(IP) Mẫu làm BT nhóm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

-------------------------------

THANH TOÁN QUỐC TẾ


Bài tập nhóm No#1
NHÓM 6
Sinh viên vắng:

Sinh viên có mặt:

STT Thành viên MSSV Tỷ trọng công việc Chữ ký


(%)
1 Phạm Thị Minh K21408182 11.11%
Anh 3

2 Trịnh Minh Nguyệt K21408183 11.11%


1

3 Nguyễn Bùi Quỳnh K21408052


Anh 3 11.11%

4 Nguyễn Quí Diệu K21408182


7 11.11%

5 Nguyễn Thị Kim K21408054 11.11%


Ngọc 8
6 Võ Thị Kim Liên K21408128 11.11%
1

7 Phạm Thị Kiều K21408182 11.11%


Diễm 6

8 Nguyễn Tuyết Hân K21408127 11.11%


9

9 Nguyễn Vân Anh K21408127 11.11%


8

TỔNG 100%

1. Thanh toán quốc tế là gì? Tại sao lại có hình thức thanh toán này?
Là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ
sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ
chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan
hệ giữa các ngân hàng của các nước.
Gồm 2 loại thanh toán:
 Thanh toán mậu dịch: là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất
nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị
trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là
hợp đồng ngoại thương
 Thanh toán phi mậu dịch: là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến
hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghĩa là
thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại như chi phí các các
cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, nguồn tiền trợ cấp,...
Hình thức thanh toán này xuất hiện bởi vì:
 Sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều loại hàng hóa: bởi vì các quốc gia rất khó để có
thể tự sản xuất và cung cấp đủ tất cả những gì mình cần. Vì vậy, các hoạt động
ngoại thương như hình thức xuất nhập khẩu,.. dần xuất hiện và các nước sẽ
nhập khẩu những hàng hóa với giá rẻ từ các quốc gia khác và xuất khẩu những
hàng hóa mà mình có ưu thế. Để giúp việc thanh toán các hàng hóa xuất nhập
khẩu này diễn ra dễ dàng hơn, thanh toán quốc tế đã hình thành.
 Tất cả các hoạt động phát sinh các khoản phải trả và phải thu như:
 Viễn thông quốc tế: tiền cước viễn thông quốc tế cho các doanh nghiệp
viễn thông nước ngoài, tiền thuê đường truyền viễn thông quốc tế…
 Du lịch quốc tế: tiền thanh toán tour du lịch từ khách hàng nước ngoài,
tiền đặt cọc dịch vụ du lịch từ các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước
ngoài,...
 Đầu tư quốc tế: vốn đầu tư ra nước ngoài, tiền gốc và lãi từ các khoản
vay nước ngoài,...
 Vận tải quốc tế: tiền cước vận tải quốc tế cho các doanh nghiệp vận tải
nước ngoài,...
→ Từ đó làm phát sinh hoạt động thanh toán quốc tế
2. Chủ thể nào tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế? Chủ thể nào đóng
vai trò quan trọng nhất?
Các chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế: Ngân hàng trung ương; Ngân
hàng thương mại; Các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF…và Các pháp nhân, thể
nhân hoạt động trong các lĩnh vực:
 Xuất nhập khẩu hàng hoá
 Xuất nhập khẩu lao động
 Du lịch quốc tế
 Đầu tư quốc tế
 Vận tải quốc tế
 Chuyển giao công nghệ quốc tế…
Ngân hàng thương mại là chủ thể đóng vai quan trọng nhất, vì:
 Nghiệp vụ thanh toán được thực hiện chủ yếu thông qua các nghiệp vụ ngân
hàng bằng cách hối đoái ngân hàng và bằng cách gửi đi kỳ phiếu, séc, giấy bạc
ngân hàng và vàng.
 Là trung gian, cầu nối giữa hai bên; đảm bảo được tính an toàn, giảm thiểu rủi
ro thanh toán cho các nhà xuất nhập khẩu.
 Bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các giao dịch thanh toán quốc tế.
 Đại diện cho quốc gia, giữ vững và nâng cao uy tín của quốc gia trên thị trường
quốc tế trong thanh toán quốc tế.
 Ngân hàng thương mại giúp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế. Các
ngân hàng có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế,
giúp cho các bên có giao dịch quốc tế giảm thiểu rủi ro không nhận được tiền,
rủi ro do chênh lệch tỷ giá, rủi ro do chậm trễ thanh toán, rủi ro do gian lận,...
 Ngân hàng đóng vai trò tích cực và chủ động trong việc tài trợ vốn cho hoạt
động xuất khẩu của khách hàng, đứng ra đảm bảo, bảo lãnh cho nhà nhập khẩu
hàng hóa nhưng thiếu vốn ngoại tệ và nhu cầu vay.
 Ngân hàng thương mại có khả năng xử lý nhiều loại tiền tệ và cung cấp dịch vụ
chuyển đổi tiền tệ, giúp cho các giao dịch quốc tế được thực hiện một cách
thuận lợi và hiệu quả.

3. Ngành nghề hay lĩnh vực nào trong nền kinh tế có liên quan đến hoạt động
thanh toán quốc tế?
1 số ngành nghề và lĩnh vực liên quan đến thanh toán quốc tế:
 Xuất nhập khẩu: nhân viên kinh doanh, nhân viên chứng từ.
 Ngân hàng: Chuyên viên thanh toán quốc tế, Tài trợ Thương mại, Quan hệ
Khách hàng Doanh nghiệp.
 Logistics: nhân viên kinh doanh, nhân viên chứng từ
 Hải quan
 Ngoại thương: Là lĩnh vực chủ yếu sử dụng thanh toán quốc tế.
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào một quốc
gia thường sử dụng thanh toán quốc tế để chuyển vốn đầu tư.
 Du lịch: Các công ty du lịch thường sử dụng thanh toán quốc tế để thanh toán
tiền vé máy bay, khách sạn,... cho khách du lịch nước ngoài.
 Bảo hiểm: bảo hiểm hàng hóa,...
 Viễn thông quốc tế: các công ty sẽ dùng phương thức thanh toán quốc tế để
thanh toán có các cước viễn thông quốc tế.
4. Thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế có điểm khác biệt nào? Hình thức
thanh toán nào có rủi ro nhiều hơn? Giải thích và minh họa bằng ví dụ cụ thể cho
từng sự khác biệt và rủi ro.

Tiêu chí Thanh toán nội Thanh toán Ví dụ


địa quốc tế
Chủ thể Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ  Khi một công ty xuất khẩu
tham gia trong cùng 1 quốc chức ở nhiều hạt điều của Việt Nam mua
gia, có cùng quốc quốc gia, có hàng từ nông dân Việt Nam,
tịch quốc tịch khác sau đó bán cho đối tác tại
nhau Mỹ
 Thanh toán nội địa: công ty
xuất nhập khẩu trả cho nông
dân
 Thanh toán quốc tế: công ty
ở Mỹ trả tiền cho công ty ở
Việt Nam
Cơ sở Trao đổi hàng hoá, Hoạt động  Một công ty Việt Nam nhập
hình dịch vụ giữa các tổ ngoại thương khẩu hàng hóa từ một công
thành chức, cá nhân ty Mỹ phải trải qua các thủ
trong 1 quốc gia tục phức tạp như mở L/C,
giao nhận hàng hóa, thanh
toán,... Trong khi đó, một
công ty Việt Nam mua hàng
hóa từ một công ty Việt
Nam chỉ cần thực hiện các
thủ tục đơn giản như
chuyển khoản, giao nhận
hàng hóa,...
Phạm vi Trong 1 quốc gia Quốc tế  Khi một công ty Việt Nam
mua nguyên vật liệu từ một
công ty trong nước thì thực
hiện thanh toán nội địa, mua
nguyên vật liệu từ Trung
Quốc thì thực hiện thanh
toán quốc tế
Rủi ro Ít rủi ro hơn Rủi ro nhiều  Khi thực hiện 1 giao dịch
hơn quốc tế có thể gặp phải các
rủi ro như rủi ro ngoại hối,
rủi ro về sự khác biệt chính
sách giữa các quốc gia,...
Cơ sở Luật quốc gia  Luật,  Việc mua bán hàng hóa
pháp lý công ước quốc tế sử dụng Incoterms
quốc tế trong khi thanh toán nội địa
 Luật, hiệp thì không
định khu
vực
 Luật quốc
gia
 Thông lệ
và tập
quán quốc
tế
Vai trò Có thể không tham Phải thông qua  Khi trả tiền cho đối tác
của gia hoặc đóng vai ngân hàng làm trong nước có thể trả trực
ngân trò trung gian trung gian tiếp bằng tiền mặt. Nếu trả
hàng cho đối tác nước ngoài cần
phải đổi nội tệ sang ngoại tệ
mới có thể thanh toán
Phương  Tiềm mặt  Ứng
thức  Internet trước
banking  Ghi sổ
 Thẻ nội địa  Nhờ thu
 Séc  Tín dụng
chứng từ

Nhìn chung, thanh toán quốc tế có nhiều rủi ro hơn thanh toán nội địa. Các rủi ro
thường gặp trong thanh toán quốc tế bao gồm:

 Rủi ro chính sách: Các chính sách của các quốc gia có thể thay đổi bất ngờ, gây
ảnh hưởng đến quá trình thanh toán. Ví dụ: một quốc gia có thể áp dụng các
biện pháp kiểm soát ngoại hối (như giới hạn tỷ giá hối đoái, cấm chuyển tiền ra
nước ngoài…) khiến cho việc chuyển tiền quốc tế trở nên khó khăn hoặc tốn
kém hơn.
 Rủi ro ngoại hối: Doanh nghiệp có thể chịu lỗ do biến động tỷ giá hối đoái khi
thanh toán quốc tế. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ
một công ty ở Trung Quốc bằng USD. Nếu tỷ giá USD/VND giảm trong thời
gian thanh toán, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho hàng
hóa.
 Rủi ro thanh toán: Doanh nghiệp có thể không nhận được thanh toán từ đối tác
nước ngoài. Ví dụ: một công ty Việt Nam xuất khẩu hàng hóa cho một công ty
ở Trung Quốc và thỏa thuận thanh toán bằng phương thức nhờ thu. Nếu công ty
Trung Quốc phá sản, công ty Việt Nam sẽ không nhận được tiền thanh toán.
 Sự khác biệt về ngôn ngữ và hệ thống pháp luật: Vì thương mại quốc tế là giao
dịch giữa hai quốc gia khác nhau nên ngôn ngữ, luật pháp giữa các bên liên
quan thường khác nhau. Sự khác biệt về ngôn ngữ và hệ thống pháp luật có thể
dẫn đến hiểu lầm, tranh chấp trong quá trình thanh toán.
 Rủi ro do khác biệt về văn hóa: khác nhau nền văn hóa nhìn chung giữa các bên
cũng khác nhau. Những kỳ vọng về phép lịch sự và cách cư xử có thể ảnh
hưởng đến việc đàm phán một giao dịch thương mại quốc tế. Sự khác biệt về
văn hóa có thể mang đến những rắc rối hoặc tranh chấp không mong muốn.
 Rủi ro quốc gia: Đây là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi chính trị, kinh tế,
về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà
xuất khẩu không nhận được tiền hàng, nhà nhập khẩu không nhận được hàng
hoá.
Ví dụ: Theo lệnh cấm vận của Mỹ, mọi khoản thanh toán bằng đồng USD qua
hệ thống thanh toán bù trừ tại Mỹ cho những người hưởng có tên nằm trong
danh sách cấm vận đều bị phong tỏa tại Mỹ. BIDV khi thực hiện lệnh thanh
toán số tiền 13,000 USD theo đề nghị của khách hàng trong nước cho 13 người
du lịch thăm dò thị trường Cuba đã gặp sơ suất khi nêu tên Cuba trong lệnh
thanh toán.
Giao dịch trên khi được thực hiện bù trừ tại Mỹ thông qua ngân hàng đại lý
American Express Bank, New York đã bị phong tỏa vì hệ thống điện tử phát
hiện ra từ “Cuba”, là một nước bị Mỹ cấm vận. Mặc dù BIDV đã rất cố gắng
liên hệ với các đối tác để tìm cách giải phóng số tiền bị phong toả, nhưng đều bị
từ chối. Số tiền trên sẽ chỉ được trả lại cho BIDV khi Cuba không còn bị lệnh
trừng phạt cấm vận của Mỹ
 Rủi ro đạo đức: Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực
hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo
đức ở đây chính là sự tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan
trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế, vì các bên đối tác thường ở cách
nhau rất xa, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình thực hiện đàm phán.
Gồm rủi ro nhà nhập khẩu, rủi ro nhà xuất khẩu, rủi ro nhà chuyên chở, rủi ro
ngân hàng…
Ví dụ: Khi mới thành lập, NHQĐ chi nhánh Hồ Chí Minh tiếp nhận một hồ sơ
xin mở L/C yêu cầu mức ký quỹ thấp (10%). Khi xem xét hợp đồng thì nhân
viên ngân hàng nhận thấy chữ ký của người XK đã được cắt dán và photocopy.
Người NK giải thích đó là chữ ký qua fax. Thấy nghi ngờ, NHQĐ chi nhánh Hồ
Chí Minh tiến hành điều tra thì thấy đây là một công ty ma, số điện thoại và số
fax trên hợp đồng không có thực. NHQĐ đã từ chối mở L/C. NHQĐ cũng như
các ngân hàng khác phải hết sức cảnh giác để tránh mở L/C cho các công ty ma.
Giải pháp: tìm hiểu thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt
động kinh doanh cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác.

You might also like