Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tư tưởng phương Đông

7. Thực tế về đẳng cấp ở Ấn Độ? (thế kỉ hiện nay)


-Xã hội Ấn Độ vẫn luôn tồn tại 5 đẳng cấp từ trước công nguyên cho đến bây giờ. Trong
đó, có 4 đẳng cấp chính, cao nhất là Brahmin (tu sĩ, nhà tri thức), tiếp đến lần lượt là
Kshastriya (chiến binh), Vaishyas (nhà buôn), Shudras (thợ thuyền, nông dân). Ngoài ra
còn một tầng lớp thứ 5, không chính thức là Dalit. Các đẳng cấp trên coi người thuộc
nhóm này là “không đáng đụng tới”, thường xuyên bị hành hạ và thậm chí là bị giết.
Khiến cho những người nào đã bẩn, đã xấu, đã nghèo, đã mù chữ, đã mông muội thì
truyền kiếp hàng trăm đời điều không ngốc đầu lên nổi. Đặc biệt, rất hi hữu có những
trường hợp vượt trào nhảy từ đẳng cấp này sang đẳng cấp khác. Vì đa phần cứ định ngoi
lên là bị dìm xuống cho không mở mày mở mặt được.
-Hiện nay, kỳ thị, phân biệt đẳng cấp tại Ấn Độ hiện đang là vấn đề nhứt nhói. Thông qua
các cuộc khảo sát cho thấy sự phân biệt đối xử này vẫn không có dấu hiệu của sự hạ nhiệt
mà ngược lại có xu hướng tăng lên. Cuộc tổng điều tra năm 2014 cho thấy tỉ lệ người dân
thuộc các đẳng cấp dưới, đặc biệt là những người thuộc về đẳng cấp Dalit đang phải đối
mặt với sự kỳ thị nặng nề với việc chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các tiêu chí: tiếp cận giáo
dục, y tế, việc làm...

Sagar Shejwal - một nạn nhân của nạn phân biệt đẳng cấp tại Ấn Độ - Ảnh: Sudharak Olwe
-Tuy chính phủ Ấn Độ đã hiến định cấm những hành vi phân biệt đối xử đến người ở
đẳng cấp dưới, nhưng tình hình vẫn không khả quan.

Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe người dân tại một khu ổ chuột ở Mumbai. Ảnh: Guardian
12. Thực tế về thân phân người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ? (thế kỉ hiện nay)
-Trong xã hội Ấn Độ phụ nữ không được xem trọng. Cũng theo báo The Daily Beast cho
biết, hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ có thể giải thích tại sao phụ nữ lại bị đối xử tệ bạc và
chịu nhiều sự áp bức. Ở đây có câu thành ngữ: “Nuôi dạy con gái giống như tưới nước
cho cây trồng của nhà hàng xóm”.
-Từ những tư tưởng đó, mà xã hội Ấn Độ lại đặt phụ nữ thấp hơn nam giới. Hơn thế,
trong nhiều cuốn sách có phần thiếu tôn trọng phụ nữ. Đơn cử, cuốn 13, chương 40 thiên
sử thi “Mahabharata” viết “không có sinh vật nào tội lỗi hơn phụ nữ. Cô nàng là thuốc
độc, là con rắn”. Một đoạn văn khác khẳng định: “Phụ nữ sống dối trá”…

Cứ mỗi 2 phút lại có 1 phụ nữ ở Ấn Độ là nạn nhân của tội ác.


-Phụ nữ Ấn Độ không chỉ chịu sự tấn công, miệt thị từ ngoài xã hội mà còn là đối tượng
bị phân biệt đối xử, chịu sự bạo lực trong chính gia đình, từ những người thân của họ. Xã
hội Ấn Độ, có quan niệm ăn sâu tâm thức là người phụ nữ phải cam chịu, im lặng. Điển
hình nhất là bao lực gia đình, người chồng có quyền đánh vợ nếu vợ thiếu tôn trọng cha
mẹ chồng, bỏ bê nhà cửa và con cái, hoặc chỉ đơn giản vì “bỏ muối quá nhiều hoặc quá ít
trong thức ăn”.
-Tuy nhiên, trong các năm gần đây các tổ chức xã hội và chính phủ Ấn Độ đã quan tâm
và đưa ra nhiều chính sách để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người
phụ nữ tự chủ giành quyền lợi về mình cũng bắt đầu nhen nhóm và ngày càng mạnh mẽ.
-Cũng bắt đầu đạt được các thành công qua các hành động và chính sách:
+ Bước tiến lớn nhất về mặt lập pháp của Ấn Độ là bộ luật Bảo vệ Phụ nữ được giới thiệu năm
1996, quy định tỷ lệ 33% số vị trí trong tất cả các cấp chính trị của nước này phải dành cho nữ
giới.
+ Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã đưa ra nhiều chương trình để thúc đẩy
bình đẳng giới như ‘Cứu trợ trẻ em gái, Giáo dục trẻ em gái’,…
+ Báo India Express đưa tin ngày 2-1, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố thành lập một ủy ban
đặc biệt gồm 13 thành viên để giám sát nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho phụ nữ ở New
Delhi.
+ Quốc hội Ấn Độ vừa thông qua đạo luật mang tính bước ngoặt dành 33% số ghế tại Hạ
viện và trong các cơ quan lập pháp cấp bang cho phụ nữ từ năm 2029.
Các nữ nghị sĩ Ấn Độ. Ảnh: Hindustan Times.
Tài liệu tham khảo:
1. Phúc Long, Những tấm ảnh biết nói về nạn phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ, tuổi trẻ
online. https://tuoitre.vn/nhung-tam-anh-biet-noi-ve-nan-phan-biet-dang-cap-o-
an-do-20180507110105316.htm
2. Lưu Duy Trân, Đẳng cấp: Rào cản lớn với quá trình phát triển của Ấn Độ,
VietNamNet. https://vietnamnet.vn/dang-cap-rao-can-lon-voi-qua-trinh-phat-trien-
cua-an-do-740585.html
3. Ngô Sinh, Tủi nhục Phụ nữ ở Ấn Độ, Người lao động. https://nld.com.vn/thoi-su-
quoc-te/tui-nhuc-phan-nu-o-an-do-20160928215404525.htm
4. Tấn Khoa, Ấn Độ quyết tâm bảo vệ phụ nữ, tuổi trẻ online. https://tuoitre.vn/an-
do-quyet-tam-bao-ve-phu-nu-527987.htm

You might also like