Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI DÂN SỰ - CÔ GIANG

Văn bản pháp luật:


- Luật nội dung:
o Luật dân sự;
o Luật hôn nhân gia đình
o luật lao động
o Luật đất đai;
o Luật kinh doanh Thương mại;
o Án lệ
- Luật hình thức:
o Bộ luật tố tụng 2015;
o Các Nghị quyết Hội đồng thẩm phán
Các lưu ý
1. Bài thi là vận dụng vào tình huống vụ án – không hỏi lý thuyết;
2. Cấu trúc đề thi sẽ theo các lát cắt của tố tụng dân sự (tập trung bài 1 đến bài 6, phần thi
hành án dân sự và giải quyết việc dân sự thường ít vào)
3. Bên cạnh xác định trả lời câu hỏi cần phải giải thích cho câu trả lời theo tình tiết hồ sơ và
văn bản pháp luật;
4. Đọc và làm bài xuôi theo đề thi. Không sử dụng tình tiết bổ sung cho câu hỏi sau để trả
lời cho câu hỏi trước.
Các dạng câu hỏi thường gặp:
1. Khi tiếp xúc hồ sơ thì LS cần làm rõ các vấn đề gì?
2. Kế hoạch hỏi?
3. Xác định thành phần đương sự?
4. Thẩm quyền tòa án?
5. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
6. Các vấn đề cần chứng minh (lưu ý là toàn bộ vấn đề của vụ án, không chia theo vị trí tố
tụng)
7. Nghĩa vụ chứng minh – theo từng vị trí tố tụng
8. Chứng cứ cần có của các bên đương sự
9. Kiến thức về đơn phản tố, yêu cầu độc lập (lưu ý theo tinh thần pháp luật hiện hành thì
việc nộp đơn phản tố, yêu cầu độc lập phải được nộp cho tòa án trước khi diễn ra phiên
họp công khai, giao nộp chứng cứ đầu tiên)
10.Nhận xét yêu cầu khởi kiện
11.Viết bản luận cứ (full - cả phần giới thiệu …) hoặc một phần của bản luận cứ (lưu ý phần
đề nghị Tòa án phải có lập luận, căn cứ pháp lý)

You might also like