tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi
xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu,
phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh. Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo
ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.
Về đạo đức, lối sống, theo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hiện có các biểu hiện suy thoái:
Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác
để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay
cho tham nhũng, tiêu cực. Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các
tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền
thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội. Quan liêu, xa rời quần
chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ
quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi
chính đáng của nhân dân.
Một trong những vụ việc gây chấn động nhất đầu năm 2021 là đưa ra xét xử vụ án Vi phạm quy
định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm các quy định về
quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công Thương và Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn
(Sabeco) liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua quá trình xét xử, Tòa sơ thẩm đã tuyên phạt các bị cáo: Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng
Công thương 11 năm tù; Phan Chí Dũng, nguyên Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương
9 năm tù, cùng về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng
phí. Ngoài ra, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên phó chủ tịch UBND
TP Hồ Chí Minh 6 năm 6 tháng tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, cộng với 7
năm tù trong bản án trước đó, bị cáo Tín phải chịu tổng hình phạt chung là 13 năm 6 tháng tù.
Các bị cáo còn lại trong vụ án bị tuyên phạt từ 30 tháng tù cho hưởng án treo đến 5 năm tù giam
về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Bản án nêu rõ, Sabeco được giao khu đất tại số
2-4-6 Hai Bà Trưng (diện tích 6.080m2) dùng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và nộp tiền
thuê đất hằng năm. Nhưng nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cùng các đồng phạm
đã có ý kiến chỉ đạo về việc Sabeco góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng và
tiền của Sabeco để thành lập liên doanh Sabeco Pearl đầu tư thực hiện dự án "Xây dựng khách
sạn sáu sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê" tại khu
đất trên. Sau khi Sabeco thực hiện xong các thủ tục pháp lý đầu tư, trong đó có việc bổ sung
chức năng officetel (mô hình kết hợp văn phòng cho thuê với khách sạn) và căn hộ ở cho dự án,
Bộ Công thương chỉ đạo công ty này thoái toàn bộ vốn góp. Các hành vi trên dẫn tới hậu quả
quyền quản lý, sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng bị chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang tư
nhân trái pháp luật, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước.

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam nhấn mạnh: “Tham nhũng là hành vi
của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định tệ tham nhũng, tham ô là hành vi “Ăn cắp của công làm của tư;
đục khoét của nhân dân”(1). Có thể nói, tệ tham nhũng, tiêu cực là hành vi gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước; làm cho kinh tế chậm phát triển, thất
thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, của Nhân dân Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là công việc khó khăn, phức tạp; đụng chạm đến nhiều
người, thậm chí mất đi những cán bộ từng giữ chức vụ cao, từng có công lao đóng góp nhất
định… tuy nhiên, nếu đã thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm nghiêm
trọng đến kỷ luật của Đảng thì đều phải cương quyết xử lý, “bất kể người đó là ai”, “không có
vùng cấm, không có ngoại lệ”. Thứ nhất, cần nghiên cứu, xem xét đảo mệnh đề “phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực” thành “phòng, chống tiêu cực, tham nhũng”: Thứ hai, cần sớm nghiên cứu
xây dựng cơ chế cụ thể, rõ ràng để Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, góp phần tăng
cường vai trò giám sát, phản biện xã hội trong đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, Thứ
ba, cần nghiên cứu để có quy định, chế tài rõ ràng, cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức
khi nhận quà biếu, các giải pháp Một là, kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tham
nhũng, tiêu cực, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, hiệu quả hơn.
Hai là, từng bước xây dựng hoàn thiện thể chế, quy định có tính bao trùm, dài hạn để cán bộ,
đảng viên không dám tham nhũng, không thể tham nhũng, không cần tham nhũng và không được
tham nhũng. Ba là, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính
trị - xã hội; các cơ quan thông tấn báo chí và quần chúng nhân dân trong phòng, chống tham
nhũng. Bốn là, chú trọng tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; giáo dục cho
thế hệ trẻ, đặc biệt là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội về đạo đức, giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét
xử liên quan đến tham nhũng, tiêu cực.
Từ sau Hội nghị Trung ương 11 (tháng 10/2019) đến nay (tính đến tháng 5/2020), đối với các vụ
việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo,
đã kết thúc điều tra 13 vụ/79 bị can, truy tố 15 vụ/105 bị can, xét xử sơ thẩm 19 vụ/106 bị cáo.
Lần đầu tiên xét xử công khai, nghiêm minh 2 cán bộ nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên
bộ trưởng về tội nhận hối lộ và lãnh đạo doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước về tội đưa hối lộ
trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG (Công ty Cô phân Nghe nhin Toan câu)
Xét xử 2 cán bộ nguyên chủ tịch, 2 cán bộ nguyên phó chủ tịch uy ban nhân cấp tỉnh phạm tội
liên quan đến các sai phạm trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước, quản lý đất đai trong vụ án
Phan Văn Anh Vũ; 1 cán bộ nguyên thứ trưởng phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 1 cán bộ nguyên thứ trưởng do hành vi thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án Đinh Ngọc Hệ;...

You might also like