Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Vợ nhặt 1(Thuỳ Linh)

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ vợ nhặt trong đoạn văn sau. Nhận xét về tấm lòng
của nhà văn dành cho con người.
“Lần thứ hai … ai ngờ thị về thật.”

A.MỞ BÀI
-Tác giả
-Tác phẩm
-Vị trí: đoạn trích nằm ở giữa tác phẩm.
-Nội dung, định hướng của đề: khắc họa nổi bật hình ảnh người phụ nữ vợ nhặt lần thứ 2
gặp Tràng. Từ đó mang đến cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tấm lòng của nhà văn
dành cho con người.

B.THÂN BÀI
1.Khái quát nội dung đoạn trước
-Tràng là dân ngụ cư, gia cảnh nghèo khó, làm nghề kéo xe bò thuê, đứng trước nguy cơ
ế vợ. Trong một lần kéo xe thóc liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã gặp thị ở cửa nhà kho, đã hò
chơi, nói lời bông đùa và thích thú trước cái cười tít của thị.
-Thị là một trong vô vàn con người trong nạn đói: không rõ tên tuổi, quê quán, ngồi ở cửa
kho để nhặt thóc gạo rơi vãi và tình cờ gặp Tràng. Thị tỏ ra rất tình tứ với Tràng.
-Đoạn văn này là lần thứ hai thị gặp Tràng. Hình ảnh thị một lần nữa được khắc họa đậm
nét và đầy ấn tượng.

2.Hình ảnh người phụ nữ vợ nhặt khi gặp Tràng lần thứ hai.
a) Hoàn cảnh gặp gỡ:
-Thời điểm: Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước.
-Địa điểm: ở ngoài cổng chợ tỉnh, giữa chốn đông người.
- Hình ảnh người phụ nữ vợ nhặt: “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy
sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.”
+ Phép liệt kê, so sánh kết hợp với các tính từ: rách tả tơi, gầy sọp, xám xịt.
+ Và các thán từ “quá”, “đi”
→ Đã nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng, bất ngờ của người phụ nữ so với lần thứ nhất
gặp Tràng. Chỉ có mấy ngày mà thị trở nên đói rách, khổ sở đến mức Tràng không nhận
ra.
⇒ Nguyên nhân: cái đói hằn in lên vẻ ngoài của thị, biến một người phụ nữ khỏe mạnh,
nhanh nhẹn trở nên tiều tụy, thê thảm.
b) Tính cách:
b1.Thị tỏ ra chanh chua,đanh đá,đáo để: Hành động, cách nói năng và thái độ của thị
-Lần đầu gặp Tràng, thị ngồi ở cửa kho để nhặt hạt rơi hạt vãi. Nghe Tràng hò, thị đã “lon
ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt, cười tít.”
-Lần này, “thị ở đâu sầm sập chạy đến, đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: “Điêu! Người thế
mà điêu! Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.”
+Những từ láy “sầm sập”, “sưng sỉa” gợi hình, gợi cảm đã miêu tả chính xác hành động
nhanh, vội cùng cách nói trách giận của người đàn bà.
Vợ nhặt 1(Thuỳ Linh)
+Lời nói của thị lặp đi lặp lại từ “điêu” kèm với các từ “leo lẻo”, “mất mặt” cho thấy sự bạo
dạn, chanh chua và thái độ trách móc của thị vì nghĩ Tràng không giữ lời.
→ Đọc đến đây, ta thấy thị là phụ nữ đanh đá, ghê gớm, không chút e dè, tế nhị.

b2. Thị là người phụ nữ cùng đường táo bạo, liều lĩnh
*THỊ TÁO BẠO:
-Lời nói:
+ Thị gợi ý để được ăn: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”. “Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.”
+ Ăn xong bánh đúc, thị nói: “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.” Thị khen bánh
đúc ngon, tỏ ra lo lắng cho túi tiền Tràng vì thị mà hao hụt.
-Thái độ của thị thể hiện ở:
+ cử chỉ: “đứng cong cớn”
+ Khi được Tràng mời ăn: “hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả.”
→ Từ ánh mắt đến thái độ không giấu nổi niềm vui sướng.
-Hành động: cách ăn của thị: “Thị ngồi sà xuống, ăn thật, cắm đầu ăn một chặp bốn bát
bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng”
+ Những cụm từ “sà xuống”, “cắm đầu ăn”, “cầm dọc đũa quệt ngang miệng” đã miêu tả
cách ăn của người phụ nữ đói khát: vội vàng, ngấu nghiến, tập trung ăn đến mức quên hết
mọi thứ xung quanh
+ Thị không giấu nổi cảm giác thỏa mãn sau khi ăn.
→ Chi tiết nghệ thuật đặc sắc này của tác phẩm đã tô đậm hình ảnh thị thật thô lỗ, vô
duyên, dường như quên đi sự ý tứ và tự trọng tối thiểu của người phụ nữ.

*THỊ LIỀU LĨNH:


-Đồng ý theo không Tràng không chút đắn đo, do dự: “Nói thế Tràng cũng tưởng là nói
đùa, ai ngờ thị về thật.”
-Chỉ với vài lời bông đùa, một bữa bánh đúc, thị đã chấp nhận theo không Tràng về làm
vợ, sống với người mà mình không hề biết về gia cảnh, tính cách, không cần đến những
lễ nghi đơn giản nhất.
-Nguyên do: cái đói nhất thời thay đổi cả nhân cách của thị. Hoàn cảnh khốn cùng đã
khiến cho người phụ nữ này không còn tự trọng, nữ tính mà trở nên bất chấp tất cả để
được ăn, được sống.
→ Nhưng đằng sau sự liều lĩnh ấy lại là một khát vọng sống mãnh liệt.

b3. Trong thị luôn tồn tại một khát vọng sống mãnh liệt
-Người phụ nữ ấy gợi ý để được ăn, đồng ý theo không Tràng, bám víu vào Tràng. Tất cả
lời nói, hành động táo bạo, liều lĩnh của thị đều xuất phát từ nhu cầu, bản năng bám lấy sự
sống, lòng khao khát và hy vọng được sống.
-Sự liều lĩnh táo bạo hay chanh chua, đanh đá chỉ là cách thị phô ra để chống chọi với
hoàn cảnh. Khi đói khát, cái chết kề bên, người đàn bà ấy không hề buông xuôi mà quyết
bám lấy sự sống.
→ Ở thị mang vẻ đẹp của con người trước hoàn cảnh khốn cùng: không buông bỏ, đầu
hàng mà tìm cách để chống chọi và vượt lên hoàn cảnh.
Vợ nhặt 1(Thuỳ Linh)
3.Nhận xét về tấm lòng của nhà văn dành cho con người.
-Mức độ: đoạn văn đã thể hiện tình yêu thương con người sâu sắc, thấm thía của nhà văn
Kim Lân
-Biểu hiện ở
+ Niềm cảm thương với hoàn cảnh khốn khổ, cùng đường của nhân vật thị nói riêng và
người nông dân Việt Nam nói chung trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Cảnh đói khát,
chết chóc tàn phá cả diện mạo và nhân cách con người.
+ Nhà văn phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người, đó là khát vọng sống
mãnh liệt: Trong tận cùng khốn khổ, khi đối diện với cái đói, cái chết, thị cũng như bao
người lao động khác vẫn luôn hướng tới sự sống. Họ đói khát về vật chất nhưng dư thừa
về tinh thần.
+ Tác giả gửi gắm niềm tin vào người nông dân. Chính khát vọng sống ấy sẽ làm nên
sức mạnh để thị và những người nông dân khác hướng về tương lai tốt đẹp.

*Mở rộng: đây là tình cảm chỉ có ở nhà văn thời kỳ cách mạng, khác với các nhà văn hiện
thực 1930 - 1945: các nhân vật trong các tác phẩm thường rơi vào bế tắc, không lối thoát.

*Ý nghĩa: khẳng định tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Kim Lân. Sê-khốp từng nói: “Nhà
văn chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.” Kim Lân đã hoàn thành sứ mệnh
của một nhà văn chân chính.

C.KẾT BÀI
*Nghệ thuật:
-Tình huống truyện độc đáo, éo le, cảm động chứa đựng chiều sâu ý nghĩa: cuộc gặp gỡ
và nên duyên vợ chồng của Tràng và thị giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945.
-Xây dựng nhân vật: miêu tả chi tiết, tỉ mỉ làm nổi bật tính cách nhân vật qua lời nói, hành
động, thái độ.
-Đối thoại tự nhiên, sinh động, kể chuyện giản dị lôi cuốn hấp dẫn.
-Ngôn ngữ mang đậm hơi thở cuộc sống: chân thực hồn nhiên.

*Nội dung: Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc đã góp phần khẳng định tư tưởng của cả
tác phẩm và tài năng, phong cách của Kim Lân.
*Liên hệ: đọc tác phẩm “Vợ nhặt”, ta càng thêm trân trọng cuộc sống hôm nay và bồi đắp
thêm tình yêu cuộc sống.

You might also like