Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Khái niệm

Lý tưởng thẩm mỹ là phẩm chất


trung thực của cái đẹp,nó thể
hiện vẻ đẹp của tâm hồn con
người và tầm cao của nhân dân,
những người sáng tạo lý tưởng
và đấu tranh để khẳng định nó
trong cuộc sống

Lý tưởng thẩm mỹ của trong


truyện cổ tích thể hiện ở:

Khát vọng đổi đời – Tinh thần


lạc quan và nhân đạo của
nhân dân

Hơn bất kì thể loại VHDG nào


khác, truyện cổ tích đã xây dựng
thành công một thế giới hiện
thực trong mơ ước mang khát
vọng đổi đời. Nó dại chiếu ánh
sáng kì ảo của hạnh phúc vào
cuộc đời đầy bất hạnh của con
người, khiến họ yêu đời và sống
mạnh mẽ
hơn. Nhưng truyện cổ tích không
làm cho con người bị ru ngủ, bị
quên lãng trong thế giới thần tiên
ấy, mà kích thích họ tích cực
hành động để xây dựng và cải
tạo hiện thực theo xu hướng
ngày càng tốt đẹp hơn. Mọi
người nhớ và yêu thích truyện cổ
tích chính là ở khả năng cải tạo,
biến đổi nhanh chóng, kì diệu,
triệt để và hợp lòng dân đó.

Bằng những hình tượng nhân


vật gần gũi với cuộc đời thực,
truyện trình bày lí tưởng của
nhân dân về một xã hội công
bằng, dân chủ, một xã hội lí
tưởng, trong đó những người
dân lương thiện, nghèo khổ, hiền
lành, tốt bụng sẽ được hưởng
hạnh phúc xứng đáng với đạo
đúc và tài năng của họ. Và
ngược lại, những kẻ độc ác,
nham hiểm, ích kỉ, bóc lột, đại
diện cho cái xấu, cho bạo ngược
và hủ bại sẽ bị trừng phạt đích
đáng, tương xứng với tội trạng
của chúng.
Ví dụ: trong truyện cây Khế,
Người em vì bản
tính lương thiện, không ganh
ghét đố kị, lại yêu thương muôn
loài nên đã được chim thần trả
vàng và có cuộc sống sung
túc. Người anh vì độc ác tham
lam nên tự mình đẩy mình vào
chỗ chết.

Lý tưởng của nhân dân thể hiện


qua khát vọng vươn tới một cuộc
sống tốt đẹp hơn: người nghèo
sẽ giàu có; người bị áp bức
nhiều nhất sẽ hưởng địa vị tối
cao, được làm vua hay hoàng
hậu, người mất vợ hay người
yêu sẽ đòi lại được và sống hạnh
phúc; người xấu xí dị dạng sẽ
thay lốt để trở nên đẹp đẽ, kẻ ác,
kẻ xấu sẽ bị trừng trị đích đáng...
Ví dụ: Tấm dù chết đi sống lại
vẫn gặp vua và trở thành hoàng
hậu. Sọ Dừa sẽ cởi bỏ lốt xấu xí,
tìm được vợ và hưởng cuộc
sống sung sướng…
Lý tưởng thể hiện qua khát vọng
của con người về sự hoàn thiện,
hoàn thiện trong cuộc sống. Khát
vọng về một cuộc đời đáng sống,
về những con người xứng đáng
và cần thiết luôn là khát vọng
cháy bỏng của nhân loại. Khát
vọng ấy được biểu hiện ở những
mẫu người lý tưởng – những con
người toàn thiện, hoàn thiện,
được phát triển đến mức tối đa.
Ví dụ: Hình tượng Thạch Sanh là
khát vọng về một con người có
sự hoàn hảo tuyệt đối: thân hình
khỏe đẹp, cân đối; có lòng nhân
ái, đức hy sinh, tinh thần dũng
cảm; lao động giỏi và chiến đấu
ngoan cường; có năng lực thẩm
mỹ và nghệ thuật lớn.

Truyện cổ tích thể hiện tinh thần


lạc quan cao cả và tinh thần
nhân đạo sâu sắc của nhân dân
lao động qua những kết thúc có
hậu.
Tinh thần nhân đạo trước hết
thể hiện ở sự cảm thông với
những số phận bất hạnh. Hơn
nữa, còn ở sự bênh vực, chở
che cho những số phận nhỏ bé
bất hạnh đó bằng sự thiên vị,
nâng đỡ, chống lại, thay đổi số
phận hẩm hiu của họ. Và cao
hơn cả là đặt trọn vẹn niềm tin
vào tài năng và đạo đức làm thay
đổi xã hội của những người dưới
đáy xã hội đó. Còn tinh thần lạc
quan thể hiện ở lòng yêu đời, cái
nhìn vui vẻ, tin tưởng ở mình, ở
cộng đồng và tin tưởng ở tương
lai dù có trải qua bao khó khăn,
vất vả, chịu nhiều bất công.
Như vậy, những người nghèo,
người bất hạnh, xấu xí, tật
nguyền, oan ức nhưng tốt bụng
không bao giờ chịu bất công đau
khổ mãi, người xứng đáng được
hưởng hạnh phúc sẽ có hạnh
phúc tột đỉnh. Họ cuối cùng đều
được đổi đời, sống hạnh phúc
vĩnh viễn trong xã hội công bằng
dân chủ mà nhân dân xây
dựng. Đó chính là lí tưởng thẩm
mỹ mà nhân dân gửi gắm trong
cổ tích

You might also like