Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

Chương

3
thống kê kết quả sản xuất

Để đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, người ta cần phải có một hệ thống các chỉ tiêu thống kê với
số lượng các chỉ tiêu tối thiểu cần thiết, từng chỉ tiêu phải có nội dung, phạm vi, phương
pháp tính toán và nguồn số liệu bảo đảm có độ tin cậy cao, phục vụ cho công tác quản lý
kinh tế xã hội.

I- đánh giá kết quả sản xuất xã hội theo hệ thống MPS
(Meterial Product System)
Từ năm 1993 trở về trước để đo lường kết quả sản xuất của nền kinh tế quốc dân,
Việt Nam sử dụng hệ thống chỉ tiêu MPS.

Hệ thống MPS được xây dựng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin: chỉ có
ngành sản xuất vật chất (SXVC) mới tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nguồn gốc của sự
giầu có. Các ngành thuộc khu vực SXVC mới tạo ra giá trị của hàng hoá (C+V+M). Các
ngành thuộc khu vực không sản xuất vật chất thì không tạo ra của cải vật chất cho xã hội,
không tạo ra tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
Xuất phát từ quan điểm trên, toàn bộ hoạt động của xã hội được chia ra 16 ngành
cấp 1 với 8 ngành thuộc khu vực SXVC và 8 ngành thuộc khu vực không SXVC.
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

81
Khu vực SXVC Khu vực không SXVC

1. Công nghiệp 1. Sự nghiệp nhà ở, phục vụ công cộng,


phục vụ sinh hoạt và du lịch
2. Nông nghiệp 2. Hoạt động khoa học

3. Lâm nghiệp 3. Giáo dục, đào tạo

4. Ngư nghiệp 4. Văn hoá, nghệ thuật

5. Xây dựng 5. Y tế, TDTT, BHXH

6. Giao thông vận tải, bưu điện phục vụ 6. Hoạt động tài chính
sản xuất
7. Thương nghiệp, cung ứng vật tư và thu 7. Quản lý Nhà nước
mua
8. Các ngành SXVC khác 8. Các ngành không SXVC

Từ số liệu thống kê thu thập theo cách phân ngành trên, tính toán các chỉ tiêu sau đây:
1- Tổng sản phẩm xã hội:
Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và giá trị các công việc
mà nền KTQD đã tạo ra trong kỳ (kể cả phần hoàn thành và chưa hoàn thành). Cơ cấu giá
trị của chỉ tiêu bao gồm: C 1 + C2 + V + M
Trong đó:
C1: Khấu hao TSCĐ
C2: Hao phí vật chất
V: Hao phí lao động sống (gồm tiền lương, tiền công)
M: Lợi nhuận
Tổng chi phí sản xuất là các khoản chi phí đã chi ra trong kỳ (gồm chi phí về lao
động vật hoá và chi phí về lao động sống) cho khối lượng sản phẩm và công việc đã tạo
ra. Cơ cấu chi phí sản xuất bao gồm: C 1 + C2 + V.
Tổng chi phí sản xuất cũng là nội dung cơ bản của tổng sản phẩm xã hội.
2- Thu nhập quốc dân:
Là phần giá trị mới sáng tạo gồm thu nhập lần đầu của người lao động (V) và thu
nhập lần đầu của doanh nghiệp (M), về mặt giá trị chỉ tiêu là V + M.
82
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

3- Lợi nhuận (thu nhập ròng của xã hội) (M):


Là phần chênh lệch dương giữa tổng sản phẩm xã hội và tổng chi phí sản xuất.
Ngoài 3 chỉ tiêu cơ bản trên còn có hàng loạt các chỉ tiêu đo lường kết quả sản
xuất một cách cụ thể hơn. Chẳng hạn như: Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành, số
lượng sản phẩm hiện vật quy ước, nửa thành phẩm,…
Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất theo hệ thống MPS có những mặt hạn
chế:
Chỉ tính cho các hoạt động sản xuất vật chất của xã hội mà bỏ qua kết quả của các
hoạt động dịch vụ, trong khi kết quả của các hoạt động này giữ vai trò ngày càng quan
trọng trong việc tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp và cho xã hội.

II. Khái quát về hệ thống tài khoản quốc gia -SNA (System of
National Accounts)
Từ những năm cuối của thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90, cùng với xu
thế quốc tế hoá nền kinh tế, Chính phủ Việt N am chủ trương thực hiện một nền kinh tế
mở, nền kinh tế Việt Nam dần dần hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do đó đòi hỏi thống
kê Việt Nam phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường các mặt hoạt động của nền kinh tế
xã hội phù hợp với yêu cầu quốc tế phục vụ cho các đánh giá kinh tế và so sánh kinh tế
quốc tế. Vì vậy, ngày 25/12/1992 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 183/Ttg triển
khai sử dụng hệ thống SNA cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Theo hệ thống SNA thì tất cả các hoạt động của xã hội đều tạo r a của cải cho xã
hội. Của cải được chia làm 2 loại: Của cải vật chất và của cải phi vật chất. Cả 2 loại này
đều có giá trị và giá trị sử dụng, nó đều được tính vào thành quả sản xuất kinh doanh của
xã hội. Toàn bộ các hoạt động của sản xuất xã hội được chi a làm 3 khu vực:
- Hoạt động khai thác
- Công nghiệp chế biến
- Dịch vụ
Ba khu vực nói trên đều tạo ra của cải vật chất và phi vật chất cho xã hội. ở Việt
Nam phân toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân thành 20 ngành cấp I:
1) Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp
2) Ngành thuỷ sản
3) Ngành công nghiệp khai thác mỏ
4) Ngành công nghiệp chế biến
5) Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
6) Ngành xây dựng
83
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

7) Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, xe máy, đồ dùng cá nhân
và gia đình
8) Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
9) Ngành khách sạn, nhà hàng
10) Ngành tài chính, tín dụng
11) Hoạt động khoa học và công nghệ
12) Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
13) Ngành quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc
14) Ngành giáo dục và đào tạo
15) Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội
16) Hoạt động văn hoá và thể thao
17) Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội
18) Ngành hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
19) Ngành hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân
20) Hoạt động của các tổ chức và Đoàn thể quốc tế.
Theo SNA hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất xã hội cũng bao gồm 2 loại
chỉ tiêu: Các chỉ tiêu cơ bản và các chỉ tiêu chi tiết phục vụ cho tính toán, tổng hợp các chỉ
tiêu cơ bản. Các chỉ tiêu cơ bản gồm có:

- Giá trị sản xuất (Gross Output) cơ cấu giá trị gồm: C1 + C2 + V + M.
Trong đó:
C1: Khấu hao tài sản cố định
C2: Chi phí trung gian
V: Thu nhập của người lao động (tiền công, tiền lương và các khoản có
tính chất lương)
M: Lợi nhuận.
- Tổng sản phẩm quốc nội GDP.
- Chi phí trung gian (Intermediate Consumption) viết tắt IC về mặt giá trị gồm
hao phí vật chất (C2) cộng với các khoản chi phí dịch vụ phát sinh trong kỳ.

- Tổng sản phẩm quốc gia (GNP):


Chuyển nhượng theo nhân
Chuyển nhượng theo nhân
84
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

GNP = GDP - + tố nhận được từ nước


tố trả cho nước ngoài ngoài về
- Lợi nhuận của toàn xã hội về mặt giá trị gồm M của toàn xã hội.
III. Phương pháp tính các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanhtheo hệ thống SNA.
1- Giá trị sản xuất (GO)
Giá trị sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và
dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
- Về phạm vi tính toán:
Giá trị sản xuất xã hội bằng tổng giá trị sản xuất của tất cả các hoạt động sản xuất
vật chất (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản…) các hoạt đ ộng sản xuất phi vật
chất, các hoạt động dịch vụ (gồm cả dịch vụ sản xuất và dịch vụ đời sống) các hoạt động
văn thể, quản lý Đảng, đoàn thể ở doanh nghiệp.
- Về nội dung, giá trị sản xuất xã hội bao gồm:
+ Giá trị của các sản phẩm vật chất gồm:

 Giá trị của các sản phẩm vật chất được sử dụng làm tư liệu sản xuất:
sắt thép, hoá chất, vật liệu xây dựng,…

 Giá trị của những sản phẩm vật chất được sử dụng làm vật phẩm tiêu
dùng: lương thực thực phẩm, vải, thuốc chữa bệnh,…
+ Giá trị của những hoạt động dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ Giá trị của những hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cvà
của xã hội
Để tính giá trị sản xuất xã hội cần phải tính giá trị sản xuất của từng ngành KTQD
rồi cộng lại. Vì vậy chỉ tiêu có sự tính toán trùng l ặp trong phạm vi từng ngành sản xuất
và giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Sau đây là nội dung chỉ tiêu giá trị sản xuất của một số ngành KTQD chủ yếu:
a. Giá trị sản xuất của ngành nông lâm nghiệp:

 Giá trị của sản phẩm trồng trọt:


+ Giá trị sản phẩm chính như thóc, ngô, khoai, sắn,…
+ Giá trị sản phẩm phụ của các loại cây
trồng,…  Giá trị sản phẩm chăn nuôi:
+ Giá trị trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong năm của gia súc, gia cầm
(không bao gồm súc vật làm chức năng tài sản cố định).

85
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

+ Giá trị các loại sản phẩm chăn nuôi thu được trong năm không phải
thông qua việc giết thịt súc vật (sữa, trứng, lông, mật,…).
+ Giá trị các loại thuỷ sản nuôi trồng trong năm.
+ Giá trị các loại sản phẩm phụ chăn nuôi thu được trong năm (phân
chuồng…).

 Chênh lệch giá trị sản phẩm sản xuất dở dang của trồng trọt và chăn nuôi cuối
năm so với đầu năm.

 Giá trị các hoạt động dịch vụ sản xuất mà doanh nghiệp làm thuê cho bên
ngoài.

 Giá trị sản xuất của những hoạt động thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.
+) Sản lượng sản phẩm trồng trọt: Đối với sả n phẩm chính thì căn cứ vào báo cáo
xác định sản lượng từng loại cây trồng. Chú ý chỉ tính theo sản lượng thực thu nếu số liệu
báo cáo là sản lượng tại gốc thì khi tính toán phải trừ đi phần hao hụt, rơi vãi trong quá
trình thu hoạch.
Đối với sản phẩm phụ, ngành trồng trọt chỉ tính sản phẩm phụ thực tế có thu
hoạch và sử dụng. Cần kết hợp với cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây trồng để xác
định hệ số giữa sản phẩm phụ và sản phẩm chính và tỷ lệ diện tích có thu hoạch sản phẩm
phụ để tính theo công thức:
Khối lượng sản Sản lượng Hệ số giữa giá trị Tỷ lệ diện
phẩm phụ thực tế sản phẩm sản phẩm phụ và tích thu
= x x
thu hoạch chính sản phẩm chính hoạch sản
phẩm phụ
+) Sản lượng sản phẩm chăn nuôi:
- Xác định lượng thịt hơi gia súc, gia cầm tăng lên trong năm theo công thức:
Trọng lượng Chênh lệch trọng Trọng lượng thịt Trọng lượng thịt hơi tăng
= lượng thịt hơi cuối + hơi xuất chuồng- thịt hơi nhập lên
kỳ so với đầu kỳ trong kỳ vào trong kỳ
- Xác định sản phẩm phụ chăn nuôi dựa vào kết quả điều tra khảo sát t hực tế ví
dụ xác định lượng phân bình quân cuả một con gia súc, gia cầm rồi nhân với
sản lượng gia súc, gia cầm bình quân trong năm và nhân với tỷ lệ lượng phân
thực tế. Sử dụng các sản phẩm khác cũng tính tương tự.
Đối với sản phẩm chăn nuôi không qua giế t thịt như: Trứng, sữa, lông, mật ong,
… căn cứ vào tài liệu điều tra để tổng hợp.
+) Giá trị sản phẩm dở dang: Riêng khu vực sản xuất nông nghiệp ngoài quốc
doanh rất khó xác định sản phẩm dở dang nên quy ước chưa tính.

86
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

- Để tính giá trị sản xuất của hoạt động nông nghiệp có thể dùng giá cố định
hoặc giá thực tế. Giá thực tế dùng để tính giá trị sản xuất của hoạt động nông
nghiệp là giá thực tế bình quân. Muốn tính được giá thực tế bình quân năm của
từng loại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi có nhiều phương phá p, một trong các
phương pháp đó là các bảng cân đối sản phẩm nông nghiệp, gồm bảng cân đối
sản phẩm trồng trọt và bảng cân đối sản phẩm chăn nuôi.
b. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, gồm:

 Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp
 Giá trị chế biến sản phẩm bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng
 Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp
 Giá trị nguyên vật liệu của người đặt hàng đem chế biến
 Chênh lệch giá trị cuối kỳ trừ đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm dở
dang, công cụ, mô hình tự chế,…

 Giá trị sản phẩm tự chế dùng theo quy định đặc biệt.
Trong thực tế doanh nghiệp không hạch toán được giá trị nguyên vật liệu của
người đặt hàng đem chế biến nên giá trị này không thể hiện trong thu nhập và chi phí của
doanh nghiệp.
Vì vậy quy ước không tính khoản này vào giá trị sản xuất. Công thức tính chỉ tiêu
như sau:
Giá trị sản xuất Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất
của hoạt động = công tiêu thụ sản
nghiệp + phụ không đưa được về ngành phù hợp +
phẩm sản xuất chính (<15% của doanh nghiệp thu
chính)
Chênh lệch giữa cuối kỳ và
Chênh lệch giữa
Doanh thu bán phế
đầu kỳ nửa thành phẩm sản
+ liệu, phế phẩm, thứ
+ cuối kỳ và đầu kỳ + +
phẩm, phụ phẩm
phẩm dở dang, công cụ, mô
thành phẩm tồn kho hình tự chế
Chênh lệch giữa
cuối kỳ và đầu kỳ Giá trị sản phẩm Doanh thu cho thuê thiết bị máy
+ + được tính theo quy + móc trên dây chuyên sản xuất
hàng gửi bán chưa định đặc biệt công nghiệp của doanh nghiệp
thu được tiền

87
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

Doanh thu

c. Giá trị sản xuất của ngành xây dựng

 Giá trị sản xuất của hoạt động xây dựng của doanh nghiệp bằng giá trị sản xuất
của các công việc xây lắp, khảo sát thiết kế, các hoạt động sửa chữa nhà cửa và
vật kiến trúc,… được tiến hành trong năm.

 Phương pháp tính: nguồn thông tin dựa vào hệ thống các biểu báo cáo quyết
toán hàng năm của các bộ phận xây lắp, khảo sát thiết kế và sửa chữa lớn nhà
cửa vật kiến trúc để xác định.
 Giá trị sản xuất hoạt động khảo sát thiết kế, chỉ tính phần giá trị do
XDCB phải làm.

 Giá trị sản xuất hoạt động sửa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc.
 Doanh thu phụ không có điều kiện tách bóc.
 Doanh thu bán phế liệu, phế thải.
 Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị thi công có người điều khiển đi
theo.

 Giá trị nguyên vật liệu bên A đưa tới đã sử dụng vào công trình.
d. Giá trị sản xuất của ngành giao thông vận tải  Doanh thu về vận chuyển
bốc xếp hàng hoá.
 Doanh thu về vận chuyển hành khách, hành lý.
 Doanh thu về cho thuê các phương tiện vận chuyển bốc xếp hàng hoá,
cho thuê bến bãi, kho chứa hàng và phương tiện bảo quản hàng hoá.

 Doanh thu về quản lý, cảng vụ, bến bãi.

88
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

 Doanh thu về dịch vụ vận tải, đại lý vận tải, hoa tiêu tín hiệu, dẫn dắt
tàu thuyền, hướng dẫn đường bay.

 Doanh thu, tạp thu khác liên quan đến vận chuyển bốc xếp hàng hoá
nhtiền lưu kho, lưu bãi, tiền phạt bồi thường vi phạm hợp đồng,…

 Doanh thu không tách bóc đưa về ngành phù hợp.


Phương pháp tính:
Giá trị = Thu nhập của + Số dư cuối kỳ về
Số dư đầu kỳ về giá trị
sản xuất hoạt động sản (chi phí)
giá trị (chi phí)
ngành xuất kinh doanh -
GTVT chính vận tải dở dang vận tải dở dang
(nếu có) (nếu có)
Doanh thu Doanh thu về cho thuê phương
Doanh thu về vận chuyển + tiện và tiền nhận được
vận chuyển bốc do phạt
Hoặc = xếp hàng hoá + hành khách vi phạm hợp đồng
e. Giá trị sản xuất của ngành thương nghiệp, gồm:
Giá trị sản xuất của hoạt động thương nghiệp là phần giá trị của vật tư hàng hoá
tăng lên trong quá trình luân chuyển từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng cuối cùng (không kể
các chi phí về vận tải).
Phương pháp tính chỉ tiêu:
Giá trị sản xuất của hoạt Chi phí lưu Chi phí vận
= - + Lãi + Thuế
động thương nghiệp thông chuyển thuê ngoài
Hoặc = Doanh số bán ra – Giá vốn hàng hoá + Chi phí vận chuyển thuê ngoài
f. Giá trị sản xuất của hoạt động chính quyền đoàn thể
Giá trị sản xuất của hoạt động chính quyền, đoàn thể gồm: chi phí vật chất (xăng,
dầu, điện, nước, nghiệp vụ phí, trang phục cho công nhân viên chức khi làm nhiệm vụ) +
Chi trả các dịch vụ bưu điện, phòng hoả, y tế + Tiền lương và các khoản thù lao khác cho
những người hoạt động trong lĩnh vực này + Hao mòn tài sản cố định.
2- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hay tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm trong nước (GDP – Gross Domestic Product) là một trong những
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng các hoạt động sản xuất xã hội của
mỗi quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Tổng sản phẩm trong nước là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá sự
tăng trưởng kinh tế của một quốc gia để nghiên cứu khả năng tích luỹ, huy động vốn tính
toán các chỉ tiêu đánh giá mức sống là căn cứ để so sánh quốc tế, để xác định trách nhiệm

89
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

của mỗi nước đối với các tổ chức quốc tế,… Tổng sản phẩm trong nước thường được tính
theo 3 phương pháp theo quá trình vận động từ sản xuất – phân phối đến sử dụng.
a- Xác định tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo phương pháp sản xuất
Xác định tổng sản phẩm trong nước theo phương pháp sản xuất là xác định trực
tiếp từ người sản xuất thông qua các yếu tố chi phí và doanh thu đạt được trong kỳ nghiên
cứu (thường là 1 năm).
Công thức tính:
Tổng giá trị sản Chi phí trung gian + Thuế nhập khẩu
GDP = xuất của các - của các sản phẩm vật
ngành ngành kinh tế kinh tế chất và dịch vụ

Tổng giá trị tăng Thuế nhập khẩu


= thêm của các + sản phẩm vật chất
ngành và dịch vụ

Hay: GDP =  (GOi – IC*i) +  Tj


Trong đó:
- GOi : Tổng giá trị sản xuất ngành i
- IC*i : Chi phí trung gian ngành i
- Tj : Thuế nhập khẩu sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ j
b- Xác định GDP theo phương pháp phân phối
Tính GDP theo phương pháp phân phối là căn cứ vào thu nhập của các thành viên
tham gia vào quá trình sản xuất. Thu nhập của các thành viên tham gia vào quá trình sản
xuất là thu nhập do phân phối lần đầu, thực chất là thu nhập của chủ sở hữu, các nhân tố
được huy động vào sản xuất. Các nhân tố đó là lao động, vốn sản xuất. Mỗi nhân tố tạo ra
thu nhập từ phân phối lần đầu dưới hình thức khác nhau nhưng đều chứa đựng nội dung là
một bộ phận cấu thành của tổng sản phẩm trong nước.
Có thể thấy điều đó qua sơ đồ sau:

90
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

GDP Thu nhập + Lợi tức + Thuế + Khấu Lợi Lãi Tiền thuê
= của người kinh sản hao tức trả quyền sử
sản xuất doanh xuất TSCĐ + cổ + + dụng tài
phần tiền sản
Hoặc: vay đặc biệt

Thu
nhập Khấu Tiền thuê
Thuế Lợi tức Lãi trả Lợi tức
= của hao quyền sử
GDP + sản + + cổ + tiền + + kinh
người TSCĐ dụng tài sản
xuất phần vay doanh
sản đặc biệt
xuất
Như vậy:
Thu nhập của người Thuế sản Khấu hao Thặng dư sản
GDP = + + +
sản xuất xuất TSCĐ xuất
c- Xác định GDP theo phương pháp sử dụng:
Từ thực tế tổng sản phẩm trong nước sản xuất ra được sử dụ ng vào các mục đích:
- Tiêu dùng cho đời sống cá nhân và xã hội (C - Consumption).
91
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

- Tích luỹ TSCĐ và tài sản lưu động (đầu tư I Investment).


- Xuất khẩu (xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu qua biên giới).
Có công thức tính GDP theo phương pháp sử dụng như sau:
GDP = C + I + X – M
Trong đó: M- : Nhập khẩu sản phẩm vật chất và dịch vụ
X- : Xuất khẩu sản phẩm vật chất và dịch vụ
Hay:
Tổng giá trị sản Chênh lệch giá trị phẩm VC và DV Tổng giá trị tích
luỹ xuất khẩu và nhập
GDP = + +
tiêu dùng cho dân cho đầu tư khẩu sản phẩm VC cư và xã hội
và DV

 Tiêu dùng cuối cùng của dân cư hoặc từ thu nhập của hộ gia đình hoặc từ các
tổ chức phục vụ trực tiếp các hộ gia đình.

 Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình từ thu nhập của mình lại chia ra tiêu dùng
sản phẩm vật chất và dịch vụ mua trên thị trường và do hộ gia đình tự sản xuất
để tiêu dùng.
Theo các nguồn tài liệu khác nhau có thể sử dụng phương pháp tính khác nhau.
Ví dụ:
Giá trị sản Phần giá xuất Phần giá trị
Tiêu dùng cuối của các trị của các của các Phần giá trị
cùng về vận tải, ngành vận ngành này ngành này của các mà
bưu điện, du = - - các hộ - ngành này
lịch, giáo dục, tải, kho bãi, dùng cho được hưởng đã xuất khẩu
văn hoá, y tế giáo dục, y chi phí tế không phải (nếu có) trả
sức khoẻ trung gian tiền
Tiêu dùng Tổng số Kwh điện thương Đơn giá bình quân 1 Kwh
cuối cùng về = phẩm dùng cho sinh hoạt của x điện sinh hoạt, thắp sáng bán
điện các hộ gia đình cho dân cư
Tiêu dùng cuối Tổng số m3 nước máy dùng 3

Đơn giá bình quân 1 m nước


cùng về nước = cho sinh hoạt của các hộ gia x
máy sinh hoạt bán cho dân cư
máy đình

92
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

Tiêu dùng cuối cùng của dân cư (hộ gia đình) không mua trên thị trường từ thu
nhập của hộ gia đình cũng được tính theo các phương pháp khác nhau.
Nếu dựa vào các tài liệu các bảng cân đối với sản phẩm có thể tính được:
Tiêu dùng cuối Giá trị sản xuất của các Phần giá trị các tổ chức
= -
cùng của dân cư tổ chức này này bán trên thị trường
Tiêu dùng về dịch vụ nhà ở tự có = Giá trị sản xuất nhà tự có tự ở
Cũng có thể điều tra theo chọn mẫu để suy rộng.
Tiêu dùng cuối cùng của dân cư từ các tổ chức dịch vụ phục vụ trực tiếp dân cư
(các tổ chức không vị lợi).
Tiêu dùng cuối Giá trị sản xuất của - Phần giá trị các tổ chức
= này bán trên thị trường
cùng của dân cư các tổ chức này
Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.
Giá trị sản xuất của Phần giá trị sản xuất của
Tiêu dùng cuối các ngành này đã bán
= các ngành quản lý - trên
cùng của Nhà nước thị trường
Nhà nước
3- Chi phí trung gian (IC)
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất bao g ồm
toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên vật liệu, nhiên liệu động lực, chi phí
vật chất khác (không kể khấu hao TSCĐ) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật chất và
dịch vụ không vật chất) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt
động dịch vụ khác của xã hội trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm - tương ứng
với thời gian tính giá trị sản xuất). Chi phí trung gian của toàn bộ nền KTQD bằng tổng
chi phí trung gian của các ngành sản xuất và dịch vụ cộng lại.
Chi phí trung gian của từng ngành (sản xuất và dịch vụ) của xã hội gồm các khoản
sau:
a- Chi phí vật chất:

 Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài.
 Nhiên liệu, động lực mua ngoài.
 Phân bổ giá trị công cụ lao động nhỏ thuộc tài sả n lưu động.

93
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất


Chi phí vật chất khác (như phân bón, thuốc trừ sâu và phòng trừ dịch bệnh của
hoạt động nông nghiệp,…).

 Những hao hụt mất mát về nguyên, nhiên vật liệu, tài sản lưu động do những
biến cố thông thường hoặc những rủi ro bất thường.
b- Chi phí dịch vụ
 Công tác phí.
 Tiền thuê nhà, máy móc thiết bị, thuê sửa chữa nhỏ các công trình kiến trúc,
nhà làm việc.

 Trả tiền dịch vụ pháp lý.


 Trả tiền công đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân
viên.
 Trả tiền thuê quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 Trả tiền vệ sinh khu vực, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ an ninh.
 Trả tiền cước phí vận chuyển và bưu điện, lệ phí bảo hiểm Nhà nước về tài sản
và nhà cửa, đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh.

 Trả tiền các dịch vụ khác: In chụp, sao văn bản, chi phí về dụng cụ, quần áo,
trang phục, bảo hộ lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lệ phí ngân
hàng.
Đ Một số điều cần chú ý khi tính chi phí trung gian:

 Không tính vào chi phí trung gian chi phí mua sắm và khấu hao TSCĐ thực
hiện trong năm.

 Những hao hụt, tổn thất nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh
được tính vào chi phí trung gian đối với phần trong định mức, còn phần ngoài
định mức thì tính vào giảm tích luỹ tài sản.

 Chi phí trung gian được tính theo giá thực tế bằng gi á mua trừ với chiết khấu
thương nghiệp và cước phí vận tải từ nơi mua đến nơi sử dụng.
Sau đây là nội dung của chi phí trung gian của một số hoạt động chủ yếu trong
doanh nghiệp.
a- Chi phí trung gian của ngành nông lâm nghiệp

94
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất


Chi phí trung gian của hoạt động nông lâm nghiệp gồm tổng số những chi phí vật
chất và dịch vụ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm của ngành nông lâm nghiệp
(thường gọi gọn là ngành nông nghiệp).
Chi phí vật chất

 Giống cây trồng các loại.


Phân bón các loại (phân hữu cơ, vô cơ, vi si nh,…).

 Vôi bón ruộng và các hoá chất dùng cho cải tạo đồng ruộng.
 Thuốc phòng và chữa bệnh cho cây trồng và vật nuôi.
 Điện năng, nhiên liệu và chất đốt.
 Vật liệu.
 Thức ăn cho chăn nuôi.
 Dụng cụ nhỏ.
 Sửa chữa thường xuyên TSCĐ.
 Các khoản chi phí vật chất khác.
Chi phí dịch vụ:

 Thuê cày bừa máy, vận tải thuê ngoài, thuê sức kéo, súc vật làm việc.
 Trả tiền thuỷ lợi phí, thuỷ nông nội đồng.
 Phí bảo hiểm trồng trọt và chăn nuôi.
 Chi phí về dịch vụ và bảo hiểm Nhà nước, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu
điện.
 Chi phí cho hội nghị, tiếp tân, công tác phí, chi phí đào tạo, bảo vệ môi trường,
chi cho quảng cáo.

 Chi phí về hoạt động văn hoá xã hội, thể thao, y tế, bảo vệ sức khoẻ,… phục
vụ cho yêu cầu chung của đơn vị phân bổ cho hoạt động nông nghiệp.
Phương pháp tính nguồn số liệu: Căn cứ vào tài liệu điều tra chi phí của từng hộ
gia đình công nhân viên chức cộng với toàn bộ chi phí của doanh nghiệp trực tiếp chi phí
dùng cho hoạt động nông nghiệp để tính.
Đối với phần chi phí của hộ được suy rộng theo công thức sau:

95
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất


Giá trị sản xuất
Tổng chi phí Chi phí của hộ điều tra của hộ =
x của hoạt động
Giá trị sản xuất của hộ điều tra nông nghiệp

b- Chi phí trung gian của ngành công nghiệp:


Chi phí trung gian của hoạt động công nghiệp gồm những chi phí vật chất và dịch
vụ để sản xuất ra sản phẩm thuộc ngành công nghiệp.
Những hao phí vật chất mua ngoài đã được sử dụng trong quá trình sản xuất
trong kỳ như:
Nguyên vật liệu chính, phụ gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng
thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ không phải là TSCĐ.
Trường hợp doanh nghiệp gia công sản phẩm cho khách hàng thì cộng thêm
giá trị nguyên vật liệu của khách hàng đưa đế n gia công.

 Nhiên liệu, năng lượng và động lực.


 Các loại chi phí vật chất khác ngoài các khoản trên như: Thiết bị, dụng cụ, vật
tvăn phòng, dụng cụ bảo hộ lao động dùng trong sản xuất và các loại vật tư
khác.
Chi phí dịch vụ:

 Chi trả cước bưu điện, vận tải thuê ngoài chưa hạch toán vào giá thành vật tư.
 Chi về tuyên truyền quảng cáo.
 Chi về bảo vệ sản xuất môi sinh, môi trường, phòng cháy chữa cháy thuê
ngoài.
 Chi tiền tàu xe cho cán bộ đi công tác (không kể tiền lưu trú).
 Chi về dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề và nghiệp vụ
chuyên môn.

 Chi mua bảo hiểm sản xuất.


 Chi thường xuyên về y tế, giáo dục văn hoá, thể dục thể thao.
 Chi về các dịch vụ pháp lý, tài chính, marketing, quản trị kinh doanh,…
 Các chi phí dịch vụ khác như hội nghị, tiếp khác (không kể quà biếu, tặng
phẩm) thuê sửa chữa thiết bị, nhà xưởng, dụng cụ văn phòng, thuê máy móc,
nhà xưởng phục vụ sản xuất, chi hoa hồng đại lý, chi các thủ tục lệ phí hành
chính,…

96
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất


Phương pháp tính nguồn thông tin:

 Nếu là hoạt động công nghiệp hạch toán độc lập, tính trực tiếp từ báo cáo
quyết toán năm của doanh nghiệp (biểu chi phí sản xuất, kết quả hoạt động
kinh doanh và các tài liệu điều tra bổ sung về chi phí sản xuất).

 Nếu là hoạt động công nghiệp hạch toán phụ thuộc có thể dùng tỷ lệ phần trăm
(%) chi phí trung gian trong giá trị sản xuất của hoạt động công nghiệp cùng
ngành hàng kinh doanh hạch toán độc lập để tính.
c- Chi phí trung gian của ngành xây dựng
Chi phí trung gian của hoạt động xây dựng bao gồm toàn bộ chi phí về vật tư,
động lực và dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất ra sản phẩm thuộc ngành xây dựng. Cụ thể
gồm:

 Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, chi phí thuê máy móc thiết bị
dùng cho thi công.

 Chi phí về vật rẻ tiền mau hỏng.


Chi phí cho thăm dò, khảo sát thiết kế.

 Chi phí vật chất và dịch vụ cho việc duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa thường
xuyên các thiết bị máy móc.

 Chi phí lán trại tạm thời.


 Chi phí bảo hộ, an toàn lao động.
 Chi phí về điện, nước.
 Chi phí về bảo vệ công trường.
 Chi phí vật chất và dịch vụ cho công tác quản lý, phục vụ kinh doanh.
 Chi phí tiếp khác, tiền phong bao, chi phí hội nghị, công tác phí.
 Chi phí dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bồi dưỡng nghiệp vụ.
 Thiệt hại trong sản xuất gồm cả thiệt hại ngừng sản xuất, thiệt hại do phá đi
làm lại,… do các nguyên nhân khách quan và chủ quan đã được tính vào giá
thành công trình.
Nguồn thông tin, phương pháp tính:
Dựa vào báo cáo chi phí sản xuất hoặc giá thành xây lắp thực hiện trong năm để
tính.

97
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất


Theo chế độ hiện hành báo cáo chi phí sản xuất và giá thành xây lắp gồm các yếu
tố sau:  Chi phí trực tiếp gồm: Vật liệu, nhân công, sử dụng máy móc và chi phí
trực tiếp khác.

 Chi phí gián tiếp.


 Thiệt hại trong sản xuất.
Theo quy định của công tác hạch toán hiện nay có yếu tố 100% thuộc nội dung
của chi phí trung gian hoặc giá trị tăng thêm song phần lớn các yếu tố chứa đựng cả nội
dung thuộc chi phí trung gian và giá trị tăng thêm cụ thể là:
+ Vật liệu bao gồm cả giá mua và chi phí vận chuyển đến chân công trình thuộc
chi phí trung gian.
+ Chi phí nhân công là tiền lương (tiền công) trả cho những người công nhân trực
tiếp sản xuất 100% thuộc giá trị gia tăng.
+ Sử dụng máy móc lẫn cả nội dung của chi phí trung gian và giá trị gia tăng trong
đó thuộc nội dung của chi phí trung gian gồm:
o Nếu máy móc thuê ngoài thì 100% chi phí thuộc chi phí trung gian. o Nếu
máy móc là TSCĐ của đơn vị, những chi phí thuộc chi phí trung gian gồm:
Chi phí về nhiên liệu, động lực, dầu mỡ và các vật liệu phụ khác trong quá
trình sử dụng máy, chi phí vật chất và dịch vụ cho việc duy tu bảo dưỡng

98
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất
và sửa chữa thường xuyên các thiết bị máy móc đó (khấu hao cơ bản và
khấu hao sửa chữa lớn không tính vào nội dung này).
+ Chi phí trực tiếp khác thuộc chi phí trung gian gồm: Chi phí về lán trại tạm thời,
chi phí bảo hộ an toàn lao động, chi phí điện, nước cho thi công chưa tính vào chi phí sử
dụng máy, chi phí điện, nước và dịch vụ khác phục vụ chung cho quá trình lao động tại
công trường, chi phí bảo vệ công trường.
+ Chi phí gián tiếp thuộc chi phí trung gian gồm: Các khoản chi phí vật chất và
dịch vụ gián tiếp phục vụ cho sản xuất kinh doanh như văn phòng phẩm, điện, nước và
những chi phí thường xuyên các tài sản dùng cho quản lý, chi phí tiếp khác, bồi thường,
nộp phạt được tính vào giá thành, chi phí các khoản lệ phí, thủ tục phí trong quá trình sản
xu ất kinh doanh, chi công tác phí, chi phí hội nghị khách hàng, sơ kết, tổng kết, bồi
dưỡng nghiệp vụ chuyên môn (trừ phần phong bao trả cho cán bộ công nhân viên của đơn
vị).
+ Thiệt hại trong sản xuất gồm cả thiệt hiạn ngừng sản xuất và thiệt hại phá đi là
m lại do các nguyên nhân khách quan và chủ quan đã được tính vào giá thành công trình
(không tính phần đã được bồi thường không tính vào giá thành).
d- Chi phí trung gian ngành giao thông vận tải
Chi phí trung gian của hoạt động giao thông vận tải là toàn bộ chi phí vật chất và
dịch vụ đã phát sinh trong quá trình sản xuất và đã được hạch toán vào giá thành hoặc chi
phí sản xuất của ngành (không kể chi phí khấu hao TSCĐ). Nội dung gồm:

 Chi phí săm lốp.


 Chi phí về vật liệu, nhiên liệu, động lực mua ngoài.
 Chi phí sửa chữa thường xuyên thuê ngoài.
 Chi phí thường xuyên tự làm hoặc cho thuê (phần tự làm không kể chi phí về
tiền công và khấu hao TSCĐ).

 Chi phí quản lý (không kể phần tiền công).


 Các khoản chi phí bằng tiền khác (không kể số tiền trả dưới hình thức thù lao
lao động).
Phương pháp tính nguồn số liệu:
Có hai phương pháp tính chi phí trung gian của hoạt động vận tải:

 Phương pháp trực tiếp dựa vào giá thành và chi phí sản xuất để tách các khoản
thuộc chi phí trung gian.

 Phương pháp gián tiếp lấy giá trị sản xuất trừ giá trị gia tăng.

99
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất
Nguồn thông tin: Dựa vào báo cáo giá thành và chi phí sản xuất của hoạt động vận
tải để tính.
 Các khoản chi phí về săm lốp, vật liệu, nhiên liệu, động lực mua ngoài, chi phí
sửa chữa thường xuyên thuê ngoài hoàn toàn thuộc ch i phí trung gian.  Một
số khoản có lẫn cả chi phí vật chất, chi phí dịch vụ và giá trị gia tăng như: Chi
phí thường xuyên tự làm hoặc vừa thuê ngoài vừa tự làm, chi phí quản lý, chi
phí bằng tiền khác thì dựa vào kết quả điều tra về tỷ lệ chi phí trung gian trong
tổng các khoản chi trên để bóc tách.
e- Chi phí trung gian của ngành thương nghiệp :
Chi phí trung gian của ngành thương nghiệp là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ
chi cho quá trình mua bán, chọn lọc, đóng góp để thực hiện việc lưu thông hàng hoá đã
chi ra. Nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực ăn uống công cộng thì giá
trị thực hiện cũng là chi phí trung gian. Cụ thể gồm:

 Chiết khấu bán hàng và giảm giá hàng.


 Dịch vụ phí ngân hàng và tín dụng.
 Chi phí công cụ lao động nhỏ.
 Hao hụt.
 Chi phí vật chất cho việc bao gói và bảo quản sản phẩm.
Riêng chi phí vận tải, bốc xếp thuê ngoài nếu tính vào giá trị sản xuất của ngành
thương nghiệp thì đồng thời phải tính vào chi phí trung gian và ngược lại.
Có hai phương pháp tính chi phí trung gian ngành thương nghiệp:

 Phương pháp trực tiếp: Trực tiếp tổng hợp các yếu tố của chi phí trung gian lại
gồm các chi phí vật chất và dịch vụ hạch toán.

 Phương pháp gián tiếp: Lấy giá trị sản xuất trừ giá trị gia tăng. f- Chi phí
trung gian của hoạt động chính quyền, đoàn thể:
Chi phí trung gian của hoạt động chính quyền, đoàn thể là toàn bộ các khoản chi
phí vật chất và dịch vụ phục vụ cho hoạt động của chính quyền, đoàn thể và đã được tiêu
dùng trong quá trình thực hiện các hoạt động đó. Gồm các khoản sau:

 Chi phí vật chất: Điện, nước, xăng dầu, văn phòng phẩm, nghiệp vụ phí.
 Chi trả dịch vụ bưu điện, vận tải, y tế, vệ sinh, phòng hoả, thuê phương tiện. 
Tiền công tác phí của cán bộ công nhân viên đi làm các việc thuộc quản lý của
chính quyền, đoàn thể (không kể tiền phụ cấp hưu trí).

100
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất
 Chi phí để mua sắm quần áo, giầy dép, mũ đồng phục,… phục vụ cho các hoạt
động trên (nếu có).
Theo hệ thống phân ngành mới của SNA thì kết quả hoạt động của các tổ chức
chính quyền, đoàn thể tạo ra chủ yếu là sản phẩm dịch vụ phi vật chất. Hầu hết trong số
sản phẩm đó lại là hàng hoá công cộng. Để sản xuất ra nó cần phải có chi phí sản xuất (chi
phí trung gian).
Phương pháp tính:
Chi phí trung gian được tính bằng tổng các khoản chi phí cấu thành cụ thể:
Chi phí trung gian = Chi phí vật chất + Chi phí dịch vụ + Tiền công tác phí.
4. Tổng sản phẩm trong nước thuần tuý (NNP)
Là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới được sáng tạo ra trong năm của tất cả các
hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế quốc dân.
Công thức tính
NNP = GDP – C1 = V+ M
Như vậy về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước thuần tuý bao gồm V và M
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng cải thiện đời sống người lao động (V) và nguồn
thu và thuế của Nhà nước và tính luỹ tái sản xuất mở rộng trong phạm vi doanh nghiệp
cũng nhtoàn nền kinh tế quốc dân.
5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của doanh nghiệp
Để phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ
tiêu:
a. Giá trị sản xuất
b. Khối lượng sản phẩm hiện vật hay hiện vật quy ước đã sản xuấ t, hay tiêu thụ
trong kỳ.
c. Sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay doanh thu.
d. Giá trị tăng thêm.
e. Giá trị tăng thêm thuần.
f. Lợi nhuận hoặc lợi nhuận ròng.
Phương pháp tính chỉ điêu a, d, e đã trình bày ở trên. ở đây chỉ đề cập nội dung và
phương pháp tính một số chỉ tiêu chưa được đề cập tới.
ư Sản lượng hàng hoá thực hiện hay doanh thu sản lượng hàng hoá thực hiện
trong kỳ là tổng giá trị các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán cho
khách hàng trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã thu được tiề n hoặc nhận được giấy báo
chuyển tiền hoặc giấy báo chấp nhận sẽ thanh toán tiền mua hàng.
101
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất
Sản lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ bao gồm toàn bộ giá trị hàng hoá
và dịch vụ sản xuất ra trong kỳ hoặc của kỳ trước đã sản xuất nhưng tới kỳ này mới t iêu
thụ được.
Chỉ tiêu sản lượng hàng hoá và dịch vụ thực hiện trong kỳ có ý nghĩa rất quan
trọng, vì chỉ khi nào hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu này xí nghiệp mới hoàn thành nhiệm vụ
cơ bản của mình là sản xuất và cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng xã hôi, tích luỹ vốn để
tái sản xuất mở rộng. Chỉ tiêu này càng có ý nghĩa quan trọng khi doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh tỏng cơ chế thị trường phải tiêu thụ được sản phẩm, có doanh thu mới có lợi
nhuận.
Nội dung chỉ tiêu sản lượng hàng hoá thực hiện trong một số ng ành như sau:
+ Trong công nghiệp gồm:

• Giá trị sản phẩm hoàn thành và công việc có tính chất công nghiệp mà
doanh nghiệp đã hoàn thành và tiêu thụ trong kỳ.

• Giá trị sản phẩm hàng hoá hoàn thành ở kỳ trước còn lại trong kho thành
phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ trong kỳ báo cáo.

• Giá trị sản phẩm hoàn thành và công việc có tính chất công nghiệp hoàn
thành đã giao cho khách hàng trong các kỳ trước mới nhận được thanh toán
của khách hàng trong kỳ báo cáo.
+ Trong ngành nông nghiệp gồm:

• Giá trị sản phẩm được đem bán trong kỳ.


• Giá trị sản phẩm nộp thuế, nộp thuỷ lợi phí, trao đổi
• Giá trị những sản phẩm phân phối cho người lao động dưới dạng hiện vật.
ư Khối lượng hiện vật hoặc hiện vật quy ước đã sản xuất, vận chuyển hoặc
tiêu thụ trong năm.
ư Lợi nhuận hoặc lợi nhuận ròng

Lợi nhuận = doanh thu – chi phí sản xuất kinh doanh
M = C + V + M – (C + V)
Lợi nhuận của doanh nghiệp là nguồn doanh nghiệp thực hiện các khoản nghĩa vụ
với nhà nước, tăng cường và mở rộng các loại quỹ của doanh nghiệp như quỹ mở rộng sản
xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là phần còn lại của lợi nhuận sau khi trừ đi các
khoản phải nộp nghĩa vụ cho Nhà nước (thuế và lợi nhuận cấp trên) trừ đi tiền lãi suất
vay ngân hàng và các khoản nộp phạt do vi phạm hợp đồ ng.

102
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp do doanh nghiệp toàn quyền sử dụng. Doanh
nghiệp phân chia nó cho các loại quỹ của doanh nghiệp.
Trong phạm vị doanh nghiệp, có thể thể hiện mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu kết
quả sản xuất kinh doanh theo sơ đồ sau:

Giá trị sản xuất (C1 + C2 + V + M)

Chi phí trung gian Giá trị gia tăng


(C2) (C1 + V + M)
Khấu hao TSCĐ Giá trị gia tăng thuần
(C1) (V + M)
Thu nhập của người lao động Lợi nhuận
(V) (M)
Iv- Sự giống và khác nhau giữa hai hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất xã hội
(MPS và SNA)
1- Những điểm giống nhau:
- Đều là hai hệ thống chỉ tiêu dùng để đo lường kết quả sản xuất xã hội - Mỗi hệ
thống bao gồm một số hữu hạn chỉ tiêu và được phân làm hai loại: các chỉ tiêu
cơ bản và các chỉ tiêu chi tiết.
- Xét về mặt hình thức một số chỉ tiêu giống nhau về mặt nội dung giá trị của
sản phẩm. Chẳng hạn GO và giá trị tổng sản lượng đều bao gồm 4 thông số C
1, C2, V và M hợp thành,… gần giống với chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân về

mặt cấu tạo giá trị nhưng khác nhau về phạm vi tính toán.
2- Những điểm khác nhau
- MPS là hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất xã hội của các nước
XHCN trước đây, còn SNA là hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất xã
hội của các nước kinh tế thị trường.
- Về cơ sở lý luận, hệ thống MPS được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết kinh
tế của Mác với quan điểm cơ bản là chỉ có các ngành sản xuất vật chất mới
sáng tạo ra giá trị và giá trị sử dụng, còn hệ thống SNA được xây dựng dựa
trên cơ sở các học thuyết kinh tế tư sản đại biểu là Adam Smi th và Ricacdo
với luận điểm cơ bản của họ là kể cả các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất,
sản phẩm phi vật chất và dịch vụ,… đều sáng tạo ra giá trị và giá trị sử dụng
hàng hoá mà con người sáng tạo ra có thể là hàng hoá hữu hình (sản phẩm vật
chất), hàn g hoá vô hình (sản phẩm phi vật chất) và dịch vụ.

103
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất
- Về phạm vi tính toán các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong hệ thống MPS hẹp hơn so với các chỉ tiêu trong hệ thống
SNA. Ví dụ chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng của doanh ngh iệp là tổng của 4
thông số hợp thành giá trị của sản phẩm (C 1 + C2 + V + M) của tất cả các hoạt
động sản xuất vật chất của doanh nghiệp thì GO lại là tổng của 4 thông số (C 1
+ C2 + V + M) của các hoạt động sản xuất vật chất (tức là bằng chỉ tiêu giá trị
tổ ng sản lượng) cộng thêm (C1 + C2 + V + M) của các hoạt động phi vật chất
và dịch vụ như: Dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống văn thể, quản lý Đảng,
đoàn thể, Nhà nước, công an, quân đội, … (Các tổ chức này tạo ra của cải vật
chất và hàng hoá công cộng cho xã hội).
Xét trên giác độ một quốc gia thì phạm vi tính toán giữa hai hệ thống cũng có sự
khác biệt rất lớn. Trên giác độ này, hệ thống MPS không xem xét tới việc ai là chủ đầu
tvốn, đầu tư lao động hay công nghệ,… cho các doanh nghiệp bởi vì mỗi quốc gia trong
hệ thống XHCN đều có sự độc lập tự chủ về mặt kinh tế, không có sự đầu tư vốn từ quốc
gia này sang quốc gia kia. Sự giúp đỡ kinh tế giữa các quốc gia trong hệ thống được thực
hiện dưới hình thức viện trợ có hoàn lại hoặc không hoàn lại. Do vậy giá t rị sản phẩm do
các doanh nghiệp sản xuất ra trong lãnh thổ của mỗi quốc gia được gọi là tổng sản phẩm
xã hội.
Còn hệ thống SNA thì đòi hỏi phải xem xét tới phạm vi địa lý và chủ đầu tư. Theo
phạm vi địa lý, giá trị sản phẩm và dịch vụ do các đơn vị thường trú trong lãnh thổ của
mỗi quốc gia (kể cả đơn vị của nước sở tại và của nước ngoài) được gọi là tổng sản phẩm
trong nước (GDP).
GDP = GO + IC + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Còn xét theo chủ đầu tư (các đơn vị Nhà nước của nước sở tại) thì giá trị s ản
phẩm và dịch vụ tạo ra được gọi là tổng sản phẩm quốc gia (GNP).
Chuyển nhượng theo nhân Chuyển nhượng theo nhân
GNP = GDP + -
tố nhận từ nước ngoài về tố trả cho nước ngoài
Về nội dung và phương pháp tính toán các chỉ tiêu của hai hệ thống có sự khác
nhau chẳng hạn giữa chi phí sản xuất và chi phí trung gian (IC) khác biệt nhau rất nhiều:
Chi phí sản xuất Chi phí trung gian (IC)
Về công thức: C1 + C2 + V IC = Chi phí vật chất (C2) cộng
các khoản chi phí dịch vụ phục
C1 : Khấu hao tài sản cố định
vụ cho sản xuất kinh doanh và
C2 : Chi phí vật chất cho SXKD các chi phí khác.
V : Tiền lương, tiền công và các
khoản chi phí có tính chất lương.

104
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất
Đi vào cụ thể từng quốc gia và từng doanh nghiệp việc tính toán các chỉ tiêu đo
lường kết quả sản xuất kinh doanh theo hệ thống SNA bị lệ thuộc vào chế độ hạch toán,
hệ thống chứng từ và quan niệm của các quốc gia, các đơn vị sản xuất kinh doanh về nội
dung và giới hạn tài khoản,…
câu hỏi và Bài tập chương III

1. Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh.


2. Cơ sở lý luận xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất xã hội theo hệ thống
MPS.
3. Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu theo hệ thống MPS.
4. Cơ sở lý luận xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất xã hội theo hệ thống
SNA.
5. Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu theo hệ thống SNA.
6. Sự giống và khác nhau giữa hai hệ thống MPS và SNA.
7. Phân biệt sự khác nhau của chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội và tổng giá trị sản xuất.
8. Phân biệt sự khác nhau giữa chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và giá trị
gia tăng (VA). ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ tiêu GDP và VA.

Bài số 1: Có tài liệu thống kê trong một năm của một địa phương như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Thu nhập lần
Chi phí Thu nhập lần đầu Khấu hao
Ngành kinh tế đầu của doanh
trung gian của người lao động TSCĐ
nghiệp

- Nông nghiệp 300 250 290 50

- Công nghiệp 800 500 780 490

- Dịch vụ 300 240 270 200


Tổng số thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ địa phương thu được trong năm là
100 tỷ đồng.
Hãy tính các chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất (GO) và tổng sản phẩm trong nước
(GDP) trong năm.
Em có nhận xét gì về cơ cấu kinh tế của địa phương này.

Bài số 2: Có tài liệu thống kê của công ty qua hai năm như sau:
Các chỉ tiêu Năm gốc Năm báo cáo

105
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

1. Giá trị sản xuất (GO) (triệu đồng) 190.000 320.000


2. Chi phí trung gian (triệu đồng) 70.000 150.000
3. Khấu hao TSCĐ (triệu đồng) 30.000 45.000
4. Số lao động bình quân (người) 1.000 1.100
Yêu cầu:
1. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động giá trị gia tăng thuần
của doanh nghiệp.
2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới biến động GO (qua chỉ tiêu NSLĐ và số
lao động bình quân) bằng phương pháp chỉ số.

Bài số 3: Có tài liệu kinh tế về chi phí sản xuất và tỷ lệ gia tăng sản lượng sản phẩm
của một doanh nghiệp công nghiệp như sau:
Chi phí sản xuất (triệu đồng) Tỷ lệ % tăng (giảm) sản
Tên sản phẩm lượng sản phẩm (%)
2008 2009
A 1.500 2.500 60
B 3.000 4.500 80
C 500 1.000 40
Cộng 5.000 8.000 -
Căn cứ tài liệu trên phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng (giảm) chi phí sản
xuất của doanh nghiệp bằng hệ thống chỉ số, qu a đó cho ý kiến nhận xét về sự phấn đấu
giảm giá thành của doanh nghiệp đó.

Bài số 4: Có tài liệu thống kê của 1 doanh nghiệp cơ khí chế tạo như sau:
(Tính theo giá cố định - đơn vị ngàn đồng)
TT Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo
1 Doanh thu tiêu thụ hoạt động sản xuất chính 253.000 370.000
2 Doanh thu tiêu thụ hoạt động sản xuất phụ 18.000 20.000
3 Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm 10.000 12.000
4 Giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ 20.000 30.000
5 Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ 15.000 20.000
6 Giá trị SP sản xuất dở dang: - Đầu kỳ: 30.000 35.000
- Cuối 28.000 30.000
kỳ:
7 Giá trị NVL dự trữ cho sản xuất tồn kho đầu kỳ 5.000 6.000

106
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

8 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ


- Chi phí NVL chính
- Chi phí NVL phụ
80.000 90.000
- Chi phí điện năng, chất đốt 20.000 22.000
- Chi phí về công cụ lao động nhỏ 10.000 12.000
- Chi phí vật chất cho công tác quản lý 5.000 6.000
- Chi phí vật chất khác 5.000 5.000
- Chi phí quảng cáo 10.000 9.000
- Chi phí đào tạo thuê ngoài 1.000 1.200
1.500 1.400
- Chi phí nghiên cứu khoa học 2.000 2.200
- Chi phí tiền công 20.000 21.000
- Chi BHXH- DN trả thay cho người lao
động 2.000 2.300
- Các khoản chi dịch vụ khác 5.000 4.000
- Khấu hao TSCĐ 10.000 11.000
9 Công nhân BQDS (người) 100 110
Yêu cầu:
- Tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), giá trị gia tăng thuần
(NVA)
- Phân tích biến động giá trị sản xuất giữa 2 kỳ do ảnh hưởng các nhân tố

Bài số 5:
Có tài liệu thống kê của 1 doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong năm báo cáo như sau:
(Tính theo giá cố định - Đơn vị:1000 đồng)
Chỉ tiêu Công nghiệp Xây dựng Dịch vụ thương mại
1. Doanh thu tiêu thụ 576.000 212.000 250.000
2. Tồn kho thành phẩm
- Đầu năm 111.000 66.000 43.000
- Cuối năm 192.000 100.000 82.000
3. Sản phẩm sản xuất dở dang
- Đầu năm 14.000 50.000
- Cuối năm 19.000 70.000
4. Chi phí nguyên vật liệu 239.000 51.000 178.000
5. Công tác phí 5.900 1.900 3.600
6. Chi phí đào tạo 4.600 2.400 1.500
7. Chi phí y tế, vệ sinh 1.300 1.500 2.500
8. Chi phí văn hoá, thể thao 1.400 1.200 1.000
9. Chi nhà trẻ, mẫu giáo thuê
2.100 1.100 1.000
ngoài

107
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

10. Chi phí phòng cháy, chữa


2.000 1.000 1.000
cháy
11. Chi tiếp khách, hội họp 5.000 2.000 1.200
12. Tiền công, tiền lương 250.000 100.000 40.000
13. Khấu hao TSCĐ 50.000 30.000 20.000
Yêu cầu:
Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của từng bộ phận hoạt
động sản xuất kinh doanh và của toàn doanh nghiệp

Bài số 6: Có tài liệu sau của 1 doanh nghiệp trong năm báo cáo:
(Đơn vị: triệu đồng)
Thu
Chi phí nhập Thuế Khấu Giá trị
Ngành Giá trị Thu nhập
trung của sản hao thặng
kinh tế sản xuất hỗn hợp
gian người xuất TSCĐ dư
sản xuất
Nông nghiệp 290 100 100 30 20 30 10
Công nghiệp 925 500 200 100 40 70 15
Dịch vụ 228 100 50 30 15 25 8
Yêu cầu:
Tính các chỉ tiêu: giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp theo các phương
pháp

Bài số 7: Có tình hình sản xuất ở 1 doanh nghiệp cơ khí chế tạo A trong tháng 12
năm báo cáo như sau:
(Tính theo giá cố định - Đơn vị ngàn đồng)
Chỉ tiêu KH TH
1. Giá trị thành phảm làm bằng NVL của doanh nghiệp 300.000 260.000
2. Giá trị thành phảm làm bằng NVL của khách hàng 100.000 150.000
Trong đó: Giá trị NVL mang đến 70.000 110.000
3. Thu nhập về côngviệc có tính chất CN do công nhân làm
cho bên ngoài 10.000 22.500
4. Sửa chữa MMTB do công nhân tự làm:
- Sửa chữa nhỏ 3.000 4.000
- Sửa chữa lớn 6.000 10.000
5. Giá trị công trình XDCB hoàn thành 60.000 80.000

108
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất

6. Chênh lệch SP dở giữa cuối kỳ và đầu kỳ 10.000 26.500


7. Chênh lệch SP tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ 20.000 40.000
8. Chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ về giá trị hàng hoá gửi
bán chưa thu tiền - 20.000
9. Tiền bán phế liệu 3.000 5.000
10. Tiền cho thuê MMTB trong dây chuyền sản xuất 4.000 6.000
11. Số CNBQDS 120 110
Trong đó: CNSXCN 100 95
12. Giá trị gia tăng 80.000 78.000
13. Khấu hao TSCĐ 15.000 12.000
Yêu cầu:
- Tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị trung gian, giá trị gia tăng thuần của
doanh nghiệp ở 2 kỳ KH và TH
- Kiểm tra tình hình thực hiện KH chỉ tiêu giá trị sản xuất và nêu những vấn đề cần
chú ý trong kỳ tới của doanh nghiệp
- Phân tích sự biến động giá trị sản xuất của bộ phận hoạt động sản xuất công
nghiệp trong doanh nghiệp giữa 2 kỳ thực hiện và kế hoạch do ảnh hưởng của các
nhân tố
Bài số 8: Có số liệu về tình hình sản xuất của 1 doanh nghiệp cơ khí chế tạo máy
trong tháng báo cáo như sau:
(Đơn vị tính: 1.000 đ, theo giá cố định)
1. Kế hoạch phải đạt giá trị sản xuất là: 2.500.000
2. Thực tế:
- Giá trị thành phẩm làm bằng NVL của doanh nghiệp là: 2.000.000
- Giá trị thành phẩm làm bằng NVL của khách là: Trong 400.000
đó: Giá trị NVL mang đến: 250.000
- Giá trị thành phẩm bán ra ngoài: 100.000
- Giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành: 300.000
- Sửa chữa TSCĐ do CN doanh nghiệp tự làm: 200.000
Trong đó: + Sửa chữa lớn: 150.000
+ Sửa chữa thường xuyên: 50.000
- Công việc có tính chất CN làm cho bên ngoài trị giá: 80.000
- Phân xưởng sản xuất phụ sản xuất lượng điện: 200.000
Trong đó: Bán ra ngoài: 70.000
Còn lại phục vụ sản xuất của doanh nghiệp
- Giá trị sản phẩm dở dang công cụ mô hình tự chế
+ Đầu kỳ: 400.000

109
Chương 3: Thống kê kết quả sản xuất
+ Cuối kỳ: 500.000
- Tiền bán phế liệu: 5.000
- Chi phí trung gian: 1.500.000
- Khấu hao TSCĐ: 30.000
Yêu cầu:
- Tính và kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu giá trị sản xuất của doanh
nghiệp
- Tính chỉ tiêu giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp kỳ thực tế

Bài số 9: Có tài liệu sau của 1 doanh nghiệp trong kỳ báo cáo:
(Đơn vị tính: 1.000 đồng – theo giá cố định)
- Giá trị sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ là: 300.000
- Giá trị sản phẩm hoàn thành kỳ trước, được tiêu thụ ở kỳ báo cáo: 50.000
- Giá trị sản phẩm đã giao cho khách kỳ trước kỳ này mới thu tiền: 30.000
- Doanh thu cho thuê MMTB thuộc dây chuyền sản xuất của DN: 10.000
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 5.000
- Thuế xuất nhập khẩu: 3.000
- Các khoản giảm trừ: 2.500
- Tổng giá vốn hàng bán: 260.000
Yêu cầu:
Tính các chỉ tiêu: Doanh thu bán hàng, doanh thu thuần, lãi gộp của doanh nghiệp trong
kỳ báo cáo.

110

You might also like