Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 55

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HƯNG HÓA

KHỐI HỌC VIỆN


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

“LỜI” TRONG SÁCH TIN MỪNG IV

Học Viên: Nữ tu Maria Chu Thị Vân

Học Viện Khóa V

Hướng Dẫn: Linh Mục Phêrô Trần Đức Lâm

Sơn Lộc 2023

1
Nhận Xét Của Cha Giáo

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………............................................................................................................

2
“LỜI” TRONG SÁCH TIN MỪNG IV

MỤC LỤC
CHƯƠNG DẪN NHẬP.....................................................................................................4
1. Lí do nghiên cứu đề tài........................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.................................................................................6
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài..........................................................................6
Chương II: “LỜI” TRONG CỰU ƯỚC..........................................................................7
1. “Lời” sáng tạo.......................................................................................................7
2. “Lời” với các tổ phụ.............................................................................................8
3. “Lời” với các ngôn sứ...........................................................................................9
Chương III: “LỜI” TRONG TÂN ƯỚC.......................................................................11
1. “Lời” trong Tin Mừng Nhất Lãm.....................................................................11
a. Mát-thêu...........................................................................................................11
b. Mác-cô..............................................................................................................12
c. Lu-ca.................................................................................................................14
2. “Lời” trong thư thánh Phao-lô.........................................................................16
Chương IV: LỜI TRONG TIN MỪNG IV...................................................................19
1. Từ ngữ: Lời – Logos...........................................................................................19
2. Lời là chính Thiên Chúa....................................................................................22
3. Lời – nguyên lý sáng tạo mới............................................................................24
5. Lời – Sự sống......................................................................................................30
6. Lời – Ánh sáng....................................................................................................32
7. Lời – Đường đi....................................................................................................34
8. Lời – Tình yêu.....................................................................................................36
Chương V: LỜI TRONG HỘI THÁNH NGÀY NAY.................................................41
1. Lời giáo huấn của Hội Thánh...........................................................................41
2. Lời trong đời sống người Ki-tô hữu.................................................................44
3. Lời trong đời sống người thánh hiến................................................................47
Thay lời kết....................................................................................................................52

3
Đề tài:

“LỜI”

TRONG SÁCH TIN MỪNG IV

CHƯƠNG DẪN NHẬP


1. Lí do nghiên cứu đề tài

Những năm qua việc nghiên cứu sách Tin Mừng IV gây ra nhiều tranh cãi. Vấn đề
tác giả cũng như những đề tài thần học của sách Tin Mừng làm cho các nhà thần học, các
nhà nghiên cứu đã tốn nhiều thời gian và công sức truy tầm, nhưng có lẽ vẫn chưa thể có
câu trả lời thỏa đáng. Chúng ta biết, một trong những chủ đề thần học của sách Tin Mừng
IV là chủ đề về “Lời”. Những câu hỏi về nguồn gốc và căn tính của “Lời” vẫn không
ngừng vang lên cho những ai chân thành đi tìm một Đấng để tin, một chỗ để tựa vào.
Nhất là trong bối cảnh xã hội hôm nay, một xã hội thực dụng, liệu niềm tin tôn giáo còn
chỗ đứng vững chắc? Có một thực tế là, những câu hỏi về nguồn gốc và căn tính ĐỨC
GIÊ-SU KI-TÔ, Đấng Lời, đang bị “bỏ lửng” bởi nhiều người không còn quan tâm đến
tôn giáo, không còn muốn tìm kiếm cái tuyệt đối, chuyện gì cũng tương đối. Con người
hôm nay dựa vào tri thức và khoa học để nâng mình lên và muốn gạt bỏ Thiên Chúa.
Trong bầu khí đó, nhiều nhà thần học, nhà nghiên cứu Thánh Kinh vẫn không ngừng tìm
tòi, khám phá, cầu nguyện, nghiên cứu để tìm hiểu cách trình bày Đức Giê-su cho con
người thời đại. Bốn sách Phúc Âm trình bày cho ta thấy bốn bức chân dung về Đức Giê-
su. Dưới ngòi bút của tác giả Thánh, chân dung của Đức Giê-su hiện lên với từng ý
hướng trình bày rất riêng. Đặc biệt với sách Tin Mừng mà ta quen gọi là ‘Tin Mừng Gio-
an’, thì hiện nay rất nhiều tài liệu gọi là “Tin Mừng IV”, mà không gọi như tên quen
thuộc ‘Tin Mừng Gio-an’ nữa. Ngay trong Lời Tựa của sách Tin Mừng, tác giả khẳng
định, Đức Giê-su Ki-tô là “Lời”, Người là Ngôi Lời vốn tiền hữu bên cạnh Chúa Cha,
nay đến giữa nhân loại để mặc khải cho nhân loại về Thiên Chúa (Ga 1,1.18). Mỗi tác giả
thánh có một cách tiếp cận và trình bày khác nhau về mầu nhiệm Đức Giê-su. Ba tác giả

4
Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca cùng trình bày về Đức Giê-su theo một dàn bài gần như nhau,
nhưng với sách Tin Mừng IV thì khác. “Sách Tin Mừng thứ IV có nhiều điểm khác biệt
với các sách Tin Mừng Nhất Lãm: cấu trúc, niên đại, cách trình bày các phép lạ và lời nói
của Đức Giê-su, cách tường thuật cùng những sự kiện như các sách Tin Mừng Nhất
Lãm ... Sự khác biệt thiết yếu vẫn là cái nhìn về mầu nhiệm Đức Ki-tô. Đối với sách Tin
Mừng thứ IV, Đức Ki-tô không chỉ là Đấng Mê-si-a đến trần gian nhằm làm ứng nghiệm
những lời tiên báo của các ngôn sứ Cựu Ước và thiết lập Nước Trời (Mát-thêu); Người
cũng không chỉ là Đấng Mê-si-a, Con Thiên Chúa (Mác-cô), hoặc là Vị Cứu Chúa đến
công bố sứ điệp diễn tả lòng khoan dung của Người đối với nhân loại (Lu-ca). Theo tác
giả của Gio-an, Đức Giê-su chính là Ngôi Lời - Con Thiên Chúa, là Đấng Mê-si-a mang
đến cho thế gian đức tin và sự sống đời đời (20,31)1.
Tin Mừng Gio-an đã tóm kết lịch sử của Lời nhập cuộc vào lịch sử của tạo thành
như sau: Lúc khởi đầu đã có Lời, và Lời là Thiên Chúa. Nhờ Lời mà vạn vật được tạo
thành, được hiện hữu. Lời là Thần Linh siêu việt, nhưng chính Lời đã nhập cuộc vào lịch
sử của tạo thành. Lời đã đến và ở trong thế gian. Lời đã được ban cho loài người và sau
hết Lời đã trở nên một con người để ai tin vào Danh Người thì được quyền trở nên con
cái Thiên Chúa (x. Ga 1,1-14).
Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, mầu nhiệm Lời hóa thành con người Giê-su Ki-tô,
Chúa chúng ta, chính là đỉnh cao của mầu nhiệm thánh ý Thiên Chúa: Người muốn kết
tình bằng hữu với con người (Ga 15,15), và mời gọi họ hiệp thông với Người trong chính
sự sống của Người. Thế nhưng, mầu nhiệm ấy đã không được hoàn tất theo thể thức Giao
ước Lề Luật giữa Thiên Chúa và Ít-ra-en, cho đến khi Lời Thiên Chúa nhận lấy nơi mình
bản tính nhân loại. Bằng thể thức ấy, “Lời” dấn thân trọn vẹn vào lịch sử của loài người.
Thiên Chúa đã đến với nhân loại nơi Đức Giê-su. Khi đến sống với chúng ta, Người đem
theo đức tin, niềm hy vọng và tình yêu ban tặng chúng ta, ngõ hầu chúng ta được dự phần
vào đời sống trong Thiên Chúa và với Thiên Chúa.
Cùng bước với Giáo Hội trong cuộc lữ hành đức tin, người viết muốn trình bày
những suy tư, tham chiếu của mình về tiến trình “Lời” được mạc khải trong lịch sử cứu
1
NHÓM PVGK, Dẫn nhập Tin Mừng theo thánh Gio-an.

5
độ, nhất là qua biến cố “Lời” nhập thể và ‘sinh sống giữa ta ở gian trần’. Từ đó, người
viết muốn đi đến những mặc khải của “Lời” về chính mình trong sách Tin Mừng IV,
nhằm chứng minh sự trổi vượt và sức năng động của “Lời”. Cũng qua bài viết, người viết
muốn đưa ra những áp dụng cụ thể cho đời sống người tín hữu trong việc lắng nghe và
đón nhận Lời.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

Nhằm giúp cho những ai mong muốn tìm hiểu về “Lời”, nắm được một quá trình tiệm
tiến và xuyên suốt trong lịch sử mạc khải về Lời Thiên Chúa. Từ “Lời” được ban lúc khởi
đầu, Lời sáng tạo, rồi đến các tổ phụ, Ngôn sứ và sau cùng “Lời” ấy là chính Đức Giê-su Ki-
tô, Ngôi Lời Thiên Chúa, theo cách trình bày của Tin mừng IV. “Lời” ấy không còn là một
tiếng nói, một thanh âm vang lên trong không gian, nhưng là một con người, một “Thiên
Chúa làm người”. Nơi Người, Thiên Chúa đã ‘hết lời’ với nhân loại. Đấng Lời ấy là Thiên
Chúa, Là nguyên lý của cuộc sáng tạo mới. Người là Đường đi, Ánh sáng, Sự sống, Sự thật,
Ân sủng và là Tình yêu.

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo sát các bản văn Tin Mừng, kết hợp liên
hệ, đối chiếu các bản văn Thánh Kinh từ Cựu Ước đến Tân Ước, người viết muốn trình bày
những nhận định, nội dung như những góp nhặt, tổng hợp của nhiều tác giả vào trong bài
làm của mình. Với mong muốn làm sáng tỏ về nguồn gốc, vai trò, sứ mạng của Đức Giê-su
Ki-tô –Ngôi Lời Thiên Chúa trong suốt chiều dài lịch sử cứu độ, đặc biệt trong Tin Mừng
IV. Bài viết chỉ giới hạn trong một khía cạnh nhỏ khi nghiên cứu, tìm hiều về đề tài “Lời”
trong Tin mừng IV, nhằm giúp cho người đọc có được một cái nhìn tổng quát và sơ lược về
tiến trình “Lời” nhập cuộc vào lịch sử. Khởi đi từ Lời sáng tạo, là tiếng Thiên Chúa trong
hoàn vũ đến “Lời viên mãn” là Đức Giê-su Ki-tô theo cách trình bày của tác giả Tin Mừng
IV.

6
Chương II
“LỜI” TRONG CỰU ƯỚC

“Lời vẫn có từ lúc khởi đầu”, đã tỏ mình ra trong Cựu Ước, bằng những “tiếng”,
và “những hành động” mang tính biểu tượng. Nơi các ngôn sứ, “Lời” được diễn tả và
loan báo bằng những hình ảnh, biểu tượng. Chúng ta sẽ cùng rảo qua những giai đoạn
điển hình của Cựu Ước, để thấy rõ hơn những cuộc nhập thể của “Lời” trong lịch sử nhân
loại.

1. “Lời” sáng tạo

Những trang đầu tiên của Kinh Thánh đã minh chứng cho thấy Thiên Chúa sáng
tạo bằng “Lời” quyền năng của Người. Sách Sáng Thế mô tả công trình sáng tạo vũ trụ
rất độc đáo bằng “Lời” của Thiên Chúa, Thiên Chúa phán điều gì thì liền có như vậy (St
1,1-27). Sách Khôn Ngoan cũng viết “Chúa dùng lời Chúa mà tác thành vạn vật” (Kn
9,1-2). Sách Thánh Vịnh cũng ca ngợi “một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi
Chúa thở tạo thành muôn tinh tú; Vì Người đã phán và muôn loài xuất hiện, Người ra
lệnh truyền, tất cả được dựng nên” (Tv 33; 6,9). Một Thánh vịnh khác cũng diễn tả “trời
xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm” (Tv
19,2). Lời Thiên Chúa hiện hữu cùng với vũ trụ, vũ trụ tươi đẹp trở thành nơi biểu lộ mầu
nhiệm thánh ý Người trước mắt con cái loài ngườiThiên Chúa sáng tạo vũ trụ bằng “Lời”
của Ngài, “Lời” ấy không đơn thuần chỉ là một âm thanh phát ra hay vang lên trong
không trung, nhưng mang đầy quyền năng, vì nhờ “Lời” vạn vật được tạo thành. Do Lời
Thiên Chúa đã nói mà mọi sự được tạo thành, và do một “Lời” đã làm nên chúng. Như
thế, công trình tạo dựng được tác thành nhờ Lời vĩnh cửu (Ga 1,3). Lời trở thành nền tảng
của mọi thực tại, là nguyên nhân và mục đích của công trình sáng tạo, là sự duy nhất và
vẻ đẹp của vũ trụ (Cl 1,16-19).

Như thế, vũ trụ là chứng tá cho sự hiện hữu của Lời, toàn thể công trình tạo dựng
là Lời Thiên Chúa, mọi vật trong vũ trụ đều mang dấu vết của Thiên Chúa, Đấng làm cho
chúng được hiện hữu. Tuy nhiên vinh quang của vạn vật chỉ là vẻ đẹp ẩn giấu của Lời
7
vĩnh cửu, chúng chưa thể phản ánh sự tròn đầy của Lời, sự tròn đầy này chỉ được thể hiện
viên mãn nơi Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời mà thôi2.
Lời Thiên Chúa còn nói với con người bằng tiếng lương tâm, để dạy bảo nhắc nhở
con người biết “làm lánh lánh dữ”. Tất cả mọi người, dù theo hay không theo một tôn
giáo nào, đều không thể phủ nhận tiếng nói của lương tâm, tiếng dạy bảo mỗi người làm
điều lành, điều thiện, tránh xa điều dữ, điều ác. Lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa
trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi con người, vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa,
được thông phần vào sự thiện hảo, vẻ đẹp của Thiên Chúa, nên con người khả năng lắng
nghe tiếng của Chân Lý. Lương tâm là tiếng của Lời. Tiếng đó hướng dẫn con người đến
với ánh sáng, sự thật.

Không chỉ dừng lại nơi việc sáng tạo, sau khi tổ tông phạm tội, Lời hứa cứu độ
được vang lên (St 3,15), đó là lời hứa ban Đấng Cứu thế, lời hứa lập giao ước với loài
người (St 9,12-1 )… Trải qua dòng lịch sử Ít-ra-en, lời hứa ấy lại tiếp tục được vang lên
như một bảo chứng cho tình thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Một cách cụ thể, Lời
đã tỏ hiện nơi các tổ phụ của Dân tộc Ít-ra-en và Lời tiếp tục nói qua môi miệng các
Ngôn sứ để loan báo ơn cứu độ sẽ được thực hiện.

2. “Lời” với các tổ phụ

“Lời” đã vang lên qua công trình sáng tạo, Lời nên như ánh sáng chiếu tỏa mầu
nhiệm Thiên Chúa trên khắp vũ trụ. Tuy thế, Lời vẫn tiếp tục nói, tiếp tục tỏ lộ cho con
người một cách cụ thể. Lời ấy muốn kết thân bạn hữu với con người. Qua các tổ phụ, tình
bạn ấy được diễn tả cách thâm sâu mà gần gũi. Thiên Chúa nên người bạn với con người
khi cùng con người đi dạo trong vườn Ê-đen mỗi buổi chiều (x.St 3,9), nhưng tình bạn tốt
đẹp ấy đã vỡ vì con người nghe theo lời xui khiến của Sa-tan, chống lại Thiên Chúa, dẫu
vậy, Thiên Chúa vẫn hứa ban lời hứa cứu độ, để phục hồi tình bạn đã bị phá vỡ đó (St
3,15).

2
x. PAUL CAO CHU VŨ trong https://catechesis.net/loi-nhap-cuoc-vao-lich-su-loai-nguoi/ , tham khảo ngày
10/11/2022

8
Sau nguyên tội, Thiên Chúa tiếp tục ban lời hứa cứu độ cho Nô-ê, người duy nhất
Thiên Chúa thấy còn sống công chính (St 6,8-9; 7,1). Sau Hồng Thủy, “Lời” tiếp tục lên
tiếng, mời gọi Áp-ra-ham trở thành tổ phụ nhiều dân tộc (St 12,1-3). Qua giao ước với
Áp-ra-ham, “Lời” biến đổi dân tộc Ít-ra-en trở thành Dân của lời hứa. Qua dòng lịch sử
dân tộc Ít-ra-en, Thiên Chúa tiếp tục lặp lại lời hứa ấy với các tổ phụ I-xa-ác (x.St 26,3-
5), Gia-cóp (x.St 28,13-15), Giu-se, và lời hứa về vương quyền cho dòng dõi Đa-vít (2Sm
7,12-16). Không chỉ dừng lại nơi lời hứa với các tổ phụ, nhưng “Lời” đã chính thức thực
hiện lời hứa trong dòng lịch sử của Ít-ra-en.

Thiên Chúa đã chọn Mô-sê như ngôn sứ cho giao ước. Qua Mô-sê, Thiên Chúa đã
ban cho Dân “Mười Lời”. Mười lời ấy trở thành kim chỉ nam cho đời sống của Dân trong
những ngày tháng lang thang phiêu bạt trong sa mạc. “Mười Lời” trở thành hiện thực hóa
của Giao Ước, thành lề luật giúp Dân định hướng cách sống và ứng xử. Cứ như thế, theo
dòng lịch sử, “Lời” vẫn tiếp tục lên tiếng để dạy vẽ con người, từng bước “Lời” tỏ hiện
cho con người biết tình thương và dung nhan hiền hậu của Thiên Chúa 3. Qua môi miệng
các Ngôn sứ, “Lời” tiếp tục phán dạy con người cách tiệm tiến theo thời gian.

3. “Lời” với các ngôn sứ

Tác giả thư Do-thái viết “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa phán dạy
cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa phán dạy
chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1). Như vậy, để “Lời” tỏ mình ra trọn vẹn nơi Đức Giê-su,
thì trước đó, “Lời” đã tỏ mình ra nơi các ngôn sứ. Các ngôn sứ chính là những phát thanh
viên, những người chuyển thông “Lời” mà họ đã được nghe đến với Dân. Khi Đức Chúa
kêu gọi Giê-rê-mi-a làm ngôn sứ, Chúa khẳng định rằng “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng
ngươi” (Gr 1,8). Tất cả các ngôn sứ đều loan báo về “Lời”, bằng ngôn ngữ, hình ảnh, họ
loan báo cho Dân về “Đấng Lời” sẽ đến. Ngôn sứ I-sai-a loan báo về Đấng Thiên Sai qua
hình ảnh Người Tôi Tớ, nhất là qua hình ảnh về Người Tôi Tớ đau khổ (Is 52,13 - 53,12).
Cũng trong sấm ngôn của I-sai-a, một lời tiên báo về Đấng Em-ma-nu-en còn vang vọng
mãi (Is 7,14). Nơi ngôn sứ Ê-dê-ki-en là lời loan báo về Giao Ước mới cho những người
3
GIUSE NGUYỄN CÔNG ĐOAN SJ, Con Chiên Của Thiên Chúa Đấng Xóa Tội Trần Gian, Tĩnh Tâm Với Tin Mừng
Gioan, Nxb Đồng Nai, tr. 26-29

9
lưu đầy (Ed 11,14-21). Còn với ngôn sứ Đa-ni-en, chắc hẳn, không ai quên được thị kiến
của ngài về một Đấng là “Con Người” (Đn 7,13). Sau này Đức Giê-su sẽ hoàn tất những
lời loan báo của các ngôn sứ nơi chính bản thân Người, Người là Đấng Em-ma-nu-en
(Mt,23.28,20), là Người Tôi Tớ của Thiên Chúa, là Đấng thiết lập một Giao Ước mới với
loài người – giao ước ký bằng máu của Người (Mt 26,27; Mc 14,24; Lc 22,20). Và Đức
Giê-su cũng chính là Con Người (Lc 22,69; Mt 26,64; Mc 14,62).

Như thế, tất cả các ngôn sứ là những sứ giả, những tiếng đi trước để loan báo và
làm chứng về “Lời”. Ngôn sứ Giê-rê-mi-a khi được Chúa kêu gọi làm ngôn sứ đã tránh
né. Về sau, trước sức thôi thúc mạnh mẽ của Lời, ngôn sứ đã đi rao giảng. Vị ngôn sứ đã
tâm sự nỗi lòng mình trước sự thúc bách của Lời “Có lần con tự nhủ: Tôi sẽ không nghĩ
đến Người, cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa. Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa
bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm
sao nén được!”(Gr 20,9). Chính Đấng Lời sau này để làm chứng về bản thân mình đã
dùng chính những lời các ngôn sứ đã loan báo trước mà nói “Quả thế, nhiều ngôn sứ và
nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy mà không được thấy,
nghe điều anh em đang nghe mà không được nghe” (Mt 13,17). Tuy nhiên, trong số lời
chứng của các ngôn sứ, lời chứng của Gio-an Tẩy Giả có một giá trị đặc biệt, vì chính
ông đã thấy “Lời” cách nhãn tiền và làm chứng về Người cho các môn đệ cũng như đám
đông (Ga 1,15.29.35). Và như vậy, nơi Gio-an Tẩy Giả, tất cả các tiếng loan báo về Lời
của các ngôn sứ trở nên cụ thể, không còn mang tính ẩn khuất và hình bóng nữa. “Lời”
thực sự tỏ lộ hữu hình qua một khuôn mặt nhân loại trong lịch sử: Đức Giê-su thành Na-
za-rét.

10
Chương III
“LỜI” TRONG TÂN ƯỚC

1. “Lời” trong Tin Mừng Nhất Lãm

Sau khi tìm hiểu về “Lời” trong Cựu Ước, về những hành động và biểu hiện của “Lời” từ
thuở ban sơ, hoạt động của “Lời” nơi các tổ phụ, ngôn sứ. Tiếp đến ta sẽ cùng bước sang thời
Tân ước. Sang thời Tân Ước, “Lời” được tỏ hiện tròn đầy và viên mãn nơi Đức Giê-su Ki-tô (Dt
1,1). Mọi lời Đức Giê-su đã nói và mọi việc Ngài đã làm được ghi lại trong bốn sách Tin Mừng.
Mỗi sách Tin Mừng là một trình bày về Đức Giê-su với dụng ý khác nhau của tác giả. Trong bài
viết này, người viết muốn trình bày về “Lời” trong Nhất Lãm trước, tách biệt với cách trình bày
của sách Tin mừng IV về “Lời”. Từ đó, nhận ra sự độc đáo của “Lời” trong Sách Tin mừng IV.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể sự tỏ hiện của Lời nơi mỗi sách Tin Mừng.

a. Mát-thêu

Với mối bận tâm trình bày Đức Giê-su như là Mô-sê mới, Đấng ban hành và kiện toàn
Luật mới. Tác giả trình bày chân dung Đấng Lời qua năm bài giảng. Bài giảng đầu tiên là bài
giảng trên núi (Mt 5-7), thứ hai là bài giảng về sứ vụ loan báo Tin Mừng (Mt 10,5b-42), thứ ba,
bài giảng bằng dụ ngôn (Mt 13,1-52), thứ bốn, bài giảng về Giáo Hội (Mt 18,1-35), và cuối cùng
là bài giảng về cánh chung (Mt 24,1-25,46).
Qua những trình thuật, những diễn từ về cuộc đời, lời giảng dạy và hành động của Chúa
Giê-su, thánh sử Mát-thêu muốn hiện thực hoá khuôn mặt của Đấng Cứu Tinh theo một cách độc
đáo riêng của mình. Trướt hết, ở giữa một cộng đoàn đang mong đợi Đấng Mê-si-a sẽ đến,
Thánh sử Mát-thêu muốn khẳng định Chúa Giê-su Na-za-rét là Đấng Mê-si-a (Đấng được xức
dầu) đích thực. Chúa Giêsu là Đấng mà Thiên Chúa hứa ban cho Dân Người. Tuy nhiên, Đấng
Mê-si-a phải trải qua đau khổ, chết và phục sinh để giải thoát muôn dân. Quả thật, Mát-thêu
muốn hiện tại hoá Chúa Giê-su đang sống ở giữa cộng đoàn. Đức Giê-su mang Thiên Chúa đến
cho con người. Nơi Chúa Giê-su, Thiên Chúa luôn hiện diện với dân Người: Em-ma-nu-el
(Thiên Chúa ở cùng chúng ta). Nơi Đức Giê-su, Nước Trời hiện diện nơi trần thế (Mt 1,23;
28,20)4.
Thêm vào đó, thánh sử Mát-thêu còn chỉ cho cộng đoàn biết Đức Giê-su là Đấng kiện
toàn Lề luật. Người là chìa khoá để giải thích Lề luật và các Ngôn sứ. Người kiện toàn Lề luật

4
x. ANT VŨ THÁI SAN, Giáo Trình Phúc Âm Mát-thêu, Lưu hành nội bộ

11
qua cái chết và phục sinh của mình. Đức Giê-su là Đấng mà toàn thể Kinh Thánh tìm thấy sự
viên mãn5.
Mát-thêu cho các độc giả của ngài biết Thiên Chúa là Ðấng nào bằng cách nói với họ rằng đó là
chính Ðức Giê-su. Ngài nhấn mạnh Ðức Giê-su là sự kiện toàn Lề Luật Cựu Ước bằng cách sắp
đặt sứ vụ của Ðức Giê-su theo năm bài giảng, phản ảnh năm cuốn sách Luật hay Ngũ Thư (năm
cuốn đầu tiên của bộ Cựu Ước). Qua suốt sách Tin Mừng, Mát-thêu cho độc giả thấy rằng nơi
Ðức Giê-su, Ðấng Ki-tô, người ta nhận ra quyền năng, giáo huấn và sự hiện diện của Thiên
Chúa.6
“Lời” trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu là lời Đức Giê-su, lời toàn năng, lời quyền năng và
chữa lành. Lời đó là lời cứu độ Thiên Chúa gửi đến cho nhân loại. Chân dung của Đức Giêsu
được Mát-thêu phác họa bằng những nét riêng biệt: Người là Đấng Mê-si-a mà Cựu Ước đã loan
báo, Người là Mô-sê mới, Người là Con Thiên Chúa, và Người là chính Đức Ki-tô.
Với mục đích trình bày Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a mà Cựu Ước đã loan báo, Mát-thêu
đã cố ý trích dẫn Kinh Thánh Cựu Ước nhiều hơn trong các Tin Mừng khác. Trong Tin Mừng
Mát-thêu, có 130 chỗ quy chiếu trực tiếp Cựu Ước, trong đó có 43 lần trích sát bản gốc. Ngoài ra
Mát-thêu còn thường sử dụng công thức “Như thế là để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua
miệng ngôn sứ…” (Mt 1,22; 2,5.15.17.23; 3,3; 4,14). Khi nhấn mạnh như thế, Mát-thêu nhằm
chứng minh rằng mọi lời loan báo của Cựu Ước về Đấng Mê-si-a mà người Do-thái đang mong
đợi đều đã ứng nghiệm nơi Đức Giê-su.
Nhằm làm nổi bật hình ảnh Đức Giê-su là Mô-sê mới, Mát-thêu bố cục sách Tin Mừng
của mình thành năm bài giảng, tựa như năm diễn từ của ông Mô-sê trong đồng bằng Mô-áp mà
sách Đệ Nhị Luật kể lại. Qua đó, Mát-thêu muốn nhấn mạnh rằng: Đức Giê-su là chính Đấng ban
hành và kiện toàn Luật mới. Chân dung của Đấng Lời trong sách Tin mừng Mát-thêu còn được
mô tả là Đấng thiết lập Giáo Hội, Ngài thiết lập Giáo Hội ở trần gian với người thủ lãnh là Phê-
rô (Mt 16,19). Ngài là Đấng “ở cùng nhân loại mọi ngày cho đến tận thế” như tên của Ngài “Em-
ma-nu-el” (Mt 1,23; 28,20).

Như vậy, với Mát-thêu, Lời là Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng ban hành và
kiện toàn giới luật mới, Đấng mà Cựu Ước đã loan báo và hướng tới.

b. Mác-cô
5
http://giaoxuthachbich.com/dan-nhap-tin-mung-theo-thanh-mat-theu.html, tham khảo ngày 02/01/2023.
6
https://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/KINHTHAN/PhucAmMattheu/00VaoDe.htm, tham khảo ngày
03/01/2023.

12
Đọc sách Tin Mừng của Mác-cô, ta sẽ gặp thấy hai cao điểm của mầu nhiệm “Lời” trong
sách Tin Mừng của ngài. Tin Mừng của thánh Mác-cô nhằm trình bày bí mật về căn tính của Đức
Giê-su – Đấng Mê-si-a. Vì thế độc giả sẽ nhận thấy trong cuốn Tin Mừng của ngài hai cao điểm
của lời tuyên xưng về căn tính của Đức Giê-su. Lần thứ nhất là lời tuyên xưng của thánh Phê-rô
khi Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai “người ta nói Con Người là ai?”, không chần chừ, Phê-rô
tuyên xưng: “Thầy là Đấng Ki-tô” (Mc 8,29). Lần thứ hai là dưới chân thập giá, khi Đức Giê-su
đã tắt thở. Mác-cô đặt lời tuyên xưng “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” trên môi miệng
của một viên đại đội trưởng người dân ngoại (Mc 15,39). Qua các lần tuyên xưng này, đồng thời
trong suốt sách Tin mừng, mỗi khi Đức Giê-su trừ tà thần, chúng đều tuyên xưng ‘Ngài là Con
Thiên Chúa’. Như vậy, “Lời” trong tin mừng Mác-cô, là Đấng Mê-si-a, là Con Thiên Chúa và là
chính Tin Mừng của Thiên Chúa muốn gửi đến cho nhân loại, như chính câu mở đầu của sách
Tin Mừng mà Mác-cô đã ghi nhận “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa”
(Mc 1,1). Thật vậy, khái niệm “Bí mật Mê-si-a” làm thành một nét độc đáo của Tin Mừng Mác-
cô. Nền tảng căn bản nhất để rút ra khái niệm “Bí mật Mê-si-a”, đó là sau lời tuyên xưng đức tin
của Phê-rô, Đức Giê-su liền “cấm ngặt các công không được nói với ai về Ngươi”. (Mc 8,30).
Đồng thời, Đức Giê-su cấm các thần ô uế “câm đi” và Ngài cũng không cho phép những người
được chữa lành hay những ai đã chứng kiến các phép lạ loan truyền về Người (Mc 1,25.43; 3,12;
5,43; 7,36..). Bên cạnh đó, việc Người rút lui vào nơi thanh vắng, tránh xa sự tìm kiếm của dân
chúng để tôn vinh Người, cũng nhằm củng cố cho khái niệm “Bí mật Mê-si-a”.

Thánh Mác-cô đã trình bày cuốn Tin Mừng của mình theo cách rất độc đáo nhằm làm nổi
bật sứ điệp mà ngài muốn truyền tải. Đức Giê-su trong Mác-cô cấm thần ô uế, những người được
chữa lành, và cả các môn đệ không được tiết lộ về thân thế của Người. Quả thế, ma quỷ thì
không có tư cách để nói về Thiên Chúa, các môn đệ thì hiểu Người chưa rõ, họ sẽ chỉ hiểu rõ về
Người sau biến cố Thương Khó và Phục sinh. Còn với những người được chữa lành thì sao? Đức
Giê-su ‘càng cấm’ thì họ ‘càng nói’. Quả vậy, qua những câu chuyện này, tác giả Mác-cô muốn
người đọc cùng với các bệnh nhân vui niềm vui của kẻ được chữa lành, loan báo tình thương
Thiên Chúa theo cách thức của riêng mình để làm chứng cho Đức Giê-su. Như thế, qua cách
trình bày của Mác-cô, bí mật Đấng Lời đã được tỏ bày cách công khai. “Bí mật công khai” là đề
tài độc đáo riêng của Tin Mừng Mác-cô7.

7
x. GIUSE LÊ MINH THÔNG OP trong
https://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/KINHTHAN/ThayVaNghe/Bai07.htm, tham khảo ngày 23/3/2023.

13
c. Lu-ca

Thánh Lu-ca trong tác phẩm Tin Mừng của mình, đã đặc biệt chiêm ngắm và trình bày
khuôn mặt của Ðức Ki-tô dưới hai chiều kích căn bản : Vị Tiên tri và Ðấng Cứu Thế. Trong
chiều kích trình bày Đức Ki-tô như là vị Tiên tri, thánh sử Lu-ca đặc biệt muốn quy chiếu về
ngôn sứ Ê-li-a. Đức Giê-su như là Ê-li-a mới của Tin Mừng Lu-ca. Đây cũng là một nét khác biệt
trong cách trình bày của Lu-ca, thường trong các sách Tin Mừng khác, Gio-an Tẩy Giả sẽ được
gắn với hình ảnh Ê-li-a, còn trong Lu-ca, Ê-li-a là chính Đức Giê-su. Ê-li-a đã về trời trong một
chiếc xe lửa, Đức Giê-su cũng sẽ vinh thăng sau khổ nạn. Chúng ta biết, Tiên tri là người được
sai đi nói lời của Chúa, là phát ngôn viên của Thiên Chúa. Nơi Đức Giê-su, lời Chúa được thành
toàn. Khi giới thiệu Đức Giê-su là Tiên tri, tác giả muốn cho độc giả biết Đức Giê-su là người
công bố sứ điệp của Thiên Chúa “năm hồng ân” cho kẻ nghèo hèn (Lc 4,13). Thánh Lu-ca sử
dụng những đoạn văn song song để trình bày về hai nhân vật có sự song đối (Lc 1,5-25; 1,26-38;
1,39-55; 1,57-79). Còn khi trình bày về Đức Giê-su và Ê-li-a tác giả sử dụng lối văn đối mẫu (Lc
7,11-17 // 1V 17,8-24).
Một chiều kích khác của dung mạo Đấng Lời được trình bày trong sách Tin Mừng thứ ba
là chiều kích Đấng Cứu Thế. Thật vậy, cha Lagrange, sau khi nghiên cứu về Tin Mừng Lu-ca đã
kết luận một cách rất chính xác: “Sách Tin Mừng thứ ba có thể tóm lại một cách chính xác trong
dòng chữ này: Đức Giê-su Ki-tô là Đấng Cứu Độ loài người”. Nhưng nói như thế thì cũng không
có gì là khác biệt để so sánh với các Tin Mừng khác, vì cả bốn sách Tin Mừng đều trình bày về
sứ vụ cứu thế của Đức Giê-su. Một đặc điểm nổi bật ta có thể nhận thấy khi so sánh cách trình
bày của Lu-ca và các tác giả khác, đó là Lu-ca trình bày ba điểm xoay quanh sứ vụ Cứu thế của
Đức Giê-su. Một là tước hiệu Đấng Cứu Thế, hai là chủ đề ơn cứu độ phổ quát trong sứ vụ của
Đức Giê-su, ba là trong Tin mừng Lu-ca có cả một thần học về ơn cứu độ. Tóm lại, khi trình bày
Ðức Giêsu là Ðấng Cứu Thế, Ðấng ban ơn cứu độ, thánh Lu-ca có một quan niệm và một xác tín
rất cụ thể về hành động cứu độ của Ðức Giê-su. Có thể nói là khuôn mặt Tiên tri trong sứ vụ rao
giảng Tin Mừng của Ðức Giê-su cốt là để chuẩn bị tâm hồn con người đón nhận và thấu triệt
khuôn mặt Cứu Thế của Ðức Giê-su. Ðức Giê-su đến trần gian là để đem cho con người ơn cứu
độ8. Ơn cứu độ mà thánh Lu-ca trình bày là một ơn thiêng liêng, nhằm giải thoát con người khỏi
quyền lực của ma quỷ, khỏi tội lỗi, khỏi sự chết, hủy diệt đời đời. Ngõ hầu, bất cứ ai tin vào sứ

8
x. GIUSE VÕ ĐỨC MINH https://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/KINHTHAN/DucJSTrongLuca.html, tham
khảo ngày 25/03/2023.

14
điệp Tin Mừng cứu độ, thì cũng sẽ được siêu thăng (vượt qua cái chết tiến vào sự sống) để vào
Nước Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng thứ ba, Đức Giê-su được trình bày với khuôn mặt Đấng Mê-si-a cứu
thế, Đấng phải đến để mang ơn cứu độ phổ quát cho muôn dân. Ngay từ những trình thuật đầu
tiên của sách Tin Mừng, Lu-ca đã cho thấy nét độc đáo về ơn cứu độ phổ quát, khi đặt vào môi
miệng các thiên thần, trong lúc báo tin cho các mục đồng biết Đấng Cứu Thế giáng sinh “này tôi
báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân” (Lc 2,10). Cụ già Si-mê-
on cũng tuyên xưng Đức Giê-su là ơn cứu độ, mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho muôn dân (Lc
2,30-31). Ơn cứu độ phổ quát ấy cũng dành cho hết thảy mọi người, không riêng một đối tượng
nào: Từ những người nghèo, người bị giam cầm, người bị mù lòa, áp bức (Lc 4,18), đến những
người thu thuế (Lc 5,27-32); từ người nô lệ đến viên đại đội trưởng ngoại giáo (Lc 7,1-10); từ
những người phụ nữ tội lỗi (Lc 7,36-50), đến những người bị quỷ ám (Lc 4,33), người bị phong
hủi (Lc 17,11-19)…tất cả đều được hưởng ơn cứu độ, nếu họ tin vào Đức Giê-su9.
“Lời” trong Tin Mừng Lu-ca mang một khuôn mặt cầu nguyện, là Thiên Chúa nhập thể,
Người nêu gương cho các môn đệ trong sự kết hiệp thân tình với Cha bằng cầu nguyện. Thánh
sử đóng khung cuốn sách của mình trong bầu khí cầu nguyện, mở đầu là việc truyền tin cho Da-
ca-ri-a trong Đền Thờ (Lc 1,5-25), và kết thúc với sứ điệp của Đức Giê-su cho các môn đệ (Lc
24,44-53). Trước mọi biến cố quan trọng của cuộc đời, Đức Giê-su đều chìm mình trong cầu
nguyện, Đức Giê-su cầu nguyện khi chịu phép rửa, và Người thường rút lui vào nơi thanh vắng
để cầu nguyện. Người cầu nguyện trước khi chọn Nhóm Mười Hai, Chúa hiển dung trong khi
cầu nguyện, Người cũng dạy các môn đệ cầu nguyện. Trong cơn xao xuyến trước cuộc thương
khó, Người cũng chìm mình trong lời khẩn nguyện với Cha. Trên thập giá, Đức Giê-su xin Cha
tha cho những kẻ làm khốn mình… (Lc 3,21; 5,16.33; 6,12; 9,28-29; 11,1-2; 21,36; 22,40-
41.45.46; 23,34).
Lời trong Lu-ca còn thể hiện chân dung của vị Thiên Chúa hay thương xót, đây là một đặc nét
của chân dung Đấng Lời trong sách Tin Mừng thứ ba. Người ta thường gán cho sách Tin Mừng
này là: Tin Mừng về lòng thương xót. Thánh Lu-ca đã dành cả một chương trong tác phẩm của
mình để viết về lòng thương xót của Thiên Chúa với tội nhân, mà nổi tiếng là dụ ngôn người cha
nhân hậu (Lc 15,11-32). Người cha nhân hậu – hình ảnh của Thiên Chúa giàu lòng thương xót.
Thiên Chúa xót thương con người không cần một điều kiện nào, kiên nhẫn đợi chờ trong hy

9
X. LM. GB. NGUYỄN VĂN HÀO PSS, Tìm Hiểu Tin Mừng Luca, Lưu hành nội bộ, tr.34.

15
vọng. Thiên Chúa vẫn nuôi hy vọng khi con người lìa xa Ngài. Thiên Chúa không thất vọng về
con người, Ngài vẫn luôn mong mỏi, chờ đợi trong tình yêu và lòng thương xót. Một Thiên Chúa
đi bước trước tìm kiếm con người. Thánh sử Lu-ca kể rõ chính người cha đi bước trước đối với
hai người con của mình. Không những ông ra đón người con “đi lạc” trở về, mà ông cũng chạy
ra gặp người con cả, năn nỉ anh vào nhà chia vui cùng gia đình, năn nỉ anh ta đón nhận đứa em
“đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,32b). Một Thiên Chúa tự hạ mình
để phục hồi nhân phẩm của loài người, chỉ vì Ngài giàu lòng xót thương10.

Tóm lại, với Lu-ca, “Lời” là Tin Mừng thương xót của Thiên Chúa, được thể hiện nơi
Đức Giê-su Ki-tô, qua chiều kích vị Tiên tri và Đấng Cứu thế. Lời ấy chữa lành các vết thương,
băng bó các tâm hồn thương tích, giải thoát tội nhân khỏi nô lệ, loan báo tin mừng cho kẻ nghèo
hèn.

2. “Lời” trong thư thánh Phao-lô

Đối với Phao-lô, “Lời” chính là Tin Mừng (1Tx 2,13-24). Tin Mừng về Đức Giê-su Ki-
tô, Tin Mừng là chính Đức Giê-su Ki-tô. “Lời” đã ‘chộp lấy’ Phao-lô khi ông đang hăng say
bách hại Đạo và chọn ông làm khí cụ để đem danh Chúa Giê-su đến cho muôn dân (Cv 9,15-17;
Rm 1,1-5; Gl 1,11-17). Qua cuộc gặp gỡ trên đường đi Đa-mát, “Lời” đã biến đổi Phao-lô nên
một con người mới. Kẻ truy lùng Đức Ki-tô được biến đổi thành một Tông đồ nhiệt huyết, sẵn
sàng loan báo Tin Mừng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Phao-lô loan báo Đức Giê-su là Đức Ki-tô,
là Chúa và là Con Thiên Chúa. Đọc các thư của thánh Phao-lô, ta sẽ gặp thấy cụm từ “loan báo
Tin Mừng” trong hầu hết các thư của ngài. Trong những bức thư nổi tiếng và xác thực của thánh
Phao-lô dùng từ euaggelion 44 lần. Chúng ta cần phải nhớ rằng vào thời thánh Phaolô chưa hề
tồn tại một bản Tin Mừng thành văn nào. Đối với thánh Phaolô, Tin Mừng là một sứ điệp truyền
khẩu có cội rễ trong Cựu Ước (Is 52,7), được tiếp nối bằng lời rao giảng kérygma của Chúa
Giêsu (Mt 4,17). Đây là một tin tốt lành vĩnh cửu (Kh 14,6). Từ euaggelion này đã từng là đối
tượng của nhiều nghiên cứu bác học. Chúng ta hãy bằng lòng với việc đưa ra một số cách diễn tả
qua đó thánh Phaolô cho thấy rõ quan niệm của ngài về Tin Mừng11.
Với Phao-lô, Tin Mừng mà ngài có sứ vụ phải loan báo mang bốn chiều kích. Thứ nhất,
đó là Tin Mừng của Thiên Chúa (Rm 1,1b). Điều này có nghĩa là Tin Mừng này quy hướng về

10
THIÊN DI CND-CSA https://hdmenthanhgiagovap.info/hoc-hoi-nghien-cuu/thanh-kinh/long-thuong-xot-chua-trong-
ba-du-ngon-tin-mung-thanh-luca/, tham khảo ngày 26/03/2023.
11
https://catechesis.net/loi-tin-mung-noi-thanh-phaolo/, ngày 12/04/2023

16
Thiên Chúa và Tin Mừng này đến từ Thiên Chúa qua việc mạc khải để con người được cứu độ.
Thứ hai, Tin Mừng là đỉnh cao của lời hứa cứu độ, được ghi lại trong Kinh Thánh qua các ngôn
sứ và nay hoàn thành nới Đức Giê-su Ki-tô (x. Rm 1,2). Nói cách khác, lời hứa ban ơn cứu độ
trong Cựu Ước nay được thực hiện cách cụ thể nơi Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa. Thứ ba,
đó là Tin Mừng về “Con Thiên Chúa”. Thánh Tông đồ khẳng định “Tin Mừng ấy, xưa Người đã
dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của
Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta” (Rm 1,2-3a). Thánh Phao-lô còn xác tín với cộng
đoàn tín hữu Ga-lát, Thiên Chúa “đã đoái thương mạc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan
báo Tin mừng về Con của Người cho các dân ngoại” (Gl 1,16). Đức Giê-su Ki-tô, theo thánh
Phao-lô, thuộc dòng dõi vua Đa-vít, và được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng (Rm
1,3-4). Và thứ tư, Tin Mừng mà thánh Phao-lô rao giảng mang tính phổ quát, nghĩa là sứ điệp
Tin Mừng của Đức Ki-tô được loan báo và công bố cho tất cả mọi người ở mọi nơi và mọi thời12.
“Lời” nơi Phao-lô là chính Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh, vì thế thập giá nằm ở trung
tâm lời rao giảng của Phao-lô. Đức Giê-su Ki-tô bị đóng đinh, chịu mai táng và đã phục sinh là
nền tảng đức tin, đó cũng là nội dung của lời rao giảng tiên khởi (kerygma) của các Tông Đồ.
Thật vậy, vị trí trung tâm của thập giá đã bị các nhà truyền giáo đối thủ của thánh Phaolô tranh
cãi. Do chuyện này, thánh nhân có những kiểu nói sở hữu táo bạo: Tin Mừng của chúng tôi (1Tx
1,5), Tin Mừng của tôi (Rm 2,16). Cũng chính cuộc tranh cãi này gợi hứng cho thánh Phaolô
dùng cách diễn tả sau đây: chân lí Tin Mừng (Ga 2,17), tức là việc loan báo Đấng Chịu Đóng
Đinh (Ga 2,19-20)13. Phao-lô luôn ý thức rõ sứ mạng của mình là “loan báo một Đức Giê-su Ki-
tô chịu đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận và dân ngoại cho là
điên rồ” (1Cr 1,23). Thập giá với Phao-lô là hành vi độc nhất của Người con vâng phục Chúa
Cha, qua đó, Đức Ki-tô tự hạ mình để mang ơn cứu rỗi và sự giải thoát đến cho thế gian (2Cr
5,18; Ep 2,16; Cl 1,20). Phao-lô đặc biệt thích nói về “Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh”, tại sao
thế? Vì với Phao-lô, thập giá là vinh quang cao cả nhất (1Cr 1,18). Phao-lô chỉ tìm vinh quang
trong thập giá “ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giê-su Ki-tô, Chúa
chúng ta” (Gl 6,14). Phao-lô say mê thập giá, nên trong suốt cuộc đời rao giảng Tin Mừng, độc
giả dễ dàng bắt gặp một Phao-lô phải đau khổ và bắt bớ nhiều lần vì danh Đức Ki-tô, nhưng ông
quyết không bỏ cuộc, không chùn bước, không ngần ngại dấn thân. Thập giá trong lời rao giảng

12
x. LM GB NGUYỄN VĂN HÀO PSS, Tìm Hiểu Các Thư Phao-Lô, Lưu hành nội bộ, tr.10
13
CLAUDE TASSIN https://catechesis.net/loi-tin-mung-noi-thanh-phaolo/, ngày 13/04/2023

17
của Phao-lô cũng là một lời mời gọi người tông đồ hãy từ bỏ mình vì tình yêu mến Đức Ki-tô và
tha nhân.
Một điểm nổi bật trong cách trình bày giáo huấn của thánh Phao-lô, đó là, ta thấy thánh
nhân xem ra như không muốn phân biệt giữa giảng lời (Cv 8,4) và giảng Đức Giê-su (Cv 11,20).
Nhiều lần, thánh Phaolô nói đến việc giảng Đức Ki-tô (1Cr 1,23; 2 Cr 4,4; Gl 3,1). Trong Cl 1,25
và kế tiếp, ngài giải thích “lời Thiên Chúa” như một “một mầu nhiệm” và mầu nhiệm này như là
“Đức Ki-tô trong anh em”14. Mặc dù cái bước gọi Đức Ki-tô là “Lời” chưa được ai bước (dù có
đoạn như 1Ga 1,1; Kh 19,13), nhưng rõ ràng đường đã được mở ra. Việc mở đường này cũng đã
có ngay trong phạm vi ý niệm, thí dụ trong các đoạn như Pl 2,5 và kế tiếp, Cl 1,15 và kế tiếp, dù
từ ngữ có khác, nhưng thánh Phao-lô đã gán cho Đức Ki-tô những phẩm tính và hoạt động giống
như Cựu Ước đã gán cho Khôn Ngoan. Xét như thế, ta thấy nơi Phao-lô, “Lời” là chính Tin
Mừng, đó là Tin Mừng về sự giải thoát đến từ thập giá và sự phục sinh của Đức Giê-su Ki-tô.

14
http://giaophanthanhhoa.net/kinh-thanh/mot-so-y-niem-chu-chot-trong-tin-mung-gioan-22195.html, tham khảo
ngày 13/04/2023

18
Chương IV
LỜI TRONG TIN MỪNG IV

Bức chân dung mà tác giả Tin mừng IV phác họa về Đức Giê-su gồm những nét
sống động và gồm cả những biểu tượng quan trọng tôn giáo Đức Giê-su dùng để nói về
mình: Đức Giê-su Na-da-rét là con chiên của Thiên Chúa (1,29.36), là Đền Thờ mới
(2,21), là Con Người được nâng lên như con rắn bằng đồng trong sa mạc (3,14), là tân
lang (3,19), là bánh ban sự sống (6,35), là nguồn nước ban sự sống (7,37 tt), là ánh sáng
cho đời (8,12), là cửa ra vào (10,7.9), là mục tử nhân hậu (10,11.14), là sự sống lại
(11,25), là con đường, là sự thật, là sự sống vĩnh cửu (14,6), là cây nho thật (15,1 tt).
Chân dung ấy, vừa hiện thực, lại vừa thần thiêng, đã cho khuôn mặt lịch sử của Đức Giê-
su tất cả kích thước một Đấng cứu độ thế gian (4,42) 15. Chúng ta cùng tìm hiểu về một
vài biểu tượng mà tác giả Tin Mừng IV dùng, để hiểu hơn về nguồn gốc, sứ mạng và con
người Đức Giê-su.

1. Từ ngữ: Lời – Logos

Danh từ “logos” lấy từ văn hoá Hy-lạp, nhưng tác giả Tin Mừng IV xây dựng thần
học về “Logos” (Lời) dựa trên văn chương khôn ngoan trong Cựu Ước, và suy tư của
cộng đoàn tín hữu tiên khởi về căn tính và nguồn gốc của Đức Giê-su.
Danh từ “logos” có nghĩa là “lời nói”. Triết học Hy-lạp dùng từ “logos” chỉ thực
thể vĩnh hằng, nguyên lý thần linh hay linh hồn của vũ trụ. Lời tựa Tin Mừng Gio-an
dùng từ “Logos” (Lời) để nói đến một ngôi vị. Lời được đồng hoá với Đức Giê-su trong
Tin Mừng. Lời tựa (Ga 1,1-18) vừa dẫn vào nội dung Tin Mừng, vừa trình bày mặc khải
về nguồn gốc và sứ vụ của Lời – Đức Giê-su, vừa cho biết niềm tin của tác giả và của
cộng đoàn. Dịch từ “Logos” bằng “Lời” cho phép giữ được những gợi ý độc đáo về thần

15
https://catechesis.net/dan-nhap-tin-mung-theo-thanh-gioan-van-de-lich-su-5-2/, tham khảo ngày 22/3/2023.

19
học: Đức Giê-su là “Lời” ở với Thiên Chúa và là Thiên Chúa (1,1), là Lời làm người
(1,14a), là Lời của Thiên Chúa cho loài người, là Đấng nói lời Thiên Chúa, mặc khải ý
định cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại (1,18; 3,16). 16 Đức Giê-su Ki-tô là Lời
đầu tiên và Lời cuối cùng của Thiên Chúa. Nơi Người, Thiên Chúa tự tỏ mình ra vĩnh
viễn và chan hòa, Thiên Chúa nói với chúng ta và cho ta được biết Người. Khi Người ngỏ
lời với chúng ta thì luôn luôn có một yêu cầu, một đòi hỏi phải trả lẽ17.
Đặc ngữ “Lời”, có thể gặp thấy trong hầu hết các nền văn chương tôn giáo Hy-lạp
và Phương Đông cổ thời, đặc biệt trong Ngộ đạo thuyết (Gnose). Có nhiều tương đồng
giữa “Logos” của Gio-an với “Sophia” (Đức khôn ngoan) của Do-thái giáo Hy-lạp hóa,
và với lối nói “Lời của Gia-vê” xuyên suốt Cựu Ước, cách riêng qua miệng các ngôn sứ.
Văn chương kinh sư (các Rabbi Do-thái) và Targums (bản dịch Kinh Thánh Hipri sang
tiếng A-ram, giống như chữ Nho dịch sang chữ Nôm) thường tránh gọi trực tiếp Thần
Danh Gia-vê và sự hiện diện của Người cho nên họ lấy chữ “Lời” (tiếng A-ram: Mem’ra)
thay thế vào. Trong Tân Ước, trước khi có Tin mừng IV, thành ngữ “Lời Thiên Chúa”
được dùng để chỉ sứ điệp hay Tin mừng cứu độ của Ki-tô giáo. Dù nền tảng, gốc gác đặc
ngữ “Lời” (Logos) có là thế nào đi nữa thì khi chọn từ này, vị Thánh Sử muốn gợi ý cho
độc giả rằng Lời là để nói ra, vì lời là dụng cụ truyền đạt cho nhau. Vậy nếu Đấng Lời đã
có đó thì Đấng Lời muốn nói một điều gì – tức là mạc khải: Thiên Chúa muốn tự tỏ mình
ra.18
Xét như thế, “Lời” trong Tin Mừng IV có nhiều ý nghĩa:
Đầu tiên, theo người Sê-mít Lời không chỉ là âm thanh hay tiếng nói được phát ra rồi sau
đó tan loãng đi và biến mất, nhưng “Lời” còn sâu sắc hơn nhiều.
Tiếp đến, Lời là một sức mạnh khi đã phát ra thì sinh hiệu quả. Nếu là lời chúc lành thì
sinh hiệu quả lành, nếu là lời chúc dữ thì sinh hiệu quả dữ. Vì thế mà người Sê-mít rất coi
trọng các câu chúc lành, chúc dữ và thần chú (x. Ds 24,17). Không những lời sinh hiệu
quả, lời trong Thánh Kinh dần dần còn được nâng lên để trở thành một Ngôi vị (x. Cn

16
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2012/12/ga-11-13-loi-logos-la-su-song-la-anh.html, tham khảo
ngày 15/8/2022.
17
x. FX VŨ PHAN LONG, Các bài tin mừng Gioan dùng trong phụng vụ, NXB Văn hóa thông tin 2010, tr. 22.
18
x. LM.HOÀNG MINH TUẤN, Đọc Tin Mừng Theo Gio-an, tập 1,NXB Tôn Giáo, tr. 49-50.

20
8,22; Kn 7,22). Không chỉ dừng lại ở đó, suy tư của tác giả Tin mừng IV còn đi xa hơn
một bước nữa khi xem Lời là chính Đức Giê-su.
Trong các bản văn đầu tiên của Tân Ước, Lời có nghĩa là sứ điệp cứu độ nơi Đức Giê-su
Ki-tô, thánh Phao-lô đã trình bày Đức Ki-tô như là Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa và
gán cho Lời những phẩm tính tương tự các phẩm tính của Đức Giê-su Ki-tô (Cv 8,4;
19,20; 1Cr 1,24; Pl 2,16)19.
Sở dĩ tác giả Tin Mừng IV dùng một từ trừu tượng “Logos – Lời” là cố ý nhấn
mạnh không những hữu thể siêu việt của Đức Giê-su trong viễn tượng vĩnh hằng nói trên,
mà còn cái khía cạnh quan trọng nhất trong bản ngã của Đức Ki-tô: Chức năng mặc khải.
Nhìn như thế thì thấy Đức Giê-su là Logos - Lời, tức là Đấng mặc khải trọn vẹn, toàn
diện, đầy đủ và chung cục Thiên Chúa Cha ra cho người trần. Mặc khải này đáp ứng
niềm trông đợi những điều Thiên Chúa hứa trong Cựu Ước (x. Ga 14,8 - 10,22-23; Kh
19,13; 1Ga 1,1)20.

Điển ngữ thần học Thánh Kinh định nghĩa về mầu nhiệm Ngôi Lời thành nhục thể
như sau:
“Thánh Gio-an bộc lộ cho chúng ta bí ẩn cuối cùng của mầu nhiệm Lời Chúa, khi
đối chiếu hết sức chặt chẽ mầu nhiệm đó với chính mầu nhiệm Đức Giê-su, Ngài là Con
Thiên Chúa, là Lời tự hữu, Ngôi Lời. Chính từ Ngài phát xuất mọi biểu lộ của Lời Chúa
trong việc sáng tạo, trong lịch sử, trong hoàn tất chung cục của sự cứu rỗi. Do đó, giúp
người ta hiểu được câu nói đầu tiên trong thư gửi tín hữu Do-thái: “Sau khi đã nói với
cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, Thiên Chúa nói với ta qua Con Ngài” (Dt 1,1). Như
thế, là Ngôi lời, Đức Giê-su đã hiện hữu ngay từ đầu nơi Thiên Chúa, và chính Ngài đã
là Thiên Chúa (Ga 1,1). Ngài đã là Lời sáng tạo, trong Lời ấy mọi sự đã được tạo thành
(Ga 1,1; Dt 1,2; Tv 33,6tt), Ngài là Lời sáng soi đã chiếu sáng trong chỗ tối tăm của thế
gian để đem đến cho con người mạc khải về Thiên Chúa (Ga 1,4.9). Từ Cựu Ước, chính
Ngài đã tự biểu lộ cách kín đáo dưới các dáng vẻ của Lời tác động và mạc khải. Nhưng
sau cùng, vào thời sau hết, Ngôi Lời đã công khai đi vào lịch sử bằng cách trở thành
19
FX VŨ PHAN LONG, Các Bài Tin Mừng Gioan Dùng Trong Phụng Vụ, NXB VHTT 2010.
20
LM. HOÀNG MINH TUẤN, Đọc Tin Mừng Theo Gio-an, tập 1, NXB Tôn Giáo, tr.47.

21
nhục thể (Ga 1,14). Bây giờ, Ngài trở nên đối tượng kinh nghiệm cụ thể cho con người
(1Ga 1,1tt) đến nỗi “chúng tôi đã thấy vinh quang của ngài” (1Ga 1,14). Nhờ đó, Ngài
đã hoàn tất hai hoạt động của Ngài là Đấng mạc khải và tác giả sự cứu rỗi: Như Con
duy nhất, Ngài làm cho con người nhận biết Cha (Ga 1,18); để cứu rỗi con người, Ngài
đã đưa vào thế gian ân sủng và chân lý (Ga 1,14.16). Ngôi Lời đã được tỏ lộ cho thế
gian và từ đây ở tại trung tâm lịch sử nhân loại: trước Ngài, lịch sử đã hướng về việc
nhập thể của Ngài; sau khi Ngài đến, lịch sử lại hướng về cuộc khải hoàn cuối cùng của
Ngài. Bởi vì chính Ngài sẽ còn xuất hiện trong trận chiến cuối cùng, để chấm dứt hoạt
động của những quyền năng xấu xa và để bảo đảm ở trần gian chiến thắng vĩnh viễn của
Thiên Chúa (Kh 19,13)21.

Suy cho cùng, Lời là chính Đức Giê-su, tức là nội dung mạc khải của Thiên Chúa.
Tác giả Tin Mừng IV nói về Ngài như Logos trong triết học Hy-lạp, là muốn nhấn nói
đến thần tính của Lời là ở nơi Thiên Chúa, là “Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha”, là
“Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật”, Đấng mạc khải về Chúa Cha cho nhân loại. Vậy
nguồn gốc và căn tính của Đấng Lời là ở đâu, đó là nội dung sẽ được trình bày trong phần
kế tiếp.

2. Lời là chính Thiên Chúa

Khi nói “Lời” là chính Thiên Chúa, là muốn nói đến thần tính, đến bản chất của
Lời – Đức Giê-su, nguồn gốc của Người không phải đến từ người phàm, cũng không phải
phát xuất từ một năng lực siêu nhiên nào đó trong vũ trụ, nhưng Lời là chính Thiên Chúa,
là “Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha”, một Ngôi Vị cụ thể chứ không phải một ý
niệm.
Thông thường “logos” có nghĩa “lời, lời nói”. Nhưng trong lời tựa Tin Mừng, từ “Logos”,
dịch là “Lời” (viết hoa) có nghĩa thần học quan trọng vì từ này được nhân cách hoá để nói
về Đức Giê-su Nhập Thể. “Lời” (Logos) trong lời tựa vừa gợi đến Lời tạo dựng của
Thiên Chúa (St 1,1), vừa giới thiệu ngôi vị, nguồn gốc và căn tính của Đức Giê-su. Danh
từ “Lời” theo nghĩa Lời là Đức Giê-su chỉ xuất hiện trong lời tựa Tin Mừng IV.
21
ĐIỂN NGỮ THẦN HỌC THÁNH KINH, Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Pio X, Đà Lạt – Việt Nam,
NXB Tôn Giáo, tr. 814

22
Tác giả Tin Mừng khẳng định căn tính và nguồn gốc của Lời: “Lời có lúc khởi
đầu, và Lời ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa.” Kiểu nói “lúc khởi đầu” (en arkhê)
gợi đến sự khởi đầu tuyệt đối trong sách Sáng thế ở St 1,1: “Lúc khởi đầu Thiên Chúa tạo
dựng trời và đất.” Lời Nhập Thể ở 1,14a: “Lời đã trở thành (egeneto) người phàm và cư
ngụ giữa chúng tôi.” Động từ “trở nên” (ginomai) chia ở thì aoriste: “egeneto” (đã trở
thành) vừa xác định Lời đã xuất hiện trong lịch sử, vừa cho biết cách hiện diện của Lời:
“trở thành người phàm (sarx)”. Lời đã trở thành con người bằng xương bằng thịt. Chiều
kích nhập thể được nhấn mạnh bằng từ “sarx” (xác thịt, xác phàm, người phàm)22.
Vì đã đem đến cho con người mạc khải toàn vẹn và chung cục về Thiên Chúa cho
loài người và diễn tả Thiên Chúa một cách tương xứng, cho nên Đấng Lời phải có từ
trước, trước cả cái “lúc Khởi nguyên” đó, tức là Ngài hiện diện bên ngoài thời gian và
siêu thời gian, trước mọi sự mọi loài, từ thuở đời đời phải ở cùng Thiên Chúa, mang
trong mình chính bản thể Thiên Chúa…do đó, Ngài phải thuộc về thế giới khác, tức là thế
giới của Thiên Chúa23. Lời trong Tin Mừng IV được nhân cách hóa và có một ngôi vị cụ
thể, mà khi nói đến Ngôi vị là nói đến một hữu thể trong tương quan với một hữu thể
khác. Ở đây (Tin Mừng IV), trình bày Lời – Đức Giê-su trong tương quan với Thiên
Chúa, tức là Thiên Chúa Cha “Lúc khởi đầu đã có Lời, Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và
Lời là Thiên Chúa” (1,1-2). Mối tương quan thân mật Cha – Con giữa Đức Giê-su với
Thiên Chúa Cha còn được thể hiện trong lời cầu nguyện của Đức Giê-su, xác định tư
cách của Ngài với Chúa Cha. Đức Giê-su cầu nguyện: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha…”,
“Lạy Cha, giờ đã đến…” (Ga 11,41-42; 17,1tt).
Minh chứng cho nguồn gốc siêu việt và thần tính của Đức Giê-su – Lời. Trong Tin
Mừng IV, Đức Giê-su nhiều lần khẳng định “Tôi là…(ego eimi)”. “Tôi là bánh trường
sinh” được dùng bốn lần trong chương 6,35.41.48.51. “Tôi là ánh sáng thế gian” được
dùng một lần 8,12. “Tôi là sự sống lại và là sự sống” được dùng 1 lần trong 11,25. “Tôi là
cửa chuồng chiên” được dùng 2 lần trong 10,7.9. “Tôi chính là Mục Tử nhân lành” được
dùng 2 lần trong 10,11.14. “Tôi là Đường, là Sự thật, và là Sự sống” được dùng 1 lần
22
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2010/12/tim-hieu-ga-11-18-thay-va-nghe-loi-nhap.html, tham khảo
ngày 20/08/2022.
23
LM.HOÀNG MINH TUẤN, Đọc Tin Mừng Theo Gioan - Lời Thành Xác Phàm, tập 1, NXB TG, tr.

23
trong 14,6. “Tôi là cây nho thật” được dùng hai lần ở 15,1.5. Tất cả những lần Đức Giê-
su khẳng định này là những mạc khải về căn tính thần linh của Người và về sứ vụ của
Người trong thế gian. Ngoài những kiểu nói “Tôi là” có thuộc từ mà người viết vừa liệt
kê trên đây, trong tin Mừng IV còn sử dụng kiểu nói “Tôi là” để xác định chủ thể nói. Đó
là các lần được ghi lại trong cuộc đối thoại giữa Đức Giê-su và người phụ nữ Sa-ma-ri
bên bờ giếng Gia-cóp 4,26; 6;20; 18,5.6.8. Đức Giê-su nói với người phụ nữ Sa-ma-ri về
Đấng Mê-si-a như sau: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây”. Còn ở trong
6,20, Đức Giê-su nói với các môn đệ khi người đi trên mặt Biển Hồ để đến với các ông:
“Chính Thầy đây, đừng sợ!”, và ở trong 18,5 Đức Giê-su nói với những kẻ đến bắt
Người: “Chính tôi đây”. Đặc biệt hơn, để nói về căn tính của Lời – Đức Giê-su, tác giả
Tin mừng IV còn sử dụng bốn lần kiểu nói “Ta là – ego eimi” theo nghĩa tuyệt đối ở
8,24.28.58; 13,19. Đức Giê-su nói với những người Pha-ri-sêu ở 8,24b.28a rằng: “Nếu
các ông không tin là Tôi Hằng Hữu (Ego Eimi), các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết”;
và “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu
(Ego Eimi)”. Ở trong 8,58b, Đức Giê-su khẳng định với người Do-thái: “Trước khi có
Áp-ra-ham, thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”. Trong bữa ăn cuối cùng của Đức Giê-su và các môn
đệ, Đức Giê-su nói với các ông trong 13,19: “Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc
này, trước khi sự việc xảy ra, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu” 24. Với
lối nói “Ego Eimi” theo nghĩa tuyệt đối, những lời này gợi nhớ tới việc Gia-vê Thiên
Chúa mạc khải Tên của Người cho Mô-sê tại Khô-rếp, điều này được ghi lại trong Xh
3,24. Bên cạnh các lời khẳng định về căn tính theo kiểu nói “Tôi là”, Đức Giê-su trong
10,30 còn xác định: “Tôi và Chúa Cha là một”25.

Như vậy, trong tư cách là Ngôi Lời – Đấng “vẫn hướng về Thiên Chúa”, Đấng “là
Thiên Chúa” về mặt ngôn ngữ, thì kiểu nói “Tôi là – Ego eimi” với các thuộc từ đi kèm
nói đến tư cách thần linh của Đức Giê-su là Con một Thiên Chúa, Đấng được Chúa Cha
sai đến. Và như thế, các lời khẳng định của Đức Giê-su về bản thân Người được nói trong
sách Tin Mừng, là hiện thực hóa lời khẳng định về Lời trong Lời tựa của sách Tin Mừng.

24
https://catechesis.net/ta-la-ego-eimi-trong-tin-mung-gioan-3/, tham khảo ngày 20/08/2022
25

24
Đức Giê-su không lớn hơn Chúa Cha, Người cũng không phải là Chúa Cha, nhưng Người
là Đấng “hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha”, là “Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật”.

3. Lời – nguyên lý sáng tạo mới

Nói đến căn nguyên, ta sẽ hiểu ngay là nói đến nguyên nhân đầu tiên, lí do phát
sinh những điều kế tiếp sau đó. Nguyên lý là căn nguyên, gốc gác, nền tảng, cơ sở của
một vấn đề hay một chuyển động, vận động nào đó. Khi nói “Lời” là nguyên lý sáng tạo
mới là muốn nhấn mạnh vai trò của “Lời”, Lời là căn nguyên của sáng tạo, là nền tảng
của cuộc sáng tạo mới. Cuốn sách đầu tiên của bộ Kinh Thánh đã bắt đầu bằng câu: “Lúc
khởi đầu…” và câu đó đã thành nhan đề cho Sách ấy. Qua đó, người ta dễ thấy ngay sự
tương đồng giữa Lời tựa của sách Tin Mừng IV và sách Sáng thế: Sách đầu tiên của bộ
kinh Thánh dùng câu “lúc khởi đầu” để khai mào trình thuật Thiên Chúa tạo dựng vạn
vật (St 1,1-31), tác giả Tin Mừng IV cũng lấy lại công thức này để mở đầu quyển Tin
Mừng của mình, như là trình thuật về việc Thiên Chúa Cha tái tạo cách siêu nhiên loài
người tội lỗi nhờ Ngôi Lời – Đức Giê-su Ki-tô, không phải để thay thế sáng tạo và lịch sử
cũ, nhưng là để làm mới lại…Theo cha Hoàng Minh Tuấn: Tác giả Tin Mừng IV lấy lại
từ sách Khôn ngoan các chủ đề: Ánh sáng, sự sống, sung mãn, vinh quang…là những
nhân tố trong việc sáng tạo. Những câu điệp khúc của sách Sáng thế “Thiên Chúa phán…
liền có…” cũng được lấy lại và tán rộng ra: Thiên Chúa phán tức là Thiên Chúa tạo dựng
vũ trụ bằng lời của Người (x.Tv 33,6-9; Kn 9,1; Hc 42,15) thì Tin Mừng IV nói “nhờ Lời
vạn vật được tạo thành, và không có Lời thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,3), ánh
sáng đối lại với tối tăm (Kn 1,18) thì Tin Mừng IV nói Lời là ánh sáng và là sự sống rạng
soi trong tối tăm và không thể bị tối tăm triệt hạ.

Tác giả Tin Mừng IV muốn gợi đến một cuộc tạo dựng mới, không phải một tạo
dựng khác, nhưng đúng hơn là làm mới lại tạo thành cũ. Cuộc sáng tạo mới này được
thực hiện trong biến cố thập giá và phục sinh, Chúa Ki-tô trao ban Thánh Thần cho Giáo
hội để Người tái tạo và đổi mới mọi sự. Lời Thiên Chúa sáng tạo được nói đến trong sách
Sáng thế là chính Đức Giê-su – Lời duy nhất của Chúa Cha cho nhân loại, Đức Giê-su là
mặc khải trọn vẹn của Thiên Chúa. “Lời” vốn tiền hữu trong Cha, cùng với Cha, được thể

25
hiện qua động từ “ên-có”, động từ này được dùng ở thì quá khứ bất toàn, nhằm nói lên sự
hiện hữu và tương quan siêu thời gian (hằng hữu) của Ngôi Lời và Thiên Chúa. Nhưng
khi nói đến tương quan của Lời với vạn vật, “Tin mừng IV dùng từ “egeneto” (động từ
‘ginomai’), thì ở thể bị động, dịch ra là “đã thành sự”, mời gọi độc giả bước vào lãnh
vực của tạo thành, nhìn lui về một hành động sáng tạo của Thiên Chúa trong một quá khứ
nhất định: bởi hành động tạo dựng ấy, những vật trước kia chưa từng có, nay được gọi ra
để hiện hữu. Và mọi vật được tạo dựng đều liên quan đến với “Lời”, vì chúng không chỉ
được tạo dựng nhờ Ngài, mà còn trong Ngài.
Chúng ta cũng tìm thấy một tư tưởng ấy trong Cựu Ước (Tv 32,6; Is 40,26;
48,3…). Và Hội thánh sơ khai đem áp dụng vào Chúa Ki-tô (1Cr 8,6, thánh ca của Cô-lô-
xê “vì trong Ngài, vạn vật được tạo thành, trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình),
như thế Lời là trung gian sáng tạo, Tin Mừng IV không gọi Đức Ki-tô là Đấng Sáng tạo
vì tước hiệu này chỉ dành cho Chúa Cha (x. Cl 1,15tt)26.
Trong Lời và nhờ Lời mọi sự được tạo thành, mọi sự chứ không phải chỉ có riêng
một thành phần nào trong vũ trụ, trong câu “nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và
không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành” mang một ý nghĩa rộng lớn và bao quát,
như muốn ôm choàng lấy cả tạo thành của Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta là ý tưởng
của Thiên Chúa được trở thành hiện thực, chứ không phải sản phẩm của ngẫu nhiên hay
định mệnh mù quáng, ta được nắn tạo, chúc phúc và yêu thương trong nguyên mẫu của
tất cả mọi người: Ngôi Lời.
“Trong bản dịch Kinh Thánh theo tiếng Hy-lạp, “Logos” dịch chữ “dâbâr” (tiếng do-
thái), nghĩa là “nói”, mà “dâbâr” chủ yếu là lời nói, dùng để thông truyền ý mình cho
người khác. Trong Cựu ước, “dâbâr Yaweh” thường chỉ việc Thiên Chúa thông truyền
cho loài người hoặc về chính bản thân Người, hoặc về ý định của Người, qua trung gian
các ngôn sứ, là những người đã được Lời Chúa xảy đến cho. Toàn bộ mặc khải ấy được
người Do-thái gọi là Torah, gọi một cách tổng quát là “dêbâr Yaweh”, theo khía cạnh
pháp lý tức là “Lề Luật”27.

26
LM. HOÀNG MINH TUẤN, Đọc Tin Mừng theo Gio-an, sđd, tr. 58
27
LM HOÀNG MINH TUẤN, sđd, tr.57-61.

26
Trong Cựu ước, lời Thiên Chúa nói ra và được nghe, điều này bảo toàn được tính siêu
việt của Thiên Chúa tức là giữ khoảng cách xa muôn trùng giữa Thiên Chúa và loài người
- đúng theo nhãn quan của Cựu Ước. Cùng với đó, xác quyết về Thiên Chúa và tự do của
Ngài. Thiên Chúa đến gần con người để nói chuyện với họ một cách có thể hiểu được, và
Ngài chờ đợi con người đáp lời, Thiên Chúa vẫn luôn tôn trọng tự do của con người.
Cũng từ căn bản lời nói của Thiên Chúa với loài người này, người ta đã rút ra đạo lý về
lời nói của Thiên Chúa với vạn vật: “Người phán một lời liền có trời đất”. “Nhờ Lời” ấy,
Thiên Chúa kéo vũ trụ ra khỏi hỗn mang nguyên thủy, thì cũng bởi lời nói với loài người,
qua các tiên tri, người kéo loài người ra khỏi cuộc sống hỗn độn và thiết lập trật tự, công
bình trong các công việc của loài người: lời phán ấy được kết thành bộ luật chi phối cuộc
sống và hoạt động con người, xã hội, quốc tế.
Thần tính của Đấng Lời cũng được tỏ rõ bởi quyền năng tạo dựng của Ngài...Mọi loài
mọi vật không trừ một cái gì (trong tiếng Hy-lạp: panta) có nghĩa bao gồm cả vật hữu
hình, vật vô hình, các thiên thần trên trời, loài người dưới thế, mọi vật đều đã được dựng
nên bởi Đấng Lời vĩnh cửu. Thánh Phao-lô đã làm rõ thần tính của Chúa Ki-tô khi nói:
“trong Người, muôn vật được tạo thành” (Cl 1,16; Dt 1,3). Vì tạo dựng là một việc mà
chỉ Thiên Chúa mới làm được. Sở dĩ Tin Mừng IV nhấn mạnh đến quyền năng tạo dựng
mọi sự của Đấng Lời là vì bối cảnh tạp giáo thời đó. Qua đó, tác giả khẳng định tất cả
mọi vật hiện hữu bởi Đấng Lời hằng có, và mọi sự sống đều thông chia sự sống từ nguồn
mọi sự sống là Đấng Lời; và mọi hiểu biết, tri thức đều là một tia phản ánh của Sự Sáng
Ngài.
Ngôi Lời của Thiên Chúa tiếp tục chương trình sáng tạo trong dòng lịch sử bằng
sự tái tạo, phục hồi và hoàn thiện những gì bị đổ vỡ và hư hỏng do tội lỗi. Biến cố Đức
Giê-su là Ngôi Lời Nhập Thể được xem là biến cố sáng tạo mới, sáng tạo đạt đỉnh điểm.
Bởi vì, trong biến cố này, Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa đã trở thành con người, giống
con người mọi sự, ngoại trừ tội lỗi (Dt 4,15). Vũ trụ chết chóc, ảm đạm vì tội lỗi sau biến
cố sa ngã của Nguyên Tổ nay trở nên sinh động trở lại, mới mẻ và tốt đẹp hơn nhờ Ngôi
Lời của Thiên Chúa ‘đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta’. Với biến cố Nhập
Thể, Đức Giê-su diễn tả Người là con người thật và Thiên Chúa thật. Đặc biệt, nhờ Đức

27
Giê-su, con người nhận biết Thiên Chúa cách thích hợp và hoàn hảo hơn: “Thiên Chúa,
chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi
cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Nhờ Đức Giê-su,
muôn vật muôn loài được dựng nên, được duy trì và được biến đổi cho sự hoàn hảo
chung cuộc. Đặc biệt, nhờ Đức Giê-su, con người được hiện hữu và hoạt động, được thứ
tha tội lỗi và được biến đổi, trở nên thụ tạo mới. Công trình sáng tạo mới được thể hiện
qua sự vâng phục đến nỗi bằng lòng chết và chết trên thập giá của Đức Giê-su. Đối lại
với A-đam xưa đã không vâng phục mà đem đến án chết cho cả nhân loại thì nay trong sự
vâng phục của Ngôi Lời, một nhân loại mới được tái sinh. Sự phục sinh của Đức Giê-su
là ‘sáng tạo mới’ (new creation) đúng nghĩa nhất. Nhờ sự phục sinh của Đức Giê-su, con
người có được niềm tin và hy vọng vững chắc vào sự sống vĩnh cửu giữa những bấp
bênh, đau khổ và khó khăn của cuộc sống hằng ngày. Sự phục sinh của Đức Giê-su là
hình mẫu cho sự phục sinh của những ai tin tưởng, gắn bó và thực thi thánh ý Người
trong hành trình trần thế (Pl 3,10-11)28.

4. Lời – ân sủng và sự thật

“Ân sủng” và “sự thật” trong tiếng Do-thái là “Heset” và “Emet”, ân sủng và sự
thật chỉ có ở nơi Thiên Chúa, vì người là Nguồn của mọi sự. Ân sủng là tình thương, ân
huệ nhưng không của Thiên Chúa. Ân sủng tròn đầy và trọn vẹn mà Thiên Chúa ban cho
con người là chính “Con Một” của Thiên Chúa, Đức Giê-su Ki-tô. Ân sủng là ân huệ của
Thiên Chúa, chứa đựng mọi ân huệ khác, là ân huệ của Con Ngài (Rm 8,32), nhưng nó
không chỉ là đối tượng của ân huệ này mà thôi. Đó là ân huệ tỏa rạng từ lòng quảng đại
của người cho và nhờ chính lòng quảng đại này bao bọc lấy tạo vật đón nhận ân huệ,
Thiên Chúa trao ban qua ân sủng, và người nào đón nhận ân huệ của Ngài thì được ân
nghĩa và làm đẹp lòng Ngài. Việc Đức Giê-su Ki-tô đến, chứng tỏ lòng quảng đại Thiên
Chúa tiến xa tới đâu: Đến độ ban cho chúng ta chính Con Ngài. Nguồn gốc hành vi phi
thường đó là sự hòa hợp lòng âu yếm, trung thành và nhân từ, nhờ đó, Gia-vê tự tỏ mình
cho nhận loại biết về Ngài. Lời cầu chúc ân sủng của Thiên Chúa mở đầu cho hầu hết

28
https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/duc-gie-su-ki-to-duong-sang-tao-46448, tham khảo ngày 22/08/2022

28
mọi thư của các Tông đồ, điều đó chứng tỏ rằng: Đối với các Ki-tô hữu, ân sủng là ân huệ
tuyệt vời gồm tóm mọi hành động của Thiên Chúa và mọi điều mà chúng ta có thể cầu
chúc cho anh em chúng ta29.

Nơi Đức Giê-su, chúng ta đã thấy “ân sủng và sự thật đến với chúng ta”, và vì đó
chúng ta nhận biết Thiên Chúa trong Con Một Ngài. Cũng như chúng ta biết rằng “Thiên
Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8). Thiên Chúa tỏ mình ra trong Đức Giê-su bằng ân sủng tha
thứ, chữa lành, thể hiện tình yêu thương xót đặc biệt với tội nhân, người nghèo, bị bỏ rơi,
gạt ra bên lề xã hội…Cũng vậy, khi thấy Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta biết rằng hành động
của Thiên Chúa là ân sủng (Tt 2,11; 3,4). Ngôi Lời làm người, Ngài là Đấng được Chúa
Cha sai phái đến thế gian, Đấng “Đầy tràn ân sủng và sự thật”. Công thức này cho biết
điều gì đã được ban cho loài người nhờ sự hiện diện của Ngôi Lời, điều gì các môn đệ đã
nhận được khi hiểu rõ ràng bản thân Ngôi Lời (Ga 1,16). Nhờ Đức Giê-su là chính Sự
thật của Thiên Chúa, đã được ban cho chúng ta như “quà tặng” (=ân sủng), ân sủng sự
thật đã có đó (Ga 1,16; 14,6). “Ân sủng sự thật” chính là mạc khải về một thực tại cho
đến nay vẫn còn ẩn giấu, nay được ban một cách nhưng không. Vì Người là “sự thật”,
Người cho chúng ta được biết một phương diện hoàn toàn mới của Thiên Chúa: “Ai thấy
Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9). Trong thân phận là Con, Người mạc khải về Thiên
Chúa như là Cha: ta không thể biết Đức Giê-su như Con Thiên Chúa mà không đồng thời
biết Thiên Chúa như là Cha của Đức Giê-su. Được biết rõ như thế về Thiên Chúa là một
ân huệ, một sự chiếu cố nhân ái của Thiên Chúa đối với loài người. Để cho thấy tính cách
mới mẻ của ân sủng do Đức Giê-su, Ngôi Lời đem đến, Tin Mừng IV so sánh với Lề
Luật trong giao ước cũ. Qua trung gian Mô-sê, Thiên Chúa ban Lề Luật cho con người.
Lề Luật đó là lời Thiên Chúa, dấu chỉ lòng ân cần của Thiên Chúa, cũng mạc khải ý
muốn của Thiên Chúa, xuyên qua các điều răn và các lời hứa của Thiên Chúa, Lề Luật
loan báo điều mà chính Thiên Chúa muốn làm, điều Ngài sẽ ban cho dân Ngài. Đồng thời
cho biết điều mà dân Chúa phải làm, để sống phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Ngay
các điều răn của Thiên Chúa cũng được nhận biết như là những dấu chỉ về ân sủng của
Ngài, xuyên qua các điều này, Israel có thể biết điều gì Thiên Chúa muốn (Tv 19; 119).
29
x. ĐIỂN NGỮ THẦN HỌC TK, sđd, tr. 82,84

29
Nhưng điều Thiên Chúa chuyển đến cho loài người nhờ trung gian Đức Giê-su còn vượt
quá ân ban trên. Đức Giê-su Ki-tô không phải một trung gian theo kiểu Mô-sê, là người
chỉ truyền đạt điều đã nhận. Nhờ Đức Giê-su, Con Thiên Chúa đã đến trong thế gian, ân
ban là sự thật, là mạc khải về điều mà cho đến nay còn bị giấu kín, đã được ban cho ta
“Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả” (Ga 1,18). Không một ai, kể cả Mô-sê đã được
gặp trực tiếp và biết đầy đủ về Thiên Chúa. Nay, “Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng
hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết”. Nhiệm vụ chính
của Đức Giê-su là loan báo cho chúng ta sự hiểu biết này 30. Sự hiểu biết đó chính là sự
hiểu biết về chân tính của Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa giàu lòng tha thứ và
thương xót. Trong Thiên Chúa có sự hiệp thông Giữa các Ngôi vị, để nhờ Đức Giê-su và
trong Đức Giê-su, con người được hiệp thông với Thiên Chúa bằng ân sủng Thánh Thần.
Từ nay, ai “thấy Đức Giê-su là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9).
Đức Giê-su Ki-tô là Sự thật của Thiên Chúa, Người là Vua của vương quốc sự
thật, ngài không hề gian dối. Nhiệm vụ thiên sai vương giả của Người là mang sự thật
đến, mạc khải vị Thiên Chúa ẩn mình ra trong thực tại của Ngài là Cha.
Thuở xưa, Luật Chúa ban cho dân qua ông Môsê vẫn còn giam người ta trong tội lỗi (x.
Gl 3,22), vì ai cũng bất lực chu toàn Lề Luật : điều xấu Luật cấm, ít nhiều đã vi phạm ;
điều tốt Luật dạy, không ai làm hoàn hảo. Luật chỉ có giá trị dẫn ta đến gặp Đức Giê-su,
Đấng giải phóng mọi người khỏi án phạt của Luật (x. Gl 3,24), tức là khi ta được hiệp
thông với Ngài, nhờ Ngôi Lời ta nhận biết tội mình (x. Rm 7,7), từ đó sinh lòng sám hối
vì tội đã phạm và trông cậy vào lòng thương xót của Ngài, thì không thua anh trộm lành
được Đức Giêsu cho vào Thiên Đàng ngay chiều Thứ Sáu Tuần Thánh mà không phải
đến tòa phán xét (x. Lc 23,40-43), nhất là nhờ thông hiệp với Ngài trong Bí tích Thánh
Thể, ta được nhờ Ngài, với Ngài, trong Ngài (x. Rm 11,36) ra đi phục vụ đồng loại, mới
xứng đáng được Ngài ban cho hết ơn này đến ơn khác, vì “ngoài danh Đức Giêsu, dưới
gầm trời này không có danh nào khác để người ta kêu cầu mà được cứu độ” (x. Cv
4,12)31. Đức Giê-su Ki-tô đến mở ra một thời đại mới, thời của Lề Luật đã qua đi, vì “Lề

30
x. FX VŨ PHAN LONG, sđd, tr. 28-29.
31
http://conggiao.info/ngoi-loi-da-lam-nguoi-d-12847, tham khảo ngày 25/08/2022

30
Luật đã thành người quản giáo dẫn chúng ta tới Đức Ki-tô”, Lề luật chỉ giết chết, ân sủng
mới làm cho sống. Đức Giê-su Ki-tô đem đến cho con người sự sống mới, sự sống của
Thiên Chúa, và làm cho con người được tự do. Lề Luật giam hãm con người trong con
người trong vòng nô lệ, ân sủng của Đức Ki-tô giải phóng con người và thông ban Thần
Khí.

5. Lời – Sự sống

Khi Đấng Lời có đó thì sự sống xuất hiện, sự sống là tốt đẹp, sự sống ấy đi vào
trong lịch sử nhân loại là chính Đức Giê-su Ki-tô. Để này diễn tả tương quan đặc biệt của
Ngôi Lời với loài người Tin Mừng IV sử dụng biểu tượng “sự sống và ánh sáng”. Trong
Thánh vịnh có lời khẳng định “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ
đường con đi” (Tv 119,105), và còn thêm “Lạy Chúa, thân con bị muôn phần khổ nhục,
theo lời Ngài, xin cho con được sống” (Tv 119,107). Ngay trong Lời tựa, tác giả Tin
Mừng IV đã khẳng định Đức Giê-su – Lời, là sự sống và ánh sáng cho nhân loại “Điều đã
được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại” (Ga 1,3b-
4). Đặc tính căn bản của Lời chắc chắn là sự sống vô cùng viên mãn, nghĩa là không hề
có một chút gì là bóng tối sự chết và giới hạn ở nơi Người. Như thế, Lời có đặc điểm
giống như Thiên Chúa, Lời “là Thiên Chúa”. Lời là Thiên Chúa, tức là Nguồn của sự
sống, ánh sáng và mọi điều tốt đẹp, vì vậy điều tỏa chiếu ra từ Người cũng hoàn toàn tốt
đẹp. Ngôi Lời đem đến cho con người sự sống, sự sống được nói đến trong Tin Mừng IV
luôn luôn là sự sống đời đời mà Đức Ki-tô đem đến cho loài người: loài người nhận được
sự sống đó chính là được cứu độ. Do đó, chắc chắn sự sống đó phải là sự sống thần linh,
lúc đầu có từ muôn đời trong Ngôi Lời, rồi được Người thông ban cho nhân loại32.

Tin Mừng IV trình bày Đức Giê-su là sự sống với ba đề tài: Thứ nhất, Đức Giê-su
là Đấng có sự sống (zôê), như người đã nói với người Do-thái ở 5,26: “Chúa Cha có sự
sống (zôên) nơi mình thế nào thì cũng ban cho người Con được có sự sống nơi mình như
vậy”. Thứ hai, Đức Giê-su làm cho bất cứ ai tin vào Người thì có sự sống đời đời. Điều
này được Đức Giê-su nói trong 3,16: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một,

32
x. FX VŨ PHAN LONG, sđd, tr.18.

31
để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. Thứ ba, chính
Đức Giê-su là sự sống như Người mạc khải cho Mác-ta ở 11,25-26a: “Chính Thầy là sự
sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin
vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. Sự sống là một đề tài quan trọng của sách Tin
mừng IV, bởi vì Đức Giê-su – Lời, được Chúa Cha sai đến thế gian để ban sự sống cho
thế gian. Sự sống đó là chính bản thân Người. Người nói với ông Tô-ma ở 14,6: “Chính
Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua
Thầy”33. Trong Đức Giê-su có sự sống, là Ngôi Lời muôn thuở, Người chiếm hữu sự
sống sự sống từ đời đời (Ga 1,4). Khi nhập thể, Người là “Ngôi Lời hằng sống” (1Ga
1,1). Người sử dụng sự sống như vật sở hữu (Ga 5,26), và ban phát sự sống cách dư dật
(Ga 10,10) cho tất cả những ai Chúa Cha đã giao phó cho Người (Ga 17,2). Điều đó
chứng tỏ Người là Chủ sự sống. Người là ánh sáng của sự sống (Ga 8,12), Người ban một
thứ “nước hằng sống”, nước đó trở thành nguồn phát sinh đời sống vĩnh cửu (Ga 4,14)
cho những kẻ tiếp nhận. Là “bánh sự sống”, Người ban cho kẻ ăn thịt và uống máu Người
được sống bởi Người như Người sống bởi Chúa Cha (Ga 6,47-50). Nhờ Ngôi Lời, một
tạo thành mới đã xuất hiện ra nơi Ngài, nghĩa là sự sống toàn diện đã lộ ra nơi Ngài và
được thông ban cho loài người. Điều này đúng như thánh Am-bro-si-ô nói: “Thần tính
Ngài là sự sống, sự hằng có của Ngài là sự sống, xác thịt Ngài là sự sống, thương khó
Ngài là sự sống”34. Đỉnh cao việc trao ban sự sống của Lời thể hiện trong cuộc thương
khó, trên thập giá, trong giây phút mà mọi sự “đã hoàn tất” (Ga 19,28), Người sắp “trở về
với Cha” (Ga 13,1), Người thông ban cho Giáo hội chính Thần Khí là sự sống, là Đấng
tác sinh, để nhân loại được đi vào trong sự sống của chính Thiên Chúa (Ga 19,30). Như
vậy, Đức Giê-su là sự sống và ngài thông ban cho nhân loại sự sống của Ngài, để nhân
loại được sống nhờ Ngài và trong Ngài.

6. Lời – Ánh sáng

33
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2012/12/ga-11-13-loi-logos-la-su-song-la-anh.html, tham khảo
ngày 25/08/2022
34
X. LM HOÀNG MINH TUẤN, Đọc Tm Theo Gioan, sđd tr.66

32
Ánh sáng là điều Thiên Chúa dựng nên đầu tiên trong cuộc sáng tạo thứ nhất được
sáng Sáng thế chép lại (St 1,1-4), trong sách Khôn Ngoan khẳng định lại điều này (Kn
1,3) Khi ánh sáng xuất hiện, hỗn mang, tối tăm nhường chỗ cho lớp lang, trật tự. Ánh
sáng là tốt đẹp vì nó là ‘sản phẩm đầu tay của Thiên Chúa’, được Thiên Chúa cho xuất
hiện trước vạn vật, đồng thời ánh sáng tham dự vào sự hình thành và phát triển của muôn
loài muôn vật. Không có ánh sáng thì không có sự sống, muôn vật không được nhìn thấy
và phân biệt, cũng không được định dạng! Không có ánh sáng thì tất cả chỉ là hư vô, tối
tăm và trống rỗng. Không có ánh sáng thì cũng đồng nghĩa với việc không có gì cả:
không chân thật, không hài hòa, không tiến triển. Chủ đề ánh sáng được được đề cập và
khai triển khá nhiều trong các bản văn Kinh Thánh Cựu Ước (Tv 119,105; Tv 19,9; Cn
6,23; Kn 7,26). Đặc biệt, Lời Chúa trong Cựu Ước đã loan báo về Đức Giê-su là ánh sáng
của thế gian (Is 9,1). Thánh Gio-an cho độc giả biết, ánh sáng cho muôn dân đã được nói
tới trong Cựu Ước là chính Đức Giê-su 35. Qua ngôn ngữ và hành động của Người được
ghi lại trong Tin Mừng, Đức Giê-su tự mạc khải Người là ánh sáng thế gian (Ga 8,12;
9,5; 12,46).
Trong lời tựa, Lời là ánh sáng (1,4a) thì trong Tin Mừng Đức Giê-su là ánh sáng.
Ba lần Đức Giê-su đồng hoá Người với ánh sáng ở chương 8, chương 9 và chương 12.
Trong ch.8, Người đồng hoá với ánh sáng và nối kết ánh sáng với sự sống. Người tuyên
bố ở 8,12: “Chính Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo Tôi, sẽ không bước đi trong bóng tối,
nhưng sẽ có ánh sáng của sự sống”. Trước khi chữa lành người mù từ thuở mới sinh trong
ch.9, Đức Giê-su nói với các môn đệ ở 9,5: “Bao lâu Thầy còn ở trong thế gian, Thầy là
ánh sáng thế gian.” Lời này cho thấy sứ vụ Đức Giê-su mang chiều kích phổ quát: Người
là ánh sáng cho toàn thể nhân loại. Ý này đã khẳng định trong lời tựa ở 1,4. Cuối sứ vụ,
Đức Giê-su mời gọi đám đông ở 12,35-36a: “ Còn một ít thời gian nữa, ánh sáng ở giữa
các người. Hãy bước đi khi các người có ánh sáng, để bóng tối không bắt được các
người. Ai đi trong bóng tối thì không biết mình đi đâu. Khi các người có ánh sáng, hãy
tin vào ánh sáng, để trở nên con cái ánh sáng.” Trong đoạn văn này có nhiều kiểu nói

35
PR NGUYỄN VĂN VIÊN trong https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/duc-giesu-kito-duong-anh-sang-41024, tham khảo
ngày 27/08/2022

33
dùng biểu tượng ánh sáng. Ánh sáng ở 12,25-26a là chính Đức Giê-su. Nên có ánh sáng
là có Đức Giê-su, tin vào ánh sáng là tin vào Đức Giê-su. Ý tưởng “trở nên con cái ánh
sáng” gợi về “trở nên con Thiên Chúa” trong lời tựa ở 1,12: “những ai đón nhận Người,
thì Người ban cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa”.
Nếu như lời tựa khẳng định “Lời là ánh sáng đến thế gian” và “chiếu soi mọi
người” (1,9), thì nội dung Tin Mừng trình bày Đức Giê-su là Đấng đến thế gian, thi hành
sứ vụ trong thế gian. Người thuật chuyện nói về lời chứng của Gio-an ở 1,15: “Gio-an
làm chứng về Người (Lời Nhập Thể), ông ấy làm chứng rằng: ‘Đây là Đấng mà tôi đã
nói: Người đến sau tôi, nhưng vượt trước tôi, vì Người có trước tôi.’” Trong câu này Gio-
an giới thiệu Đức Giê-su và cho biết tương quan giữa ông với Đức Giê-su. Khi làm
chứng về Đức Giê-su trong đoạn văn 1,19-34, Gio-an nhắc lại câu 1,15. Người thuật
chuyện kể ở 1,29-30: “ Hôm sau, ông ấy (Gio-an) thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, ông
ấy nói: ‘Đây là Chiên của Thiên Chúa, Đấng xoá bỏ tội thế gian. Chính Người là Đấng mà
tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi vượt hơn tôi, vì Người có trước tôi.’” Vậy khẳng
định ở 1,9: “Người (Lời) là ánh sáng thật, ánh sáng chiếu soi mọi người, đến trong thế
gian”, chính là vai trò và sứ vụ của Đức Giê-su trong Tin Mừng36.
Thật vậy, mọi sự chỉ được lộ diện khi có ánh sáng chiếu soi, không có ánh sáng,
tất cả chỉ là một vùng đen dày đặc và không thể biết đường lối, cũng không nhận diện
được bất cứ điều gì! Khi Lời vào thế gian, Người trở nên ánh sáng cho thế gian như
Người sẽ khẳng định “Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo tôi sẽ không phải đi trong bóng
tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng dẫn vào sự sống” (Ga 8,24). Nhờ sự sống viên mãn
không hề cạn kiệt của Người, Lời trở thành ánh sáng cho loài người đang tiến về sự chết.
Lời là ánh sáng thật, ánh sáng chiếu soi, ánh sáng làm cho mọi sự trở nên rõ ràng và làm
cho con người có thể sống và định hướng đời mình37.

7. Lời – Đường đi

36
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2012/12/ga-11-13-loi-logos-la-su-song-la-anh.html, tham khảo
ngày 16/08/2022
37
x. FX VŨ PHAN LONG, sđd tr.24

34
Con đường là khoảng cách nối liên hai hay nhiều địa điểm. Con đường trở thành
trung gian nối kết. Người ta không thể đến với nhau, không thể gặp nhau, nếu không chịu
lên đường. Hơn thế, làm sao lên đường nếu không có con đường nào để đi! Trước Đức Giê-
su đã có nhiều vĩ nhân xuất hiện. Họ đã lập ra nhiều tôn giáo lớn, tuy nhiên chưa có ai trong
số họ dám nhận mình là đường đi, là sự thật hay sự sống như Đức Giê-su. Khi Đức Giê-su
khẳng định Người “là Con Đường, là sự thật và sự sống” (Ga 14,6), chứng tỏ sự trổi vượt về
thân thế, giáo huấn của Người so với các vị sáng lập tôn giáo khác. Người là Ngôi Lời Thiên
Chúa nhập thể, là Con Một Thiên Chúa, Đấng mạc khải về Thiên Chúa. Đức Giê-su mạc
khải con đường về với Chúa Cha. Vậy con đường mà Đức Giê-su nói tới là con đường nào?
Là chính bản thân Ngài. Con đường mang tên Giê-su. Đó là con đường yêu thương, tự hạ,
đường thập giá, đường vâng phục, đường sự sống, đường công chính…suy niệm về Đức
Giê-su Ki-tô là Đường, Đức Giám mục Phê-rô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch Ủy ban thiếu nhi
và giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã viết nhiều chủ đề để trình bày về đề tài
này38. Thật thế, mọi con đường đều dẫn tới đích, đích đến của con đường Giê-su là Chúa
Cha. Chúa Giê-su là con đường dẫn ta về với Chúa Cha. Con đường ấy chính Ngài đã đi
trước, Chúa giải thích về con đường Chúa đi: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự
sống. không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Ngay từ bây giờ anh em biết
và đã thấy Người”39. Chúa Giê-su là con đường bởi vì Người là sự thật và sự sống. Đường
Giê-su đã nhập thể làm người, vâng phục ý Cha trọn vẹn, để nên của lễ tình yêu cứu độ toàn
thể nhân loại. Những ai muốn đến với Chúa Cha phải bước vào con đường Giê-su mới có thể
đến đích.
Trong khung cảnh bữa tiệc sau hết với các môn đệ thân yêu, trước khi đi vào cuộc
thương khó, tại sao Chúa Giê-su lại mạc khải về con đường dẫn tới Chúa Cha? Như vậy việc
Chúa ra đi không phải là một sự xa cách vĩnh viễn, nhưng nhằm đưa họ đến chỗ kết hợp
muôn đời với Người. Và không chỉ dành riêng cho các môn đệ, lời mời gọi của Đức Giê-su
còn dành cho hết thảy những ai tin nhận vào Người. Đối với chính Đức Giê-su, cái chết của
Người không phải là điểm chấm hết của con đường, nhưng lại là cánh cửa mở rộng ra với
38
https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/chuong-trinh-muc-vu-gioi-tre-2020-2022-moi-thang-mot-hinh-anh-hay-tuoc-
hieu-duc-gie-su-37834, tham khảo ngày 26/8/2022
39
x. NGUYỄN CÔNG ĐOAN SJ, Chiên Vượt Qua Của Chúng Ta, Tĩnh Tâm Với Tin Mừng Gio-an, Cuốn 2, tr. 66

35
con đường ấy, cái chết của Người là việc trở về nhà Cha (Ga 13,1). Đức Giê-su đang tiến
đến cái chết lại là Đấng đang nói: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (14,6). Khi
đã được nâng cao và tôn vinh, Người sẽ mãi mãi ở trong sự hiệp thông hoàn hảo với Chúa
Cha. Nhưng cả các môn đệ cũng có quê hương vĩnh cửu, và quê hương này không phải ở
trên trái đất, nhưng là ở bên Thiên Chúa: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, vì Thầy đi
dọn chỗ cho anh em”. Đức Giê-su ra đi không phải để bỏ rơi họ, nhưng dọn chỗ cho họ bên
Chúa Cha, để đưa họ đi với Người và sống trong sự hợp nhất vĩnh cửu với họ. Mặc dầu Đức
Giê-su hứa cho những ai tin và bước theo Người sẽ được về nhà “Cha”, nhưng Người không
muốn ta thụ động chờ đợi Người đến đưa ta về. Phải lên đường, đó là cách hữu hiệu nhất để
đến đích. Nhưng con đường ấy lại cũng là Người. Trong dụ ngôn người Mục tử nhân hậu,
Đức Giê-su tự nhận Người là cửa, ai qua Người mà vào thì sẽ được cứu (Ga 10,9). Chỉ với
Đức Giê-su ơn cứu độ mới được mở ra cho nhân loại. Đức Giê-su là nẻo đường duy nhất,
không có nẻo khác, không có một lối thứ hai nào nữa. Cũng như Người là cửa duy nhất, Đức
Giê-su cũng là con đường duy nhất dẫn đến với Chúa Cha, trong tư cách Người là sự thật và
là sự sống40. Chỉ có Chúa Giê-su, là Con Một Thiên Chúa, Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa
Cha, mới biết về Thiên Chúa để tỏ cho chúng ta được biết. Về điều này, chính Người khẳng
định “không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Một, Đấng từ trời xuống”. Con Một là Đấng đầy
tràn ân sủng và sự thật, nên từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận “hết
ơn này đến ơn khác”.
Cũng trong vai trò là con đường dẫn nhân loại về với Thiên Chúa, Đức Giê-su còn thể
hiện vai trò trung gian duy nhất dẫn nhân loại về với Chúa Cha. Trong Đức Giê-su Thiên
Chúa và con người gặp nhau. Đức Giê-su là điểm nối kết trời với đất, là “chiếc thang” đã
được nói tới trong sách Sáng thế (St 28,12). Nơi Đức Giê-su tình yêu Thiên Chúa gặp được
sự đáp trả của con người, một con người vâng phục, khiêm cung, đối lại với A-đam xưa.
Một Thiên Chúa sống như tôi tớ, là Người Tôi Trung của Thiên Chúa, Tôi Tớ đau khổ của
Gia-vê (Is 53,12 - 53,12). Trong Đức Giê-su, mọi ý định của Thiên Chúa được thành tựu.
Nhờ Đức Giê-su một con đường mở ra dẫn nhân loại về với Thiên Chúa. Bước vào con
đường Giê-su là đi vào con đường cứu độ. Những ai tin vào Đức Giê-su cũng phải đi trên
40
x. FX VŨ PHAN LONG, sđd, tr. 308.

36
con đường mà chính Đức Giê-su đã đi. Con đường Giê-su mời gọi ta từ bỏ những ích kỷ,
kiêu căng, háo danh, phô trương….để mặc lấy tâm tình khiêm hạ, bao dung, tha thứ mà
chính Người đã nêu gương.
Như vậy, với hình ảnh con đường, Đức Giê-su muốn mạc khải Người là vị Trung
Gian duy nhất dẫn mọi người về với Chúa Cha, không có con đường khác. Người là Đấng
nối kết trời đất, và kéo con người xích lại gần nhau hơn. Người cũng là cửa duy nhất dẫn đàn
chiên đến đồng cỏ xanh, suối mát lành (10,9-10).

8. Lời – Tình yêu

Tình yêu Thiên Chúa là khởi nguyên, là đỉnh cao và trung tâm của đời sống con
người. Tình yêu là bản tính của Thiên Chúa, điều này được thánh Tông đồ Gio-an khẳng
định sau khi ‘đã nghe, đã thấy tận mắt, đã chiêm ngưỡng và tay được chạm đến Lời sự
sống’ của Thiên Chúa – Đức Giê-su Ki-tô (x. 1Ga 1,1). Thánh Gio-an khẳng định:
“Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8.16). Đức Giê-su là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa,
hành động nhập thể và cứu chuộc của Người thể hiện tình yêu của Thiên Chúa đối với
nhân loại: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của
Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (3,16). Đức Giê-su đến hoàn tất
những gì Thiên Chúa hứa với Israen trong Cựu Ước. Tâm điểm của lời hứa cứu độ là việc
giải thoát Israel, thết lập vương quốc hòa bình (Is 7,14). Trong Đức Giê-su công trình cứu
độ được hoàn tất viên mãn nhờ cái chết và phục sinh của Người. Đức Giê-su giải thoát
nhân loại khỏi bóng đêm tội lỗi và thần chết, trao ban thần khí để nhân loại được nên
những con người tự do của Thiên Chúa. Thiên Chúa – Đấng yêu con người bằng ‘mối
tình muôn thuở’, dành cho con người tất cả ‘lòng thương xót’ nơi chính Đức Giê-su Ki-
tô, Lời viên mãn, Lời mạc khải đầu tiên và cuối cùng của Thiên Chúa.

Trong Cựu ước, Thiên Chúa thể hiện tình yêu qua việc ban Lề Luật cho Dân, còn
Dân thể hiện tình yêu bằng việc trung thành tuân giữa lề luật của Thiên Chúa. Còn bây
giờ, Đức Giê-su nói với môn đệ và những ai tin vào Người: “Nếu ai yêu mến Thầy thì sẽ
giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến Người ấy” (Ga 15,10). Việc tuân giữ Lề Luật trở
thành việc tuân giữ chính Lời của Đức Giê-su, vì Người là Thiên Chúa, hiện thân của

37
Thiên Chúa (Ga 1,18). Ở trong Đức Giê-su là ở trong Thiên Chúa vì Đức Giê-su và Chúa
Cha là một (Ga 10,30). Tình yêu Thiên Chúa thể hiện nơi Ngôi Lời được mạc khải qua
việc “làm người và ở giữa chúng ta” (Ga1,14). Tình yêu Đức Giê-su (cũng là tình yêu
Thiên Chúa) rất mạnh, mạnh đến nỗi thế giới thụ tạo được dựng nên. Tình yêu Đức Giê-
su rất mạnh, mạnh đến nỗi tha thứ mọi tội lỗi cho con người. Tình yêu Đức Giê-su rất
mạnh, mạnh đến nỗi con người được thánh hóa và trở thành con Thiên Chúa. Tuy nhiên,
vì tham dự thân phận con người, Đức Giê-su trở nên yếu đuối. Người trở nên yếu đuối
đến nỗi ai cũng có thể từ chối Người. Người trở nên yếu đuối đến nỗi ai cũng có thể nhạo
báng, nhục mạ Người. Người trở nên yếu đuối đến nỗi bị các môn đệ, kẻ thì từ chối
Người, kẻ thì bán Người, kẻ khác thì bỏ chạy khi Người lâm nguy. Người trở nên yếu
đuối đến nỗi chịu chết, chết trên cây thập tự” 41. Cái yếu đuối của Người là cái yếu đuối
của tình yêu.
Cả cuộc đời Đức Giê-su là mạc khải tình yêu. Nhập thể là tình yêu, rao giảng là
tình yêu, chết và phục sinh là tình yêu, về với Cha cũng là tình yêu. Trước khi bước vào
cuộc khổ nạn, Đức Giê-su đã để lại cho các môn đệ một giới răn duy nhất: “Anh em hãy
yêu thương nhau” (Ga 13,34). “Yêu thương” là di chúc của Thầy Giê-su. Cách Đức Giê-
su dạy môn đệ yêu thương là yêu “như Thầy đã yêu thương anh em”, yêu đến “hy sinh
mạng sống vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Yêu thương trở thành dấu hiệu cho thế gian
nhận biết “anh em là môn đệ của Thầy” (Ga 13,35). Trong diễn từ ly biệt giữa Đức Giê-
su và các môn đệ, được ghi lại trong Tin mừng Gio-an (Ga 13-17), điều răn yêu thương
được công bố và được lặp lại nhiều lần trong diễn từ (Ga 13,34; 15,12.17). Đức Giê-su
hiến tế vì yêu, tình yêu tự hiến của Thiên Chúa, bất chấp những vô ơn, thù ghét, gian
dối…của con người. Tình yêu Thiên Chúa được thể hiện nơi con người Đức Giê-su
không chỉ bằng các hành động tha thứ, thương xót, chữa lành, kêu mời hoán cải, cho
người chết sống lại…mà cao điểm thể hiện trong chính “Giờ tôn vinh”, sau khi đã “trao
Thần khí” cho nhân loại, Người còn chịu để cho người lính lấy giáo “đâm vào cạnh sườn
Người, tức thì máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,34). Ở đó, nhân lọai bắt gặp tình yêu cụ

41
GM PR NGUYỄN VĂN VIÊN trong https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/duc-giesu-kito-duong-tinh-yeu-39510, tham
khảo ngày 28/08/2022

38
thể của Thiên Chúa: Cho hết! “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc,
nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta”. Lời – Đức Giê-su, tỏ lộ cho con người ‘tấn bi
kịch của tình yêu’ nơi Thánh tâm Người trên thập giá. Thánh Tâm bị đâm thâu là hình
ảnh rõ rệt nhất, là tiếng nói mạnh nhất về tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta và
là một bằng chứng không thể chối cãi được của tình thương lạ lùng ấy. Đó là tình yêu đã
nung nấu trái tim Chúa suốt đời. Chính tình yêu là động lực giúp đức Giê-su hoàn thành
sứ mạng. Khi Người tuyên bố ở Ga 10,11b: “Người Mục Tử nhân lành hy sinh mạng
sống mình vì đàn chiên”, Đức Giê-su cho biết đó là cách Người bày tỏ tình yêu dành cho
Cha và cho đoàn chiên. Đức Giê-su trong Tin Mừng Gio-an tự nguyện đi vào Cuộc
Thương Khó, điều đó được thể hiện qua động từ “biết”. Trước Lễ Vượt Qua, Người “biết
giờ đã đến” (13,1), trong vườn, lúc sắp bị bắt Người “biết mọi việc sắp xảy đến cho
mình” (18,4), khi thi hành án của Phi-la-tô, Đức Giê-su tự mình vác thập giá (19,17), trên
thập giá, Đức Giê-su “biết là mọi sự đã hoàn tất” (19,28). Đức Giê-su mời gọi những ai
tin vào Người hãy bước đi trên con đường tình yêu mà Người đã đi, đó là chính con
đường thập giá “ai muốn theo tôi hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà
theo tôi” (Lc 9,23). Con đường tình yêu mời gọi ta sống mầu nhiệm tự hủy của hạt giống
“nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không chết đi thì nó chỉ trơ chọi một mình, còn nếu chết đi
nó mới sinh được nhiều bông hạt” (Ga 12,24). Đón nhận Lời, mỗi chúng ta được kêu mời
đi vào con đường tình yêu, để làm cho Lời tỏa lan và cho cuộc sống đong đầy tình yêu
thương như tâm nguyện của Đức Giê-su.

39
Chương V

LỜI TRONG HỘI THÁNH NGÀY NAY


a. Lời giáo huấn của Hội Thánh

“Giáo Hội tôn kính Kinh Thánh như tôn kính chính Thân Thể Chúa” (DV 21), đó
là lời khẳng định của Công đồng Vaticano II. Thánh Giê-rô-ni-mô cũng khẳng định:
“Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Ki-tô”, tại sao thế? Thưa là vì toàn bộ Kinh
thánh đều quy về Chúa Giê-su Ki-tô, Người chính là ‘lời Chúa thượng thặng”, là nội
dung mạc khải, là Lời duy nhất Chúa Cha muốn nói với nhân loại. Vì vậy, trong Giáo
Hội Lời Chúa được vang lên hằng ngày, nhất là trong Phụng vụ thánh 42. Các bài đọc
trong các cử hành phụng vụ đều lấy từ Kinh Thánh, bài giảng của các thừa tác viên có
chức thánh cũng phải khởi nguồn từ lời Chúa, đặt nền tảng trên lời Chúa. Đứng trước Lời
Chúa, người tín hữu được mời gọi chọn lựa lắng nghe hay chối từ. Quả vậy, Lời Chúa –
Lời hằng sống đã dạy dỗ con người từ thuở xa xưa, vẫn không ngừng nói với con người
trong thời đại hôm nay. Người tín hữu được mời gọi lắng nghe Lời Chúa bằng đức tin.
Thái độ tin tưởng làm cho con người mở ra trước thiên ý, phó thác bản thân và cuộc sống
42
Hiến chế Dei Verbum số 21.

40
cho Ngài. Thiên Chúa là Đấng ban phát qua lời nói, Ngài nói qua chính Lời Người và qua
những trung gian, một trong những trung gian đó là Huấn quyền. Người tín hữu đón nhận
Lời Chúa đồng thời đón nhận Lời giáo huấn của Hội Thánh, là những lời được xây dựng
trên chính Lời Chúa, và được thôi thúc bởi Thánh Thần. Bởi thế, khi tiếp cận Sách
Thánh, hiến chế “Dei Verbum” khuyên ta điều đã được mọi người xác nhận về Lời Chúa:
“Thiên Chúa…nói với con người như bạn bè…đến độ Người sẵn sàng mời và đưa họ vào
tình bằng hữu với Người”43. “Trong Sách Thánh, Chúa Cha ở trên trời gặp gỡ yêu thương
vô hạn với con cái mình và nói chuyện với họ” (DV 21)44.
Lắng nghe Lời Chúa đòi phải có đức tin, đức tin dẫn con người đến với Thiên
Chúa, và làm cho người tín hữu xác nhận những lời mình được nghe do một Đấng yêu
thương nói với mình, lời ấy mời gọi người đón nhận đi vào một mối tương quan, một
cuộc đối thoại. Đối với Lời Chúa đã vậy, đối với lời giáo huấn của Hội Thánh thì sao,
điều ấy có cần nơi người tín hữu một thái độ vâng phục trong đức tin không? Chắc chắn
có. Lời giáo huấn của Hội Thánh là những lời được xây dựng trên chính Lời Chúa, những
lời triển khai, quảng diễn cụ thể các giáo huấn từ Lời Chúa. Nhưng có một rào cản của
việc lắng nghe này, đó là các giáo huấn ấy lại xuất phát từ con người, những con người
bất toàn, tội lỗi. Bởi thế, rất nhiều tín hữu tỏ ra khó tuân phục hay khó chấp nhận. Tuy
nhiên, không vì thế mà lời giáo huấn của Hội Thánh mất đi giá trị. Vì phát xuất từ Lời
Chúa, Lời Chúa mang một sức mạnh tự nội tại của Lời.
Lời Chúa biến đổi cuộc sống những ai tới gần Người bằng đức tin. Lời ấy không
bao giờ sai chạy, nhưng nó được canh tân hàng ngày. Tuy nhiên, việc ấy đòi người nghe
phải có đức tin. Trong nhiều chỗ, Thánh Kinh đã chứng thực rằng nghe chính là điều đã
biến Ít-ra-en thành Dân Chúa: “Nếu các ngươi vâng theo tiếng Ta và giữ giao ước Ta, thì
trong các dân hết thảy, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta” (Xh 19,5; x. Gr 11,4). Nghe
dẫn tới thuộc về, nghe tạo ra sự nối kết và cho phép bước vào tương quan. Trong Tân
Ước, ta được chỉ thị lắng nghe Ngôi Lời - Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa: “Đây là Con
yêu dấu Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5). Kinh
43
CÔNG ĐỒNG VATICANO II, Hiến Chế Dei Verbum, số 2.
44
http://giaophanthanhhoa.net/kinh-thanh/loi-chua-trong-doi-song-va-su-vu-cua-giao-hoi-21359.html, tham khảo
ngày 13/04/2023.

41
nghiệm con người cho ta thấy, khi ta nghe lời ai, là ta kính trọng người đó, để cho người
đó một vị trí trong đời mình, trong lòng mình. Điều này được thể hiện trong đời sống Hội
Thánh, khi Giáo Hội đặt vị trí thượng tôn Lời Chúa ngang hàng với Thánh Thể Chúa. Và
Chúa Giê-su đã muốn đồng hóa Người với Tông đồ và các Đấng kế vị các ngài, nên khi
sai các ngài đi rao giảng, Chúa Giê-su khẳng định “ai nghe anh em là nghe Thầy”, thế
nên, những lời giáo huấn của Hội Thánh cần được đón nhận như đến từ Thiên Chúa. Tín
hữu chính là người nghe. Người nghe là người sẽ công bố sự hiện diện của Đấng nói và
muốn được liên kết với Người. Người nghe là người tạo ra một khoảng sống trong trái
tim mình dành cho người nói. Người nghe là người tin tưởng vào người nói. Bởi thế, các
sách Phúc Âm mời gọi ta phải nhận thức rõ điều được nghe (x. Mc 4,24) và cách nghe
điều ấy (x. Lc 8,18). Chúa Giê-su nhắc nhở “hãy để ý tới cách thức anh em nghe”. Thực
sự, ta là điều ta nghe được! Ta nghe làm sao thì sẽ sống như thế. Con người nhân bản,
từng được mô tả trong Thánh Kinh, là người có khả năng nghe, có trái tim biết lắng nghe
(x. 1V 3,9). Loại nghe này không phải chỉ là nghe một đoạn Thánh Kinh mà là một diễn
trình biết nhận thức rõ Lời Chúa trong Chúa Thánh Thần, một Lời đòi ta phải có đức tin
và phải phát xuất từ chính Chúa Thánh Thần.
Thánh Kinh là sứ điệp mạc khải được viết ra dưới sự linh hứng của Thiên Chúa.
Trong tư cách ấy, có thể nói nó thực sự là Lời của Thiên Chúa ( DV 24), một lời hoàn
toàn tập chú vào Chúa Giêsu, vì Chúa Giê-su đã nói “chính Kinh Thánh đã làm chứng về
Ta” (Ga 5,39). Nhờ đặc sủng linh hứng của Thiên Chúa, các sách trong bộ Thánh Kinh có
một sức mạnh lôi cuốn trực tiếp và cụ thể mà không một bản văn nào hay lời nói nhân
bản nào khác có thể có được45.
Nhưng ta cũng cần ý thức rằng: Lời Chúa không bị khóa kín trong chữ viết. Mặc
dù mạc khải chấm dứt với việc qua đời của vị tông đồ cuối cùng (x. DV 4), nhưng Lời
mạc khải vẫn tiếp tục được công bố và được lắng nghe xuyên suốt lịch sử Giáo Hội. Giáo
Hội có trách nhiệm công bố Lời cho toàn thể thế giới như để đáp lại lời kêu cầu được cứu
rỗi của nó. Qua cách đó, Lời tiếp tục đường đi của nó nhờ việc rao giảng vang dội và

45
http://giaophanthanhhoa.net/kinh-thanh/loi-chua-trong-doi-song-va-su-vu-cua-giao-hoi-21359.html, tham khảo
ngày 1/5/2023.

42
nhiều hình thức phúc âm hóa, trong đó, việc công bố, việc dạy giáo lý, việc cử hành
phụng vụ và việc phục vụ bác ái chiếm một vị trí rất cao. Theo nghĩa này, Lời được rao
giảng với quyền năng Chúa Thánh Thần chính là Lời của Thiên Chúa hằng sống.

Giống như trái cây mọc ra từ gốc rễ thế nào, các chân lý trong đức tin của Giáo
Hội, thuộc các lãnh vực tín lý và luân lý, cũng phát xuất từ phạm vi Lời Thiên Chúa như
vậy. Từ lối nhìn này, mỗi khi mạc khải Thiên Chúa được công bố bằng đức tin, nó trở
thành giây phút mạc khải thực sự, và cũng được gọi chính xác là “Lời Chúa” trong Giáo
Hội. Xã hội hôm nay có nhiều loại âm thanh, nhiều tiếng nói, đòi hỏi nơi người tín hữu
ánh sáng của đức tin và sự khôn ngoan chọn lựa để không bị lung lạc, bị xao xuyến trước
nhiều tiếng nói hỗn độn đó. Đây thật không phải là điều dễ dàng. Để có thể dễ dàng đón
nhận Lời giáo huấn của Hội Thánh, người tín hữu phải “có Lời Chúa trong lòng mình”
(Đnl 6,6; 30,14), và đem Lời ấy ra thực hành (Đnl 6,3; Tv 119,9.17.101) để tin tưởng và
hy vọng vào Lời Chúa (Tv 119,42.74.81…130,5). Vì thế, cách con người đáp lại Lời
Chúa tạo nên một thái độ nội tâm phức hợp, điều này bao gồm các khía cạnh của ba nhân
đức đối thần: Đức tin, đức cậy, và đức mến. Đức tin, bởi vì Lời Chúa mạc khải Thiên
Chúa hằng sống và những ý định của Ngài. Đức cậy, bởi vì Lời Chúa là lời hứa về một
niềm hy vọng. Tình yêu là bởi vì lời Chúa là quy luật đời sống (x. Đnl 6,4tt), và thánh
Phao-lô cũng khẳng định “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13,10).

b. Lời trong đời sống người Ki-tô hữu

“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước / là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv
119,105); với người Ki-tô hữu, Lời Chúa phải thực sự nên ánh sáng và đèn soi thì họ mới
có thể trở nên ánh sáng cho thế gian và muối cho đời (Mt 5,13). Trong đời sống người
Ki-tô hữu cũng như trong đời sống Hội Thánh, Lời Chúa là quy luật tối cao hướng dẫn
đời sống. Lời Chúa là nền tảng của Thần học, mọi chân lý đức tin đều phát xuất từ trong
mạc khải Kinh Thánh, điều này cần được người Ki-tô hữu ý thức và tạo ra nơi mình thái
độ sẵn sàng đối với Lời Chúa. Được nghe Lời Chúa là một ân phúc đặc biệt mà không
phải ai cũng được thụ hưởng, đến nỗi chính Chúa Giê-su phải lên tiếng xác nhận điều
này: “Mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe” (Mt

43
13,16). Mỗi Ki-tô hữu cần ý thức rằng Lời Chúa là ơn phúc không tài nào lượng giá được
nên ta có trách nhiệm phải tiếp nhận ơn phúc này trong đức tin. Bởi thế, như Chúa Giê-su
nói, nghe lời Chúa mà không đem ra thực hành thì chỉ như “kẻ ngu dại xây nhà trên cát”,
và để vào nước Trời, Chúa đòi nơi người tiếp nhận lời Ngài phải thực hành Lời (x. Mt
7,21). Từ đó, Giáo Hội luôn rao giảng một cuộc sống phù hợp với Lời Chúa, luôn tìm
cách bồi đắp một giáo huấn dựa trên nền linh đạo Thánh Kinh. Dựa trên thái độ nghe Lời
Chúa sẽ tạo ra những loại liên hệ với Lời Chúa khác nhau nơi các tín hữu. Và liên hệ mà
tín hữu có với Lời Chúa phải được đức tin xác định cách rõ ràng. Đối với một số người,
Thánh Kinh được quan niệm chỉ như một cuốn sách cũ kỹ, kể về những huyền thoại xa
xưa, không hề có bất cứ hiệu quả nào đối với đời sống, trong khi một số người khác, tuy
tỏ ra đôi chút yêu qúy sách, nhưng lại không biết lý do tại sao, chỉ có một số ít người
siêng năng và nghiền ngẫm Thánh Kinh, như lời tác giả Thánh vịnh đã ca ngợi, họ “nhẩm
đi nhẩm lại suốt đêm ngày”, họ làm cho đời sống nên phong phú và dệt đời mình thành
cuộc đời thơm hương lời Chúa. Tuy nhiên, nói tổng quát, giống như các loại đất trong dụ
ngôn người gieo giống, cũng có những người mang lại hoa trái, gấp ba mươi, sáu mươi,
một trăm lần (x. Mc 4,20).

Mối liên hệ của tín hữu với Thánh Kinh đã được tóm lược trong Hiến Chế Dei
Verbum, trong đó Công đồng nhắc nhở tín hữu: phải bám chặt vào Sách Thánh qua việc
siêng năng đọc và cẩn trọng học hỏi nó, vì Thánh Kinh là “nguồn sự sống thiêng liêng
tinh ròng và không bao giờ cạn”46. Một nền linh đạo chân chính về Lời Chúa phải đòi hỏi
rằng “kèm theo việc đọc Sách Thánh phải là việc cầu nguyện, để Thiên Chúa và con
người có thể nói chuyện với nhau, vì ‘ta nói với Người khi ta cầu nguyện, ta nghe Người
khi ta đọc những lời thần thánh của Người” (DV 25). Thánh Augustinô xác nhận điều ấy:
“lời cầu nguyện của bạn là lời bạn ngỏ cùng Thiên Chúa. Khi bạn đọc Thánh Kinh, Thiên
Chúa nói với bạn, khi bạn cầu nguyện, bạn nói với Thiên Chúa”. Trong cuộc sống Ki-tô
hữu của mình, tín hữu phải học điều sẽ dẫn họ đến việc đọc Thánh Kinh cách chân thực
bằng đức tin. Làm như thế, họ sẽ biến tâm hồn họ thành một thư viện Lời Chúa. Lời
Chúa tác động mạnh lên cuộc sống đức tin, trước nhất không phải như một bộ các câu hỏi
46
CÔNG ĐỒNG VATICANO II, Hiến Chế Dei Verbum, số 1.

44
thuộc giáo thuyết hay một loạt các nguyên tắc đạo đức học, nhưng là tình yêu thương của
Thiên Chúa mời gọi bản thân tín hữu tới gặp gỡ Người và là một biểu hiện sự cao cả
khôn sánh của Người trong Mầu Nhiệm Vượt Qua. Lời Chúa trình bày cho ta kế hoạch
cứu rỗi của Chúa Cha dành cho mỗi người và dành cho mọi người. Đức cố Giáo hoàng
Biển Đức XVI đã ngỏ lời với các tín hữu trong Tông huấn Lời Chúa (Verbum Domini) :
“Khi đối thoại với Thiên Chúa, chúng ta hiểu được chính mình và tìm được câu trả lời
cho cho các vấn nạn sâu xa nhất vẫn ở trong trái tim chúng ta, Lời Chúa không hề đối
nghịch với chúng ta, không bóp nghẹt các chân lý của chúng ta, trái lại Lời Chúa soi sáng
thanh tẩy và đưa các khát vọng đó đến chỗ được hoàn tất. Đối với thời đại chúng ta, thật
quan trọng việc khám phá ra rằng: Duy một mình Thiên Chúa mới đáp ứng được cơn
khát đang ở trong tim mỗi người” (Verbum Domini số 23). Điều này làm ta liên tưởng tới
câu chuyện giữa Đức Giê-su và người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng Gia-cóp (Ga 4,5-
42).

Các bậc thầy trong cuộc sống thiêng liêng thường miêu tả một số hoàn cảnh trong
đó Lời Chúa có thể nuôi dưỡng được đời sống tín hữu, nhờ thế mà tạo ra được một nền
linh đạo thánh kinh: sâu sắc nội tâm hóa Lời Chúa; kiên vững trong thử thách nhờ linh
hứng của Thánh Kinh; và tiếp tục trận chiến thiêng liêng chống lại các ngôn từ, tư tưởng
và việc làm lầm lạc và hận thù. Thánh Kinh cũng ở dưới biểu hiệu Thánh Giá, nơi Chúa
Giêsu Chịu Đóng Đinh hiện diện. Các hoàn cảnh trên hiện diện trong nhiều cộng đoàn
tôn giáo và trung tâm linh đạo. Các cộng đoàn và trung tâm này đang cung cấp nhiều trợ
giúp thật sự để ta thâm hậu hóa cảm nghiệm Lời Chúa của chúng ta47.

Trong lịch sử Giáo Hội, không thiếu những vị thánh đã khuyến cáo là phải biết
Thánh Kinh để lớn lên trong tình yêu đối với Chúa Ki-tô. Đây là điều đặc biệt rõ ràng nơi
các Giáo phụ. Điển hình là gương thánh Giê-rô-ni-mô, người hết sức “si mê” Lời Chúa,
đã tự hỏi : “Làm thế nào mà người ta có thể sống mà không hiểu biết Kinh Thánh, vì nhờ
Kinh Thánh ta mới học biết được chính Chúa Ki-tô, Đấng chính là sự sống của các tín
hữu”. Ngài biết rõ rằng Thánh Kinh là phương thế “nhờ đó, Thiên Chúa nói với tín hữu
47
http://giaophanthanhhoa.net/kinh-thanh/loi-chua-trong-doi-song-va-su-vu-cua-giao-hoi-21359.html, tham khảo
ngày 20/04/2023.

45
mỗi ngày”. Ngài đã khuyên một bà mệnh phụ ở Rô-ma, chỉ cho bà cách giáo dục con gái
mình bằng Thánh Kinh, trang điểm cho mình bằng lòng yêu mến Sách Thánh mà không
phải là các thứ nữ trang đắt tiền (x. Verbum Domini, số 72). Điều này cũng cần được áp
dụng cho đời sống cua người Ki-tô hữu hôm nay, mỗi Ki-tô hữu cũng phải thường xuyên
nuôi dưỡng đời sống mình bằng Lời Chúa. Quả thế, có một thực tế là, ngày nay các
phương tiện truyền thông đưa cho con người ta nhiều tin tức, có quá nhiều thứ nhảm nhí,
vô bổ, nhưng người tín hữu lại thích và để tâm đến những “tin tức” đó thay vì chú tâm
vào “Tin Mừng”. Mỗi người đặc biệt là các bạn trẻ, một ngày cầm điện thoại lên không
biết bao nhiêu lần, mà không biết có lần nào đọc lời Chúa chăng? Người ta thường hay
đặt câu hỏi về niềm tin tôn giáo, họ nói rằng ‘tin thì được gì?’ mà không nghĩ đến câu hỏi
ngược lại ‘không tin thì mất gì?’. Lời Chúa đem đến cho con người hy vọng vì Lời ấy có
sức mạnh tự nội tại. Các giá trị tốt đẹp và nhân văn mà con người hôm nay được hưởng
đều đến từ Tin Mừng, đó là điều không thể chối cãi. Tin tưởng vào sức mạnh của Lời
Chúa, mỗi Ki-tô hữu hãy siêng năng đọc, lắng nghe, để lời Chúa thấm đượm tâm hồn và
cuộc sống.

Thư chung năm 2022 của Hội đồng Giám mục việt Nam về Giáo Hội Hiệp hành
vừa qua (07/10/2022), đã đưa ra những đề nghị cho Cộng đoàn Dân Chúa để thực hiện
chủ đề của năm mục vụ 2023 trong Giáo Hội Việt Nam, đó là: “Việc xây dựng mối hiệp
thông giữa các tín hữu phải được xây dựng trên nền tảng Lời Chúa. Cần cổ võ việc đọc
Kinh Thánh đối với cá nhân, việc chia sẻ lời Chúa trong gia đình hoặc các nhóm, để Lời
Chúa thấm vào cuộc sống. Các Giám mục cũng ước mong các Ki-tô hữu biết tận dụng
các phương tiện truyền thông để tiếp cận với Lời Chúa, tránh xa các thông tin nhảm nhí,
những lời gieo rắc hoang mang chia rẽ, thậm chí gây ra hận thù và đẩy người khác đến
đường cùng”48.

Tựu trung lại, với người Ki-tô hữu, cần lắng nghe và đón nhận Lời Chúa với tấm
lòng rộng mở, với tâm hồn quảng đại như thửa đất tốt cho hạt giống Lời Chúa trổ sinh
(Mt 13,23). Lắng nghe đòi hỏi lòng tin tưởng và sự kiên trì thực hiện trong đời sống để
48
https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/thu-chung-nam-2022-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-ve-giao-hoi-hiep-hanh-
46586, tham khảo ngày 23/04/2023.

46
làm cho hạt giống Lời Chúa sinh lời “hạt ba mươi, hạt sáu mươi, hạt một trăm”. Không
có Lời Chúa trong mình, người Ki-tô hữu không thể nào Phúc âm hóa đời sống mình,
càng không thể phúc âm hóa thế giới. Chỉ Lời Chúa mới có sức thánh hóa và biến đổi,
người Ki-tô hữu phải mở rộng lòng mình để đón nghe Lời Chúa mới có sức mạnh để
sống và loan truyền niềm vui Tin Mừng.

c. Lời trong đời sống người thánh hiến

Khi nói về vai trò của người sống đời thánh hiến, những người có trách vụ rao
giảng Lời, nhất là hãng ngũ giáo sĩ, Hiến chế Tín lý về Mạc khải viết: “Tất cả các giáo sĩ,
trước hết là các linh mục của Chúa Ki-tô và những người có bổn phận phục vụ Lời Chúa,
như các phó tế và những người dạy giáo lý, phải gắn bó với Thánh Kinh nhờ việc chăm
đọc và ân cần học hỏi, để khi họ phải truyền đạt kho tàng bao la của Lời Chúa, nhất là
trong Phụng Vụ Thánh, cho các giáo hữu được ủy thác cho họ, không ai trong họ sẽ trở
thành ‘kẻ huênh hoang rao giảng lời Thiên Chúa ngoài môi miệng bởi không lắng nghe
lời Thiên Chúa trong lòng’” (DV 25).

Thật vậy, người không lắng nghe Lời Chúa trong tâm hồn của mình, thì cũng
giống như một nhà hùng biện giỏi, họ cất tiếng lên thì nhiều người tán dương họ, nhưng
khi chia sẻ kinh nghiệm của họ thì rỗng tuếch, hay chẳng ăn nhập gì, bởi vì: “ngôn hành
bất tất”, họ là những người mâu thuẫn nội tại. Như thế, những lời hùng biện của họ không
hữu dụng, làm cho người nghe ngán ngẩn vì tính vu vơ của họ. Nhất là họ không thể trở
thành dấu chỉ về niềm hy vọng cho người khác, và lẽ đương nhiên, họ không thể trả lời
cho con người sự chất vấn về niềm hy vọng 49. Muốn được trở nên dấu chứng của niềm hy
vọng, người sống đời thánh hiến phải kết hiệp mật thiết với Lời Chúa, coi đây như là
nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sự tăng trưởng đời sống tâm linh của mình,
như lời Đức Giê-su đã kêu mời “anh em hãy luôn kết hợp với Thầy, như Thầy ở trong
anh em, ai luôn kết hiệp với Thầy thì người ấy sinh nhiều hoa trái” (x. Ga 15) . Sau đó,
người thánh hiến mới trở thành những người có niềm hy vọng để rồi chúng ta sẽ cho
những gì của chính chúng ta có. Thật vậy, ai muốn sống đời thánh hiến của mình cách tốt

49
https://giaophandalat.com/tai-lieu/tu-duc-nhan-ban/loi-chua-trong-doi-song-thanh-hien/, tham khảo ngày 2/5/2023

47
đẹp, thì điều trước tiên, họ phải là người của Chúa, thấm nhuần Lời Chúa. Khi đã là
người thuộc về Chúa và bén rễ sâu trong Lời của Ngài, đời sống tâm linh của họ được mở
ra để gặp gỡ Đấng Siêu Việt thông qua Chúa Giêsu nơi Lời của Ngài. Việc suy niệm Lời
Chúa trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của những người thánh hiến.
Chính Chúa Giêsu đã nói: “chỉ có một việc cần thiết mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất
và sẽ không bị lấy mất” (Lc 10, 42).
Trước hết, với các thừa tác viên có chức thánh là những người được trao nhiệm vụ
mục tử, cần nỗ lực tiếp xúc với Kinh Thánh, để có ‘lời Chúa trong lòng mình’, vì “lòng
có đầy miệng mới nói ra” (Mt 12,43b). Nếu không có lời Chúa hướng dẫn và không được
lời Chúa chi phối, họ sẽ chỉ là những người tôn kính Thiên Chúa “bằng môi bằng miệng”.
Với các giám mục, phải “luôn luôn dành chỗ ưu tiên cho việc đọc và suy niệm lời Chúa”,
mỗi giám mục sẽ phải luôn phó thác bản thân và cảm thấy mình được phó thác “cho
Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Ngài”, là Lời có sức xây dựng và họ được hưởng phần
gia tài cùng với tất cả các thánh (x. Cv 20,32). Tông huấn Lời Chúa cũng nói với các
giám mục, trước khi là người truyền đạt lời Chúa, vị giám mục cùng với các linh mục của
mình và tất cả các tín hữu hãy có tâm hồn lắng nghe lời Chúa như mẹ Ma-ri-a, để được
gìn giữ, nuôi dưỡng bởi chính Lời50. Không để cho lòng mình thấm nhuần Lời Chúa dễ
biến các mục tử thành những “kẻ chăn thuê”, không cho chiên được ăn nơi đồng cỏ xanh,
suối mát lành, mà cho chiên những lời cay đắng thậm chí chửi rủa trên giảng đài! Họ nói
mà không hiểu mình mình nói gì, như những nhạc cụ phát ra những âm thanh vu vơ, vô
hồn (x. 1Cr 14,7-9), như tiếng “thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng”, không
đưa được các tâm hồn trở về với Chúa, mà ngược lại còn nên những gương xấu.
Thánh Kinh sánh ví những người luôn gắn bó với Chúa thì như cây trồng bên bờ
suối, tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn: “Người ấy tựa như cây trồng bên dòng suối,
cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh, những cành lá không bao giờ tàn tạ, người như thế làm
chi cũng sẽ thành” (Tv 1,1-3). Ngược lại, thiếu sự gắn bó với Chúa, đời sống thánh hiến
sẽ trở nên khô cằn, sỏi đá, tâm hồn của họ như sa mạc khoang vu và lẽ đương nhiên
không thể sản sinh những hoa trái thiêng liêng được. Như vậy, việc suy niệm Lời Chúa
50
x. ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICTO XVI, Tông Huấn Verbum Domini, số 79.

48
trở thành lương thực không thể thiếu trong đời sống thánh hiến. Bởi vì Lời ấy là đèn, ánh
sáng, là sức sống, Lời ấy là niềm hy vọng, Lời ấy đem lại sự sống đời đời và, Lời ấy thúc
đẩy người được thánh hiến lên đường và thi hành sứ vụ.51
Người sống đời thánh hiến không đơn thuần là người phục vụ Lời, mà họ phải trở
nên người của Lời, người mang Lời. Thật vậy, khi khẳng định ai là người của Chúa, thì
đồng nghĩa với việc khẳng định họ được Lời Chúa thấm nhập vào tận xương tủy của họ.
Họ trở thành hiện thân của Chúa, vì họ đang sống chính cuộc sống của Chúa. Nói như
thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi!” (Gl 2,
20). Người sống đời thánh hiến cũng vậy. Họ là người làm cho Chúa Ki-tô được sống
động ngay trong cuộc sống của họ. Vì thế, Lời Chúa phải ở ‘ngay trên môi trên miệng,
ngay trong lòng’ của họ bởi lẽ họ được tận hiến để loan báo Tin Mừng Nước Trời.
Tuy nhiên, một thực tế là ngày nay, Lời Chúa ít còn chiếm vị thế độc tôn nơi nhiều
người, trong đó có cả giới nhà tu. Điều đó dễ hiểu đối với những người không sống đời tu
trì, nhưng lại quá khó hiểu đối với người đi tu. Đời tu mà không được Lời Chúa soi dẫn
thì đương nhiên sẽ là lời người phàm mách lối đưa đường. Đời sống thánh hiến cũng gặp
không ít khó khăn. Khó khăn do ngoại cảnh và nội tại nơi mỗi người. Với người sống nội
tâm, những khó khăn đó sẽ đưa họ đến gần Chúa hơn. Khi gắn bó với Chúa qua Lời của
Ngài, người thánh hiến học được sự thinh lặng của mầu nhiệm tự hủy. Học được bài học
quên mình, cho đi và sự hy sinh vô vị lợi. Ý thức được sự nhất thời, tạm bợ, mau qua,
chóng hết ở đời này. Cuối cùng, khi được Lời Chúa hướng dẫn, họ học được bài học của
sự hiệp thông sâu sắc. Xác tín được như thế, người thánh hiến cảm thấy bình an và quy
chiếu mọi biến cố vui buồn, thành công hay thất bại dưới lăng kính tích cực và trong sự
quan phòng của Chúa, Đấng “làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến
Người”. Khi gắn bó với Chúa Giêsu, ta lấy Ngài làm tâm điểm để xây dựng tình hiệp
thông huynh đệ, xây dựng sự hiệp nhất.
Người sống đời thánh hiến siêng năng đọc Kinh Thánh sẽ giúp cho mình dễ dàng
vượt qua những khó khăn trong đời tu, vì tất cả chúng ta đều thấy được mọi chiều kích,
tương quan với Thiên Chúa và con người, mọi biến cố vui buồn, sướng khổ, thành công
51
http://www.giaoxukesat.com/loi-chua-trong-doi-song-thanh-hien-2/, tham khảo ngày 10/1/1023.

49
hay thất bại đều được Chúa Giê-su kinh qua. Do đó, cũng không lạ gì khi trên đường tu
trì của chúng ta cũng trải qua những biến cố đó. Điều quan trọng chính là chúng ta cần có
thái độ như Chúa Giê-su thì, niềm an ủi, bình an và hạnh phúc sẽ đến với ta. Lúc ấy,
“Lời Chúa trở thành niềm vui và hạnh phúc của lòng con” (Gr 15,16).
Khi Lời Chúa đã trở thành niềm vui và hạnh phúc của người thánh hiến, lúc ấy,
lòng kề lòng, ta sẽ nghe được tiếng Chúa. Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta được tiếp cận
trực tiếp với Thiên Chúa ngang qua Chúa Giê-su. Nơi Kinh Thánh, chúng ta thấy rõ
khuôn mặt của Chúa Giê-su được lộ hiện trên từng trang Kinh Thánh. Không có lời nào
của loài người có thể đến với con người bằng một sự thâm sâu như Lời Thiên Chúa đến
với họ. “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi:
xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư
tưởng của lòng người” (Dt 4,12). Lời Chúa có sức sống và quyền năng vô cùng bởi lẽ lời
Người “là thần khí và là sự sống”. Lời Chúa quý giá như một viên ngọc quý, như kho báu
chôn giấu trong ruộng. Ai yêu mến khám phá sẽ say mê, đến nỗi có thể bán hết mọi của
cải tài sản để có được viên ngọc quý, có được kho báu ấy. “Lòng có đầy, miệng mới nói
ra” điều này muốn nhắc nhớ mỗi người Ki-tô hữu, cách riêng những người sống đời
thánh hiến, hãy để cho lòng mình tràn ngập lời Chúa, đắm chìm trong lời Chúa, thì khi họ
phát ngôn tự nhiên sẽ lan tỏa niềm vui và bình an. Họ không cần quảng cáo, không cần
giới thiệu tự người nghe có thể hiểu và cảm nhận được người đang nói với mình có đời
sống nội tâm hay không. Bởi vì “hữu xạ tự nhiên hương”, đó là quy luật tự nhiên.
Hơn nữa, đời sống của người thánh hiến chỉ có thể trở nên hạnh phúc khi Lời ấy
được chia sẻ, loan báo cho người khác. Đó chính là việc loan báo tinh thần, là tinh thần
mà thánh Phao-lô diễn tả “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16).
Trong Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 25 Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhắc lại
rằng, “chúng ta phải luôn có tinh thần truyền giáo thường trực”. Thật vậy, cho thì có
phúc hơn là nhận, lẽ nào chúng ta được hạnh phúc, mà những người khác không được
hạnh phúc, chúng ta lại vui mừng được hay sao? Tin Mừng chính là niềm vui, tin tốt lành.
Loan báo Tin Mừng là loan Tin Vui, tin Bình An. Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô cũng
khẳng định “Ai thông truyền niềm vui đức tin, người đó cũng sẽ nhận được niềm vui”.

50
Một thực tế hiện nay nơi các tu sĩ cần thẳng thắn nhìn nhận và điều chỉnh, đó là sự kiện
nhiều tu sĩ hăng say tham gia các hoạt động tông đồ bên ngoài, nhưng lại thiếu chiều sâu
bởi không gắn bó với lời Chúa, lười suy gẫm, học hỏi, giờ nguyện gẫm chỉ ngủ gật, thích
truy cập vào mạng xã hội hơn là học hỏi về Lời Chúa, học cầu nguyện. Hoặc tình trạng
học nhiều nhưng không thực hành nên chỉ mang tính lý thuyết…
Trách vụ loan báo Tin Mừng được ủy thác cách riêng cho các linh mục, điều này
được nói rõ trong Giáo luật “Các linh mục có nhiệm vụ riêng là phải loan báo Tin Mừng
của Chúa. Đây là nhiệm vụ bắt buộc, nhất là các cha sở và những linh mục khác được uỷ
thác việc coi sóc các linh hồn” (GL đ.757). Tinh thần này cũng có thể mở rộng để hiểu
cho tất cả những người sống đời thánh hiến, những người được kêu gọi để ‘sống mối tình
với Chúa Giê-su’. Với các phó tế, những người được truyền chức để thi hành tác vụ Lời
Chúa và phục vụ bàn thờ, họ có thể không gắn bó với lời Chúa được không? Làm sao
phục vụ cho hoàn hảo và sốt sắng nếu không có lòng yêu mến và gắn bó? Không yếu
mến lời Chúa, những lời họ đọc chỉ là tiếng ‘thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang
xoảng”, và khi công bố lời Chúa, họ không có đủ ý thức và nhiệt tâm, khi cắt nghĩa lời thì
khô khan và xáo rỗng, như những công thức, hay như việc “đọc báo” cho giáo dân.
Tắt một lời, vai trò Lời Chúa trong đời sống của người thánh hiến rất quan trọng.
Bởi vì nhờ Lời Chúa, những người sống đời thánh hiến sẽ tìm được niềm vui, hạnh phúc
trong cuộc đời và sứ vụ. Niềm vui ấy chỉ có thể cảm nghiệm khi được nghiền ngẫm và
suy đi nghĩ lại trong lòng. Khi gắn kết và được Lời Chúa nuôi dưỡng, chúng ta sẽ đi vào
mối tương quan thân tình của Thiên Chúa. Tuy nhiên, niềm vui và hạnh phúc ấy chỉ có
thể nên trọn khi được loan báo cho người khác, hầu họ cũng cảm nghiệm được niềm vui
và hạnh phúc của Tin Mừng như chúng ta52.

Thay lời kết


Bài viết đã tập trung vào khai khác một số biểu tượng Đức Giê-su dùng để tự nói
về mình, tuy nhiên đây chỉ là một phần các biểu tượng và dấu chỉ được chọn để viết, chưa
52
x. VINC NGỌC BIỂN trong http://www.giaoxukesat.com/loi-chua-trong-doi-song-thanh-hien-2/, tham khảo ngày
20/1/2023.

51
phải là tất cả các biểu tượng được ghi lại trong sách Tin Mừng IV. Bên cạnh đó, người
viết cũng nhìn nhận hạn chế của bản thân trong việc suy tư và triển khai các ý tưởng.
Không những thế, khả năng tổng hợp, phân tích của người viết có chỗ còn chưa mạch lạc,
nhất quán. Ngang qua những gì đã trình bày, bài viết chỉ cố gắng muốn làm nổi bật dung
mạo của Đức Giê-su – Ngôi Lời theo cách viết trong Tin mừng IV.

“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là
Thiên Chúa” (Ga 1,1), đó là lời khẳng định vững chắc của tác giả Tin Mừng IV. Thật
vậy, Lời đã được ban từ lúc khởi đầu, đến thời sau hết đã hạ sinh làm người, đó chính là
Đức Giê-su Ki-tô. Người là lời Chúa thượng thặng, trung tâm và tột đỉnh của mạc khải.
Dựa trên những mặc khải của Lời trong Kinh Thánh, bài viết đã đi vào tìm hiểu một số
các giai đoạn mặc khải, từ đó thấy sự nhập thể của Lời. Sau cùng qua các sách Tin Mừng,
đã cho thấy chân dung cụ thể của Lời, cũng là dung mạo của chính Thiên Chúa. Đó
không phải là Đấng xa lạ với con người, không ưa trừng phạt…Người là Thiên Chúa của
tình yêu, lòng thương xót…Đặc biệt trong sách Tin Mừng IV, Lời tự giới thiệu mình
bằng các biểu tượng, những biểu tượng rất gần gũi với cuộc sống con người: ánh sáng,
đường đi, tình yêu, bánh, nước…càng chứng tỏ sự hạ mình của Người. Tác giả Tin mừng
IV khởi đi từ suy tư của những nhà triết học ngoại giáo về Logos, để minh chứng về vai
trò trung tâm và tột đỉnh của Đức Giê-su – Ngôi Lời. Lời ấy đồng bản thể với Chúa Cha
và là Thiên Chúa, mọi sự trên trời dưới đất đã được tạo thành trong Người, nhờ Người,
với Người và cho Người. Trong Người, Chúa Cha đã nhìn thấy sự hiện diện của tất cả
nhân loại, và Chúa Cha yêu thương mỗi người bằng chính tình yêu của Đức Giê-su (Ga
15,9), bởi vì Người và Chúa Cha là một (Ga 10,30). Đức Giê-su – Đấng trung gian duy
nhất, con đường duy nhất dẫn con người về với Cha (Ga 14,6). Bên cạnh đó, Đức Giê-su
đến ban cho con người ân sủng và tình yêu, Người đại diện cho con người mới, con
người vâng phục Thiên Chúa, vâng phục cho đến nỗi bằng lòng chết và chết trên thập tự.
Tất cả tình yêu Thiên Chúa tỏ lộ nơi Đức Giê-su, đặc biệt trong biến cố Tử nạn – Phục
sinh. Qua đó, Đức Giê-su mời gọi nhân loại đón nhận và ở lại trong tình yêu của Người.
Với Đức Giê-su, ở lại trong Người là ở lại trong Ba Ngôi Thiên Chúa.

52
Đức Giê-su đã về với Cha, nhưng Người còn ở lại mãi với Giáo Hội cho đến tận
thế. Bằng cách nào vậy? Xin thưa: bằng Thánh Thể và Lời Người. Đón nhận và tin vào
Đức Giê-su, mời gọi mỗi Ki-tô hữu lắng nghe và suy niệm lời Người, đến với Người
trong Thánh Thể. Mỗi thành viên trong Giáo Hội cần xây dựng tương quan cá vị với
Người, nhất là trong bối cảnh xã hội hôm nay. Thế giới hôm nay ‘tin chứng nhân hơn là
thầy dạy’ (Đức Phao-lô VI), điều này đòi hỏi mỗi Ki-tô hữu để loan báo Tin Mừng cần
phải sống Tin Mừng trước, phải gắn bó với Lời Chúa, để cho lời Chúa nên ánh sáng và
đèn soi cho đời sống, mới có thể nên ánh sáng cho người khác. Đón nhận lời Đức Giê-su
mời gọi các Ki-tô hữu đón nhận lời giáo huấn của Hội Thánh, bởi vì chính Người khẳng
định “Ai nghe anh em là nghe Thầy (Lc 10,16);…và lời anh em nghe đây không phải là
của Thầy, nhưng là của Chúa Cha” (Ga 14,24). Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay nơi
người Công Giáo, cách riêng các bạn trẻ đó là việc mọi người cầm điện thoại và chỉ lướt
mạng xã hội. Hiện nay hầu như ai cũng có smart phone, và mỗi ngày truy cập vào mạng
không biết bao nhiêu lần, nhưng trong số đó được mấy lần đọc lời Chúa? Nếu có bài viết
của các trang mạng Công Giáo, hầu chắc mọi người chỉ lướt qua rồi thả tim, cũng không
biết bài viết đó viết về điều gì…Ngay trong hàng ngũ những người thánh hiến, cũng xảy
ra tình trạng tương tự, một đời sống không bén rễ sâu trên lời Chúa…Có nhiều nguyên
nhân đưa đến thực trạng này, do xã hội, hoàn cảnh mục vụ, cuộc sống…nhưng chắc chắn
phải thẳng thắn nhìn nhận thái độ của mỗi cá nhân chưa yêu mến lời Chúa, chưa khám
phá ra sức mạnh của lời Chúa. Mỗi Ki-tô hữu cần thành tâm nhìn nhận và trở về với Chúa
trong thinh lặng của cầu nguyện để tái khám phá dung nhan Đức Ki-tô – Đấng Lời. Từ
đó, giúp chúng ta sống và loan báo Lời bằng chính đời sống. “Ngôi Lời đã làm người”,
đó là đỉnh cao của mặc khải. Như thế, phải chăng cao điểm của mặc khải là con người?

53
Tài liệu tham khảo

1. KINH THÁNH TRỌN BỘ, ấn bản 2011, Nhóm PVGK


2. KINH THÁNH TRỌN BỘ, Lm Nguyễn Thế Thuấn
3. GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, NXB Tôn Giáo
4. LM HOÀNG MINH TUẤN, Đọc Tin Mừng theo Yoan - Lời thành xác phàm, NXB Tôn
Giáo
5. LM VINH-SƠN ĐINH TRUNG NGHĨA SJ, Văn chương Gio-an, Antôn và Đuốc sáng
6. NGUYỄN CÔNG ĐOAN SJ, Con Chiên của Thiên Chúa - Đấng xóa tội trần gian, NXB
đồng Nai
7. NGUYỄN CÔNG ĐOAN SJ, Chiên vượt qua của chúng ta, NXB Đồng Nai
8. ĐỨC HỒNG Y MARTINI, Tin Mừng Theo Thánh Phao Lô, ĐHY Martini
9. FX VŨ PHAN LONG, Các bài Tin Mừng Gioan dùng trong phụng vụ, NXB Văn hóa
Thông tin 2010
10. GB NGUYỄN VĂN HÀO, Giáo trình các thư Phaolô, Lưu hành nội bộ
11. ANT. VŨ THÁI SAN, Tìm Hiểu Tin Mừng Mát-Thêu, Lưu hành nội bộ
12.
13. http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2010/12/tim-hieu-ga-11-18-thay-va-nghe-
loi-nhap.html

54
14. http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2012/12/ga-11-13-loi-logos-la-su-song-la-
anh.html

15. http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/p/bai-viet-ga.html
16. http://www.giaoxukesat.com/loi-chua-trong-doi-song-thanh-hien-2

55

You might also like