Chương 2 - Ý Tư NG Nghiên C U

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 36

CHƯƠNG 2:

Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


2.1 Thế nào là một nghiên cứu tốt?

1. Mục đích, mục tiêu được xác định rõ ràng


2. Quá trình nghiên cứu được chi tiết hóa
3. Thiết kế nghiên cứu được hoạch định cẩn thận
4. Đáp ứng tốt các tiêu chuẩn đạo đức của NCKH
5. Những giới hạn của nghiên cứu được trình bày rõ ràng
6. Các phân tích phù hợp với những nhu cầu của người ra quyết định
7. Các kết quả nghiên cứu phải được trình bày một cách rõ ràng, không mơ hồ, lập lờ
8. Các kết luận có cơ sở vững chắc minh chứng từ dữ liệu
9. Những kinh nghiệm của nhà nghiên cứu được phản ánh

2
2.2. Hình thành và chắt lọc những ý tưởng nghiên cứu

Xác định ý tưởng, chủ đề nghiên cứu

• Thế giới xung quanh, biến động …

• Quan sát …

• Đặt ra những câu hỏi …

• Hình thành “vấn đề” nghiên cứu


2.2. Hình thành và chắt lọc những ý tưởng nghiên cứu

Tầm quan trọng của việc xác định đúng vấn đề


Xác định vấn đề nghiên cứu sẽ quyết định …
• loại số liệu cần thu thập

• những mối liên hệ cần phân tích

• loại kỹ thuật phân tích dữ liệu thích hợp

• hình thức của báo cáo cuối cùng


2.2. Hình thành và chắt lọc những ý tưởng nghiên cứu

Sự quan trọng khi xác định đúng vấn đề

Xác định Định hướng đúng Thiết lập mục Thu thập thông Kết quả có
đúng vấn đề nghiên cứu tiêu thích hợp tin cần và đủ ý nghĩa

Các sai lầm thường gặp


– Nghiên cứu không có giá trị
– Lạc lối trong nghiên cứu
2.2. Hình thành và chắt lọc những ý tưởng nghiên cứu

Lưu ý khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu


• Trong khả năng thực hiện (kỹ năng, thời gian, tài chính)

• Có khả năng tiếp cận được dữ liệu cần thiết

• Có được nguồn tài liệu, lý thuyết cơ sở trước đó

• Xác định được rõ ràng câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

• Kết quả đạt được có tầm quan trọng tương xứng

• Phù hợp với chuyên môn, sở thích

• Phù hợp với mục tiêu về nghề nghiệp


2.2. Hình thành và chắt lọc những ý tưởng nghiên cứu
Hình thành những ý tưởng nghiên cứu

Rational thinking Creative thinking


•Xác định điểm mạnh và sở •Có một cuốn sổ ghi lại ý
thích của bản thân tưởng
•Xem danh sách các đề tài •Khám phá sở thích của bản
đã được thực hiện thân sau khi đã thực hiện
• Thảo luận một số dự án quá khứ
•Tìm kiếm trong lý thuyết: • Relevance Tree
bài báo khoa học, báo cáo, • Brainstorming
sách
•Tìm trên thông tin đại
chúng
2.2. Hình thành và chắt lọc những ý tưởng nghiên cứu
Bài tập: Xác định điểm mạnh và sở thích của bản thân

1. MÔN HỌC/CÁC MÔN HỌC YÊU THÍCH CỦA MÌNH


TRONG THỜI GIAN QUA? VÌ SAO YÊU THÍCH?

2. LĨNH VỰC DỰ ĐỊNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH


VIÊN LÀ GÌ (VÍ DỤ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN)? VÌ SAO
LỰA CHỌN LĨNH VỰC ĐÓ?
2.2. Hình thành và chắt lọc những ý tưởng nghiên cứu

Bài tập: Khám phá sở thích của bản thân sau khi đã thực hiện
một số dự án/công việc/hành động quá khứ
1 Chọn 1-3 dự án yêu thích và trả lời 3 câu hỏi
a. Dự án tên gì? Dự án có điều gì khiến SV yêu thích?
b. Dự án có điểm gì tốt?
c. Tại sao dự án này tốt?
2. Chọn 1- 3 dự án không thích và trả lời 3 câu hỏi
a. Dự án tên gì? Dự án có điều gì khiến SV không thích?
b. Dự án có điểm gì xấu?
c. Tại sao dự án này xấu?
Relevance Tree
An example relevance tree for the
field of artificial intelligence

Copyright © 2005 Christian W


Dawson
Bài tập
Vẽ relevance tree :
Làm thế nào để tiết kiệm chi tiêu hàng tháng?

13
Example Issue
tree solution Food

Clothing
Buy fewer items
Entertainment

How could you


reduce your Travel
expenditure
each month?
Buy lower-quality items

Pay less for same


Buy items at discount/on sale
quantity of items

Share costs of items (e.g., split


rent with roommate, car pool)

14
2.2. Hình thành và chắt lọc những ý
tưởng nghiên cứu-Brainstorming

• Xác định vấn đề


• Đề nghị người tham gia đưa ra ý kiến
• Ghi nhận tất cả ý kiến, không chỉ trích
• Đánh giá lại tất cả các ý kiến
• Phân tích, phân loại và chọn các ý kiến có
tính thu hút (nêu rõ lý do vì sao chọn)
2.2. Hình thành và chắt lọc những ý
tưởng nghiên cứu-Brainstorming

THỰC HÀNH:

MỖI NHÓM CHỌN 1 CHỦ ĐỀ VÀ TÌM Ý TƯỞNG, PHÂN LOẠI CHUNG


QUANH CHỦ ĐỀ ĐÓ.

VD: Làm thế nào để giảm kẹt xe trong TPHCM?

Thanh niên sử dụng thời gian có lãng phí không?


2.2. Hình thành và chắt lọc những
tưởng nghiên cứu

Chọn lọc ý tưởng nghiên cứu


• Kỹ thuật Delphi (Làm việc nhóm)
• Nghiên cứu sơ bộ
• Tích hợp các ý tưởng
• Chọn lọc theo định hướng nghề nghiệp
Chọn lọc ý tưởng nghiên cứu
– Kỹ thuật Delphi
– Nghiên cứu sơ bộ
• nhằm mục đích đạt được một hiểu biết sâu hơn về
vấn đề nghiên cứu
– Tích hợp các ý tưởng
• quá trình tích hợp gọi là “phát triển và thu hẹp”
phân loại mỗi ý tưởng nghiên cứu vào lĩnh
vực của nó
phân loại mỗi ý
sau đó vào chuyên ngành tưởng nghiên
cuối cùng vào khía cạnh chính xác mà cứu vào lĩnh
vực của nó
bạn thích thú
– Chọn lọc theo định hướng nghề nghiệp
2.3 CÁC LOẠI BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU
Biến độc lập (Independent variable - IV) là biến số tác động tới
biến số khác (biến phụ thuộc) trong một mô hình kinh tế.

- Biến độc lập (còn gọi là nghiệm thức) là các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên đối
tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
- Như vậy, đối tượng nghiên cứu chứa một hoặc nhiều yếu tố, điều kiện thay đổi. Nói
cách khác kết quả số liệu của biến phụ thuộc thu thập được thay đổi theo biến độc lập.

Ví dụ 1: Biến độc lập có thể là liều lượng phân bón, loại phân bón, lượng nước tưới,
thời gian chiếu sáng khác nhau,… (hay còn gọi là các nghiệm thức khác nhau).
Ví dụ 2: Giá hàng hoá là biến số độc lập ảnh hưởng tới lượng cầu về hàng hóa đó. Vì
các nhà kinh tế dùng hàm ngược khi biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ
thuộc trên đồ thị, nên biến độc lập thường được ghi trên trục tung.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


2.3 CÁC LOẠI BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU

Biến phụ thuộc (Dependent variable) là biến số chịu ảnh hưởng của một biến số
khác trong mô hình. Ví dụ, nhu cầu về một hàng hoá bị ảnh hưởng bởi giá cả của nó.

- Biến phụ thuộc (còn gọi là chỉ tiêu thu thập) là những chỉ tiêu đo đạc và bị
ảnh hưởng trong suốt quá trình thí nghiệm, hay có thể nói kết quả đo đạc phụ
thuộc vào sự thay đổi của biến độc lập.
- Thông thường người ta đặt biến số phụ thuộc ở về phía trái của phương trình và
biểu thị nó trên trục tung của một đồ thị. Bởi vậy, nếu nhu cầu là một hàm của giá
hàng hoá, thì X là biến độc lập và Y phụ thuộc vào X. Dưới dạng hàm tổng quát,
chúng ta có thể viết: Y = f(X)

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


2.3 CÁC LOẠI BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU
Biến trung gian (Mediator)

Biến trung gian (mediating variable): Biến đóng vai trò trung gian, làm
cầu nối giữa biến độc lập và phụ thuộc. Một mô hình có thể có một
hay nhiều biến trung gian và có thể có một hay nhiều cấp trung gian
(A --> B --> C--> D)

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


2.3 CÁC LOẠI BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU
Biến trung gian (Mediator)

Biến trung gian (Mediator): Gọi X là biến nguyên nhân gốc, M là biến trung gian tiềm năng,
và Y là biến kết quả. Để xác định M là biến trung gian:
a) Chứng minh rằng X —- > Y : Y liên quan với X,
b) Chứng minh rằng X —- > M : M liên quan với X,
c) Chứng minh rằng M — > Y là liên kết có ý nghĩa trong hồi quy hai biến dự báo

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


2.3 CÁC LOẠI BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU
Biến trung gian (Mediator)
▪ Mô hình biến trung gian đơn giản nhất như trên, bao gồm hai biến kết quả là M và Y, cùng với
hai biến nguyên nhân là X và M. Trong đó X ảnh hưởng đến M và Y, và M ảnh hưởng đến Y.

▪ Trong mô hình hồi quy có biến trung gian này, tác động của biến X và biến Y có thể được chia
thành hai tác động. Đó là tác động trực tiếp direct effect và tác động gián tiếp indirect effect.
Có hai đường để biến X tác động đến Y, đường thứ nhất là X->Y, đường thứ 2 là X->M->Y.

▪ Đường từ X tác động thẳng đến Y, không thông qua M - tác động trực tiếp direct effect.

▪ Đường thứ hai từ X đến Y thông qua biến M - tác động gián tiếp indirect effect. Tác động
gián tiếp được hiểu là Y bị tác động bởi X thông qua một chuỗi nguyên nhân tác động. Cụ thể là
X tác động đến M, rồi M lại tác động đến Y.

▪ Trong mô hình trung gian, biến M được gọi là biến trung gian mediator variable. Biến M không
thể mang tác động của biến X lên biến Y nếu biến M không được đặt giữa quan hệ giữa X và Y.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


2.3 CÁC LOẠI BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU

Hai phương trình biểu diễn M và Y như sau:

M = i1 + aX + eM

Y = i2 + c′X + bM+ eY

Tác động trực tiếp Direct Effect được thể hiện bằng c' , với bất kì giá trị nào của M (M không đổi), khi X thay đổi
1 đơn vị thì Y thay đổi c' đơn vị.

Tác động gián tiếp Indirect effect của X vào Y thông qua biến M là phép nhân của hai hệ số a và b, ví dụ a=0.5 ,
b=1.3 , thì tác động gián tiếp indirect effect của X lên Y thông qua biến M là ab=0.65 . Tại sao là phép nhân? Vì
khi X tăng 1 đơn vị thì M sẽ thay đổi a đơn vị, dẫn đến Y thay đổi a*b đơn vị.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


2.3 CÁC LOẠI BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU
TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ

CHI TIÊU PHÁT TRIỂN


CÔNG KINH TẾ
2.3 CÁC LOẠI BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU
Dấu của tác động gián tiếp indirect effect

Tác động gián tiếp indirect effect sẽ mang giá trị dương nếu cả a và b đều dương hoặc đều âm.
Ngược lại, nó sẽ mang dấu âm nếu chỉ một trong hai giá trị a hoặc b mang dấu âm.

Tác động tổng hợp total effect của X lên Y

Ý nghĩa tác động tổng hợp total effect: sự thay đổi của biến Y khi X thay đổi 1 đơn vị.
Tác động tổng hợp này bằng tổng của tác động trực tiếp và gián tiếp.
Total effect = direct effect + indirect effect=c’+ab

Trong mô hình hồi quy chỉ có X và Y, tác động tổng hợp chính là hệ số c
Y = i3 + cX

Cách tính toán tác động tổng hợp

Như vậy tác động tổng hợp c=c'+ab , ta có thể tính toán tác động tổng hợp bằng hai cách:
Cách 1: hệ số c của phương trình hồi quy đơn biến: Y = i3 + cX
Cách 2: tổng của tác động trực tiếp và gián tiếp

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


2.3 CÁC LOẠI BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU
Biến điều tiết (Moderator)

M là biến moderator, Y1 là biến độc lập, Y2 là biến phụ thuộc. Biến


M có thể thay đổi mối quan hệ giữa Y1 đến Y2 trong mô hình.

Biến điều tiết: Biến làm thay đổi tác động của biến độc lập và biến phụ thuộc hoặc là độc lập --> trung gian
--> phụ thuộc (biến làm thay đổi mối quan hệ giữa 2 biến khác). Một mô hình nghiên cứu có thể có một
hay nhiều biến điều tiết và một biến điều tiết có thể làm thay đổi một hay nhiều tác động của các cặp biến.
Biến điều tiết có thể là biến định tính hay định lượng.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


2.3 CÁC LOẠI BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU
Biến điều tiết (Moderator)

Mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và lòng trung thành của khách hàng có sự khác biệt phụ
thuộc vào thu nhập của khách hàng. Chính xác hơn, thu nhập có tác động tiêu cực rõ rệt lên mối quan hệ
hài lòng – lòng trung thành. Thu nhập càng cao, mối quan hệ giữa sự hài lòng và lòng trung thành càng
yếu. Nói cách khác, thu nhập đóng vai trò biến điều tiết, giải thích cho tính không đồng nhất trong mối
liên kết giữa hài lòng-lòng trung thành. Do đó, mối quan hệ này không giống nhau cho tất cả khách hàng
mà thay vào đó khác nhau tùy thuộc vào thu nhập của họ. Như vậy, phân tích điều tiết được xem như là
một phương tiện để giải thích tính không đồng nhất trong dữ liệu.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


Thu nhập đóng vai trò là biến điều tiết (M), ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng (Y1) và
lòng trung thành của khách hàng (Y2). Hiệu ứng điều tiết (p3) được biểu thị bằng một mũi tên chỉ vào hiệu ứng p1
liên kết Y1 và Y2. Hơn nữa, khi bao gồm hiệu ứng điều tiết trong mô hình, cũng có mối quan hệ trực tiếp (p2) từ
biến điều tiết đến biến phụ thuộc nội sinh. Mối quan hệ p2 này rất quan trọng (và là thường xuyên bị bỏ sót) vì nó
kiểm soát tác động trực tiếp của biến điều tiết lên biến phụ thuộc nội sinh. Nếu đường dẫn p2 bị bỏ qua, hiệu ứng
của M trên mối quan hệ giữa Y1 và Y2 (tức là p3) sẽ bị thổi phồng.

Mô hình này diễn giải như sau: Y2 = ( p1 + p3*Μ )* Y 1 + p2*M

Như vậy ảnh hưởng của Y1 lên Y2 không chỉ phụ thuộc vào cường độ của tác động đơn p1 mà còn trên tích số
của p3 và M. Để hiểu cách biến điều tiết được tích hợp trong mô hình, chúng ta cần viết lại phương trình như sau:

Y2=p1*Y1+p2*Μ+p3*(Y1*Μ)
TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH
Hãy xác định các biến điều tiết
1. Học tập và nghiên cứu về Shakespeare dẫn tới gia
tăng sự trân trọng đối với văn hóa phương Tây trong
những học sinh đang học trong trường nhưng không
có tác động ấy với học sinh ngoài trường.
2. Việc điều chỉnh cách xử sự sẽ làm giảm những ứng
xử có tính sáng tạo của học sinh tiểu học thuộc các
trường dành cho giai cấp trung lưu nhưng sẽ làm gia
tăng những ứng xử có tính sáng tạo trong những
trường dành cho giai cấp dưới trung lưu.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


Hãy xác định các biến điều tiết
1. Lập trình bằng ngôn ngữ Logo sẽ tạo ra những tiến bộ cụ thể trong kỹ
năng tư duy có trật tự cao trong những người đọc chậm, những người
không bị liệt vào loại thiểu năng học tập.Tuy nhiên, sẽ không có những
tiến bộ như thế đối với những người bị liệt vào loại thiểu năng học tập.
2. Trì hoãn việc dạy đọc cho đến lớp 6 sẽ không có tác dụng ngược đối
với khả năng đọc trước khi trẻ đến tuổi dậy thì. Điều này đúng đối với
học sinh có chỉ số thông minh (IQ) thấp cũng như đối với học sinh có
IQ trung bình và cao.
3. Những lớp tiểu học nào nhấn mạnh một môi trường ngôn ngữ phong
phú sẽ có những học sinh hăng hái chia sẻ ý kiến của mình với bạn
đồng học hơn. Tuy nhiên, trong những lớp học của tầng lớp trung lưu,
môi trường phong phú về ngôn ngữ sẽ không có tác dụng như vậy.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


So sánh biến điều tiết và biến trung gian

Như vậy, biến điều tiết tương tự như biến trung gian ở chỗ biến số thứ ba (tức
là, biến trung gian hoặc biến điều tiết) ảnh hưởng đến sức mạnh của mối quan
hệ giữa hai biến tiềm ẩn. Sự khác biệt giữa hai khái niệm là biến điều tiết không
phụ thuộc vào biến độc lập ngoại sinh. Ngược lại, với biến trung gian, có hiệu
ứng trực tiếp từ biến độc lập ngoại sinh đến biến trung gian.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


2.3 CÁC LOẠI BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU

Biến kiểm soát (control variable), là những đặc điểm được


người thực nghiệm kiểm soát nhằm làm giảm bất cứ tác
động nào có thể gây nhiễu cho các biến tố khác hoặc cho
việc diễn giải kết quả của nghiên cứu.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


1. Trong số học sinh lớp lớn, việc học về Shakespeare sẽ dẫn tới sự trân trọng nhiều
hơn đối với văn hóa phương Tây.
2. Sự điều chỉnh hành vi sẽ dẫn tới những cách xử sự phi sáng tạo trong học sinh
tiểu học ở trường công của thành phố Gotham.
3. Đối với trẻ ở tuổi từ 9 đến 11, lập trình bằng ngôn ngữ Logo sẽ tạo ra những tiến
bộ cụ thể trong kỹ năng tư duy có trật tự cao trong số những trẻ đọc chậm không bị
xếp vào loại thiểu năng học tập. Tuy nhiên, sẽ không có những tiến bộ như thế
trong những trẻ đọc chậm ỏ tuổi 9-11 bị xếp vào loại thiểu năng học tập.
4. Đối với trẻ không bị áp lực bên ngoài từ bố mẹ trong việc học đọc, việc trì
hoãn dạy đọc cho đến lớp 6 sẽ không có tác dụng ngược đến khả năng đọc đến
khi trẻ tới tuổi dậy thì. Điều này đúng như nhau với trẻ có chỉ số thông minh thấp,
chỉ số thông minh trung bình, và chỉ số thông minh cao.
5. Trong những trường học thuộc tầng lớp trung lưu, các lớp tiểu học chú ý đến
việc tạo ra một môi trường phong phú về ngôn ngữ sẽ có nhiều học sinh hăng hái
chia sẻ ý kiến vói bạn đồng học hơn. Tuy nhiên, trong những lớp ở bậc trung
học thì môi trường phong phúvề ngôn ngữ sẽ không có một tác động tương tự.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


1. Các em học sinh lớp Năm trong những trường công ở Oregan thì
học đọc giỏi hơn là làm toán.
2. Một khảo sát về các doanh nhân Hoa Kỳ cho thấy họ sẽ ủng hộ
đánh thuế cao hơn nếu họ được bảo đảm chắc chắn là chất
lượng giáo dục sẽ thực sự được cải thiện.
3. Các hiệu trưởng trả lời bảng khảo sát đều tỏ ra phản đối mạnh
mẽ việc trừng phạt thể xác.
4. Những học sinh trường thực nghiệm sử dụng cách tiếp cận ngôn
ngữ như một tổng thể cho thấy một xu hướng rất mạnh muốn
chia sẻ ý kiến của mình với bạn đồng học.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH


Có sự giống nhau khá đáng kể giữa biến điều tiết và biến đối chứng. Sự giống nhau này
là kết quả của hai lối xem xét đối với những nhân tố có thể ảnh hưởng đến tác động của
các biến độc lập lên các biến phụ thuộc. Điểm phân biệt là ở chỗ, biến điều tiết thì kiểm
soát các ảnh hưởng bên ngoài, và khảo sát nó theo cách nhằm miêu tả chính xác tác
động của nó; còn biến kiểm soát thì chỉ đơn thuần làm giảm hay miêu tả các ảnh hưởng
bên ngoài mà không cung cấp bất cứ thông tin nào về quan hệ của nó đối với các biến
độc lập và biến phụ thuộc. Do vậy, trong khi biến điều tiết thì có thể giới hạn, tinh lọc,
làm phong phú thêm cho các khái quát hóa, thì vai trò của biến đối chứng thường chỉ
đơn thuần là hạn chế những giới hạn của khái quát hóa. Do sự tương tự này, biến tố
nào được dùng như một biến điều tiết trong nghiên cứu thực nghiệm, cũng cũng có thể
được dùng như một biến đối chứng, và ngược lại.

TS. LÊ THỊ TUYẾT THANH

You might also like