Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

NHÓM 8:

1. THPT HOÀNG 5. THPT


HOA THÁM NGUYỄN THÁI BÌNH
2. THCS & 6. THPT LÊ
THPT LỘC BẮC HỒNG PHONG
3. THPT PHAN 7. THPT LỘC
ĐÌNH PHÙNG PHÁT
4. THPT LỘC
THANH

KẾ HOẠCH DẠY HỌC STEM VẬT LÝ 11


THIẾT KẾ MỘT SỐ LOẠI NHẠC CỤ ĐƠN GIẢN
DỰA TRÊN HIỆN TƯỢNG SÓNG DỪNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và điều kiện để có sóng
dừng.
- Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây trong trường hợp có hai đầu cố
định và dây có một đầu cố định, một đầu tự do.
- Sự tạo thành sóng dừng trong một số loại nhạc cụ.
2. Phát triển năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học:
+ Tự giác tìm tòi, khám phá để lĩnh hội được kiến thức và biết liên hệ các ví
dụ có trong thực tế về sóng dừng đặc biệt ở các dụng cụ nhạc.
+ Biết nâng cao khả năng tự đọc hiểu SGK.
+ Có tinh thần xây dựng bài, hợp tác làm việc nhóm.
- Năng lực phương pháp: Đề xuất, thiết kế và tiến hành làm thí nghiệm và
xử lý kết quả thí nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin: Sử dụng ngôn ngữ để thảo luận trong nhóm,
báo cáo kết quả đạt được sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
b. Năng lực đặc thù vật lí:
- Nêu được các đặc điểm sóng dừng, điều kiện để có sóng dừng
- Vận dụng được kiến thức về sóng dừng để giải thích các hiện tượng sóng
dừng trong các nhạc cụ như đàn nhị, đàn ghi ta, đàn tranh, sáo, đàn ống Klong pút,

- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện
phương án, tìm được đặc điểm sóng dừng tạo ra bên trong ống đàn, trên dây đàn.
Tìm được mối quan hệ giữa chiều dài ống đàn với tần số sóng dừng phát ra ứng
với các âm cơ bản.
3. Phẩm chất
- Chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu và lĩnh hội kiến thức.
- Có tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong quá trình thảo luận chung.
- Hứng thú, tham gia tích cực các hoạt động.
- Rèn tính cẩn thận, trung thực chấp hành các quy định về an toàn trong
thực hành.
- Yêu thích, khám phá khoa học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Giáo viên.
- Tìm hiểu kiến thức về các nhạc cụ như đàn nhị, đàn tranh, đàn
Klong pút Các video, hình ảnh để giúp học sinh hình dung được các nhạc cụ.
- Máy tính, máy chiếu, loa, laptop, phiếu học tập, app test tần số
nhạc cụ.
2. Học sinh.
- Dụng cụ dụng để vẽ như môn công nghệ (giấy A4, bút chì,
thước…)
-Tìm hiểu kiến thức về sóng dừng để xác định vật liệu chế tạo
phù hợp với các nốt nhạc cơ bản
- Ôn lại kiến thức về mối quan hệ giữa tần số và chiều dài trong
sóng dừng.
- Ôn lại tính chất của âm
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu
- Giúp HS tự đưa ra quan điểm của mình làm các nhạc cụ đơn giản.
- HS đọc/ nghe/ xem nội dung của tình huống để xác định vấn đề cần
giải quyết. Cụ thể HS sẽ xem các video và clip về sự rung của dây đàn ghita tạo
âm, cột khí trong ống sáo tạo âm; video về âm sắc của các nhạc cụ khác nhau.
b. Nội dung hoạt động
- GV trình chiếu video về dao động của dây đàn, của cột khí tạo ra âm
thanh và các nhạc cụ khác nhau thì âm sắc khác nhau.
- Em hãy cho biết khi thiết kế nhạc cụ để tạo ra các âm cơ bản ta cần
chú ý điều gì?
- Nên sử dụng vật liệu, kích thước, hình dạng của hộp cộng hưởng sẽ
tác động đến độ to, âm sắc của âm như thế nào
- Nhóm chọn nhạc cụ nào muốn chế tạo?
c. Sản phẩm học tập
Các bài báo cáo nghiên cứu tình huống của HS: mỗi HS ghi câu trả lời của
mình vào vở HS thảo luận nhóm để thống nhất trả lời.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
- Trình chiếu cho HS xem - Các cá nhân quan sát video,
video: và yêu cầu cá nhân học sinh hình ảnh giáo viên trình chiếu.
suy nghĩ trả lời vấn đề sau : - Cá nhân suy nghĩ vấn đề giáo
+ Em hãy cho biết khi thiết kế viên đưa ra.
các nhạc cụ cần lưu ý điều gì?
+ Nhóm chọn nhạc cụ nào
muốn chế tạo? nên chọn vật liệu như
thế nào để chế tạo phù hợp đơn giản?
- Huy động tinh thần xung - Cá nhân xung phong trả lời.
phong của học sinh; gọi từ 1 đến 2 em
học sinh có nhận xét chi tiết phát biểu
đứng tại chỗ
- Cá nhân tự điều chỉnh, ghi
- Nhận xét quá trình hoạt động
nhớ kiến thức
các nhóm, chuẩn hoá kiến thức.

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất các giải pháp.
a. Mục tiêu.
- Học sinh nắm được kiến thức về âm và sóng dừng xuất hiện trên các
nhạc cụ.
- Nghiên cứu các kiến thức liên quan để chế tạo nhạc cụ. Giải thích
được nguyên lí hoạt động của các nhạc cụ.
- Học sinh thảo luận nhóm đề xuất các ý tưởng thiết kế nhạc cụ
b. Nội dung hoạt động
Các nhóm HS tìm hiểu SGK, dựa vào kiến thức đã nghiên cứu trên
các trang mạng, thảo luận trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Nêu đặc điểm của sóng dừng?
Câu 2: Nêu điều kiện để có sóng dừng ứng với trường hợp hai đầu dây cố
định và trường hợp một đầu cố định một đầu tự do?
Câu 3: Nêu và giải thích sự hình thành sóng dừng trong các nhạc cụ dây và
nhạc cụ khí?
Câu 4: Muốn thay đổi tần số âm trên đàn ghi ta hay ống sao để tạo ra sóng
dừng các em cần thay đổi đại lượng nào và bằng cách nào?
Câu 5: Từ kiến thức các em vừa học, kết hợp kiến thức môn công nghệ, các
em hãy thảo luận, đưa ra các giải pháp, xây dựng một bản thiết kế chế tạo ra nhạc
cụ yêu thích liên quan đến sóng dừng( đàn ghi ta, sáo, đàn tranh, đàn Klong pút,…)
c. Sản phẩm học tập
+ HS hoàn thành câu hỏi của nhóm.
Câu 1: SGK bài sóng dừng
Câu 2: SGK bài sóng dừng
Câu 3: Ở đàn ghita, âm tạo ra do có hiện tượng sóng dừng trên dây
với hai đầu cố định.
Vì vậy, khi bấm tay trên các phím dây để thay đổi chiều dài thì tần số sẽ
thay đổi:
Tần số âm cơ bản: f=v/2l (v là vận tốc âm, l là chiều dài dây đàn).
Ở ống sáo, âm tạo ra khi có sóng dừng với cột khí một đầu cố định, một đầu
tự do:
Tần số âm cơ bản: f=v/4l.
Khi thay đổi vị trí bấm các lỗ sẽ thay đổi chiều dài l của cột khí, từ đó thay
đổi tần số âm.
Câu 4: Thay đổi chiều dài dây đàn hoặc hoặc cách các lỗ ống
sáo( đàn Klong pút thay đổi chiều dài ống)
Câu 5: HS nêu được phương án thiết kế
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
* Cho các nhóm học sinh thảo - Đại diện các nhóm nhận
luận trả lời trong thời gian tối đa 10 phút bảng phụ, phiếu học tập
theo phân công như sau: - Nhóm trưởng phân công cho
Nhóm 1: Trả lời câu 1; các thành viên trong nhóm.
Nhóm 2: Trả lời câu 2; - Các nhóm thảo luận, thống
Nhóm 3: Trả lời câu 3; nhất, trình bày kết quả vào bảng phụ

Nhóm 4: Trả lời câu 4:


- Quan sát, giúp đỡ các nhóm khó - Các nhóm có khó khăn muốn
khăn, có yêu cầu trợ giúp. trợ giúp thì báo cáo giáo viên.
- Yêu cầu các nhóm mang sản - Các nhóm mang sản phẩm
phẩm lên bảng đúng vị trí, thuyết trình nhóm, đại diện lên thuyết trình sản
sản phẩm. phẩm của nhóm
- Cá nhân tự điều chỉnh, ghi
- Chuẩn hoá kiến thức, nhận xét nhớ kiến thức.
quá trình hoạt động các nhóm trong
nhiệm vụ 1 - Các nhóm thảo luận, thực
* Yêu cầu các nhóm thảo luận, hiện câu 5
đưa ra các phương án thiết kế theo yêu
cầu của câu 5.(thời gian 20 phút),
- Cá nhân thực hiện theo yêu
+ Tự đọc và nghiên cứu sách giáo cầu của giáo viên
khoa và các tài liệu tham khảo. Từng cá
nhân xây dựng và hoàn thiện bản vẽ
thiết nhạc cụ của nhóm mình yêu thích.
Tìm hiểu kiến thức nền để giải thích cho
bản thiết kế.
- Các nhóm có thể điều chỉnh
- Quan sát, phỏng vấn, gợi ý học
theo gợi ý của giáo viên.
sinh và hỗ trợ khi cần thiết
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
a. Mục tiêu:
- Trình bày, bảo vệ được giải pháp thiết kế và phương án chế tạo nhạc cụ;
giải thích được cơ sở khoa học và nguyên lí hoạt động của các nhạc cụ
- Điều chỉnh hoàn thiện bản thiết kế các nhạc cụ trên cơ sở góp ý, phản biện
của giáo viên, các thành viên trong lớp.
b. Nội dung hoạt động.
- Nhóm tổ chức thảo luận theo sự điều hành của nhóm trưởng.
- Từng nhóm học sinh trình bày lại bản thiết kế kèm các tính toán cụ
thể đã ghi trong vở như chiều dài, vật liệu,....
Các nhóm thảo luận, chốt lại phương án chung của nhóm dựa trên cơ
sở xem xét những ưu điểm trong kết quả của các thành viên.
Nhóm lập bảng phân công cụ thể cho các thành viên, lên kế hoạch chế
tạo nhạc cụ.
c. Sản phẩm học tập.
Bản ghi trên giấy A4 trình bày toàn bộ thiết kế sau khi thảo luận chung bao
gồm hình vẽ có khi kích dây, ống sáo,...
-Đàn ghita có thể thiết kế 4,5,6,12 dây. Tuy nhiên loại phổ biến nhất là 6
dây.
Dây thứ 1: dây mỏng nhất, ở dưới cùng, là nốt Mi cao (E cao).
Dây thứ 2: ở vị trí thứ 2 từ dưới lên, là dây mỏng sau dây 1 và là dây Si
(dây B).
Dây thứ 3: to hơn dây 2, ở trên dây 2 và là dây Sol (dây G).
Dây thứ 4: to hơn dây 3, ở trên dây 3 và là dây Rê ( dây D).
Dây thứ 5: dây thứ 5 từ dưới lên và là dây thứ 2 từ trên xuống, tương ứng là
dây Đô ( dây A).
Dây thứ 6: ở trên cùng, là dây to nhất, tương ứng là dây Mi thấp (E thấp).
Ống sáo là một loại nhạc cụ hơi, tạo ra âm bằng sự giao thoa của cột khí
trong ống.
Sáo là một ống hơi thổi đầu này và bịt hoặc mở đầu kia. Ống sáo làm bằng
ống trúc, ống nứa, ống nhựa… dài từ 40cm đến 55 cm, đường kính 1,5 cm đến
2cm. Sáo ngang về cơ bản có một lỗ thổi và 6 lỗ bấm cùng hàng. Mở dần các ngón
ở 6 lỗ bấm ta sẽ có các âm Đô 1, Rê 1, Mi 1, Fa 1, Sol 1, La 1, Si 1, Đô 2. Phía sau
cuối ống sáo có một lỗ không bấm gọi là lỗ định âm dùng để định âm cho cây sáo.
Bản vẽ thiết kế kĩ thuật sản phẩm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
- Yêu cầu các nhóm tổ chức
thảo luận: - Các nhóm, cá nhân học sinh
+ Từng học sinh trình bày thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
phương án thiết kế theo nội dung đã
được hướng dẫn dưới sự điều hành
của nhóm trưởng.
+ Thảo luận nhóm để lựa chọn - Thảo luận để đưa ra lựa chọn
thiết kế tốt nhất và hoàn thiện thiết kế thiết kế tốt nhất.
chung. - Các nhóm tích thảo luận, báo
+ Quan sát để các nhóm tự làm cáo với giáo viên khi cần trợ giúp
việc và trợ giúp khi cần thiết. - Các nhóm có thể điều chỉnh
+Nhận xét, đánh giá chung hoạt theo gợi ý của giáo viên.
động của các nhóm, của lớp. - Các nhóm ghi nhớ, chuẩn bị
- Yêu cầu HS báo cáo sản để báo cáo các vấn đề giáo viên đưa
phẩm trong hoạt động như: ra.
+ Giới thiệu bản thiết kế ban
đầu.
+ Những điều chỉnh trong quá
trình thiết kế (nếu có).
+ Kinh nghiệm và những khó
khăn gặp phải trong quá trình chế tạo.
+ Thử nghiệm với các nhạc cụ. - Các nhóm có thể điều chỉnh
- Điểu chỉnh, định hướng thêm theo gợi ý của giáo viên.
các vấn đề cho học sinh.
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá
a. Mục tiêu
- Chế tạo được nhạc cụ dựa trên bản thiết kế đã hoàn thiện và sự phê
duyệt của giáo viên.
- Thử nghiệm và đánh giá được âm thanh phát ra từ các nhạc cụ về
mức độ chính xác, sự chắc chắn và tính thẩm mĩ, kĩ thuật đáp ứng các yêu cầu đặt
ra ban đầu; giải thích và điều chỉnh về những sai số, tồn tại.
b. Nội dung hoạt động.
- Học sinh dựa vào thông số trong bản thiết kế, tiến hành các bước để
làm nhạc cụ như:
+ Chế tạo, làm, trang trí.
+ Gia công, lắp ráp các bộ phận nhạc cụ.
+ Thử nghiệm hoạt động của nhạc cụ.
+Ghi chép lại quá trình hoạt động, kết quả các lần thử nghiệm và khó
khăn gặp phải trong quá trình chế tạo nhạc cụ.
c. Sản phẩm học tập
- Đối với nhóm học sinh: Nhạc cụ đã được hoàn thiện theo đúng tiêu chí đặt
ra ban đầu.
- Đối với cá nhân học sinh: Bản điểu chỉnh thiết kế (nếu có) trong vở.
- Hình ảnh về sản phẩm
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Giao nhiệm vụ chế tạo nhạc cụ Tiến hành chế tạo, thử nghiệm và
theo các bước và yêu cầu đưa ra hoàn thiện sản phẩm theo nhóm.

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh thiết kế


a. Mục tiêu
Học sinh phải báo cáo mẫu thiết kế và chia sẻ các vướng mắc khó khăn gặp
phải trong quá trình thiết kế.
Giới thiệu được nhạc cụ, nguyên lí hoạt động, quá trình chế tạo.
Đặt câu hỏi, phản biện, tranh luận được về nhạc cụ của nhóm mình và
nhóm khác.
Đề xuất được phương án cải thiện sản phẩm theo góp ý.
b. Nội dung hoạt động.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh báo cáo kết quả và thảo luận.
- Học sinh trưng bày sản phẩm nhạc cụ kèm theo bản thiết kế.
- Yêu cầu 2 nhóm có thiết kế khác biệt nhất ( nhóm tốt nhất, chưa tốt nhất)
lần lượt báo cáo trước lớp sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm còn lại chia sẽ ý
kiến và thảo luận.
c. Sản phẩm
- Bản ghi chép các góp ý, câu hỏi của thầy cô và các nhóm khác cho sản
phẩm của mình.
- Bản ghi chép các thông tin về sản phẩm, kinh nghiệm chia sẽ, ý tưởng….
được ghi lại trong quá trình nghe trình bày của các nhóm khác nhau.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt - Các nhóm cử đại diện báo cáo.
báo cáo cho sản phẩm với nội dung
chính sau ( thời gian báo cáo tối đa
10 phút)
+ Giới thiệu bản thiết kế ban
đầu.
+ Những điều chỉnh trong quá
trình thiết kế ( nếu có).
+ Kinh nghiệm và những khó
khăn gặp phải trong quá trình chế tạo.
+ Ưu điểm trình bày những
điểm khác biệt so với những nhóm
trình bày trước.
- Yêu cầu với các nhóm còn lại:
có ít nhất 1 ý kiến về phần báo cáo
của các nhóm đang trình bày. - Học sinh nhóm còn lại đưa ra ý
kiến của mình.
- Giáo viên yêu cầu nhóm
trưởng nộp bản tự đánh giá hoạt động
của nhóm. - Đại diện nhóm lên nộp bản tự
- Giáo viên chuẩn hoá kiến đánh giá hoạt động của nhóm.
thức, đánh giá, nhận xét sản phẩm, - Cá nhân ghi nhớ, tự điều chỉnh
quá trình hoạt động, công bố điểm bản thân.
hoạt động của các nhóm của các
nhóm

Phụ lục
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm nhạc cụ
Tiêu
Nội dung Điểm
chí
1 Hình thức đẹp 15
2 Đầy đủ cấu trúc của nhạc cụ 15
3 Vật liệu tái chế  70% 15
4 Nhạc cụ hoạt động được 20
5 Nhạc cụ phát ra âm chuẩn 10
6 Có ý tưởng cải tiến 10
Trình bày, trả lời được các câu hỏi của các
7 nhóm khác và đặt câu hỏi phản biện cho các nhóm 15
khác
Tổng 100

- Tiêu chí đánh giá bản thiết kế


Tiêu
Nội dung Điểm
chí
1 Có bản vẽ mô tả (rõ ràng, khoa học, đẹp) 20
2 Có bản vẽ kĩ thuật (Có các thông số kĩ thuật) 15
Trình bày được cấu tạo, mô tả được vai trò của
3 15
các bộ phận
4 Giải thích được rõ ràng nguyên lý hoạt động 20
5 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn. 15
Trả lời được các câu hỏi phản biện và tham gia
6 đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho các nhóm 15
báo cáo
Tổng 100
- Dự kiến tiến trình dự án:
Nội dung Thời Ghi chú
STT
gian
Đặt vấn đề, giao nhiệm vụ: chế Hoạt
1 45’
tạo nhạc cụ đơn giản động tại lớp
Tìm hiểu kiến thức nền, đề Học sinh
1
2 xuất phương án thiết kế làm việc theo
ngày
nhóm tại nhà
Trình bày, bảo vệ phương án Hoạt
3 45’
thiết kế động tại lớp
Chế tạo nhạc cụ theo phương Học sinh
1
4 án thiết kế làm việc theo
ngày
nhóm tại nhà
Trình bày sản phẩm và thảo Hoạt
5 45’
luận, đánh giá sản phẩm động tại lớp

You might also like