Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Cơ học & Điều khiển thiết bị bay

TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ MÁY LÁI ĐIỆN - KHÍ


TÊN LỬA ĐỐI HẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP MONTE- CARLO
Tăng Xuân Long*, Trịnh Hồng Anh, Hồ Xuân Vĩnh
Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích các phương pháp thiết kế tối ưu, bài báo lựa chọn
phương pháp tìm ngẫu nhiên Monte - Carlo để tổng hợp thiết kế tối ưu các thông số
thiết kế máy lái điện - khí tên lửa đối hải dưới âm. Đây là phương pháp tối ưu hóa
thuộc nhóm bài toán quy hoạch phi tuyến và quy hoạch đa mục tiêu. Áp dụng
phương pháp này, các thông số thiết kế của máy lái điện - khí sẽ được lựa
chọn tối ưu một cách thuận lợi và hiệu quả theo các hàm đơn mục tiêu hoặc
theo hàm đa mục tiêu.
Từ khóa: Truyền động tự động điện - khí, Máy lái điện - khí tên lửa, Tối ưu hóa tham số.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên cơ sở khảo sát các thông số thiết kế máy lái điện - khí tên lửa đối hải dưới
âm (chiều dài thanh nam châm vĩnh cửu lm; cường độ từ trường của nam châm vĩnh
cửu Hm; khe hở công tác của nam châm điện δkk; thiết diện ngang đầu thanh từ cảm
So; bán kính quay thanh từ cảm Ltc; đường kính dây của nam châm điện dcd; số
vòng cuộn dây của nam châm điện ncd; đường kính lỗ vòi phun dv; thiết diện hiệu
dụng piston Sp) thông qua việc tích phân số mô hình toán động lực học đã xây
dựng, ta xác định được miền thay đổi hợp lý của các thông số thiết kế đó cũng như
các giá trị gưỡng khống chế của các chỉ tiêu chất lượng đánh giá hoạt động và hiệu
quả sử dụng máy lái điện - khí (thời gian đáp ứng tín hiệu điều khiển tp; sai số bám
vị trí của trục piston ε; độ quá chỉnh δ; công suất điện tiêu thụ tín hiệu điều khiển
Nđk; công suất tiêu thụ nguồn khí động lực Nđl; hệ số hiệu quả sử dụng Khq).
Yêu cầu của bài toán thiết kế tối ưu động lực học máy lái đặt ra là cần phải tìm
một tập hợp các thông số thiết kế trong miền xác định của chúng để thỏa mãn tốt
nhất một chỉ tiêu chất lượng nào đó nhưng các chỉ tiêu chất lượng còn lại phải nằm
trong giới hạn cho phép (tối ưu đơn chỉ tiêu) hoặc thỏa mãn tốt nhất đồng thời các
chỉ tiêu chất lượng có tính đến các trọng số ưu tiên khác nhau của mỗi chỉ tiêu (tối
ưu đa chỉ tiêu).
Trên cơ sở nghiên cứu các phương pháp tối ưu tham số khác nhau [2-6], bài báo
lựa chọn phương pháp tối ưu Monte - Carlo. Đây là phương pháp tối ưu tham số
dựa trên cơ sở tìm ngẫu nhiên giá trị các thông số cần thiết kế trong miền tồn tại
của chúng thông qua một bộ thông số ngẫu nhiên phân bố đều. Ưu điểm của
phương pháp này là tối ưu được đồng thời nhiều thông số (tối đa 30 thông số), tối
ưu được đa chỉ tiêu và thuận lợi trong lập trình tính toán. Nhược điểm của phương
pháp là khối lượng tính toán lớn.
2. XÂY DỰNG BÀI TOÁN TỐI ƯU CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ
MÁY LÁI ĐIỆN - KHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP MONTE - CARLO
2.1. Phát biểu bài toán
Xác định tập mô hình thiết kế tối ưu x op   x1op , x2op ,..., xnop  cho phép cực trị hóa
hàm mục tiêu [2]:

132 T. X. Long, Tr. H. Anh, H. X. Vĩnh, “Tối ưu hóa… phương pháp Monte-Carlo.”
Nghiên cứu khoa học công nghệ

e xtr f (x/ D)  f (x op ) (1)


xD

0  xi*  xi  xi** , i  1, 2,3..., r


với các ràng buộc: (2)
f* (x)  f (x)  f** (x),   1, 2,3..., k

trong đó: D - vùng tồn tại các thông số thiết kế; xi* , xi** - giới hạn dưới và giới hạn
trên của thông số thiết kế thứ i; r - số lượng các thông số thiết kế cần khảo sát;
f* (x) , f** (x) - giới hạn dưới và giới hạn trên của hàm chỉ tiêu chất lượng thứ  ;
k - số lượng các hàm chỉ tiêu chất lượng đặt ra.
2.2. Nội dung phương pháp
Dưới đây, bài báo trình bày các bước tiến hành xác định tập các mô hình thiết kế
tối ưu máy lái theo từng chỉ tiêu chất lượng và theo đa chỉ tiêu chất lượng tổng hợp
có tính đến trọng số ưu tiên của từng chỉ tiêu chất lượng cụ thể theo phương pháp
Monte – Carlo [2, 4].
* Bước 1: Xác định vùng tồn tại các mô hình thiết kế D:
a) Xác định các giá trị giới hạn trên và giới hạn dưới của các thông số thiết kế
xi , xi** . Từ kết quả bài toán khảo sát phân tích động lực học máy lái, ta có [1]:
*

- Chiều dài thanh nam châm kích từ lm :


x1  lm , m; x1*  lm min  11.103 m; x1**  lm max  15.103 m.
- Cường độ từ trường của nam châm kích từ Hm:
x2  H m , A / m; x2*  H m min  17500 A / m; x2**  H m max  25000 A / m.
- Khe hở công tác của nam châm điện điều khiển δkk:
x3   kk , m; x3*   kk min  0,175.103 m; x3**   kk max  0, 25.103 m.
- Thiết diện ngang đầu thanh từ cảm So:
x4  So , m 2 ; x4*  So min  13, 2.106 m 2 ; x4**  So max  18, 2.106 m 2 .
- Bán kính quay thanh từ cảm Ltc:
x5  Ltc , m; x5*  Ltc min  10.103 m; x5**  Ltc max  15.103 m.
- Đường kính dây của nam châm điều khiển dcd:
x6  dcd , m; x6*  dcd min  0,15.103 m; x6**  dcd max  0,18.103 m.
- Số vòng cuộn dây của nam châm điện điều khiển ncd:
x7  ncd , vg; x7*  ncd min  1500vg; x7**  ncd max  2000vg.
- Đường kính lỗ vòi phun dv:
x8  dv , m; x8*  dv min  1, 05.103 m; x8**  dv max  1, 2.103 m.
- Thiết diện hiệu dụng piston Sp:
x9  S p , m 2 ; x9*  S p min  1.103 m 2 ; x9**  S p max  1, 78.103 m 2 .
b) Xác định giá trị giới hạn trên của từng chỉ tiêu chất lượng f**  x  . Cũng từ
kết quả bài toán khảo sát phân tích động lực học máy lái, ta có [1]:
- Thời gian quá trình quá độ đáp ứng tín hiệu điều khiển tp :
f1  x   t p  x  , s ; f1**  x   t p max  x   0,153s ;

Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 133
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay

- Sai số bám vị trí của trục piston ε:


f2  x     x  , % ; f2**  x    max  x   3% ;
- Công suất điện tiêu thụ để điều khiển đầu vào Nđk :
f3  x   N ñk  x  , W ; f3**  x   N ñk max  x   0, 237W ;
- Công suất động lực nguồn khí nén để mang tải đầu ra Nđl :
f4  x   N ñl  x  , W ; f4**  x   N ñl max  x   648W ;
- Hệ số hiệu quả sử dụng Khq :
f5  x   K hq  x  , m 2 / W ; f6**  x   K hq max  x   6, 04.105 m 2 / W .
* Bước 2: Từng thông số thiết kế xi,j được gán các giá trị ngẫu nhiên phân bố
đều, trong vùng tồn tại D của chúng:
xi*  xi , j  xi** ,
(3)
xi , j  xi*  qi , j  xi**  xi* 
trong đó: i = 1, 2, …, n - số thứ tự của thông số thiết kế cần tổng hợp; j = 1, 2, …,
N - số thứ tự mô hình thiết kế máy lái cần tổng hợp (N phụ thuộc vào yêu cầu về độ
chính xác và độ tin cậy xác định mô hình thiết kế tối ưu [2]); qi, j - tọa độ số ngẫu
nhiên phân bố đều (0 < qi, j < 1).
* Bước 3: Đối với từng tọa độ các thông số thiết kế ngẫu nhiên xi, j tiến hành
tích phân số mô hình toán động lực học máy lái điện - khí. Trên cơ sở đó tính toán
giá trị các hàm chỉ tiêu chất lượng đặt ra f j  x  , (  1, 2,..., k ; j  1, 2,..., N) của N
mô hình thiết kế.
* Bước 4: Đối với từng chỉ tiêu chất lượng ta chọn và sắp xếp các giá trị tính
toán được của chúng theo thứ tự tăng dần. Để phân tích và xác định tập các mô
hình thiết kế tốt nhất ta sử dụng hai chỉ tiêu đánh giá so sánh j và Λj. Chỉ tiêu
đánh giá j đặc trưng cho loạt mô hình thiết kế xếp theo thứ tự tăng dần gần với
mô hình tốt nhất đối với từng chi tiêu chất lượng được chọn để tối ưu hóa:
f j  xi , j 
  j
, j  1, 2,..., N , (4)
min f  x    1, 2,..., k ,
N

ở đây: min f  x   0 - giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu chất lượng fν trong số chỉ tiêu chất
N

lượng N đã tính toán. Rõ ràng, giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu đánh giá j là  min  1 .
Đối với máy lái điện - khí tên lửa đối hải dưới âm, ta có:

j
f1 j  xi , j  t pj  xi , j  j
f2j  xi , j   j  xi , j 
 
1  ,   2  ,
min f1  x  min t p  x  min f2  x  min   x 
N N N N

3j 
f 4
j
x 
i, j

N j
ñk x 
i, j
,   j
f5j  xi , j 

N ñlj  xi , j 
,
4
min f4  x  min N ñk  x  min f5  x  min N ñl  x 
N N N N

134 T. X. Long, Tr. H. Anh, H. X. Vĩnh, “Tối ưu hóa… phương pháp Monte-Carlo.”
Nghiên cứu khoa học công nghệ

j
f 6j  x i , j  K hqj  xi , j 
 
5  .
min f6  x  min K hq  x 
N N
j
Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp Λ được sử dụng để đánh giá toàn diện N mô hình
theo đa chỉ tiêu chất lượng đặt ra.
k
    .j , 1  j  N
j
(5)
 1

ở đây: ρν - trọng số ưu tiên của chỉ tiêu chất lượng thứ ν. Giá trị ρν được cho trước
theo yêu cầu về mức độ ưu tiên quan trọng khác nhau của từng chỉ tiêu chất lượng
đặt ra phụ thuộc vào từng bài toán tối ưu đa chỉ tiêu cụ thể.
Bảng số với các mô hình thiết kế được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của chỉ tiêu
đánh giá tổng hợp Λj gọi là bảng đánh giá đa chỉ tiêu. Mô hình tối ưu xop đa chỉ
tiêu trong số N các mô hình được xác định theo công thức sau:
  x op   min  j (6)
1 j  N

Trên đây trình bày tóm tắt các bước giải bài toán tổng hợp thiết kế tối ưu theo từng
chỉ tiêu chất lượng và bài toán tổng hợp thiết kế tối ưu đa chỉ tiêu chất lượng tổng hợp
máy lái điện - khí tên lửa đối hải dưới âm.
Chương trình giải bài toán tổng hợp thiết kế tối ưu được lập trình bằng ngôn ngữ
Visual Basic và các kết tính toán được xử lý bằng phần mềm Excel.
Dưới đây là kết quả các bước thực hiện của các bài toán nêu trên.
3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. Các bảng số đánh giá từng chỉ tiêu chất lượng j và bảng số đánh giá
tổng hợp đa chỉ tiêu chất lượng Λj
Đối với từng bộ tọa độ điểm ngẫu nhiên, ta chọn được từng bộ tọa độ các thông
số thiết kế X , trong vùng tồn tại D (bước 1) để tiến hành tích phân số mô hình
toán động lực máy lái, trên cơ sở đó sẽ xác định được từng giá trị của các chỉ tiêu
chất lượng (bước 2) với độ chính xác xác định mô hình thiết kế tối ưu được chọn
Δ = 0,005 và độ tin cậy P = 0,99 thì số phương án tính toán là N = 919 [2]. Trong
số N mô hình động lực học máy lái được thử nghiệm ta chọn ra N* (N* = 195) mô
hình đồng thời thỏa mãn các điều kiện khống chế chất lượng đặt ra. Đối với N* mô
hình được chọn tiến hành lập các bảng số để đánh giá j và Λj trong đó từng chỉ
tiêu chất lượng λν(x) có giá trị tốt nhất được xắp sếp theo thứ tự tăng dần.
Trong bảng số j (bảng 1) đưa ra 5 mô hình tốt nhất trong số N* mô hình theo
từng chỉ tiêu chất lượng, trên tử số là số hiệu mô hình, ở mẫu số là giá trị chỉ tiêu
chất lượng λν của mô hình đó. Bảng số đánh giá tổng hợp đa chỉ tiêu chất lượng Λj
(bảng 2) của 10 mô hình tốt nhất được xếp theo thứ tự tăng dần với hai phương án
điển hình: phương án các chỉ tiêu chất lượng có mức độ ưu tiên quan trọng ngang
nhau ρν = 1 và phương án các chỉ tiêu chất lượng có mức độ ưu tiên quan trọng
khác nhau: ρ1 = 6; ρ2 = 2; ρ3 = 4; ρ4 = 2; ρ5 = 1.

Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 135
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay

Bảng 1. Bảng số đánh giá từng chỉ tiêu chất lượng j ,   1, 2,3, 4,5 .
j j j j j
TT
1j 2j 3j 4j 5j
0 0 0 0 0
1
1.335 1.905 1.281 1.304 1.891
792 218 134 382 63
2
1.000 1.000 1.000 1.000 1.000
22 584 692 275 166
3
1.010 1.048 1.056 1.000 1.011
861 835 733 56 623
4
1.016 1.095 1.062 1.002 1.032
215 9 814 118 688
5
1.017 1.095 1.073 1.016 1.046
699 768 355 586 22
6
1.018 1.143 1.096 1.018 1.074

Bảng 2. Bảng số đánh giá tổng hợp đa chỉ tiêu chất lượng  j
(với 1   2  3   4  5  1 ).
TT j 1j 2j 4j 5j 6j j
1 0 1.335 1.905 1.281 1.304 1.891 6.906
2 529 1.060 1.095 1.188 1.249 1.165 5.758
3 218 1.078 1.000 1.140 1.235 1.373 5.827
4 692 1.064 1.238 1.056 1.231 1.268 5.857
5 584 1.254 1.048 1.180 1.266 1.331 6.078
6 152 1.089 1.190 1.404 1.215 1.261 6.159

Bảng 3. Bảng số đánh giá tổng hợp đa chỉ tiêu chất lượng  j
(với 1  6;  2  2; 3  4;  4  2; 5  1 ).
TT j 1j 2j 4j 5j 6j j
1 0 1.335 1.095 1.281 1.304 1.891 6.061
2 692 1.064 1.238 1.056 1.231 1.268 5.028
3 218 1.078 1.000 1.140 1.235 1.373 5.052
4 529 1.060 1.095 1.388 1.249 1.165 5.102
5 584 1.254 1.048 1.180 1.266 1.331 5.274
6 152 1.089 1.190 1.404 1.215 1.261 5.278

136 T. X. Long, Tr. H. Anh, H. X. Vĩnh, “Tối ưu hóa… phương pháp Monte-Carlo.”
Nghiên cứu khoa học công nghệ

Trong các bảng số j (bảng 1) và  j (bảng 2 và 3) mô hình thiết kế mang số


hiệu  j  0 là mô hình thiết kế máy lái điện - khí nguyên mẫu đối chứng.
3.2. Xác định các mô hình thiết kế tối ưu theo từng chỉ tiêu chất lượng và theo
đa chỉ tiêu chất lượng tổng hợp máy lái điện - khí.
Phân tích các bảng số j (bảng 1) và  j (bảng 2 và 3) ta dễ dàng xác định
được các mô hình thiết kế tối ưu theo từng chỉ tiêu chất lượng và theo đa chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp với giá trị các trọng số ưu tiên khác nhau của từng chỉ tiêu
chất lượng của máy lái điện - khí. Cụ thể:
- Mô hình thiết kế tối ưu theo chỉ tiêu chất lượng thời gian quá độ đáp ứng tín
hiệu điều khiển là mô hình  j  792 , 1792  1 với t p min  x   0.105s ;
- Mô hình thiết kế tối ưu theo chỉ tiêu chất lượng độ chính xác bám vị trí trục
piston trong trạng thái ổn lập là mô hình  j  218 với 2218  1  min  x   0.21% ;
- Mô hình thiết kế tối ưu theo chỉ tiêu chất lượng công suất tín hiệu điều khiển
là mô hình  j  134 , 3134  1 với N ñk min  x   0.219W ;
- Mô hình thiết kế tối ưu theo chỉ tiêu chất lượng công suất tiêu thụ nguồn năng
lượng động lực khí nén là mô hình  j  382 , 4382  1 với N ñl min  x   497W ;
- Mô hình thiết kế tối ưu theo chỉ tiêu chất lượng hệ số hiệu quả sử dụng là mô
hình  j  63 , 563  1 với K hq min  x   2.84 105 m 2 / W ;
- Mô hình thiết kế tối ưu đa chỉ tiêu chất lượng với các hệ số trọng lượng:
1   2  3   4  5  1 là mô hình  j  529 với  529 min
 5.785 ;
- Mô hình thiết kế tối ưu đa chỉ tiêu chất lượng với các hệ số trọng lượng:
1  6;  2  2; 3  4;  4  2; 5  1 là mô hình  j  692 với  692
min
 16.815 .
Trên các bảng 4 và 5 dưới đây đưa ra các giá trị các thông số thiết kế và giá trị
các chỉ tiêu chất lượng của các mô hình thiết kế máy lái nguyên mẫu đối chứng và
của các mô hình thiết kế tối ưu theo từng chỉ tiêu chất lượng và theo đa chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp với các phương án hệ số trọng lượng của từng chỉ tiêu chất lượng
khác nhau.
Bảng 4. Các thông số thiết kế của các mô hình thiết kế tối ưu máy lái.
Thông
số lm So Ltc
Mô Hm δkk ncd dcd dvt Sp
[10- [10 -
[10-
thiết kế 3 [A/m] [10-3m] 6 2 3 [vòng] [10-3m][10-3m] [10-4m2]
m] m] m]
hình
thiết kế
j 0 15 25000 0.25 13.2 15 2000 0.15 1.20 17.80
j
  792 14.7 24975 0.156 16.6 10.2 1622 0.158 1.19 14.64
 j  218 14.3 21871 0.186 13.2 10.7 1908 0.164 1.17 13.78
 j  134 14.8 21856 0.153 14.5 13.9 1947 0.153 1.19 11.86
 j  382 11.8 22438 0.183 15.5 11.8 1707 0.157 1.05 13.69

Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 137
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay

 j  63 11.0 23011 0.237 18.9 13.3 1507 0.170 1.20 10.08


j
  529 11.0 20922 0.183 17.2 14.9 1632 0.162 1.17 11.42
 j  692 11.2 20407 0.218 18.5 14.5 1966 0.152 1.17 10.17

Bảng 5. Giá trị các chỉ tiêu chất lượng của các mô hình thiết kế tối ưu máy lái.
Giá trị chỉ tiêu
chất
tp ε Nđk Nđl Khq
lượng
[s] [%] [W] [W] [m2/W]
Mô hình
thiết kế
j 0 0.142 2.0 0.228 648 5.4×10-5
 j  792 0.105 1.47 0.233 640 3.8×10-5
 j  218 0.113 0.21 0.203 614 3.9×10-5
j  134 0.139 0.70 0.178 633 4.9×10-5
j  382 0.141 1.33 0.242 497 5.2×10-5
j  63 0.144 1.06 0.317 643 2.8×10-5
j  529 0.111 0.30 0.211 621 3.3×10-5
j  692 0.112 0.35 0.188 612 3.6×10-5
3.3. Đánh giá
Phân tích so sánh các thông số thiết kế và các chỉ tiêu chất lượng của máy lái
nguyên mẫu với các mô hình thiết kế tối ưu trên các bảng 4 và 5 ta rút ra một số
nhận xét sau:
Trong số các mô hình thiết kế tối ưu nhận được, mô hình thiết kế tối ưu theo chỉ
tiêu chất lượng công suất tín hiệu điều khiển đầu vào Nđk (mô hình  j  134 ) có
giá trị thông số thiết kế và các chỉ tiêu chất lượng gần nhất so với các thông số
tương ứng của mô hình mô hình thiết kế máy lái nguyên mẫu và mô hình thiết kế
tối ưu theo chỉ tiêu chất lượng hệ số hiệu quả sử dụng bộ truyền động máy lái Khq
(mô hình  j  63 ) có các thông số và các chỉ tiêu chất lượng khác xa nhất so với
các thông số tương ứng của mô hình mô hình thiết kế máy lái nguyên mẫu. Như
vậy, mô hình thiết kế máy lái nguyên mẫu nằm ở ngưỡng trên trong vùng tối ưu
theo chỉ tiêu chất lượng công suất tín hiệu điều khiển Nđk.
So với các chỉ tiêu chất lượng của mô hình thiết kế máy lái nguyên mẫu: t *p ,  * ,
* *
N ñk , N ñl* , K hq , ta thấy:
- Mô hình thiết kế tối ưu theo chỉ tiêu chất lượng thời gian quá độ chấp hành tín
hiệu điều khiển tp (mô hình  j  792 ) có giá trị t p min  x op   0,105s , giảm khoảng
1,35 lần so với giá trị t*p .
- Mô hình thiết kế tối ưu theo chỉ tiêu chất lượng sai số kèm bám vị trí trục
piston  (mô hình  j  218 ) có giá trị  min  x op   0, 21% , giảm khoảng 9,5 lần
so với giá trị  * .

138 T. X. Long, Tr. H. Anh, H. X. Vĩnh, “Tối ưu hóa… phương pháp Monte-Carlo.”
Nghiên cứu khoa học công nghệ

- Mô hình thiết kế tối ưu theo chỉ tiêu chất lượng công suất tín hiệu điều khiển
đầu vào Nđk (mô hình  j  134 ) có giá trị N ñk min  x op   0,178W , giảm khoảng
*
1,3 lần so với giá trị N ñk .
+ Mô hình thiết kế tối ưu theo chỉ tiêu chất lượng công suất động lực tiêu thụ
nguồn khí nén để truyền động mang tải Nđl (mô hình  j  382 ) có giá trị
N ñl min  x op   497W , giảm khoảng 1,3 lần so với giá trị N ñl* .
- Mô hình thiết kế tối ưu theo chỉ tiêu chất lượng hệ số hiệu quả sử dụng bộ
truyền động Khq (mô hình  j  63 ) có giá trị K hq min  x op   2,8.105 m 2 /W , giảm
*
khoảng 1,93 lần so với giá trị K hq . Đây là mô hình thiết kế có kích thước bộ truyền
động (tương đương đường kính piston) nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu các chỉ
tiêu chất lượng khác nằm trong giới hạn cho phép;
- Mô hình thiết kế tối ưu đa chỉ tiêu chất lượng với các trọng số ưu tiên như
nhau 1   2  3   4  5  1 và các trọng số ưu tiên khác nhau
1  6;  2  2; 3  4;  4  2; 5  1 (mô hình  j  529 và  j  692 ) đều có chỉ
tiêu chất lượng tốt hơn so với các chỉ tiêu chất lượng tương ứng của máy lái
nguyên mẫu.
Phụ thuộc vào yêu cầu của bài toán thiết kế tổng thể quả đạn tên lửa đối hải
của Tổng công trình sư đưa ra, kỹ sư thiết kế máy lái có thể đưa ra lựa chọn
phương án thiết kế tối ưu theo từng đơn chỉ tiêu chất lượng cụ thể hoặc theo đa
chỉ tiêu chất lượng tổng hợp với các hệ số trọng lượng ưu tiên khác nhau của
từng chỉ tiêu chất lượng.
4. KẾT LUẬN
Trên cơ sở phương pháp tối ưu Monte-Carlo tìm tối ưu toàn cục, bài báo đã áp
dụng để tìm mô hình thiết kế (bộ thông số thiết kế) tối ưu cho máy lái điện - khí
tên lửa đối hải dưới âm theo hàm đơn chỉ tiêu hoặc hàm đa chỉ tiêu tùy thuộc vào
yêu cầu chiến - kỹ thuật cụ thể. Bên cạnh đó, bài báo cũng so sánh đánh giá các mô
hình thiết kế tối ưu nhận được với mô hình thiết kế của máy lái nguyên mẫu.
Các kết quả thu được về các mô hình thiết kế tối ưu máy lái là tài liệu tham
khảo khoa học trong tính toán, thiết kế mới mẫu máy lái điện - khí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Nguyễn Minh Khôi, các cộng sự, "Nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy lái điện
– khí nén tên lửa 3M-24E thuộc tổ hợp tên lửa URAN-E", Đề tài nền cấp Viện
KHCNQS, (2009).
[2]. Bùi Thế Tâm, Trần Vũ Thiệu, "Các phương pháp tối ưu hóa", Nxb Giao thông
vận tải, (1998).
[3]. Nguyễn Hải Thanh, "Tối ưu hóa", Nxb Đại học Bách khoa, Hà Nội, (2006).
[4]. Paul J. Atzberger, "The Monte-Carlo Method", Cambridge University Press,
(2004).
[5]. Боровин Г.К., Попов Д.Н., "Многокритериальная оптимизация
гидросистем", Баумана, Москва, (2007).

Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 139
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay

[6]. Пашкеев С.Д. и др, "Машинные методы оптимизации в технике связи",


Изд. Наука, Москва, (1976).

ABSTRACT

OPTIMIZE DESIGN PARAMETERS


OF THE ANTI-SHIP MISSILE ELECTRO-PNEUMATIC ACTUATOR

Based on the analysis of optimal design methods, the paper selects the
Monte - Carlo random search method to synthesize optimal design parameters
of the electro-pneumatic actuator of subsonic anti-ship missiles. This
optimization method belongs to the group of nonlinear and multi-objective
programming problems. Thanks to this method the design parameters of the
electro-pneumatic actuator will be optimally selected in a convenient and
effective way with single objective or multiple objective functions.
Keywords: Electro - pneumatic automatic transmission, Missile electro - pneumatic actuator, Parameters
optimization.

Nhận bài ngày 16 tháng 07 năm 2016


Hoàn thiện ngày 04 tháng 08 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 09 năm 2016
1
Địa chỉ: Viện Tên lửa.
* Email: longtank2012@gmail.com

140 T. X. Long, Tr. H. Anh, H. X. Vĩnh, “Tối ưu hóa… phương pháp Monte-Carlo.”

You might also like