HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HẾT HỌC PHẦN HK2 - Sinh Học 10

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HẾT HỌC PHẦN HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
I. LÝ THUYẾT
- Chương 12: DI TRUYỀN
- Chương 13: BIẾN DỊ VÀ CHỌN LỌC
- Chương 14: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG (14.01, 14.02)
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
- Trắc nghiệm
- Viết tự luận
- Viết thực hành

III. MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN NHỚ VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1.
1.1. Phân biệt allele, gene, DNA, nhiễm sắc thể và nhân tế bào.
1.2. Sắp xếp theo cấp độ tăng dần về kích thước các cấu trúc sau: allele, gene, DNA, nhiễm sắc
thể và nhân tế bào.
1.3. Thế nào là đồng hợp, dị hợp, thuần chủng.
1.4. Hoàn thành bảng so sánh nguyên phân và giảm phân sau:
1 tế bào ban đầu có bộ nhiễm sắc thể ở ruồi giấm là 2n = 8
Nguyên phân Giảm phân
Số tế bào con tạo ra
Số lượng nhiễm sắc thể
trong mỗi tế bào con
Loại tế bào diễn ra
1.5. Sơ đồ cho thấy một tế bào sắp phân chia bằng phương pháp nguyên phân.
Nucleus: nhân
Chromosomes: nhiễm sắc thể

Tế bào nào có thể là kết quả của sự phân chia này?

Bài tập B12.01 Sự di truyền của ruồi giấm – trang 78 SBT


Ruồi giấm, Drosophila melanogaster, thường được sử dụng trong nghiên cứu di truyền học. Bản
vẽ dưới đây thể hiện một con ruồi giấm.
Trang 1/5
Ruồi giấm có thể có cánh bình thường hoặc cánh tiêu giảm (rất nhỏ). Allele N là allele trội quy
định cánh bình thường. Allele n là allele lặn quy định cánh tiêu giảm.
a Hoàn thành Bảng 12.01 để thể hiện các kiểu gene và kiểu hình có thể có của cánh ruồi giấm.
Kiểu gen Kiểu hình

b. Hoàn thành sơ đồ lai để dự đoán kiểu gene và kiểu hình ở đời con của một con ruồi giấm dị
hợp tử cánh bình thường và một con ruồi giấm cánh tiêu giảm.
kiểu hình của bố mẹ cánh bình thường cánh tiêu giảm
kiểu gene của bố mẹ .............................. ............................
các giao tử .............................. ............................

c. Hai ruồi giấm này giao phối tạo ra đời con có 82 con.
Hãy dự đoán có xấp xỉ bao nhiêu cá thể ruồi giấm con trong số này có cánh tiêu giảm.
Bài tập B12.02 Ngựa lông đen và ngựa lông màu hạt dẻ
Ở ngựa, màu sắc của lông được quy định bởi các gene. Một gene sẽ quy định liệu sắc tố đen,
melanin, có được tổng hợp hay không. Ngựa có kiểu gene EE hoặc Ee có lông màu đen, trong
khi ngựa có kiểu gene ee có lông màu hạt dẻ (nâu).
a. Hãy viết ra:
i. ký hiệu của allele cho phép tổng hợp melanin
ii. kiểu gene của một cá thể ngựa dị hợp tử
iii. kiểu hình của một cá thể ngựa đồng hợp lặn.
b. Một con ngựa đực lông màu đen được cho giao phối với một con ngựa cái lông màu hạt dẻ.
Ngựa con được sinh ra có lông màu hạt dẻ.
i. Kiểu gene của ngựa đực lông đen là gì? Giải thích làm sao em tìm ra được kết quả này.
ii. Xây dựng một sơ đồ lai tương tự như sơ đồ ở Bài tập B12.01 để giải thích về cách ngựa con
lông màu hạt dẻ được tạo ra.
Câu 2.
Bài tập B13.02 Cừu sừng lớn – SBT trang 86
a i Nêu tên bộ phận chứa các gene trong một tế bào.
ii Gene quy định kích thước sừng sẽ hiện diện trong tế bào nào của cơ thể cừu sừng lớn?
Trang 2/5
b Các thợ săn giết cừu sừng lớn và giữ sừng của chúng như chiến lợi phẩm. Họ giết các con cừu
có sừng lớn nhất. Biểu đồ bên dưới cho thấy sự thay đổi về kích thước trung bình của sừng trong
một quần thể cừu sừng lớn trong thời gian từ năm 1970 đến năm 2005.

Giải thích vì sao có thể việc săn bắn cừu sừng lớn đã gây ra xu hướng chung như được thể hiện
trên biểu đồ.
c Thời tiết trên núi có thể rất nóng vào mùa hè nhưng rất lạnh vào mùa đông.
i Giải thích làm thế nào các tuyến mồ hôi của cừu sừng lớn có thể giúp giữ cho chúng mát vào
mùa hè.
ii Giải thích làm thế nào sự co mạch máu có thể giúp giữ ấm cho cừu vào mùa đông.
Bài tập B13.03 Những con dê trên một hòn đảo
Vào thế kỉ thứ 19, một con tàu đang đi ngang qua vùng Nam Thái Bình Dương đã dừng lại tại
một hòn đảo để lấy nước ngọt. Các thủy thủ đã để lại trên đảo một con dê đực, P, và hai con dê
cái Q và R với hy vọng rằng chúng sẽ sinh sản và sẽ cung cấp thức ăn nếu tàu dừng lại ở đó một
lần nữa.
a. Các con dê P, Q và R đều có lông ngắn. Cả ba con đều đồng hợp đối với allele A. Tuy nhiên,
một đột biến đã xảy ra trong tinh hoàn của con dê P, làm cho một số tinh trùng của nó mang một
allele mới - a. Allele này lặn và quy định lông dài.
i. Thuật ngữ “đột biến” có nghĩa là gì?
ii. Giải thích vì sao không có con cái nào của các con dê P, Q và R có lông dài.
iii. Trong năm tiếp theo, một số con cái của ba con dê ban đầu giao phối với nhau và với bố mẹ
của chúng. Một số con cái của chúng có lông dài.
Giả định rằng không có các đột biến mới xuất hiện, hãy giải thích điều này đã xảy ra như thế
nào. (Em có thể sử dụng một sơ đồ di truyền nếu nó làm cho câu trả lời của em rõ ràng hơn).
b. Mùa đông trên đảo rất lạnh. Các con dê cần ăn nhiều thức ăn hơn vào mùa đông để giữ ấm.
Những con dê lông dài không cần nhiều thức ăn như những con dê lông ngắn.
i. Thử nêu lý do vì sao những con dê lông dài không cần nhiều thức ăn như những con dê lông
ngắn trong mùa đông.
ii. Hai mươi năm sau khi những con dê đầu tiên được mang đến đảo, hầu như toàn bộ quần thể
dê trên đảo đều có lông dài. Hãy giải thích điều này đã diễn ra như thế nào.
Bài tập B13.04 Chọn giống cho năng suất sữa cao – SBT trang 90
Bò sữa được nuôi để sản xuất sữa. Sữa được sản xuất và chứa trong bầu vú của bò. Vào năm
1965, một thí nghiệm kéo dài đã được bắt đầu tiến hành để tìm hiểu xem liệu chọn lọc nhân tạo
có thể làm tăng năng suất sữa ở bò hay không. Trong một nhóm các con bò, người ta tiến hành
chọn lọc nhân tạo để cho năng suất sữa cao ở mỗi thế hệ. Những con bò này được gọi là dòng
được chọn lọc.
Trang 3/5
Trong một nhóm bò khác, người ta không thực hiện chọn lọc nhân tạo. Những con bò này được
gọi là dòng đối chứng.
Cả hai nhóm bò đều được nuôi trong điều kiện như nhau. Năng suất sữa trung bình của các con
bò được sinh ra mỗi năm từ năm 1965 đến năm 1990 được tính toán. Các kết quả được thể hiện
trên biểu đồ dưới đây.

a. Hãy tính sự thay đổi về năng suất sữa trung bình trên mỗi con bò từ năm 1965 đến năm 1990
đối với
i. dòng được chọn lọc,
ii. dòng đối chứng,
b. Hãy mô tả cách thực hiện chọn lọc nhân tạo ở dòng được chọn lọc.
c. Thử nêu một nguyên nhân cho các kết quả ở dòng đối chứng.
d. Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét chi phí chăm sóc sức khỏe ở cả hai dòng lai trên.
Bảng 13.02 thể hiện một số kết quả.

Bảng 13.02
i. Thử đưa ra một lời giải thích cho các kết quả được thể hiện trong bảng.
ii. Ngoài chi phí chăm sóc sức khỏe, hãy nêu và giải thích một lý do vì sao việc nuôi các con bò
thuộc dòng được chọn lọc sẽ tốn kém hơn nuôi các con bò thuộc dòng đối chứng.
Câu 3.
Một số thuật ngữ quan trọng
chuỗi thức ăn: một sơ đồ thể hiện dòng năng lượng được truyền từ một sinh vật sang một sinh
vật khác, bắt đầu từ một sinh vật sản xuất
lưới thức ăn: một mạng lưới các chuỗi thức ăn liên kết qua lại với nhau
sinh vật sản xuất: một sinh vật tự tạo được chất dinh dưỡng hữu cơ, thường bằng cách sử dụng
năng lượng từ ánh sáng mặt trời, thông qua quá trình quang hợp
sinh vật tiêu thụ: một sinh vật lấy năng lượng bằng cách ăn những sinh vật khác
Trang 4/5
động vật ăn cỏ: một động vật lấy năng lượng bằng cách ăn thực vật
động vật ăn thịt: một động vật lấy năng lượng bằng cách ăn các động vật khác
sinh vật phân giải: một sinh vật lấy năng lượng từ xác chết hoặc từ các chất thải hữu cơ
bậc dinh dưỡng: vị trí của một sinh vật trong chuỗi thức ăn, lưới thức ăn hoặc trong tháp số
lượng, tháp sinh khối hay tháp năng lượng
hệ sinh thái: một đơn vị bao gồm tất cả những sinh vật và môi trường sống của chúng, tác động
qua lại lẫn nhau, trong một khu vực xác định, ví dụ: một hồ nước
3.1. Xây dựng chuỗi thức ăn có 5 mắt xích.
(i) Xác định sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, động vật ăn thịt, động vật ăn cỏ trong chuỗi thức
ăn vừa xây dựng.
(ii) Xác định bậc dinh dưỡng bậc 1, 2, 3, 4, 5 trong chuỗi thức ăn vừa xây dựng.
(iii) Xác định sinh vật tiêu thụ bậc 1, 2, 3, 4 trong chuỗi thức ăn vừa xây dựng.
3.2. Giải thích vì sao chuỗi thức ăn thường không vượt quá 5 mắt xích.
3.3. Cho lưới thức ăn sau:

(a) Sử dụng hình trên để kể tên cho mỗi loại:


(i) sinh vật sản xuất:
(ii) động vật ăn cỏ:
(iii) sinh vật tiêu thụ:
(b) Một căn bệnh xuất hiện giết chết tất cả những con chim sẻ.
Đề xuất và giải thích điều này ảnh hưởng như thế nào đến số lượng của:
(i) cáo
(ii) châu chấu
----- HẾT -----

Trang 5/5

You might also like