Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 103

ĐỀ BÀI : Nghiên cứu tìm hiểu về sản phẩm hoặc hệ thống sản

phẩm theo quá trình thiết kế mỹ thuật công nghiệp.

Tìm hiểu TFT or Team Fight Static ( Đấu trường chân lý )


1.Xây dựng nhiệm vụ thiết kế mỹ thuật
1.1 Xác định mục tiêu:

- Đấu Trường Chân Lý là một chế độ chơi của Liên Minh Huyền Thoại cũng được phát triển bởi Riot
Games và được lấy cảm hứng từ chế độ tùy chỉnh Dota Auto Chess của Dota chess 2 trong đó, các người
chơi sẽ đối đầu với bảy người chơi còn lại trực tuyến bằng việc thành lập một đội ngũ dựa trên các nhân
vật sẵn có và chiến thắng chỉ khi một trong hai đội mất hết thành viên.
Nghiên cứu thương hiệu doanh nghiệp
TFT được phát triển và đồng thời, phát hành bởi Riot Games – công ty nổi tiếng với tựa game LoL

- Tầm nhìn , sứ mệnh, mục tiêu, giá trị cốt lõi, triết lý sáng tạo
1
Sứ mệnh: khát trở thành công ty game chú trọng đến người chơi nhất trên thế giới
Riot Games được thành lập vào năm 2006 và 3 năm sau, 2009, họ phát hành Legend of League - một
trong số những tựa game được chơi nhiều nhất thế giới và là bước bùng nổ khổng lồ cho cả ngành công
nghiệp Esports.
Với thành công vang dội như vậy, không khó hiểu khi LoL nói riêng và cả vũ trụ LoL nói chung được mở
rộng ra rất nhiều các phiên bản khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của người chơi trên khắp thế giới. Ở đó ta
có thể nhắc đến hàng loạt những tập phim (Arcane), âm nhạc, những đoạn truyện tranh hoặc sách và cả
những tựa game khác, vd như Legends of Runneterra, Wild Rift (phiên bản LoL cho các thiết bị di động),
TFT - chế độ chơi riêng thành công nhất của LoL và cả những giải Esports khổng lồ được đón nhận trên
khắp thế giới.
Những giá trị cốt lõi của Riot bao gồm: (src: Riotgames.com/who-we-are)

+ Đặt trải nghiệm của người chơi lên hàng đầu: (Player Experience First)
Chúng tôi tin rằng việc tập trung tối đa vào người chơi sẽ giúp mang tới những trải nghiệm game lâu bền
và có ý nghĩa nhất.
• Chúng tôi lấy người chơi làm trọng tâm trong mọi việc chúng tôi thực hiện.
• Chúng tôi yêu game và ưu tiên việc chơi game như một phần quan trọng của cuộc sống.
• Chúng tôi luôn cố gắng tìm hiểu để đồng cảm với người chơi của mình bằng cách lắng nghe, học hỏi và
tương tác với game thủ trên toàn cầu.
+ Dám ước mơ: (Dare to Dream)
Chúng tôi tin rằng việc dũng cảm theo đuổi các ý tưởng táo bạo sẽ giúp hiện thực hóa những ước mơ
không tưởng của người chơi.
• Chúng tôi thực hiện những chiến lược phát triển táo bạo, có chủ đích nhằm thúc đẩy sự phát triển của
ngành công nghiệp game nói chung.
• Chúng tôi tìm kiếm những góc nhìn độc đáo, tạo không gian cho các thử nghiệm và chấp nhận thất bại
như một phần tất yếu của hành trình.
• Chúng tôi làm việc theo phương pháp tốt nhất, xem trọng chuyên môn và sẵn sàng đổi mới khi có cách
làm tốt hơn.
+ Cùng nhau phát triển: (Thrive Together)
Chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ ngày càng lớn mạnh hơn nếu tôn trọng lẫn nhau, dành thời gian học hỏi và
cùng nhau tiến tới thành công.
• Chúng tôi tiếp cận mọi tương tác với tinh thần đồng cảm, chân thành và tôn trọng.
• Chúng tôi xây dựng một đội ngũ hòa nhập nhằm phát huy thế mạnh của mỗi Rioter.
• Chúng tôi tự đặt cho mình những chuẩn mực chuyên nghiệp cao nhất và cùng tận hưởng niềm vui khi
thực hiện các trò chơi.
+ Thực thi xuất sắc: (Execute with Excellence)

2
Chúng tôi tin rằng sự xuất sắc trong quá trình hoạt động sẽ cho phép chúng tôi mang đến những trải
nghiệm tốt hơn về lâu dài.
• Chúng tôi đặt ra những mục tiêu tham vọng, dùng kết quả đạt được để tự đánh giá và không ngừng cải
thiện.
• Chúng tôi luôn kết hợp các đội ngũ trong nhiều mảng khác nhau để mang lại trải nghiệm toàn diện nhất
cả cho người chơi và các Rioter.
• Chúng tôi tập trung vào những yếu tố quan trọng, ưu tiên tính hiệu quả và coi thời gian/tiền bạc người
chơi đầu tư vào sản phẩm như của chính bản thân mình vậy.
+ Luôn khao khát, luôn khiêm nhường: (Stay Hungry; Stay Humble)
Chúng tôi tin rằng luôn có những điều mới để học hỏi từ đồng nghiệp, từ người chơi và từ cả thế giới.
• Chúng tôi tiếp cận mọi vấn đề với thái độ lạc quan, tham vọng và tò mò.
• Chúng tôi ăn mừng chiến thắng, học hỏi từ thất bại và không ngừng thử thách bản thân để phát triển
hơn.
• Chúng tôi xem phản hồi là một phần tất yếu cho quá trình cải thiện.
• Đối với chúng tôi, đội ngũ, gia đình, đồng nghiệp trong ngành và các game thủ chính là những người đã
khiến chúng tôi đạt được những gì mình đang có.
- Tìm hiểu về doanh nghiệp (Quá trình hình thành và phát triển)

Trước tiên, chúng ta cần nhấn mạnh rằng quá trình trưởng
thành của Riot Games gắn liền với sự ra đời và phát triển của LoL.
Riot Games được thành lập vào T9/2006 ở Santa Monica, California bởi 2 nhà đồng sáng lập Brandon
Beck và Marc Merrill. Beck và Merrill tin rằng tại thời điểm đó, các nhà phát hành chỉ tập trung vào mục
tiêu tung ra càng nhiều tựa game càng tốt thay vì tập trung vào một tựa game chính. Theo họ, sự thành
công của tựa game DotA 2 - được coi là nền móng của thể loại game MOBA nói chung - là minh chứng
cho thấy vòng đời của các sản phẩm games nên được kéo dài và chúng nên được đầu tư quản lí - phát
triển và kinh doanh lâu dài. Họ cũng lấy ý tưởng từ các nhà phát hành games châu Á: phát hành game
miễn phí và sau đó kinh doanh qua những phúc lợi đi kèm trong game.

“First of all we made it free. Which at the time was a weird thing to do.
So you’d meet with traditional publishers and they’d be like ‘Wait, you spent this development budget on
a game and you want to give it away for free?’
That was sort of a weird concept.
‘And then there’s not going to be a subscription, there’s not going to be a paywall? You’re just going to
sell stuff in the game, and even that stuff can’t really influence the competitive integrity or power,
anything like that?’
— Brandon Beck
(Src: https://dusselyorkcitystudios.medium.com/)
Ý tưởng xây dựng Riot Games như một công ty kinh doanh online (e-commerce) và xây dựng LoL như
một tựa game multiplayers, free hoàn toàn đem lại cho Beck và Merrill vốn hóa 8 triệu $ (chủ yếu từ

3
Tencent) để thành lập Riot Games. Theo đó, 27/10/2009 LoL được phát hành. LoL game designers và
executives tham gia vào các diễn đàn để lắng nghe người chơi và đem lại trải nghiệm tốt nhất.

Đến nay, diễn đàn vẫn hoạt động


Doanh thu của công ty trong năm này là 1.29 triệu $.
T5/2010, Riot Games tuyên bố sẽ tự mình phát hành và vận hành sản phẩm ở Châu Âu. Họ hợp tác với
một doanh nghiệp địa phương để làm điều đó. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, họ nhận thấy người chơi
không “hài lòng” với sản phẩm của mình. Theo Merrill, lý do là vì những giá trị cốt lõi của đối tác kinh
doanh của họ là khác biệt so với Riot Games, ở đó người chơi không được đầu tư sự hỗ trợ cần thiết. Riot
Games thành công dành lại quyền kiểm soát LoL ở Châu Âu và hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng thiết
bị trong vòng 53 ngày. Thị trường LoL ở Châu Âu – chững lại so với đàn anh Bắc Mỹ - phát triển trở lại
ở mức 9%. Doanh thu của Riot Games trong năm 2010 tăng lên 17.25 triệu $.
(Src cho doanh thu: https://www.zippia.com/)
Đầu năm 2011, Tencent đầu tư 400 triệu $ cho 93% cổ phần của Riot Games - chứng tỏ thành công của
LoL. Cũng trong năm này: các nhà phát triển của Riot Games nhận thấy "khách hàng" của họ không chỉ
thích chơi LoL mà còn thích xem "LoL" và kết quả là giải đấu lớn nhất hàng năm của LoL – CKTG được
tổ chức lần đầu ở Thụy Điển với giải thưởng trị giá 100.000$ dưới hình thức một hội thảo nhỏ và thu hút
được hơn 1.6 triệu lượt xem.

4
Riot Games quyết định đầu tư vào tổ chức các giải đấu của họ như những giải đấu thể thao chuyên nghiệp,
mức giải thưởng cũng tăng dần theo từng năm cùng với thành công của LoL. Năm này, lợi nhuận của Riot
Games tăng lên tới 85 triệu $.
Năm 2012, phản hồi lại những ý kiến về cộng đồng người chơi Toxic, Riot Games thành lập một tổ
nghiên cứu "hành vi người chơi", xử lí vấn đề thông qua việc quản lí hệ thống chat và áp dụng hình thức
ban - đây là một điểm mấu chốt trong quá trình phát triển của LoL nói riêng và Riot nói chung. Cùng năm,
giải CKTG lần thứ 2 với giải thưởng 2 triệu $ được tổ chức ở Los Angeles, California. Tại thời điểm đó,
đây là giải đấu được xem nhiều nhất trong lịch sử, với 8.2 triệu người xem trên tổng thể và 1.1 triệu người
xem cùng 1 thời điểm.
Đến năm 2013, LoL đã là tựa game multiplayer được chơi nhiều nhất thế giới. Riot Games vẫn giữ vững
đà tăng trưởng mạnh mẽ trên mảng game nói riêng và Esports nói chung. Năm 2016, có đến 100 triệu
người chơi LoL theo báo cáo của Inc.
Đến năm 2017, Beck và Merrill tuyên bố rằng họ sẽ quay trở lại với vai trò gốc: phát triển game thay vì
điều hành công ty.
Từ đây Riot Games liên tục mở rộng mạnh mẽ các lĩnh vực của công ty và vũ trụ LoL sang các mảng
khác, bao gồm:
Âm nhạc: K/DA – nhóm nhạc từ các nhân vật nữ trong vũ trụ LoL gốc debut năm 2018, với tác phẩm đầu
tiên Pop/Stars đứng đầu BXH World Digital Songs, riêng MV Pop/Stars đạt 5 triệu lượt xem trong 24h
đầu tiên; cũng mở đầu cho hàng loạt ấn phẩm lưu niệm đi kèm: từ figures, lightsticks, các loại sản phẩm
thời trang, …

5
(Src: https://merch.riotgames.com/en-us/collection/kda-allout-collection/)
Hay mảng phim:

Arcane – 2021, lọt vào top 10 Netflix, đứng top 1 tại 52 quốc gia, nhận lại 100% cà chua tươi trên trang
web Rotten tomatoes và theo Riot Games, số lượng người chơi đăng nhập vào LoL mỗi ngày tăng 50%
do ảnh hưởng của Arcane. Hầu hết các nhà phê bình đều đồng thuận rằng: "Arcane gây ấn tượng đầu tiên
rất hấp dẫn, là sự kết hợp hoàn hảo, ngoạn mục giữa hoạt hình 2D và 3D với một câu chuyện hấp dẫn về
mặt cảm xúc để mang đến một trò chơi điện tử chuyển thể có thể trở thành huyền thoại." (theo
Wikipedia)
Và các project game khác hoàn toàn – tiêu biểu có thể kể đến Valorant cùng nhiều phần spinoff của LoL
mà trong đó chúng ta nhắc đến TFT.
- Logo và tên thương hiệu:
"We chose the name Riot Games because we thought it sounded a lot cooler than the other names that we
came up with and it pretty accurately reflects the image we want to portray – we're a bunch of young guys
6
who work hard, play hard and love to have fun. And yeah, the domain was available for a reasonable
price ..."

-Marc Merrill

Logo đầu tiên của Riot Games được thiết kế để có thể “đồng hành” cùng với tên thương hiệu. Beck và
Merrill cần một biểu tượng độc đáo, dễ nhận diện, một thứ gì đó như một cú đấm. Và từ đó, logo nắm
đấm của Riot Games ra đời

Đến năm 2019, Riot Games quyết định thay đổi logo của mình.
Họ tuyên bố “mở rộng hệ thống hình ảnh của Riot để chuẩn bị cho những thành tựu lâu dài”, và
“sự thay đổi logo là kết quả của của quá trình xây dựng một hệ thống hình ảnh chặt chẽ hơn, bao gồm sự
ra đời của tài sản độc nhất như chữ ký – thứ sẽ làm người chơi nhận ra chúng tôi dễ dàng hơn”

- Hệ thống sản phẩm, phân phối và bán hàng

7
TFT nói riêng và các tựa game nói chung được phân bố trên toàn cầu, tuy nhiên không phải khu vực nào
cũng được phân phối chính thức bởi Riot Games, tiêu biểu như Tencent – công ty mẹ của Riot Games là
nhà phân phối cho thị trường Trung Quốc, Garena phân phối LoL cho cả khu vực Đông Nam Á đến năm
2022,... Nói chung đến thời điểm hiện tại, Riot Games trực tiếp quản lí phân phối các tựa games của họ.
Về vấn đề doanh thu ingame, Riot Games phát hành miễn phí các tựa game của họ và theo triết lý của
Riot Games: chú trọng người chơi lên hàng đầu, mọi yếu tố mua bán trong games sẽ không ảnh hưởng
đến kết quả thắng - thua chung cuộc của người chơi. Bởi vậy, không sai khi nói rằng sự tồn tại của hầu
hết các trò chơi của Riot Games hiện tại dựa vào số lượng người chơi khổng lồ để thu hút doanh thu theo
một tỉ lệ cố định những người chơi sẽ "chi tiền" cho các vật phẩm ingame. Và với nguyên lý như vậy,
chúng ta có thể suy luận ra hướng đi của Riot Games: những diện mạo mới.
Với LoL, chúng ta có thể kể đến các trang phục tướng, các biểu tượng của tài khoản nhân vật,…

Với TFT, doanh thu được đem lại chủ yếu qua hệ thống trang phục của 2 yếu tố chính trong games: Linh
Thú và Sàn Đấu
Cụ thể hơn, các mẫu Linh Thú và các mẫu sàn đấu/ các trang phục được bán trực tiếp bằng RP - RiotPoint
- hệ thống tiền tệ ingame của Riot.

8
Ngoài ra, Riot Games còn giới thiệu một hệ thống riêng: Season Pass, người chơi sẽ tích lũy điểm số theo
thời gian chơi game của họ. Khi đạt được những mốc nhất định, họ sẽ nhận được các phần thưởng tương
ứng. Bằng việc mua vé nâng cấp, players sẽ nhận được các phần quà "xịn xò" hơn. Một hệ thống tương tự
cũng áp dụng với những tựa game khác, như ở LoL Riot sử dụng một hệ thống các nhiệm vụ để tích lũy
điểm số.
Tất nhiên, Riot Games cập nhật liên tục các mẫu sàn đấu hay linh thú và trang phục mới theo thời gian.
Một sỗ mẫu hình thú đặc biệt còn có hoạt ảnh kết liễu và các animations riêng được kích hoạt theo thao
tác của người chơi. Một số sàn đấu đặc biệt có hiệu ứng khi mở đầu và kết thúc cả trận đấu hay từng vòng
đấu. Một số trang phục được thiết kế đặc biệt theo hướng sang trọng, xa xỉ hoặc được đầu tư mạnh mẽ về
mảng hình ảnh và hiệu ứng..
Các vật phẩm như vậy thường được phân phối theo hình thức gacha chứ không được mở bán niêm yết.
Mô hình này đánh trực tiếp vào khả năng kiềm chế bản thân cũng như bản năng tìm kiếm sự hưng phấn
của con người.
Về doanh thu từ các vật phẩm “ăn theo”: Các vật phẩm trích xuất hình ảnh các nhân vật từ các sản phẩm
của Riot và lĩnh vực Esports của sản phẩm đó (VD: các tượng – gấu bông nhân vật ingame, quần áo mang
chủ đề giải đấu Esports, …) được chính Riot Games phân phối và kinh doanh qua trang web
merch.riotgames.com (hiện tại chưa tìm thấy nguồn kinh doanh nào khác)

9
- Truyền thông và quảng bá sản phẩm
Từ năm 2011 sau khi tổ chức giải đấu Esports đầu tiên, Riot Games đã tập trung phát triển mảng truyền
thông nhằm định hướng tổ chức những giải đấu Esports chất lượng, chuyên nghiệp. Bởi vậy, phương diện
truyền thông của Riot Games đã phát triển rất mạnh mẽ, đến mức Riot Games thường bị mỉa mai bởi
cộng đồng game thủ của họ rằng Riot là công ty làm phim, công ty sản xuất âm nhạc.
Những thành công về mặt truyền thông của Riot Games có thể được kể đến như:
+ LoL: hàng loạt những MV hoặc PV quảng bá cho nhân vật mới, skin mới, chế độ chơi mới và các sự
kiện Esports được Tiêu biểu có thể nhắc đến các MV trăm triệu views cho các kỳ CKTG bắt đầu từ năm
2014. MV GODS của CKTG 2023 đạt 10 triệu views sau 2 ngày ra mắt trên nền tảng Youtube. LoL luôn
nằm trong top đề cử các tựa game trên nền tảng stream Twitch.
+ Hàng trăm giải đấu được tổ chức chuyên nghiệp mỗi năm tính từ năm 2018 (Số liệu từ escharts.com),
giải đấu lớn nhất CKTG thu hút hàng triệu người xem, vòng chung kết CKTG 2022 thu hút hơn 5 triệu
người xem cùng lúc với tổng giải thưởng của tất cả các giải đấu tính đến hiện tại là gần 100 triệu $.

+ Do sản phẩm phát hành của Riot Games là game online – thứ vốn dĩ đã gắn liền với một trong những
nhu cầu cơ bản của con người là giải trí nên từ đó, hàng loạt các content creator xuất hiện với nội dung
liên quan đến sản phẩm của Riot Games. Sự đóng góp của họ là động lực to lớn để Riot phát triển. Không

10
chỉ vậy, Riot Games cũng tận dụng mô hình giải đấu của họ: những tuyển thủ được rèn luyện chuyên
nghiệp chính cũng có thể là những content creator xuất sắc.
Thành công như vậy không thể không thể không kể đến các nỗ lực marketing của Riot. T12/2021, Riot
Games dành tổng 22.18 triệu $ cho marketing (Src: statista.com). Riot Games không ngần ngại đầu tư
quảng bá các sản phẩm của họ
Đặc trưng trong bối cảnh ra đời: TFT được ra đời sau khi bản mod Autochess của DotA tạo nên một cơn
sốt bùng nổ trên toàn thế giới. Khi đó, thị trường cho thể loại Autochess mở rộng với tốc độ khổng lồ. Do
đó khi Riot Games tuyên bố phát hành TFT, nhất là dưới ảnh hưởng của sự thành công đến từ LoL, đã
được cộng đồng người chơi đón nhận mạnh mẽ. Khi TFT chính thức được phát hành, ngay lập tức các
streamer khắp thế giới "đổ xô" đến TFT. Nhu cầu của họ lúc bấy giờ chỉ là một tựa game thể loại
Autochess để chơi, để trải nghiệm và chính điều đó đã là sự quảng bá tốt nhất cho TFT. Tập hợp những
điều trên đã khiến cho TFT giữ vững được một phần lớn của thị trường dạng game Autochess.
Hơn nữa, do ảnh hưởng có sẵn của LoL nên Riot Games có nguồn tài liệu khổng lồ để thiết kế các mẫu
linh thú - sàn đấu mới có khả năng thu hút sẵn người chơi mà không cần đầu tư quảng cáo sản phẩm quá
nhiều. Cụ thể hơn: khi tận dụng ý tưởng từ model gốc của nhân vật từ LoL để thiết kế linh thú, Riot chỉ
cần tung ra một video demo sản phẩm cuối cùng/ thông báo thành phẩm trên các phương tiện truyền
thông hoặc thông báo trực tiếp thông qua giao diện của client ingame.

1.2.3. Đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm cùng loại

Dưới đây là một số tựa game cạnh tranh với TFT:


Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của game TFT : Dota Auto Chess
Auto Chess hay Auto Battler là game có sự kết hợp giữa xây dựng đội hình và sắp xếp anh
hùng. Các vòng chơi bao gồm 8 người chơi chiến đấu với nhau trong các trận đấu 1vs1 ngẫu
nhiên. Người chơi đặt các anh hùng trên bàn cờ khi bắt đầu mỗi vòng và các anh hùng sẽ tự
động chiến đấu.

11
DOTA Auto Chess không phải là một trò chơi đầy đủ mà là một bản mod cộng đồng của tựa
game DOTA 2. Tuy nhiên sau 2 tuần khi bản mod DOTA 2 Auto Chess ra mắt, đã trở thành một
trong những game phổ biến nhất trên Steam và là một trong những xu hướng hot nhất kể từ
Battle Royale ra đời. Kể từ đó hai chế độ: DOTA Underlords và Teamfight Tactics đã tạo ra một
thể loại chơi mới và tạo nên xu hướng trên cả thế giới. Thu hút cả những tuyển thủ chuyên
nghiệp và mở ra các giải đấu với quy mô khổng lồ.
DOTA Auto Chess đã phát hành trên điện thoại từ lâu nên tiếp cận được với nhiều đối tượng
hơn TFT vì cho đến ngày 22/11/2023 TFT mới chính thức phát hành bản mobile.

2. Xây dựng và hình thành giải pháp thiết kế.

2.1. Xây dựng bài toán, đề xuất ý tưởng thiết kế.

Ý tưởng ban đầu:

Tại sao đã có liên minh huyền thoại, riot vẫn đầu tư phát triển tựa game mới TFT?
• Một trận đấu thường của liên minh kéo dài khá lâu (trung bình 30 phút thậm chí 1
tiếng 1 trận), ngoài ra, việc chơi game cũng rất căng thẳng khi phải phối hợp với 4
người chơi khác mà bạn không quen biết. Điều này khiến một số người chơi mất
kiên nhẫn và không còn muốn gắn bó với tựa game này.
• Hệ thống trừng phạt những người chơi AFK ( vào game nhưng bỏ mặc đồng đội)
khá nặng (hình phạt là phải đợi 15-20p mới được tìm trận). Điều này tương tự
cũng khiến người chơi mất kiên nhẫn.

12
• Bản thân riot cũng không muốn bó buộc vào 1 tựa game. Họ muốn mở rộng đối
tượng khách hàng của mình.
=> Sản xuất những tựa game mới để mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu giải trí ( tiêu
chí: thời gian chơi nhanh, game thư giãn không căng thẳng, có thể thoát ra lúc nào mình
muốn mà không bị phạt).

Ý tưởng game xuất phát từ đâu ?


• Xuất phát từ ý tưởng về một trò chơi autochess battle ( nghĩa là bàn cờ có các
quân cờ có chức năng riêng và chiến đấu với nhau).
=> đáp ứng tiêu chí CHƠI NHANH- KHÔNG CĂNG THẲNG- THỜI GIAN CHƠI LINH HOẠT
• Các kỹ sư riot trong 10 tuần “định mệnh” của mình đã có rất nhiều công việc phải
làm. Tuy nhiên, thứ chúng ta sẽ đề cập chính đó là về thiết kế giao diện.

Những thiết kế mang lại cảm giác tốt cho người dùng:
• Thiết kế bàn cơ có các ô hình lục giác

13
• Theo phản hồi từ người chơi, bàn cờ hình vuông quá chật chội. Khiến cho quân
cờ ô phía sau che đi hình ảnh, hiệu ứng của quân cờ ô phía trước.
• Hình lục giác khiến cho các quân cờ so le nhau, từ đó giúp người chơi nhìn rõ
được toàn bộ các tướng.
- Thiết kế các hoạt ảnh di chuyển nhẹ nhàng, không quá 3D tạo cám giác thoải mái không
bị chóng mặt cho người chơi.

- Từ ban đầu, hiệu ứng di chuyển giữa bàn cờ này sang bàn cờ khác là hình
ảnh con thuyền 3D bay qua bay lại khiến cho những người tiền đình yếu dễ cảm thấy say
sóng và chóng mặt.

14
- Rút kinh nghiệm sau đó, riot đã làm đơn giản nhất là các linh thú nhảy vào
vòng tròn từ từ chậm rãi.

2.1.1. Xác định ý tưởng thiết kế


Bối cảnh ra đời.
• Doanh thu của RIOT vào năm 2018 tụt giảm thê thảm so với 2017 vì sự cạnh tranh
của nhiều tựa game khác. ( từ 2.1 tỉ đô => 1.4 tỉ đô).

15
=> Lượng người chơi suy giảm do không còn hứng thú với game ( do THỜI GIAN CHƠI
LÂU- CĂNG THẲNG- GAME ĐÃ NHÀM CHÁN).
=> DO vậy riot quyết tâm tìm đội ngũ phát triển nhiều tựa game mới và TFT là 1 trong số
chúng.

Các ứng dụng


VẼ PHÁC THẢO BẰNG TAY
16
17
VẼ TRÊN MÁY TÍNH BẢNG, DÙNG BÚT ĐIỆN TỬ VÀ BẢNG MÀU KĨ THUẬT SỐ VỚI CÁC
PHẦN MỀM CỦA ADOBE ( ADOBE ANIMATE, ADOBE PHOTOSHOP CS,...)

18
DỰNG KHUNG HÌNH 3D VỚI ADOBE AFTEREFFECT, BLENDER, MAKE HUMAN, …

19
2.1.2. Nghiên cứu chủng loại sản phẩm

1. Bối cảnh ra đời, quá trình phát triển của sản phẩm
1.1 Bối cảnh ra đời
Trong 10 năm từ khi ra mắt và phát triển LMHT, Riot Games thu hút được
số lượng lớn người chơi yêu thích và gắn bó với LMHT. Tuy nhiên, Riot
Games quyết định phát triển một phiên bản riêng của trò chơi auto battler,
mang tên Teamfight Tactics, để mở rộng thế giới của Liên Minh Huyền
Thoại và đồng thời tham gia vào thị trường auto battler đầy triển vọng.
Ra mắt bản chính thức đầu tiên vào ngày 29 tháng 6 năm 2019 trên 2 nền
tảng chính là Windows và MacOS, trong bối cảnh phong trào Dota Auto
Chess của Dota 2 đang “phát sốt” trong thị trường game thế giới. Nắm bắt
được thị hiếu của các game thủ, Teamfight Tactics (ĐTCL) là một trong
những chế độ chơi của Liên Minh Huyền Thoại, với cơ chế và cách vận
hành gần như là tương tự với tuỳ chọn game của Dota 2.
1.2 Quá trình phát triển
• Nhóm thiết kế đưa ra ý tưởng về cơ sở gameplay, cân bằng, và cách
TFT sẽ kết nối với thế giới Liên Minh Huyền Thoại thông qua câu
chuyện và nhân vật.
• Trước khi bắt đầu phát triển đầy đủ, nhóm thực hiện các bản thử
nghiệm nhỏ để kiểm tra hiệu suất của ý tưởng gameplay và thu thập
phản hồi sơ bộ từ đội ngũ phát triển nội bộ.
• Phiên bản alpha và beta của game được phát triển để nhóm nội bộ
có thể kiểm thử và tìm ra các vấn đề, lỗi, cũng như thu thập phản hồi
chi tiết về trải nghiệm người chơi. Dựa trên phản hồi thu thập được,
nhóm phát triển thực hiện các cải tiến và điều chỉnh gameplay, cân
bằng tướng, và các yếu tố khác để làm cho TFT trở nên hấp dẫn hơn
và thú vị.
• Nhóm ra mắt một phiên bản beta mở rộng để mời người chơi tham
gia thử nghiệm và thu thập phản hồi từ cộng đồng. Điều này giúp
nhóm phát triển tối ưu hóa hiệu suất và xác định các vấn đề gặp phải
trong môi trường thực tế.
• Sau khi đảm bảo tính ổn định và độ chơi mượt mà, TFT được công
bố chính thức và phát hành cho cộng đồng toàn cầu. Không dừng ở
đó, TFT liên tục nhận các bản cập nhật để thêm nội dung mới, cân
20
bằng gameplay, và giải quyết các vấn đề lỗi. Các mùa mới, tướng
mới, và tính năng mới thường xuyên được giới thiệu.

2. Đặc điểm thẩm mỹ, kỹ thuật của sản phẩm


2.1 Đặc điểm thẩm mỹ:
• Đồ họa game: sử dụng vẽ 3D Animation, hình ảnh sắc nét, màu sắc
rực rỡ và hiệu ứng đặc sắc. Nhân vật được thiết kế là bản vẽ chibi
của nhân vật LMHT với sự chăm chút, có động tác linh hoạt và có
đặc điểm riêng biệt tạo nên sự đa dạng trong gameplay.
• Giao diện người dùng, trải nghiệm người chơi: Giao diện người dùng
được thiết kế một cách rõ ràng, dễ hiểu và thân thiện với người chơi.
Các thông tin cần thiết được hiển thị một cách logic và tinh tế, giúp
người chơi dễ dàng theo dõi tình hình trận đấu.
• Hiệu ứng game: Các chiêu thức và kỹ năng của nhân vật được kết
hợp với hiệu ứng đặc biệt tạo nên những trận đấu sống động và hấp
dẫn. Những tia sáng, hiệu ứng pháo hoa, và các yếu tố khác đều làm
tăng thêm giá trị thẩm mỹ của trò chơi.
• Câu chuyện quen thuộc: Tính chất câu chuyện và sự liên kết với thế
giới Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends) do Sự kết nối này
không chỉ làm giàu thêm bối cảnh mà còn mang lại sự quen thuộc
cho những người chơi đã quen thuộc với LMHT.
2.2 Kỹ thuật sản phẩm:
• Nền tảng: Game được phát triển trên PC ở cả 2 hệ điều hành
Windows và MacOS, sắp tới hãng sẽ phát hành bản mobile vào ngày
22/11/2023 trên 2 hệ điều hành Android và IOS.
• Kỹ thuật vẽ 3D Animation: Game sử dụng kỹ thuật vẽ 3D hoạt hình
để tạo ra hình ảnh chibi nhân vật lấy ý tưởng từ những nhân vật
trong LMHT, tạo ra hiệu ứng kỹ thuật số như ánh sáng, bóng đổ,
chuyển động mềm mại tự nhiên của nhân vật. Hay khi nhân vật thực
hiện kỹ năng, kỹ thuật vẽ 3D Animation được sử dụng để làm cho
những hiệu ứng này trông ấn tượng và đặc sắc như thay đổi môi
trường xung quanh, tạo ra các hình ảnh đặc biệt.
• Kỹ thuật đồng bộ hóa âm thanh: Sự kết hợp tốt giữa âm thanh nền
được sử dụng để tạo ra không khí, cảm xúc cho trận đấu và các âm
thanh được tích hợp như kỹ năng, chiến đấu và sự kiện trong game

21
3. Đối tượng, Chức năng, điều kiện và môi trường sử dụng của
sản phẩm
3.1 Đối tượng:
Đối tượng mà Riot Games hướng tới là những người chơi yêu thích trò
chơi thể thao điện tử, trò chơi chiến thuật và không thể thiếu số lượng lớn
người chơi yêu thích game LMHT mà hãng đã phát hành trước đó. Đối
tượng rất đa dạng, đủ mọi lứa tuổi và giới tính.
Số lượng người chơi đồng thời trung bình toàn cầu cao nhất trong Liên
Minh đã tăng 30% khi ĐTCL tấn công các máy chủ trực tiếp. Xu hướng này
tiếp tục tăng cho đến ngày hôm nay.
3.2 Chức năng:
Tạo ra một trải nghiệm chơi mới cho người dùng khi người chơi được làm
chủ, cạnh tranh vui vẻ và khám phá. Game yêu cầu người chơi nắm chắc
cách thức hoạt động của trò chơi và có một tư duy cởi mở để xem xét
hướng hành động tốt nhất trong mọi tình huống. Người chơi cần tăng khả
năng suy nghĩ và tốc độ phán đoán để giành được lợi thế trước đối thủ.
3.3 Môi trường sử dụng:
TFT được thiết kế để có một môi trường sử dụng linh hoạt: từ máy tính cá
nhân (2hđh Windows và MacOS) đến điện thoại di động (2hđh Android và
IOS) và cả trên các nền tảng Gaming trực tuyến như Steam, GOG. Với hỗ
trợ đa ngôn ngữ và kết nối Internet giúp người chơi tăng trải nghiệm khi
chơi game: mở rộng cộng đồng chơi game, tham gia trận đấu trực tuyến
cùng bạn bè trên toàn thế giới, giao tiếp với serve game,...

22
2.1.3. Vật liệu của sản phẩm

• Vật liệu đã có: Sản phẩm dựa trên nhượng quyền Liên Minh Huyền Thoại,
thuộc thể loại Auto Battler. Trò chơi được phát triển chủ yếu bằng ngôn ngữ
lập trình C++. Công cụ trò chơi dựa trên phiên bản sửa đổi của công cụ vật
lý Havok và cũng sử dụng Lua để viết kịch bản.

• Vật liệu mới: Riot đã biến TFT thành một trải nghiệm Tự động Chiến đấu
độc đáo. Trò chơi này về cơ bản là một bản mod của Liên Minh Huyền
Thoại, sử dụng cùng mô hình nhân vật, hoạt ảnh và công cụ cơ bản như tựa
game gốc.

2.1.4. Nghiên cứu xu hướng thẩm mỹ của sản phẩm

TFT sử dụng các tướng, tác phẩm nghệ thuật và thậm chí cả kẻ thù từ Liên Minh
Huyền Thoại để tạo nên tính thẩm mỹ trực quan cho trò chơi. Điều này giúp người
chơi mới chơi LoL có thể làm quen với trò chơi dễ dàng hơn.

23
• Đấu Trường là hòn đảo bao gồm chiến trường Đấu Trường Chân Lý, chiến
trường dành cho tướng chiến đấu, ghế dự bị vô địch và Máy Tạo Vàng. Đấu
trường có thể được tùy chỉnh với nhiều giao diện khác nhau, một số giao
diện có thể kiếm được bằng cách chơi trò chơi trong khi những giao diện
khác là mua tại cửa hàng hoặc sự kiện.

(thêm một số hình ảnh khác trong slide…)


• Các bản thiết cho concept giao diện

24
• Một số concept bản cập nhật cho giao diện TFTs

25
26
• Các concept kết hợp các hiệu ứng trực quan ấn tượng trong trận chiến:

27
28
Hiệu ứng bùng nổ ngôi sao
• Đấu trường chiến đấu: TFTs thường giới thiệu các đấu trường hoặc môi
trường mới làm thay đổi bối cảnh của các trận chiến, làm tăng tính chân thực
cho trò chơi và mang lại trải nghiệm thú vị cho người chơi:

29
• Thiết kế hình ảnh: Riot Games tìm cách tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho
người chơi thông qua kiến thức của họ về thiết kế hệ thống, thiết kế đồ họa,
tính tương tác, bố cục, kiểu chữ, lý thuyết màu sắc và hình minh họa:

30
31
Tạo hình nhân vật 3D

32
33
Mô hình thiết kế 3D các vật phẩm

• Dragon Legend có 4 skin cơ bản lấy cảm hứng từ 4 loại bản đồ rồng nguyên
tố Summoner's Rift. Rồng Lửa, Rồng Đất, Rồng Nước, Rồng Gió, Ngoài ra
còn có 2 skin đẹp và hoành tráng khác.

34
• Nebura nổi tiếng với những bức vẽ về chủ đề Liên Minh Huyền Thoại. Anh
ấy cũng chia sẻ các thiết kế dựa trên những nơi như Freljord, Piltover và
Bilgewater.
• Dưới đây là các bản đồ trong Teamfight Tactics do Neburra thiết kế:

35
2.1.5. Lập bảng tổng kết và đề xuất ý tưởng thiết kế

Điểm cộng Điểm trừ Đề xuất ý tưởng cải tiến


• Nhấn mạnh vào • RNG: Tính ngẫu • Cải thiện chế độ
việc chọn những nhiên của vật phẩm xếp hạng cho TFT
tướng mạnh nhất, đặc biệt trong ba giai và những người
36
tập hợp các đặc đoạn chiến đấu mở chơi để leo hạng sẽ
điểm tổng hợp đầu của TFT, vì hoàn không chơi để làm
phức tạp và đan toàn có thể xảy ra meme. Nngười chơi
xen cũng như trường hợp lính khởi sử dụng lợi thế về
trang bị những đầu keo kiệt và không vật phẩm để tăng
vật phẩm tốt nhất. cho bạn gì khác ngoài cường các lối xây
• Linh hoạt: Nắm Áo choàng đen để dựng thận trọng
bắt các cơ hội giải quyết rắc rối của hơn và giành được
xuất hiện và xây bạn chỉ để sau đó bạn những chiến thắng
dựng đội hình phải đối mặt với tương đối tầm
một cách linh Tristana hai sao với thường trước những
hoạt. hai vật phẩm tấn công đối thủ tùy tiện có ít
• Vận may: Có cơ đã hoàn thành. đồ hơn.
hội sớm đạt được • Không có cách nào • Điều chỉnh tỷ lệ của
các tác phẩm kiểm soát được mình mỗi lần rơi vật
mạnh mẽ, mạo nhận được những vật phẩm và xảy ra
hiểm thử vận may phẩm gì hoặc thậm “ngẫu nhiên”, ngay
để có những vật chí nhận được bao cả khi người chơi
phẩm quý hiếm. nhiêu. Đôi khi, một không hiểu rằng
• Tốc độ: TFT là người chơi sẽ nhận những gì có vẻ
một trò chơi phức được năm giọt từ vài ngẫu nhiên thực ra
tạp, có rất nhiều đợt Minions đầu tiên lại là một tình
điều phải suy trong khi những huống được kiểm
nghĩ. Tốc độ phán người chơi khác chỉ soát chặt chẽ được
đoán nhanh nhận được một, và thiết kế để duy trì
chóng, kịp thời sẽ điều này sẽ cho phép sự quan tâm của
giành được lợi thế người chơi có lợi thế người chơi trong
trước những đối về vật phẩm có thể thời gian dài.
thủ do dự và hay lăn cầu tuyết vào đầu
phán đoán. và giữa trận đấu.
• Hiệu ứng âm Điều này đã gây
thanh: Những nhiều tranh cãi.
tiếng "bùng nổ"
được thêm vào
gần đây trong đó
Huyền thoại nhỏ
chiến thắng bắn
tia laser nguyên
tố vào người chơi
37
thua cuộc thật là
thỏa mãn. Tiếng
ồn mua và bán là
một liên lạc tốt
đẹp.

2.2.1. Giải pháp thiết kế mỹ thuật


2.2.1. Giải pháp thiết kế mỹ thuật
- Giải pháp về hình dáng
Hình dáng các nhân vật và khung cảnh của game được xây dựng hoàn toàn theo
cách vẽ 3D animation.
Trước khi hoàn thiện game, người thiết kế sẽ vẽ nhanh nhân vật trên khung cảnh đã
được 3D-hóa sau đó sử dụng phần mềm chuyên dụng để dựng 3d cho thiết kế của
mình.

38
Bằng việc sử dụng 3D Animation vào game đã góp phần khiến cho game dễ dàng tiếp cận đến
các lứa tuổi. Thay vì xây dựng hình ảnh các nhân vật như người thật ở các tựa game khác như
PUBG, Truy kích… thì TFT được xây dựng như một bộ phim như Frozen, Up, Finding
Nemo,…
39
40
41
42
43
44
- Giải pháp về đường nét
Game chủ yếu sử dụng các hình ảnh sắc nét, góc cạnh cùng với các hình nhiều cạnh như vuông,
tam giác, lục giác hay cả những hình ảnh 3d nhiều góc cạnh. Khác với hình ảnh tròn, đường cong
được coi hướng đến các đối tượng nữ giới hay các thương hiệu cần định hướng thương hiệu thân
thiện với người dùng như đồ ăn thức uống ví dụ như Disney, Coca-Cola,…
45
+ Hình vuông và hình chữ nhật mang lại cảm giác ổn định và cân bằng trong tâm trí con người.
Những hình dạng này được sử dụng để mô tả các ý tưởng về tỷ lệ, sự cân bằng và tính chuyên
nghiệp. Một hình vuông hay một hình chữ nhật có thể đủ để tạo niềm tin cho những khách hàng
đang tìm kiếm sức mạnh và sự an toàn. Thực tế, một số thứ “an toàn” nhất trên thế giới cũng có
hình chữ nhật hoặc hình vuông, chẳng hạn như két sắt, nhà ở hoặc kho tiền.
+ Giống như hình vuông, hình tam giác nổi bật nhờ sự kết hợp giữa các đường thẳng và góc
nhọn. Tuy nhiên, hình tam giác có năng lượng hơn, truyền tải được sức mạnh, táo bạo vì chúng
có phương hướng nhất định.

- Giải pháp về màu sắc


Thường được sử dụng đa sắc màu, mang lại tính đa dạng hóa

Màu sắc có tầm quan trọng ở hầu hết mọi khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý, nghệ thuật và
thiết kế. Nó là một công cụ hữu ích giúp các artist tạo ra cảm xúc, giúp các game designer nhấn
mạnh các chức năng trong game. Chức năng chính của màu sắc là để xác định các đối tượng một
cách dễ dàng hơn. Và quả thật, việc sử dụng màu sắc trong game phản ánh đúng điều này. Chúng
ta tạo ra những quả táo đỏ trong game bởi vì ngoài đời thực chúng cũng có màu đỏ và như vậy
chúng ta có thể nhận ra chúng dễ dàng hơn trong game. Nhưng màu sắc có nhiều chức năng khác
trong game, chẳng hạn như trong art, design và film.

46
Emotion - Cảm Xúc
Màu sắc là một phương pháp hữu hiệu để bộc lộ cảm xúc.
+ TFT để giảm thiểu yếu tố bạo lực, game đã không sử dụng màu cho màu đỏ của máu sau khi
giết một nhân vật trong game.
+ Sử dung những màu sắc nổi bật để thể hiện cho các nhân vật của mình cũng như sử dụng
những gam màu tối để thể hiện cảm xúc của nhân vật trong game.

Branding and Fashion - Thương hiệu và Xu hướng


Màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của game và nhân vật
đc sử dụng màu sắc đó nói chung và hệ tộc trong trò chơi nói riêng; khiến cho người xem ngay
lập tức nhận ra ngay game đó, nhân vật và hệ tộc đó, chẳng hạn như: màu xanh lam và trắng là
đặc trưng của hệ Freijord(Băng Cực), màu vàng là của hệ Shurima(Sa mạc), màu đỏ thẫm là của
Noxus(Máu),…

47
Sự lựa chọn của màu sắc trong game thường bị ảnh hưởng bởi xu hướng nói chung và các mùa
giải nói riêng.

Ở mùa 2 có xu hướng màu sắc kì ảo thiên hướng cổ tích huyền huyễn bởi các vị thần và chịu ảnh
hưởng bởi các màu sắc nguyên tố do concept của mùa.

48
+ Khác với mùa 2 thì mùa 3 có thiên hướng màu sắc của galaxy do chịu ảnh hưởng của concept
vũ trụ và máy móc nên có phần ảm đạm, tối màu.

- Giải pháp về chất liệu


Như ở trên đã đề cập, chất liệu của game vô cùng phong phú và đa dạng do mỗi mùa giải thì đều
có những concept riêng của game để làm mới game đồng thời kích thích người chơi game lâu
dài.
Ví dụ: chất liệu tín ngưỡng, tâm linh, máy móc công nghệ, cổ tích,….
Mùa 5 với chất liệu thiên thần và ác quỷ và các tín ngưỡng phương tây.
49
Hay mùa 6 với chất liệu máy móc cơ giới công nghiệp

Còn có mùa 4 với các chất liệu tâm linh châu Á như linh hồn, thần thánh, thần tài,…

50
• Giải pháp về bố cục và trọng tâm của sản phẩm
+ Trọng tâm của game sẽ tập trung vào sàn đầu giữa 2 đội chơi và sẽ tập trung chủ yếu về việc
các nhân vật đối kháng với nhau nên các hậu cảnh phong cảnh sẽ được làm tối giải và nhỏ lại
cũng như các tính tăng chỉ dẫn hay mục chọn nhân vật sẽ được thu nhỏ lại để nhường chỗ cho
sàn đấu. Việc tập trung vào sàn đầu sẽ tăng sự chú ý của người chơi vào game và giảm thiểu việc
các tính năng sẽ che mất tầm nhìn của người chơi.
+ Game còn sử dụng Hệ thống phân cấp trực quan
Các yếu tố của một bối cảnh game tạo thành một hệ thống phân cấp tự nhiên quan trọng. Ví
dụ,từ chính giữ ra ngoài, đầu tiên là sàn đấu tập trung chủ đạo, tiếp đến là những tính năng của
game và thanh trạng thái của đối thủ, tiếp đến là các yếu tố background. Màu sắc có thể giúp tạo
cho hệ thống cấp bậc này một trực quan rõ ràng khi các tính năng xung quanh đc làm nhạt và
đơn giản hơn so với màu sắc của nhân vật mình lựa chọn.
Trong các tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh và phim ảnh, nguyên tắc này được sử
dụng để hướng tập trung thị giác của người xem với những điều quan trọng. Trong các tác phẩm
tương tác, điều này thậm chí còn quan trọng hơn, bởi vì nó giúp người chơi tập trung với những
điều họ cần thực hiện: các sắp xếp vị trí, kẻ thù cần tấn công và những thứ họ cần thu lượm trong
quá trình họ chơi.
Giá trị, độ bão hòa và màu sắc đều có thể được sử dụng để phân biệt các yếu tố quan trọng.

51
52
Tìm hiểu quá trình Thiết kế mỹ thuật của sản phẩm

2.3. Thiết kế mỹ thuật của sản phẩm:


• Xây dựng cốt truyện hoàn chỉnh và lập hồ sơ dữ liệu
-Dựa trên màn chơi tùy chỉnh Dota Auto Chess của Dota được lấy cảm hứng từ trò
chơi Mahjong-Mạt chượt : trong đó người chơi nhặt các ô và loại bỏ các ô để hoàn thành
một ván bài bằng cách tạo thành một cặp và các bộ chẳng hạn như một chuỗi hoặc ba hoặc
bốn ô giống hệt nhau, đòi hỏi người chơi phải có chiến thuật và sự may mắn.
-Cốt truyện chính xoay quanh các nhân vật ( tướng ) có mặt trên khắp Runeterra, từ
đó hình thành nên các sự kiện lịch sử, các câu truyện hay các cuộc chiến với những
mục đích khác nhau. Từ đó tạo dựng lên các chủ đề của mỗi một mùa Đấu Trường
Chân Lý,
VD: Mùa 5 : Ngày Phán Quyết - Cuộc chiến giữa các đại thế lực đối địch, chiến tranh giữa
ánh sáng và bóng tối.
Mùa 7 : Vùng đất Rồng - Cuộc xung đột giữa các thế lực Rồng Thần, chiến đấu bảo vệ
cho danh dự
….

• Phác thảo tuyến nhân vật


• Tùy từng mùa mà lại có những chủ đề khác nhau cho từng nhân vật và vị
tướng. Vì vậy luôn phải có sự linh hoạt trong việc thay đổi ngoại hình các vị
tướng để phù hợp với tộc hệ mà chúng sở hữu ở mùa đó.
• VD : Mùa 7 - Vùng đất Rồng, nơi các vị tướng sẽ hóa mình thành những tín đồ,
những tộc nhân của các Rồng Thần khổng lồ,
1.Tạo hình tướng ( hình ảnh )
• Tạo hình tướng sẽ tùy thuộc vào từng mùa của game, hầu hết là sử dụng các trang
phục tướng có sẵn của game Đấu trường chân lý để tạo hình lên tướng, tùy từng
dòng trang phục với ngoại hình và màu sắc khác nhau sẽ được đội ngũ thiết kế chọn
lựa để có thể phù hợp nhất với tộc hệ mà tướng đó sở hữu trong TFT

53
54
55
-Tuy nhiên vẫn có trường hợp khác biệt, với sự xuất hiện mới, đi ngược lại với lẽ thông
thường. Tại mùa 6, đội ngũ phát triển đã tạo nên một vị tướng mới hoàn toàn, một vị tướng
độc quyền của TFT : Silco - ông trùm thành phố ngầm Zaun. Thiết kế 3D ngoại hình được
dựa trên tạo hình nhân vật Silco xuất hiện trên màn ảnh bộ phim Arcane do chính Riot Game
sản xuất.

2. Tạo hình linh thú


• Cũng tương tự, mỗi linh thú mới được tạo hình phù hợp với chủ đề của mùa, đem
đến sự hòa hợp, độc đáo nhưng vẫn có những nét riêng. Các chủng loại linh thú cũng
có ngoại hình khác nhau tùy thuộc từng mùa, đáp ứng nhu cầu của người chơi.

56
• Bảng phân cảnh( storyboard). Concept Artist
• Bảng phân cảnh được sử dụng nhiều trong việc đề xuất, phác thảo ý tưởng, khung
cảnh, chuyển động hay hoạt ảnh. Bảng phân cảnh được sử dụng nhiều trong nhất
trong việc tạo dựng phim ngắn về game. Đặc biệt, đối với các hoạt ảnh chuyển động,
hiệu ứng tương tác của sàn đấu hay hoạt ảnh tấn công và kết liễu đối thủ của linh thú
khi đối thủ đạt ngưỡng máu tử ( = 0 ) hay các hoạt ảnh chuyển cảnh, thì việc cần
có bảng phân cảnh trước tiên là vô cùng quan trọng.

• Công việc này được đảm nhận bởi đội ngũ ý tưởng và đội ngũ phát triển câu chuyện
được chỉ đạo bởi Toutou Huai và TJ Geisen. Phần lớn các bản phân cảnh và bản phác
thảo được 100% bằng tay trên trên các nền tảng đồ họa, điều này đáp ứng được vấn
đề thuận tiện trong thao tác và tiết kiệm được thời gian hơn là vẽ trên giấy.

57
58
• Các bản vẽ concept 2D (nền / môi trường, nhân vật, một số hình tượng).
Được vẽ bởi đội ngũ ý tưởng của Riot Game, các ý tưởng sẽ được đề xuất và được
lựa chọn phù hợp nhất với chủ đề phát triển từng mùa của game. Các bản vẽ 2D cũng
được vẽ và thao tác bằng tay trên các ứng dụng đồ họa
Mục đích: phác thảo, phát triển bối cảnh, tạo hình cụ thể cho sàn đấu, linh thú,
backgroud phù hợp với chủ đề mà đội ngũ đang phát triển cho dự án của mùa tiếp
theo.

59
• Các mô hình 3D
Song song với các bản vẽ 2D, thiết kế đồ họa 3D, là phương thức chủ yếu của TFT.
Trên cơ sở từ các bản vẽ 2D, thiết kế và tạo hình 3D cho tướng, linh thú, sàn đấu đòi
hỏi sự tỉ mỉ trên từng chi tiết, dù là các chi tiết phụ, các chi tiết nhỏ nhất( cây, cỏ, hoa,
lá, .. ) cũng được đội ngũ thiết kế quan tâm rất kĩ càng để mọi thứ có thể chân thật
nhất hết sức có thể.

60
61
• Các mô hình Hoạt ảnh 3D .

62
63
• Hiệu ứng hiệu ứng chuyển động , animation
• Hiệu ứng chuyển động hay animation là cốt lõi, nền tảng để các tuyến nhân vật,
tướng, linh thú sàn đấu trở lên sinh động và chân thực nhất, sử dụng hầu hết trong
hoạt ảnh tương tác với linh thú, chưởng lực và hiệu ứng của sàn đấu với sự trợ giúp
của VFX, các hiệu ứng chuyển động và animation này do nhóm nghệ sĩ VFX 3D đảm
nhiệm.

64
• Các chuyển động đều được chia tách thành các chuyển động nhỏ hơn, tạo sự mượt
mà trong hoạt ảnh chuyển động. Điều này cũng tương tự như việc dựng phim hoạt
hình 2D, trong 1s, người họa sĩ cần rất nhiều bản vẽ để tạo nên 1s hành động của
nhân vật và cảnh vật xung quanh.

• Thiết kế giao diện


1, giao diện chính, hàng chờ
• thiết kế đơn giản nhưng đáp ứng cao về chất lượng hình ảnh và hoạt ảnh, hầu hết
mọi kết cấu đều sử dụng khung chữ nhật hoặc lục giác, thể hiện sự sắc nét nhưng
vẫn giữ được tính hoàn hảo và cân đối.
• backgrough được đội ngũ họa sĩ 2D phụ trách,sặc sỡ, xinh động, thể hiện rõ nội
dung,.. xuất hiện ở giao diện chờ load tài nguyên sau khi tìm trân thành công, được
thay đổi theo chủ đề của mỗi mùa,

65
66

67
Thiết kế kiểu giao diện
1. in game
• Thiết kế mang tính đối xứng với khu vực sàn đấu nằm ở ngay chính giữa trung tâm
với góc nhìn nghiêng 45 độ giúp bao quát được hết sàn đấu

• phía trái màn hình là thông tin mà mốc kích hoạt tộc hệ. Càng có nhiều tướng cùng
tộc hệ, mốc kích hoạt càng cao, điều này thể hiện rõ ràng bằng màu sắc tùy thuộc vào

từng mốc : đồng, bạc, vàng, kim cương

• bên phải màn hình là thông tin cơ bản của người chơi,bao gồm tên và lượng máu,
được đại diện bằng linh thú. thứ tự sắp xếp phụ thuộc vào lượng máu người chơi đó
còn sau mỗi vàn giao tranh với người chơi khác

• phía trên là thông tin về vòng đấu, thông tin cho người chơi biết về vòng tiếp theo là
gì( đi chợ, giao tranh với người chơi hay đánh quái), tuy nhiên không thể cung cấp
cho người chơi biết đối thủ của mình là ai.

• phía dưới là khu chợ, cho phép mua và bán tướng. Mọi tướng đều được xuất hiện
ngẫu nhiên tùy thuộc vào tỉ lệ xuất hiện. Giao diện tướng ở khu chợ được thiết kế
dạng bảng đơn giản cung cấp thông tin về tộc hệ và ngoại hình nhận diện, giá tiền
của tướng đó
68
2.3 Tìm hiểu quá trình thiết kế kỹ thuật của sản phẩm
2.3.1: Bản thiết kế kỹ thuật của sản phẩm
2.3 TÌm hiểu quá trình thiết kế kỹ thuật sản phẩm
2.3.1: Bản thiết kế kỹ thuật sản phẩm
*)Dạng game: Xét về dạng/kiểu game, có thể xếp game TFT thuộc vào những kiểu trò
chơi sau đây:
+ Trò chơi điện tử chiến lược (Stategy video game): hay còn gọi là game chiến thuật hay dàn
trận là một trò chơi điện tử tập trung vào kỹ năng tư duy và kỹ năng thiết kế để giành chiến
thắng.
Một người chơi phải lên kế hoạch cho một loạt các hành động chống lại một hoặc nhiều đối thủ,
với mục tiêu nhằm giảm bớt lực lượng, tiến đến tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù. Chiến thắng được
đạt được thông qua việc lên kế hoạch vượt trội, chiến thuật chơi hợp lý, và trong một số trường
hợp là may mắn. Trong hầu hết các trò chơi chiến lược, người chơi được cung cấp một góc
nhìn “như thần” (godlike) về thế giới trò chơi, và kiểm soát gián tiếp các đơn vị trò chơi dưới
quyền chỉ huy của họ. Do đó. Hầu hết các trò chơi chiến lược đều liên quan đến các yếu tố
chiến tranh ở mức độ khác nhau, đồng thời kết hợp các yếu tố chiến thuật và chiến lược. Ngoài
chiến đấu, những trò chơi này thường thách thức khả năng của người chơi trong việc khám
phá hoặc quản lý một nền kinh tế. (tài nguyên, nhân lực, thời gian,…).

69
Game Đế chế (Age of Empire) – Một trong những game chiến thuật nổi tiếng nhất thế giới

+ Trò chơi Chiến lược theo thời gian thực (Turn-based strategy, TBS): Đây là một nhánh nhó
thuộc trò chơi điện tử chiến lược. Ở thể loại này, mỗi người chơi sẽ chơi luân phiên nhau, khác
với một nhánh khác là Real-time strategy (RTS). Các game quen thuộc có thể kể đến như các
trò chơi với bàn cờ (Board game): Cờ vây, cờ vua, cờ tỷ phú,…. Hiện tại chưa có thông tin
chính thức xác thực việc TFT có thuộc dòng game này hay không, nhưng xét việc TFT là một
trò chơi điện tử chiến lược, và mỗi người chơi thực hiện nước đi của mình bằng các vòng
(round), thì có thể xếp TFT vào loại game này.

Đồ họa game Civilization VI – Một trong những game TBS nổi tiếng nhất hiện nay
70
+ Trò chơi điện tử đa người chơi ( Multiplayer video game): là kiểu trò chơi video trong đó nhiều
hơn một người có thể chơi trong cùng một môi trường trò chơi cùng một lúc, hoặc cùng nhau
trên cùng một trên các hệ thống tính toán khác nhau thông qua mạng địa phương (LAN, WAN,
MAN,…) hoặc thông qua mạng khu vực rộng, phổ biến nhất là Internet . Trò chơi đa người chơi
thường yêu cầu người chơi chia sẻ một hệ thống trò chơi duy nhất, người chơi có thể cạnh
tranh với một hoặc nhiều đối thủ con người, làm việc hợp tác với một đối tác con người để đạt
được mục tiêu chung, hoặc giám sát hoạt động của người chơi khác. Multiplayer video game
cung cấp một kiểu trò chơi mà trong đó có sự giao tiếp giữa người với người, đây chính là lý do
mà kiểu trò chơi này ngày càng phổ biến với vô số các trò chơi có thể tìm thấy, nhất là trong sự
bùng nổ của mạng Internet trong những năm gần đây.

+ Auto battler (còn được gọi là auto chess game). Đây là kiểu trò chơi thường có các yếu tố
giống cờ vua, trong đó người chơi đặt các nhân vật trên chiến trường có dạng hình bàn cờ. Mỗi
nhân vật được mô phỏng giống một quân cờ, và chiến đấu với nhân vật của đối phương mà
không cần thêm thông tin trực tiếp nào của người chơi. Các trò chơi auto battler thường có
nhiều người chơi cạnh tranh với nhau như những cá nhân, tương tự như battle royale. Mỗi
người chơi sẽ lập một đội gồm nhiều đơn vị, đôi khi được gọi là quân lính, với nhiệm vụ là tạo
ra đội mạnh nhất có thể. Sau khi mỗi người chơi đã chọn một số đơn vị ban đầu, người chơi sẽ
được ghép ngẫu nhiên với nhau để tham gia một loạt trận đấu 1-đấu-1. Trong chiến đấu, các
đơn vị của cả hai người chơi sẽ được đặt trên bàn cờ và tự động đánh nhau, thường không
cần sự can thiệp của người chơi. Khi một đội bị tiêu diệt hoàn toàn, với không còn đơn vị nào
của người chơi đó có thể tiếp tục chiến đấu, người thua sẽ bị trừ một lượng máu, và trò chơi
chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Nếu một người chơi mất hết máu, họ sẽ bị loại khỏi trận đấu.
Các game auto battler nổi tiếng có thể kể đến là: Dota auto chess, Dota Underlords,
Hearthstone’s Battleground,….

Game Dota Auto Chess, hình mẫu để phát triển Teamfight Tactics
*) Nền tảng phát hành
• TFT được phát hành trên các nền tảng sau:

71
• PC (Window, MacOS): Game được gia đời như một chế độ chơi mới trong game Liên
minh Huyền thoại vào ngày 26/6/2019 (Bản Beta). Để chơi được game này, bạn cần
download Riot Client - nền tảng của game Liên minh Huyền thoại, được phát hành ở
Việt Nam bởi VNG.

Giao diện của Riot Client

Trang chủ của game Liên minh Huyền thoại

72
Giao diện của chế độ chơi TFT

• Trên điện thoại: TFT được chính thức phát hành trên App Store và CH Play như một
ứng dụng game độc lập vào ngày 19 tháng 3 năm 2020.

73
Giao diện tải game TFT trên App store và CH Play
• Ngoài ra, game hiện nay cũng không phát hành trên các nền tảng khác như Game
Console, Nintendo Switch,... Nhà sản xuất không phát triển thêm do nhu cầu của người
chơi một game auto battler trên các nền tảng trên rất ít, chủ yếu Game Console dùng để
hỗ trợ các game yêu cầu đồ họa cao, trải nghiệm thực tế của người chơi lớn. TFT
ngược lại là một game chess-like, đơn giản nhưng đòi hỏi tính chiến thuật.
• Dù được coi là một chế độ chơi của game Liên minh Huyền thoại trên PC, nhưng game
TFT lại đi tiên phong với nền tảng mobile. Sự ra đời và thành công của Game TFT đã
khiến Riot Games cân nhắc và đã phát hành phiên bản game Liên minh Huyền thoại
trên PC với tên gọi: Liên Minh Huyền Thoại - Tốc chiến (League of Legends - Wild Rift)
vào ngày 30/10/2020.
• Việc chuyển đổi game TFT từ nền tảng PC thành một ứng dụng mobile không phải là
điều dễ dàng. Các nhà sản xuất và lập trình game TFT đã phải đối mặt với những khó
khăn nhất định như:

74
• Tối ưu hóa Giao diện Người dùng (UI): Thay đổi giao diện người dùng để phù hợp với
kích thước màn hình nhỏ hơn và cách tương tác trên điện thoại.Ngoài ra, mỗi loại điện
thoại cũng có màn hình với các kích cỡ và độ phân giải khác nhau.
• Tối ưu hóa Hiệu suất: Điện thoại thường có tài nguyên hạn chế hơn so với máy tính,
nên cần tối ưu hóa hiệu suất của trò chơi để đảm bảo chơi mượt mà và không gây lag.
• Phát triển cơ chế Điều Chỉnh Cơ Mechanic: Có thể cần điều chỉnh cơ mechanic của trò
chơi để phù hợp với việc sử dụng cảm ứng và cảm biến trên điện thoại.
• Kiểm Thử và Sửa Lỗi trên Nhiều Thiết Bị: Kiểm thử trò chơi trên nhiều thiết bị di động để
đảm bảo tương thích và hiệu suất tốt trên một loạt các điện thoại và máy tính bảng khác
nhau. Phát triển và Tối ưu hóa cho Hệ điều hành Di động: Phát triển phiên bản dành cho
hệ điều hành di động như Android hoặc iOS, và tối ưu hóa cho cả hai nền tảng.
• Xử lý Khía cạnh Kinh doanh: Đảm bảo rằng trò chơi tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn
của nền tảng di động (ví dụ: Google Play Điều khoản Dịch vụ, App Store Review
Guidelines),....

*) Cấu hình thiết bị
- Với máy tính: Cấu hình cần thiết và cấu hình khuyến nghị của Riot Game như sau:
PC

Minimum Recommended

CPU Intel: Core i3-530 Intel: Core i5-3300


AMD: A6-3650 AMD: Ryzen 3 1200

GPU NVidia: GeForce 9600GT NVidia: GeForce 560


AMD: HD 6570 AMD: Radeon HD 6950
Intel: Intel HD 4600 Intel: Intel UHD 630 Integrated
Integrated Graphics Graphics

VRAM 1GB 2GB

Free Storage Space 16GB HDD 16GB SSD

75
OS Versions Win 7, 8, 10 Win 10

RAM 2GB 4GB

Recommended 1024x768 1920x1080


Resolution

- Với điện thoại, Riot Games đưa ra khuyến nghị như sau:
+ Trên hệ điều hành IOS, TFT hỗ trợ các thiết bị từ Iphone 6s trở lên
+ Trên hệ điều hành Android, TFT yêu cầu các thiết bị phải đáp ứng các tiêu chuẩn tối
thiểu như: Có nhiều hơn 2GB RAM, Android thế hệ thứ 7 trở lên, Ogen GL Version 3, và 64-bit
OS.

Riot Game đưa ra cấu hình tối thiểu và cấu hình khuyến nghị như trên nhằm tối đa hóa trải
nghiệm của người dùng khi chơi game. Nếu các tiêu chuẩn tối thiểu không được đáp ứng,
người dùng vẫn có thể chơi game TFT, nhưng game sẽ không hoạt động một cách trơn tru.
Trò chơi Đấu Trường Chân Lý (TFT - Teamfight Tactics) được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất
trên nhiều loại hệ thống máy tính và smartphone khác nhau, từ những máy có cấu hình thấp
đến những máy có cấu hình cao. Điều này giúp trò chơi trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn với
nhiều người chơi trên toàn thế giới. Những yêu cầu này không quá cao so với nhiều trò chơi
76
khác, giúp TFT trở thành một lựa chọn tốt cho những người chơi không sở hữu máy tính/
smartphone có cấu hình mạnh.

*) Ngôn ngữ lập trình game:


Hiện nay, Riot Games và các nhà phát triển phần mềm cho game Teamfight Tactics chưa công
khai chính xác những ngôn ngữ lập trình được sử dụng, và chúng được sử dụng như thế nào
trong game. Tuy nhiên, theo những thông tin trên các diễn đàn (Reddit, Quora), các ngôn ngữ
được sử dụng là:
• C++ (Các nội dung chính, cốt lõi của game)
• Lua (Các nội dung chính, cốt lõi game)
• C# (Các công cụ (tools) của game)
• ActionScript (Giao diện người dùng, lập trình cho chế độ đa người chơi và các thao tác
liên quan)
• Java, Erlang (Máy chủ, các Game Server)
• Php/sql (Cơ sở dữ liệu cho các máy chủ, web,...)

Điểm chung của các ngôn ngữ trên: đều là các ngôn ngữ lập trình không khó để học, mạnh mẽ,
linh hoạt và phổ biến, đặc biệt thích hợp cho việc phát triển trò chơi có đồ họa phức tạp và
dung lượng lớn. Đồng thời, các ngôn ngữ trên cũng cung cấp một số khả năng đặc biệt, ví dụ
như C++ cung cấp khả năng kiểm soát chi tiết đối với hệ thống xử lý đồ họa, điều này đóng một
vai trò rất quan trọng trong thiết kế trò chơi, hay Lua cho phép các nhà phát triển tạo ra các tính
năng tùy chỉnh mà không cần phải chỉnh sửa mã nguồn gốc của trò chơi,...

*) Công nghệ âm thanh


Nhà sản xuất game TFT - Riot Games, vốn nổi tiếng về những hiệu ứng âm thanh và bài nhạc
nền trong tựa game Liên Minh Huyền Thoại, cũng đã làm điều tương tự với game TFT. Riot
Games có một hãng sản xuất âm nhạc có tên Riot Games Music Team. Nhà sản xuất này đã
sáng tác và thu âm những bài nhạc nền của game, những MV ca nhạc cho mỗi kì Chung kết
thế giới Liên Minh Huyền Thoại với hàng trăm triệu view trên các nền tảng khác nhau. Vì vậy,
77
hệ thống âm thanh và hiệu ứng âm thanh của game TFT đã được đầu tư rất công phu và bài
bản. Cụ thể:

• Soundtrack (Nhạc game), background music (Nhạc nền), nhạc khi chiến đấu: Có thể
thay đổi theo từng set để phù hợp hơn với chủ đề của set đó.
Với cập nhật mới nhất, set 10 với chủ đề âm nhạc: Remix Rumble đã thêm một loạt các nhạc
nền chiến đấu cho các vị tướng theo các chủng loại như: K/DA, EDM, EMO, Disco, Country,...
và được người chơi đánh giá rất cao bởi chất lượng của chúng. Theo ước tính, cần có 7 nhà
soạn nhạc để sáng tác 10-12 thể loại nhạc khác nhau và bản phối lại giữa chúng, cho thấy Riot
thực sự đã đầu tư rất lớn vào âm thanh. Các bản nhạc này được Riot Games Music Team và
đội ngũ nhạc sĩ, nhà sáng tác nhạc thu âm và hòa phối trực tiếp tại studio của hãng Riot.
(1) Music in TFT Set 10 - YouTube

78
Hình ảnh quá trình thu âm để chuẩn bị cho set 10: Remix Rumble

• Với hiệu ứng âm thanh SFX (Tác động vào đối phương, tướng chết, tướng xuất trận,...) :
Các hiệu ứng này được lấy từ kho hiệu ứng có sẵn của game Liên minh Huyền thoại.
Quy trình thông thường để tạo ra những hiệu ứng âm thanh này như sau:
• Xây dựng một khung mẫu, chỉ dẫn rõ ràng trong việc thiết kế SFX của từng vị tướng
(HIệu ứng âm thanh cần phải nhấn mạnh đặc điểm gì của vị tướng, thách thức và khó
khăn khi sản xuất âm thanh, danh mục pallete (bảng mẫu) các âm thanh có thể sử dụng
để tạo SFX,...

79
Khung mẫu SFX của tướng Pyke

• Chia sẻ khung mẫu đã làm được cho toàn dự án, tiếp nhận các chỉnh sửa, đóng góp từ
đội ngũ âm thanh của game

Tiến hành ghi âm và phối âm thanh: Tùy vào âm thanh cần ghi. Với các âm thanh cần lời thoại,
nó sẽ được ghi âm bởi người lồng tiếng có chất giọng phù hợp, Với các hiệu ứng của tướng,
chúng sẽ dược ghi âm trong một studio, bằng các âm thanh trong tự nhiên hoặc do con người
tạo ra.

80
Một hiệu ứng của tướng Pyke đang được ghi âm dưới nước

Hiệu ứng tiếng vang đang được ghi âm

81
Cận cảnh hòa âm, phối khí cho SFX của một vị tướng

*) Công nghệ hình ảnh


• Với một lượng nhân vật và giao diện rất lớn, việc sản xuất công nghệ hình ảnh VFX là
rất công phu và phức tạp đối với nhà sản xuất. Các nghệ sĩ VFX cần phải hiểu các
nguyên tắc hình ảnh 2D như ngôn ngữ hình dạng, lý thuyết màu sắc hoặc phân cấp
hình ảnh, nhưng họ cũng nắm vững các nguyên tắc liền kề như hoạt hình (kết cấu về
thời gian, tác động, theo dõi, v.v.), lập mô hình và cuối cùng là rất nhiều khía cạnh kỹ
thuật ( triển khai công cụ, tối ưu hóa, ….

2.3.2 Thiết kế, chế thử sản phẩm


• Việc thiết kế, chế thử TFT bắt đầu trong những tháng cuối năm 2019.

82
• Bản chế thử đầu tiên dựa chủ yếu từ các giao diện và đồ họa có sẵn từ tựa game
League of Legends. Họ có bản thiết kế đầu tiên, với các cải tiến liên quan đến đồ họa
trong 8 tuần.

Thiết kế đầu game dựa trên sàn đấu của game League of Legends

83
Bản chế thử hoàn thiện đầu tiên của TFT

• Tuy vậy, LOL là tựa game tối ưu cho 10 người chơi đối kháng chia làm 2 team, còn TFT
là game có 8 người chơi đối kháng độc lập.Thêm vào đó, có rất nhiều chức năng từ
game League of Legends không cần thiết, gây nặng cho game TFT.

• Khoảng 4 tuần trước ngày ra mắt chính thức, nhà sản xuất Riot Games đã có một số
thay đổi mang tính đột phá như: Thay đổi lối chơi (bàn cờ) từ trái sang phải thành từ
trên xuống dưới, phát triển bộ đồ họa mới, tăng độ rộng của mỗi ô cờ (nghĩa là khoảng
cách giữa 2 tướng gần nhau), đổi hình dạng ô cờ từ hình vuông thành hình lục giác,
hiệu ứng đồ họa, tấn công giữa các tướng với nhau,... Từ đó tạo ra bản TFT đầu tiên
trên thị trường vào ngày 26/6/2019.

84

Bản TFT chế thử tiếp theo, có thể thấy các tướng đứng gần nhau

Một giao diện của game TFT, phiên bản đầu tiên (9.13)

2.3.3 Hiệu chỉnh, hoàn thiện mẫu sản phẩm:


Kể từ khi phiên bản đầu tiên ra đời (9.13), TFT đã có rất nhiều phiên bản cải tiến khác nhau.
Các phiên bản này được tập trung và chia ra thành các bộ (Set) theo thứ tự thời gian. Đó là:

85
• Set 1: Beta Set: Gồm các bản nâng cấp 9.13, 9.14, 9.14b, 9.15, 9.15b, 9.16, 9.16b, 9.17,
9.18, 9.19, 9.20, 9.21
• Set 2: Rise of the Elements: Gồm các bản nâng cấp: 9.22 9.23 9.24 9.24b 10.1 10.2
10.3 10.4 10.5.
• Set 3: Galaxies: 10.6, 10.7, 10.8, 10.9, 10.10, 10.11
• Set 4: Fates. Gồm các bản nâng cấp 10.19 10.20 10.21 10.22 10.23 10.24 10.25 11.1.
• Set 5: Reckoning. Gồm các bản nâng cấp 11.9 11.10 11.11 11.12 11.13 11.14
• Set 6: Gizmos & Gidgets. Gồm các bản nâng cấp 11.22 11.23 11.24 12.1 12.2 12.3
• Set 7: Dragonlands. Gồm các bản nâng cấp 12.11 12.12 12.13 12.14 12.15 12.16
• Set 8: Mission Attack. Gồm các bản nâng cấp 12.23 13.1 13.2 13.3 13.4
• Set 9: Runeterra Reforged: Gồm các bản cập nhật gần đây nhất.
Hiện tại game TFT đang dừng lại ở set 9.5 - một phiên bản làm mới của set 9.

Danh sách các item (vật phẩm mới) xuất hiện trong set 9.5

Trong mỗi Set, hầu hết sẽ có các thay đổi nhằm:


• Cân bằng trò chơi: Nhà phát triển, qua quá trình chơi trò chơi và phản hồi của người
chơi, sẽ hạ thấp sức mạnh của bất kì yếu tố nào mà họ cho là quá mạnh, gây ảnh
hưởng xấu đến trò chơi, cũng như tăng sức mạnh của các yếu tố yếu.
• Sửa lỗi: Fix bug, làm lại phần giao diện và đồ họa,...
• Thêm các tướng mới, vật phẩm mới, tộc mới, hệ mới cho phù hợp với chủ đề (theme)
của Set.

86
Ví dụ về 1 lỗi (Bug) trong TFT

Còn lại, hầu như lối chơi và cách chơi của game TFT được giữ nguyên và không thay đổi so
với bản gốc (9.13).

87
2.3.4 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật
*) Storyboard
Do Teamfight Tactics có rất nhiều vị tướng và các thao tác khác nhau giữa chúng, nên viết thiết
kế storyboard diễn ra rất phức tạp, Đội ngũ sản xuất phải giữ độ trung thực và tươi mới về mặt
hình ảnh của các vị tướng từ Liên minh huyền thoại, trong khi đó tạo hoạt hình cho các tướng
theo phong cách đã được thiết lập cho TFT.
Thông thường, nhóm sản xuất cần trải qua quy trình R&D cụ thể để tìm ra đối tác phù hợp để
hợp tác trong việc sản xuất hình ảnh và hoạt họa. Ví dụ, Riot đã hợp tác với nhà cung cấp
Eddy.tv có trụ sở tại Paris trong Set Gizmo. Một nhà sản xuất hoạt họa tốt sẽ giúp duy trì chất
lượng hoạt ảnh nhất quán và phát triển một cách tiếp cận độc đáo cho FX 2D và 3D của game.

88
*) Phác thảo 2D và 3D của nhân vật/bàn cờ : Cũng được Riot phối hợp với các studio hoạt họa
nổi tiếng thực hiện.

89
*) Quá trình hình thành game
• Ý tưởng: Riot Games đã phải xem xét cơ hội thị trường và nghiên cứu những xu
hướng trò chơi thịnh hành. Trong trường hợp TFT, họ đã nhận ra rằng sự phổ
biến của các game auto chess, đã thể hiện một sự quan tâm đáng kể của cộng
đồng game đối với thể loại này. Xét thấy thể loại này có một số ưu điểm như:
Mang đến một loại gameplay hoàn toàn mới, kết hợp giữa chiến thuật và sắp xếp
tướng một cách chi tiết, đơn giản và dễ tiếp cận cho người chơi mới, Riot Games
đã quyết định triển khai chế tạo game.
• Với PC
• Prototype: Phát triển từ đầu tháng 2/2019 - 4//2019. Được lấy nguyên mẫu từ các chức
năng đã có sẵn của game Liên minh Huyền thoại, nhưng nguyên mẫu trên đã tỏ ra kém
hiệu quả, vì lối chơi và cách chơi của game Liên minh Huyền thoại khác hẳn với game
TFT. khiến nhà sản xuất phải nghiên cứu và phát triển lại.

90


• Các bản ban đầu (Pre-alpha): Được phát triển trong tháng 5/2019: Tập trung chỉnh sửa
và làm đẹp đồ họa, làm rõ cơ chế chơi, các hệ tộc của tướng, thay đổi bàn cờ...

91
• Bản Alpha: Được ra mắt vào giữa tháng 6/2019: Đội ngũ sản xuất TFT đã tạo ra các
máy chơi TFT và gửi email kêu gọi người chơi đến thử tính năng của game. Lần thử
này chủ yếu để test khả năng chịu đựng của hệ thống khi có nhiều người chơi. Họ đã
nhận được những phản hồi rất tích cực.

• Bản Beta: Phiên bản 9.13, được ra mắt trên hệ thống PBE của game Liên minh Huyền
thoại từ ngày 25/6 - 29/6/2019.

92
• Với Mobile:
• Bản Alpha: Ra mắt ngày 7/2/2020, nhưng chỉ giới hạn tại một số khu vực, trên nền tảng
Android.

93
• Bản beta: Ra mắt trên toàn thế giới với cả hai hệ điều hành: IOS và App Store ngày
19/3/2020

3. Hoàn thành giải pháp thiết kế


3.1.1 Thu thập phản hồi của khách hàng

Teamfight Tactics (TFT) có nhiều cách để thu thập phản hồi từ khách hàng.
Riot Games, nhà phát triển TFT, thường sử dụng các kênh sau để thu thập
phản hồi và tương tác với cộng đồng người chơi:
Website chính thức: TFT có một diễn đàn chính thức trên trang web của
Riot Games. Người chơi có thể tạo bài viết, đề xuất ý kiến, báo lỗi hoặc
chia sẻ góp ý của mình trên diễn đàn này. Đội ngũ phát triển TFT thường
theo dõi diễn đàn để nhận phản hồi từ cộng đồng.

94
Mạng xã hội: Riot Games và TFT có mặt trên các mạng xã hội như Twitter,
Facebook và Reddit. Người chơi có thể gửi tin nhắn, đặt câu hỏi, đề xuất ý
kiến hoặc báo cáo lỗi thông qua các kênh này. Đội ngũ phát triển thường
tương tác trực tiếp với người chơi thông qua các bài viết, bình luận và
cuộc trò chuyện.

Hệ thống báo cáo lỗi: TFT cung cấp một hệ thống báo cáo lỗi trong trò chơi.
Người chơi có thể gửi thông tin về các lỗi, vấn đề kỹ thuật hoặc góp ý trực
tiếp từ giao diện trò chơi. Đội ngũ phát triển sẽ xem xét các báo cáo lỗi và
cố gắng sửa chữa các vấn đề nhanh chóng.
Cập nhật và bản thử nghiệm: TFT thường có các bản cập nhật định kỳ để
cân bằng trò chơi và thêm nội dung mới. Trong quá trình này, Riot Games
95
thường thu thập phản hồi từ cộng đồng người chơi thông qua bản thử
nghiệm trên máy chủ thử nghiệm (PBE - Public Beta Environment). Người
chơi trên PBE có thể chia sẻ ý kiến, báo cáo lỗi và góp ý trực tiếp với Riot
Games để cải thiện trò chơi.
Sự kiện và giải đấu: Riot Games thường tổ chức các sự kiện và giải đấu
liên quan đến TFT. Đây là cơ hội để các người chơi gặp gỡ và giao tiếp
trực tiếp với đội ngũ phát triển. Riot Games sử dụng các cuộc trò chuyện,
hội thảo và giao tiếp trực tiếp để thu thập phản hồi từ cộng đồng và tạo ra
một môi trường giao tiếp chặt chẽ.

Tester: Riot Games có một đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện trò chơi thử
nghiệm liên tục trước khi các bản cập nhật và nội dung mới được phát
hành. Họ tìm kiếm phản hồi từ các game thủ nội bộ và sử dụng những
thông tin này để điều chỉnh và cải thiện trò chơi trước khi nó được phát
hành cho cộng đồng.

96
Live Communication Events: Riot Games thường tổ chức các sự kiện giao
tiếp trực tiếp với cộng đồng, như buổi livestream, Q&A (hỏi và đáp), và
buổi trò chuyện trực tuyến. Đây là cơ hội cho người chơi gặp gỡ và trò
chuyện trực tiếp với thành viên trong đội phát triển TFT, hỏi đáp câu hỏi,
chia sẻ ý kiến, và đề xuất góp ý.
Sử dụng dữ liệu phân tích: Riot Games sử dụng dữ liệu thu thập từ trò
chơi, như tỷ lệ chiến thắng, sự lựa chọn tướng, và các chỉ số khác, để
phân tích và đánh giá hiệu suất và sự cân bằng của trò chơi. Dữ liệu này
giúp đội phát triển hiểu rõ hơn về cách người chơi tương tác với trò chơi
và tìm ra những điểm cần cải thiện.

3.1.2 Đánh giá và rút kinh nghiệm đợt sản phẩm vừa ra.

TFT đã gây ấn tượng mạnh từ lúc mới xuất hiện. Với lối chơi sáng
tạo và thú vị, TFT thu hút được sự quan tâm và sự chú ý của cộng đồng
game thủ. Ngay từ những ngày đầu, nó đã tạo nên một cộng đồng người
chơi nồng nhiệt và sự cạnh tranh sôi nổi. Từ khi ra mắt, TFT đã trải qua
nhiều bản cập nhật và cải tiến để nâng cao trải nghiệm người chơi. Các
bản cập nhật thường xuyên giới thiệu tướng mới, combo mới, mở rộng hệ
thống và cân bằng để đảm bảo sự đa dạng và thú vị trong trò chơi. TFT đã
tổ chức nhiều giải đấu và sự kiện trực tuyến, thu hút sự quan tâm của
người chơi và cộng đồng. Những giải đấu này không chỉ mang lại một môi
97
trường cạnh tranh, mà còn giúp phát triển cộng đồng eSports xung quanh
TFT.
Teamfight Tactics có 33 triệu người chơi hàng tháng. Cộng đồng đạt 1,725
tỷ giờ chơi game vào năm 2019. Họ cũng tích lũy được 720 triệu giờ chơi
chỉ trong vòng một tháng. Số người chơi đồng thời trung bình toàn cầu
trong Liên Minh Huyền Thoại tăng 30% khi Đấu Trường Chân Lý được
phát hành. Khu vực Trung Quốc chứng kiến tổng số giờ chơi Liên Minh
Huyền Thoại tăng 35% khi Đấu Trường Chân Lý ra mắt. Đây là một trong
những điều chính mà mọi người nói đến bất cứ khi nào đề cập đến Đấu
Trường Chân Lý, vì sự phổ biến của nó bắt đầu tăng vọt ngay từ ngày đầu
tiên khi mọi người háo hức dùng thử và xem có thể có được những điều
thú vị gì với trò chơi.

Ban đầu, TFT chỉ có sẵn trên máy tính. Tuy nhiên, Riot Games đã phát
triển phiên bản di động của TFT cho các thiết bị di động, bao gồm điện
thoại thông minh và máy tính bảng. Điều này mở rộng sự tiếp cận của trò
chơi và tạo điều kiện thuận lợi cho người chơi để trải nghiệm TFT trên
nhiều nền tảng khác nhau. TFT có một meta (Most Efficient Tactics
Available) đa dạng và thay đổi theo thời gian. Cộng đồng TFT đã nghiên
cứu và phát triển các chiến thuật, combo và cách chơi mới. Việc chia sẻ
kinh nghiệm và thảo luận về TFT đã tạo nên một cộng đồng sáng tạo và
đam mê.
Tăng cường tính cân bằng: Riot Games đã liên tục điều chỉnh tướng,
combo và cơ chế trong TFT để đảm bảo sự cân bằng trong trò chơi. Việc
đánh giá và thay đổi cân bằng đã giúp tạo ra một môi trường chơi công
bằng và thú vị, ngăn chặn sự thống trị của một số chiến thuật quá mạnh
. Mở rộng nội dung và chế độ chơi: TFT đã mở rộng nội dung với việc giới
thiệu các tướng và combo mới, mở rộng hệ thống bản đồ và cung cấp
thêm các chế độ chơi khác nhau. Điều này mang lại sự đa dạng và lựa
chọn cho người chơi, từ chế độ đơn lẻ cho đến các chế độ chơi đội hình,
đánh đơn hay chế độ xếp hạng.
Tương tác với người chơi: Riot Games đã tạo ra một cơ chế phản hồi tích
cực từ người chơi và cộng đồng. Họ lắng nghe ý kiến đóng góp và phản
hồi từ người chơi, thường xuyên tương tác qua các diễn đàn, trang web và
98
các nền tảng truyền thông xã hội. Điều này giúp cải thiện trò chơi dựa trên
ý kiến đóng góp của cộng đồng và tạo sự tương tác giữa nhà phát triển và
người chơi.
Sự kiện và cập nhật thường xuyên: TFT thường xuyên tổ chức các sự
kiện đặc biệt, cung cấp nhiều nhiệm vụ và thưởng hấp dẫn cho người chơi.
Những sự kiện này không chỉ tạo ra một môi trường chơi mới mẻ, mà còn
tạo cơ hội cho người chơi nhận được các phần thưởng độc đáo và hiếm.
Hỗ trợ cộng đồng phát triển nội dung: Riot Games đã tạo ra một nền tảng
cho phép cộng đồng người chơi thiết kế và chia sẻ các tướng, combo và
chiến thuật của riêng họ. Điều này khuyến khích sự sáng tạo và tương tác
trong cộng đồng TFT, đồng thời giúp mở rộng nội dung của trò chơi.

3.1. Chuẩn bị phát triển sản phẩm mới tiếp theo

Project L: Lấy tướng trong LOL, là game đối kháng… chưa có thông tin
Project F: Có vẻ như là LOL open-world… chưa có thông tin

4.1. Công thái học là gì và công thái học ứng dụng trong sản phẩm như thế
nào(công dụng, mục đích, hiệu quả,...).
Công thái học (ergonomics) là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng trong
khoa học và kỹ thuật, tập trung vào nghiên cứu và thiết kế các công cụ,
thiết bị, môi trường làm việc và các hệ thống với mục tiêu tối ưu hóa sự
tương tác giữa con người và công việc. Công thái học đánh giá và tối ưu
hóa các yếu tố như thiết kế giao diện người-máy, bố trí công việc, độ sát
thương và mệt mỏi về cơ thể, tạo điều kiện làm việc an toàn và hiệu quả,
và tăng cường năng suất và sự thoải mái của người sử dụng. Lĩnh vực này
áp dụng kiến thức về cơ học, sinh lý học, tâm lý học, thiết kế và các ngành
liên quan khác để đảm bảo rằng công việc và môi trường làm việc được
99
thiết kế phù hợp với người sử dụng, giảm thiểu căng thẳng và mệt mỏi, và
giảm nguy cơ chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc.

4.3 Ý nghĩa của Công thái học.


Ý nghĩa của ergonomic bao gồm: Sức khỏe và an toàn: Ergonomic đảm
bảo rằng môi trường làm việc và thiết bị được thiết kế sao cho không gây
căng thẳng, mệt mỏi và chấn thương cho người sử dụng. Nó giúp giảm
nguy cơ bị bệnh, chấn thương và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến
công việc.
Năng suất và hiệu suất: Ergonomic tạo ra một môi trường làm việc và sử
dụng thiết bị tối ưu, giúp tăng cường năng suất và hiệu suất làm việc. Nó
giảm căng thẳng cơ thể và tăng khả năng tập trung và làm việc hiệu quả.
Trải nghiệm người dùng: Ergonomic tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt
hơn bằng cách cung cấp sự thoải mái và tiện nghi cho người sử dụng. Nó
cải thiện sự hài lòng và sự tương tác tích cực giữa con người và hệ thống.
Thiết kế tương tác: Ergonomic giúp tạo ra thiết kế và giao diện người-máy
tương tác hiệu quả. Nó đảm bảo rằng người sử dụng có thể tương tác dễ
dàng và hiểu quả với các hệ thống, công cụ và thiết bị.

Công thái học trong trò chơi

1. Giới hạn độ tuổi


Trò chơi "Teamfight Tactics" (TFT) được xếp hạng là T cho Teen (Thiếu
niên) bởi Hội đồng đánh giá phim và trò chơi giải trí (ESRB) tại Hoa Kỳ.
Điều này có nghĩa là trò chơi phù hợp cho người chơi từ 13 tuổi trở lên.
Xếp hạng ESRB cho biết trò chơi có thể chứa nội dung phù hợp cho thiếu
niên và có thể bao gồm một số bạo lực nhẹ, chủ đề gợi cảm và sử dụng
ngôn ngữ mạnh hạn chế.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hệ thống xếp hạng theo độ tuổi của các trò chơi
có thể khác nhau tùy theo quốc gia hoặc khu vực. Các hệ thống xếp hạng
100
khác nhau có thể có tiêu chí khác nhau để xác định độ tuổi phù hợp cho
một trò chơi cụ thể. Luôn luôn là một ý kiến tốt khi phụ huynh hoặc người
giám hộ xem xét nội dung và xếp hạng độ tuổi của trò chơi trước khi cho
phép người chơi trẻ tham gia.
Ở Việt Nam TFT được gắn mác 18+, và được khuyến cáo không nên chơi
quá 180 phút/ngày.
2. Bảo mật tài khoản
Riot Game cho phép người chơi liên kết các tài khoản mạng xã hội,
email để tiện lợi cho việc lấy lại mật khẩu.
Game có xác thực hai yếu tố, giúp người chơi bổ sung một lớp bảo
vệ cho tài khoản. Điều này yêu cầu người chơi nhập một mã xác thực
được gửi đến điện thoại di động hoặc ứng dụng xác thực khi đăng nhập.

3. Màu sắc trong trò chơi


Xanh dương: Màu xanh dương thường được sử dụng để đại diện cho bên
Đồng địa, một trong những tộc hệ trong trò chơi. Màu này có thể xuất hiện
trên các biểu tượng và hiệu ứng liên quan đến các tướng và vật phẩm
thuộc tộc hệ này.=> tạo ra một cảm giác yên bình và thư thái.
Đỏ: Màu đỏ thường được sử dụng để đại diện cho bên Đại lục, một tộc hệ
khác trong TFT. Cũng tương tự như màu xanh dương, màu đỏ có thể xuất
hiện trên các biểu tượng và hiệu ứng liên quan đến các tướng và vật phẩm
thuộc tộc hệ này.=> giúp nổi bật những đặc điểm của môi trường, khiến
người chơi cảm giác choáng ngợp
Vàng: Màu vàng thường được sử dụng để đại diện cho vàng, loại tiền tệ
trong trò chơi. Vàng thường xuất hiện trên các biểu tượng và giao diện liên
quan đến tiền tệ và mua sắm trong TFT. => dấu hiệu nhận biết đặc trưng
của tiền tệ, giúp người chơi thích nghi với đơn vị tiền tệ của trò chơi
Trắng: Màu trắng thường được sử dụng để đại diện cho sự hiện diện của
các vật phẩm trong trò chơi. Vật phẩm có thể có các hiệu ứng đặc biệt
hoặc thuộc tính khác nhau, và màu trắng thường là màu chung để biểu thị
chúng => tạo ra sự tương phản cho các phần tử khác trong thiết kế

4. Âm nhạc trong TFT


Nhạc nền: TFT có nhạc nền đặc trưng, thường chơi trong quá trình chọn
tướng và trong các trận đấu. Nhạc nền thường được thiết kế để tạo ra một
không gian âm nhạc phù hợp với tình hình và tạo ra một cảm giác
hứng khởi hoặc căng thẳng tùy thuộc vào tình huống trong trò chơi.
Hiệu ứng âm thanh: TFT sử dụng nhiều hiệu ứng âm thanh khác nhau để
tạo ra trải nghiệm sống động và giúp người chơi dễ dàng nhận biết các
101
hành động, kỹ năng và sự tương tác trong trò chơi. Điều này bao gồm âm
thanh khi triệu hồi tướng, khi tấn công, khi sử dụng kỹ năng đặc biệt
và khi các sự kiện quan trọng xảy ra trong trận đấu.
Âm thanh giao diện: TFT cũng sử dụng âm thanh để tương tác với
người chơi thông qua giao diện người dùng. Điều này có thể bao gồm
âm thanh khi di chuyển con trỏ chuột, khi nhấp chuột, khi mở rộng các
menu và khi thực hiện các hành động khác trong giao diện trò chơi.

5. Tiện ích
Có thể đăng nhập trên mọi nền tảng và thiết bị tương thích với trò chơi.
Có thể cài đặt giao diện và chức năng tùy thuộc vào người chơi
Có phần hướng dẫn chơi cho người mới bắt đầu
Giao diện và các chế độ chơi được thiết kế khoa học, thuận tiện. Giúp
người chơi dễ dàng làm quen và tìm kiếm những chế độ chơi phù hợp cho
riêng mình

Teamfight Tactics (TFT) được phát triển trên nền tảng Unreal Engine 4
(UE4). Unreal Engine là một công cụ phát triển trò chơi đa nền tảng mạnh
mẽ, được tạo ra bởi Epic Games. Nó cung cấp một loạt các công cụ và
khung làm việc để phát triển các trò chơi 2D và 3D, bao gồm đồ họa, vật lý,
102
âm thanh, trí tuệ nhân tạo, và nhiều tính năng khác. Unreal Engine 4 đã
được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp trò chơi để phát triển
nhiều tựa game nổi tiếng, bao gồm cả TFT. Với sự linh hoạt và tính năng
mạnh mẽ của mình, Unreal Engine 4 cho phép các nhà phát triển tạo ra
các môi trường trò chơi sống động, hiệu ứng đồ họa ấn tượng và trải
nghiệm chơi game mượt mà. Việc sử dụng Unreal Engine 4 giúp cho TFT
có một hệ thống đồ họa 3D chất lượng cao, các hiệu ứng đặc biệt và khả
năng tương tác phong phú. Đồng thời, nền tảng này cũng hỗ trợ việc phát
triển đa nền tảng, giúp TFT có thể chạy trên nhiều hệ điều hành và thiết bị
khác nhau.

Tài liệu tham khảo:

https://notagamer.net/teamfight-tactics-game-community-designs-a-series-of-maps-and-little-
legends-for-teamfight-tactics/

https://www.awn.com/animationworld/look-inside-development-riot-games-teamfight-tactics-
gizmos-and-gadgets-trailer/

https://www.pcgamer.com/how-teamfight-tactics-is-forging-its-own-identity-beyond-league-of-
legends/

https://www.leagueoflegends.com/en-pl/news/dev/tf-t-minus-eighteen-weeks-the-story-of-tft-
part-1/

Với Mortdog là phát triển ý tưởng.


https://twitter.com/Mortdog

103

You might also like