Đại Hội V - VI: Đại hội V - "Hành động, cải cách, đổi mới"

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đại Hội V – VI

Đại hội V – “Hành động, cải cách, đổi mới”


Bối cảnh lịch sử: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V diễn ra trong quá trình đất
nước đổi mới, mặc dù đứng trước sự thử thách do tác động từ những diễn biến
phức tạp của tình hình thế giới, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn phấn đấu tự đổi mới
mình, không ngừng mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, phấn đấu
cho sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh.

Thời gian: Diễn ra từ ngày 27-30/11/1987 tại Hà Nội.

Số lượng: Dự Đại hội có 750 đại biểu đại diện cho 17 triệu đoàn viên, thanh niên
trong cả nước.

Nhân sự: Đồng chí Hà Quang Dự - Bí thư thứ nhất nhiệm kỳ V (1987 – 1992), , 115
đồng chí BCH trung ương Đoàn, 25 Đồng chí BTV Trung ương Đoàn, 09 Đồng chí Bí
thư Trung ương Đoàn

Mục tiêu: Hành động, vì tương lai của thế hệ trẻ, vì hạnh phúc của Nhân dân

Nhiệm vụ: Báo cáo chính trị đã xác định những chính sách lớn về kinh tế – xã hội
và nêu rõ giai đoạn 1981-1985 cần tập trung lực lượng thực hiện những nhiệm
vụ chủ yếu sau đây để góp phần đưa đất nước đi lên: Giải quyết những vấn đề
cấp bách nhất để ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân.
- Phát triển và sắp xếp lại sản xuất, tiếp tục thực hiện việc phân công và
phân bố lại lao động xã hội.
- Bố trí lại xây dựng cơ bản cho phù hợp với khả năng và theo hướng tạo
thêm điều kiện để phát huy các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có nhằm vào
các mục tiêu cấp bách nhất về kinh tế và xã hội.
- Cải tiến công tác phân phối lưu thông, thiết lập một bước trật tự mới trên
mặt trận này.
- Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa trong cả nước về các mặt chế độ sở hữu, quản lý, phân phối.
- Làm tốt hợp tác kinh tế với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước trong
Hội đồng tương trợ kinh tế.
- Thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt, đặc biệt coi trọng tiết kiệm trong xây
dựng cơ bản và sản xuất.
- Làm tốt việc ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi thành tựu khoa học và tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
- Đổi mới một bước hệ thống quản lý kinh tế.
- Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, y tế phù hợp với yêu cầu và khả năng
kinh tế. Thực hiện cải cách giáo dục một cách tích cực và vững chắc. Xác
định quy hoạch hợp lý và tiếp tục đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ
quản lý và công nhân lành nghề.
- Tăng cường quản lý xã hội, kiên quyết đấu tranh chống các hành vi phạm
pháp, tệ nạn xã hội và các biểu hiện tiêu cực khác, đề cao kỷ cương trong
quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, giữ vững trật tự và an toàn xã hội.
- Bảo đảm các nhu cầu về kinh tế của công cuộc củng cố quốc phòng và an
ninh, bảo vệ đất nước, đồng thời huy động năng lực công nghiệp quốc
phòng và sử dụng hợp lý lực lượng quân đội vào những hoạt động kinh tế
thích hợp.

Phong trào: “Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Tuổi trẻ
đi đầu thực hiện các chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã hội”; “Tuổi
trẻ xung kích và sáng tạo trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi ba chương
trình về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”; “Tuổi trẻ
xung kích trên mặt trận an ninh, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc”, “Tuổi trẻ học tập
và tiến quân vào khoa học kỹ thuật”
Điểm mới: Đề ra vai trò và nhiệm vụ của các Đoàn viên trong hoàn cảnh đổi mới
của nước nhà nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh

Kết quả đạt được:


- Về xây dựng kinh tế: Đã hình thành các đội TNXP thu hút gần 100.000 đội
viên của 31 tỉnh thành trong cả nước
- Trong công nghiệp: Trung ương Đoàn đã phối hợp với Bộ CN phát động
phong trào thi đua sản xuất đạt “Chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, tiết kiệm hạ
giá thành sản phẩm”, có hơn 500 cơ sở TW và 3500 XN, CN địa phương
hưởng ứng
- Thanh niên LLVT: phong trào “ Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ” và “ Làm theo 6
điều Bác Hồ dạy” đã thu hút 80% đoàn viên, thanh niên tham gia và đã xuất
hiện nhiều tấm gương anh dũng, mưu trí chống tội phạm và các tệ nạn xã
hội.
- Phong trào thiếu nhi: Bước đầu đã chuyển theo hướng mang tính xã hội. Đó
là nét mới trong công tác chăm sóc, hướng dẫn thiếu niên nhi đồng và cũng
là nét mới trong công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn.
Đại hội VI – “Đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện”
Bối cảnh lịch sử: Diễn ra trong bối cảnh chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông
Âu sụp đổ
Thời gian: 15 -18/10/1992 tại Hà Nội
Số lượng: 797 Đại biểu tham dự đại diện cho 21 triệu đoàn viên, thanh niên
Nhân sự: Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 91 đồng chí, 17 đồng chí BTV TW
Đoàn, 2 Ban Bí thư TW Đoàn, đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm Bí thư thứ
nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

Mục tiêu: “Đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện”
Phong trào: Hai phong trào tiểu biểu là “ Thanh niên lập nghiệp” và “ Tuổi trẻ giữ
nước” được tuổi trẻ cả nước hưởng ứng tham gia
Các chương trình hành động trong nhiệm kỳ Đại hội:
- Chương trình thanh niên làm kinh tế, tham gia giải quyết việc làm
- Chương trình Thanh niên tham gia bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an toàn
- Chương trình học tập sáng tạo, tích cực tham gia phát triển văn hóa, xã hội,…
Điểm đặc biệt: chọn bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” của Hoàng Hòa làm ca
khúc chính thức
Kết quả đạt được:

You might also like