BTL Lập Quy Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn Động Cơ Đốt Trong

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

CHƯƠNG 1: tổng quan về hệ thống bôi trơn

1.1. Công dụng, Yêu cầu và phân loại hệ thống bôi trơn
1.1.1. Công dụng
- Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát để
giảm tổn thất công suất do ma sát gây ra và làm sạch các bề mặt. Ngoài ra hệ thống
bôi trơn còn có nhiệm vụ làm mát, bao kín buồng cháy và chống ôxy hóa.
- Bôi trơn bề mặt ma sát làm giảm tổn thất ma sát.
- Làm mát bề mặt làm việc của các chi tiết có chuyển động tương đối.
- Tẩy rửa bề mặt ma sát.
- Bao kín khe hở các cặp ma sát.
- Chống ôxy hóa.
- Rút ngắn quá trình chạy và rà của động cơ.
1.1.2. Yêu cầu
- Áp suất bôi trơn phải đảm bảo đủ lượng dầu đi bôi trơn.
- Áp suất dầu bôi trơn trong hệ thống phải đảm bảo từ 2 -6kg/cm2.
- Dầu bôi trơn trong hệ thống phải sạch, không bị biến chất, độ nhớt phù hợp.
- Dầu bôi trơn phải đảm bảo đi đến tất cả các bề mặt làm việc của các chi tiết
để bôi trơn và làm mát cho các chi tiết.
2.1.3. Phân loại
Bôi trơn ma sát khô: Bề mặt lắp ghép của hai chi tiết có chuyển động tương
đối với nhau mà không có chất bôi trơn. Ma sát khô sinh ra nhiệt làm nóng các bề
mặt ma sát khiến chúng nhanh mòn hỏng, có thể gây ra mài mòn dính.

Hình 1.1. Bề mặt lắp ghép của hai chi tiết


- Bôi trơn ma sát ướt: Là dạng bôi trơn mà giữa hai bề mặt của cặp lắp ghép
luôn luôn được duy trì bằng một lớpdầu bôi trơn ngăn cách.
- Bôi trơn ma sát nửa ướt: Là dạng bôi trơn mà giữa hai bề mặt của cặp lắp
ghép được duy trì bằng một lớp dầu bôi trơn ngăn cách không liên tục, mà chủ yếu
là nhờ độ nhớt của dầu để bôi trơn.
-Bôi trơn bằng phương pháp vung té.
-Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu trong nhiên liệu.
-Bôi trơn cưỡng bức.
2.2. Một số hệ thống bôi trơ
2.2.1. Hệ thống bôi trơn cacte ướt
a. Sơ đồ nguyên lý

Hình 1.2. Hệ thống bôi trơn cácte ướt


1. Các te dầu 9. Đường dầu đến ổ trục khuỷu
2. Phao lọc dầu 10. Đường dầu đến ổ trục cam
3. Bơm dầu 11. Bầu lọc tinh
4. Van điều áp 12. Két làm mát dầu
5. Bầu lọc dầu 13. Van nhiệt
6. Van an toàn 14. Đồng hồ báo mức dầu
7. Đồng hồ đo áp suất 15. Miệng đổ dầu
8. Đường dầu chính 16. Que thăm dầu.
b. Nguyên lý làm việc
Khi động cơ làm việc bơm dầu được dẫn động lúc này dầu từ trong các te
1qua phao lọc dầu 2 đi vào bơm. Sau khi qua bơm dầu có áp suất cao khoảng 2 -
6kg/cm2 được chia thành 2 nhánh:
- Nhánh 1: Dầu bôi trơn đến két 12, tại đây dầu được làm mát rồi trở về cácte
nếu nhiệt độ dầu cao quá quy định.
- Nhánh 2: Đi qua lọc thô 5 đến đường dầu chính 8. Từ đường dầu chính dầu
theo nhánh 9 đi bôi trơn ổ trục khuỷu sau đó lên bôi trơn đầu to thanh truyền qua lỗ
khoan chéo xuyên qua má khuỷu (Khi lỗ đầu to thanh truyền trùng với lỗ khoan
trong cổ biên dầu sẽ phun thành tia vào ống lót xylanh). Dầu từ đầu to thanh truyền
theo đường dọc thân thanh truyền lên bôi trơn chốt piston. Còn dầu ở mạch chính
theo nhánh 10 đi bôi trơn trục cam…cũng từ đường dầu chính một lượng dầu
khoảng 15 -20% lưu lượng của nhánh dầu chính dẫn đến bầu lọc tinh 11. Tại đây
nhũng phần tử tạp chất rất nhỏ được giữ lại lên đầu được lọc rất sạch. Sauk hi ra
khỏi bầu lọc tinh với áp suất còn lại rất nhỏ trở về cácte 1.
- Van ổn áp 4 của bơm dầu có tác dụng giữ cho áp suất dầu ở đường ra khỏi
bơm không đổi trong phạm vi tốc độ vòng quay làm việc của động cơ. Khi bầu lọc
thô 5 bị tắc van an toàn 6 sẽ mở,phần lớn dầu sẽ đi qua bầu lọc mà lên thẳng đường
dầu chính bằng đường dầu qua van để đi bôi trơn,tránh hiện tượng thiếu dầu cung
cấp đến các bề mặt ma sát cần bôi trơn.
- Van nhiệt 13 chỉ hoạt động (Đóng) khio nhiệt độ dầu lên quá cao khoảng 80
độ. Dầu sẽ qua két làm mát 12 trước khi về cácte.
2.2.2. Hệ thống bôi trơn cacte khô
a. Sơ đồ nguyên lý
Hình 2.3. Hệ thống bôi trơn các te khô
1. Các te dầu 8. Đường dầu chính
2,5. Bơm dầu 9. Đường dầu đến ổ trục khuỷu
3. Thùng dầu 10. Đường dầu đến ổ trục cam
4. Phao hút dầu 11. Bầu lọc tinh
6. Bầu lọc thô 12. Đồng hồ báo nhiệt độ dầu
7. Đồng hồ báo áp suất 13. Két làm mát dầu
b. Nguyên lý hoạt động
- Khi động cơ làm việc bơm dầu được dẫn động lúc này dầu từ trong các te 1
qua phao lọc dầu 2 đi vào bơm. Sau khi qua bơm dầu có áp suất cao khoảng 2 -
6kg/cm2 được chia thành 2 nhánh:
- Nhánh 1: Dầu bôi trơn đến két 12,tại đây dầu được làm mát rồi trở về thùng
dầu nếu nhiệt độ dầu cao quá quy định.
- Nhánh 2: Đi qua phao dầu 5 đến lọc thô 6 đến đường dầu chính 8. Từ
đường dầu chính dầu theo nhánh 9 đi bôi trơn ổ trục khuỷu sau đó lên bôi trơn đầu
to thanh truyền qua lỗ khoan chéo xuyên qua má khuỷu (Khi lỗ đầu to thanh truyền
trùng với lỗ khoan trong cổ biên dầu sẽ phun thành tia vào ống lót xylanh). Dầu từ
đầu to thanh truyền theo đường dọc thân thanh truyền lên bôi trơn chốt piston. Còn
dầu ở mạch chính theo nhánh 10 đi bôi trơn trục cam…cũng từ đường dầu chính
một lượng dầu khoảng 15 -20% lưu lượng của nhánh dầu chính dẫn đến bầu lọc tinh
11. Tại đây nhũng phần tử tạp chất rất nhỏ được giữ lại lên đầu được lọc rất sạch.
Sau khi ra khỏi bầu lọc tinh với áp suất còn lại rất nhỏ trở về thùng dầu 3.
- Van ổn áp của bơm dầu có tác dụng giữ cho áp suất dầu ở đường ra khỏi
bơm không đổi trong phạm vi tốc độ vòng quay làm việc của động cơ. Khi bầu lọc
thô 6 bị tắc van an toàn sẽ mở, phần lớn dầu sẽ đi qua bầu lọc mà lên thẳng đường
dầu chính bằng đường dầu qua van để đi bôi trơn, tránh hiện tượng thiếu dầu cung
cấp đến các bề mặt ma sát cần bôi trơn.
- Van nhiệt 13 chỉ hoạt động (Đóng) khio nhiệt độ dầu lên quá cao khoảng 80
độ. Dầu sẽ qua két làm mát 12 trước khi về thùng dầu

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ


THỐNG BÔI TRƠN

1.1 Hệ thống bôi trơn


1.1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
a. Cấu tạo các bộ phận hệ thống bôi trơn

Hình 2.4. Cấu tạo hệ thống bôi trơn động cơ


1. Bơm dầu 2. Bộ lọc dầu
3. Lưới lọc dầu 4. Công tắc áp suất dầu
5. Đường dầu chính 6. Van điều khiển dầu của trục cam
7. Lõi hồi dầu
Khái quát chung:

- Hệ thống bôi trơn cung cấp dầu động cơ đến mọi bộ phận của động
cơ, tạo ra màng dầu để giảm ma sát và mài mòn, cho phép các bộ phận của
động cơ hoạt động trơn tru tính năng tối ưu.
- Trong một động cơ có nhiều bộ phận chuyển động quay và trượt. Khi
động cơ chạy với tốc độ cao nếu các bộ phận này không được bôi trơn, thì sẽ
xuất hiện ma sát rất lớn, dẫn đến mài mòn và kẹt. Để giữ cho động cơ chạy
trơn tru, ma sát trong từng bộ phận phải được giảm đến mức tối thiểu.
+ Bơm dầu
+ Bầu lọc dầu
+ Phao dầu
+ Cácte
+ Lõi hồi dầu
+ Đường dầu chính
+ Công tắc áp suất dầu
+ Lưới lọc dầu
b. Nguyên lý hoạt động
-Khi động cơ bắt đầu hoạt động, dầu từ cácte được bơm dầu hút lên dẫn dầu
đi qua đường ống dẫn dầu đi đến bơm dầu. Rồi dầu từ bơm dầu đi đến bầu lọc dầu,
dầu sau khi được lọc tiếp tục đi qua ống dẫn dầu đi qua đường dầu chính ở thân máy
đến các kim phun. Dầu từ kim phun phun vào trục khủy để bôi trơn trục khủy giảm
thiểu ma sát khi trục khủy quay. Sau đó, dầu tiếp tục đi qua đường ống dẫn dầu, qua
đường dầu chính lên lắp máy rồi qua van điều khiển dầu của trục cam.
- Dầu được phun dầu vào trục cam bắt đầu đi bôi trơn trục cam làm giảm ma
sát khi quay trục cam. Một phần lượng dầu thừa tràn chảy xuống dưới khe lắp máy
và thân máy rồi xuống cácte.
1.1.2. Kết cấu, Điều kiện làm việc của các cụm chi tiết
Các loại bơm dầu dùng cho hệ thống bôi trơn.
+ Bơm bánh răng ăn khớp ngoài.
+ Bơm bánh răng ăn khớp trong.
+ Bơm dầu kiểu rô to.
+ Bơm cánh gạt.
+ Bơm kiểu piston.
1.1.2.1. Bơm dầu
+ Bơm dầu kiểu rô to.
a. Điều kiện làm việc
- Rôto trong được chế tạo bằng thép và lắp ghép với trục dẫn động bằng then.
- Rôto ngoài cũng chế tạo bằng thép ăn khớp với rôto chủ động và quay trơn
với lòng thân bưom.
- Trong quá trình hoạt động giữa rô to trong và ngoài có sự trượt tương đối
với nhau
- Chịu mài mòn do ma sát giữa các cặp chi tiết chuyển động tương đối.
- Chịu áp suất và nhiệt độ.
- Hút dầu từ các te đẩy tới bầu lọc dầu với áp suất từ (2-6) kG/cm2.
b. Kết cấu

Hình 2.5. Cấu tạo bơm dầu kiểu rôto


1. Van an toàn 2. Lò xo
3. Rô to bị động 4. Rô to chủ động
+ Gồm có vỏ chứa hai rô to lồng vao nhau (Rô to trong và rô to ngoài). Rô to
ngoài khoét lõm hình sao đỉnh tròn. Rô to trong dạng chữ thập đỉnh tròn và lắp lọt
vào trong rô to ngoài. Rô to trong gắn trên trục bơm và rô to ngoài lắp trong thân
bơm. Trục dẫn động bơm đặt lệch tâm trong thân bơm làm cho đỉnh răng của hai rô
to ăn khớp về một phía của thân bơm.

Hình 2.6. Các chi tiết tháo lời của bơm dầu kiểu roto
1. Phớt 6. Hộp xích cam
2. Nắp bơm dầu 7. Con trượt
3. Rô to chủ động 8. Lò xo
4. Rô to bị động 9. Đế
5. Vòng đệm 10. Khóa hãm
c. Nguyên lý làm việc
- Khi trục bơm quay làm rô to trong quay làm rô to ngoài quay. Các rô to
quay tạo thành túi chứa dầu ở phía cửa vào của bơm và truyền tới cửa ra đi cung
cấp. Vì các đỉnh của hai rô to lắp khít lên không cho dầu đi ngược trở lại đường dầu
vào.
1.1.2.2. Bầu lọc dầu
a. Điều kiện làm việc
- Phần tử lọc làm bằng giấy.
-Van an toàn lắp trên bầu lọc.
- Chịu áp suất và nhiệt độ.
- Lọc sạch các tạp chất cơ học để cung cấp dầu cho động cơ.
b. Kết cấu

1- Nắp bầu lọc, 2- Vỏ-3- Giấy xếp, 4- Ống trung tâm, 5- Đường dầu vào, 6- Viên bi

Hình 2.10: Cấu tạo bầu lọc thấm toàn phần


* Cấu tạo bầu lọc thấm toàn phần
- Gồm có lõi lọc bao quanh ống dầu ra, lõi lọc được quấn thành nhiều lớp:
Lớp vải, lớp giấy, lưới lọc mịn bằng kim loại hoặc vải, dạ… có độ thẩm thấu cao.
Trên thân ống dầu ra được khoan nhiều lỗ để dầu sạch đi vào, các đường dầu vào, ra
được bố trí trên lắp bầu lọc. Đáy bầu lọc có van an toàn.
c. Nguyên lý làm việc
- Dầu có áp suất cao từ bơm chuyển tới đi vào trong bầu lọc qua các lỗ vào
trên nắp bầu lọc. Dầu sẽ thẩm thấu qua các lỗ khoan trên thân ống. Trên đường đi
đó các tạp chất sẽ bị giữ lại hầu như toàn bộ kể cả các phần tử có kích thước nhỏ.
Dầu sạch sau khi ra khỏi bầu lọc sẽ được chuyển tới mạch dầu chính đi bôi trơn
động cơ.
- Trong trường hợp lõi lọc bị tắc, áp suất dầu trong bầu lọc sẽ tăng cao, thắng
được sức căng lò xo van an toàn đẩy viên bi nối thông đường dầu vào ra bầu lọc.
Dầu được đi bôi trơn mà không cần lọc, để hệ thống bôi trơn hoạt động lien tục khi
động cơ làm việc.
- Đáy bầu lọc có nút xả dầu và một nam châm sẽ giữ lại các mạt kim loại có
trong dầu. Sử dụng loại bầu lọc này phải chú ý thay định kỳ theo quy định.
1.1.2.3 Két làm mát dầu
a. Nhiệm vụ
-Hạ thấp nhiệt độ của dầu tới mức quy định định khi động cơ làm việc (75 -
800C) để đảm bảo tính chất lý hoá của dầu bôi trơn, vị trí của két làm mát dầu
thường trước két làm mát nước của hệ thống làm mát.
b. Cấu tạo
- Két mát dầu được làm bằng các ống thép hoặc đồng hình ô van ngoài có
cánh tản nhiệt. Két mát dầu được lắp phía trước động cơ, quạt thông gió dùng chung
với quạt gió của hệ thống làm mát động cơ. Đường dầu vào két có van một chiều (bi
và lò xo), các đoạn đường ống và két mát được nối nới nhau qua các ống cao su và
kẹp chặt bằng đai sắt.
Hình 2.10. Két làm mát động cơ

- Két mát dầu động cơ 1. Két làm mát; 2. Đai kẹp; 3. Ống nối băng cao su; 4;
6. Giá lắp két mát; 5; 8. Ống dẫn dầu; 7; 9. Giá đỡ; 10. Đầu ren; 11. Đáy dầu; 12.
Khoá (van) dầu ra két mát; 13. Đường dầu vào; 14. Đường dầu ra.

- Hoạt động
+ Bộ làm mát dầu động cơ: Két làm mát dầu của động cơ Dầu nóng được
đưa đến khoang vào từ đó nhờ áp suất đẩy dầu đến khoang ra dầu qua các ống dẫn
được thu mất nhiệt nhờ các cánh tản nhiệt.

+ Bộ làm mát dầu: Ngày nay, ở một số động cơ hiện đại, thay két làm mát
dầu bằng trang bị bộ làm mát dầu để duy trì đặc tính bôi trơn. Thông thường, toàn
bộ dầu đều chảy qua bộ làm mát rồi sau đó đi đến các bộ phận của động cơ. ở nhiệt
độ thấp, dầu có độ nhớt cao hơn và có khuynh hướng tạo ra áp suất cao hơn. Khi
chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của bộ làm mát vượt quá một trị số xác
định, van an toàn sẽ mở, và dầu từ máy bơm sẽ bỏ qua bộ làm mát và đi tới các bộ
phận khác của động cơ, nhờ thế mà tránh được sự cố.
1.1.2.4. Cấu tạo của các van
a) Cấu tạo

Cấu tạo của các lại van


- Sơ đồ nguyên lý của các loại van
a. Sơ đồ nguyên lý của van xả dầu, van điều hoà áp suất
b. Sơ đồ nguyên lý van nhiệt;
c. Sơ đồ nguyên lý van an toàn Các van có cấu tạo tương tự như nhau, nó
gồm 3 phần chính là đế van, viên bi hoặc piston van, lò xo van.
b. Hoạt động
- Nếu áp suất dầu bôi trơn lớn quá dễ gây phá hỏng hệ thống bôi trơn (nứt vỡ
đường ống dẫn...), rất dễ gây phá hỏng màng dầu bôi trơn, nếu áp suất nhỏ
- Quá sẽ không đủ lượng dầu đưa đến khe hẹp cũng khó hình thành màng dầu
bôi trơn do đó cần giữ cho áp suất của hệ thống bôi trơn tương đối ổn định, áp suất
dầu bôi trơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số vòng quay của động cơ, hao mòn
bơm, độ thông của bình lọc, nhiệt độ của dầu,.... Trong hệ thống bôi trơn, để duy trì
áp suất dầu bôi trơn đúng quy định, người ta thường dùng các van sau:
- Van xả về: có tác dụng bảo vệ cho bơm dầu và đảm bảo an toàn cho đường
ống, bình lọc. Van xả về đặt ở đường ống đẩy của bơm và được ăn thông với đường
ống hút của bơm khi van mở.
- Van điều hoà áp suất: giữ ổn định áp suất đường dầu chính không cho vượt
quá giới hạn bảo vệ hệ thống bôi trơn. Nếu áp suất trên đường dầu chính mà vượt
quá giới hạn van điều hoà áp suất sẽ mở thông đường dầu chính với thùng và đưa
dầu từ đường dầu chính trở về thùng.
- Van nhiệt: đặt song song với két làm mát. Khi động cơ làm việc lúc nhiệt
độ còn thấp, do độ nhớt của dầu cao làm lực cản của két làm mát tăng lên. Khi lực
cản vượt quá độ chênh lệch áp suất đã được điều chỉnh bởi lò xo van sẽ mở. Dầu
không qua két làm mát mà vào luôn mạch dầu chính. Bình lọc Ra két mát Đến mạch
dầu chính Từ bơm đến Về các te
- Van an toàn: có tác dụng tăng sự an toàn cho hệ thống bôi trơn khi các bình
lọc bị tắc, van an toàn mở cho dầu bôi trơn đi trực tiếp từ đường vào và đường ra
của bình lọc. Van an toàn được lắp song song với bình lọc giữa đường vào và
đường ra.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG
1.1 Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa
1.Bơm dầu
a. Tháo rời bơm dầu.
Bảng 3.5. Tháo rời bơm dầu.
STT Nội dung công việc Dụng Hình vẽ Chú
cụ ý
Tháo nắp bơm dầu Tua vít
- Tháo 2 bu lông và 3 chuyên
1 vít và nắp bơm dầu. dụng, cờ
lê hoặc
tuýp 11
Tháo bộ roto bơn
dầu
- Tháo bộ rôto bơm
2
dầu.

Tháo van an toàn Giá đỡ


bơm dầu chuyên
- Tháo nút van an dụng,
3
toàn bơm dầu, lò xo kìm
van an toàn và van chuyên
dụng
b. Kiểm tra bơm dầu.
Bảng 3.6. Kiểm tra bơm dầu.
St Nội dung công việc Dụng Hình vẽ Chú ý
t cụ
Kiểm tra van an toàn Giá Nếu
bơm dầu giữ không, hãy
1 Bôi dầu động cơ lên chuyê thay thế
van an toàn của bơm n dụng van an toàn
dầu và kiểm tra rằng bơm dầu.
van tự rơi từ từ xuống Nếu cần thì
dưới lỗ bằng chính thay thế cả
trọng lượngcủa nó. cụm bơm
dầu
Kiểm tra roto của bơm Thướ Khe hở
dầu c lá đỉnh răng
-Lắp 2 rôto với 2 dấu tiêu chuẩn:
quay về phía nắp bơm Từ 0.060
dầu. đến 0.180
2 mm
(0.0024
- Kiểm tra khe hở đỉnh đến 0.0071
răng rôto in.)
Dùng thước lá, đo khe
hở giữa các răng rôto - Khe hở
chủ động và bị động đỉnh răng
Nếu khe hở đỉnh răng tối đa:
lớn hơn giá trị tiêu 0.28mm
chuẩn, hãy thay cụm (0.0110
bơm dầu. in.)
Khe hở
- Kiểm tra khe hở thân thân bơm
rôto tiêu chuẩn:
Dùng thước lá, đo khe Từ 0.250
hở giữa rôto bị động đến 0.325
và thân bơm dầu. mm
Nếu khe hở thân bơm (0.0098
dầu lớn hơn giá trị tiêu đến 0.0128
chuẩn, hãy thay cụm in.)
bơm dầu. - Khe hở
thân bơm
tối đa:
0.425 mm
(0.0167
in.)

c. Lắp lại bơm dầu


Bảng 3.7. Lắp lại bơm dầu
S Nội dung công việc Dụng Hình vẽ Chú ý
cụ
Lắp van an toàn bơm Sử Mômen:
1 dầu dụng 25
- Bôi dầu động cơ lên giá N*m{ z
van an toàn bơm dầu và kẹp 55kgf
cho van và lò xo van an chuyên *cm, 18
toàn vào nắp bơm dầu. dụng ft.*lbf }
- Lắp nút van an toàn
bơm dầu
Lắp bộ rôt bơm dầu
2 - Bôi dầu động cơ lên
bộ rôto và đặt chúng
vào thân bơm dầu với
các dấu ghi nhớ hướng
về phía nắp bơm dầu
3 Lắp nắp bơm dầu Tua ví
Lắp nắp bơm dầu bằng chuyên
2 bu lông và 3 vít dụng
và cờ
lê 11
2. Bầu lọc dầu

a. Kiểm tra bầu lọc dầu


* Kiểm tra bầu lọc trên động cơ bằng mắt quan sát ta có thể phát hiện các
hư hỏng sau:
+ Tại các vị trí lắp ghép có bị rò rỉ dầu hay không.
+ Các nút xả có bị chảy dầu hay không.
* Kiểm tra trong quá trình tháo, lắp:
+ Kiểm tra bằng mắt quan sát xem các gioăng đệm có bị rách không.
+ Các lõi lọc của bầu lọc thấm có bị rách, mủn không.
+ Kiểm tra van an toàn có đóng kín không bằng cách: Dùng tay bịt đường
dầu chính của bầu lọc sau đó quan sát trên đường dầu phụ xem. Nếu dầu không
thoát ra qua đường dâù phụ chứng tỏ van an toàn bị hỏng.
+ Đối với bầu lọc li tâm kiểm tra các bộ phun dầu có bị tắc không, các ổ bi
có bị tróc rỗ không, trục có bị rơ không.
* Kiểm tra sau khi lắp giáp hoàn chỉnh:
+ Ta đặt bầu lọc lên thiết bị khảo nghiệm để xác định khả năng lọc sạch của
bầu lọc và năng xuất lọc của bầu lọc và điều chỉnh lại các van.
* Chu kỳ thay thế lọc dầu:
-Thay lọc dầu động cơ tùy theo quãng đường lái xe hay thời gian sử dụng do
không thể đánh giá được mức độ biến chất bằng quan sát.
-Thay thế: Sau mỗi 10,000 km hay một năm.
-Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế có thể thay đổi theo kiểu
xe và điều kiện sử dụng của xe
+ Dầu và bộ lọc dầu
* Thay thế dầu
1. Xả dầu động cơ
-Tháo nắp lỗ đổ dầu.
-Tháo nút xả đáy cácte dầu và xả dầu động cơ.
- Làm sạch nút xả.
- Lắp nút xả bằng một gioăng mới.
2. Tháo bộ lọc dầu
Dùng SST, tháo bộ lọc dầu.
3. Lắp bộ lọc dầu
- Lau sạch mặt lắp của lọc dầu.
-Bôi dầu động cơ lên đệm của lọc dầu.
-Vặn nhẹ lọc dầu vào động cơ cho đến khi lọc dầu không quay được nữa.
- Dùng SST, xiết chặt lọc dầu thêm 3/4 vòng.
4. Đổ dầu vào động cơ
-Bổ sung dầu mới vào và lắp nắp đổ dầu.
5. Kiểm tra rò rỉ dầu
6. Kiểm tra mức dầu động cơ
- Làm nóng động cơ, sau đó tắt máy và đợi 5 phút.
- Kiểm tra rằng mức dầu động cơ nằm ở giữa vạch thấp và vạch đầy trên que
thăm dầu.
- Nếu mức dầu thấp, kiểm tra rò rỉ và bổ sung dầu động cơ cho đến vạch chỉ
mức đầy.
b. Quy trình thay dầu động cơ.

Hình 3.5. Xả dầu động cơ

a. Qui trình trình thay dầu động cơ


* Công việc chuẩn bị:
+ Dầu mới để thay.
+ Cácdụng cụ nâng hạ, tháo lắp, thùng chứa dầu xả.
+ Bầu lọc thấm mới (nếu phải thay bầu lọc).
* Các bước tiến hành.
- Nâng xe lên độ cao cần thiết và đưa thùng dầu vào vị trí xả dầu (Hình
2.13) (chú ý với các loại xe gầm cao không nhất thiết phải nâng xe lên mà có thể xả
trực tiếp).
- Tháo nắp đổ dầu và rút que thăm dầu ra.
- Dùng clê tháo nút xả dầu và hứng dầu vào thùng chứa.
- Khi dầu chảy hết ta lắp lại nút xả dầu và hứng dầu vào tùng chứa.
- Khi dầu chảy hết ta lắp lại nút xả dầu (chú ý gioăng đệm và xiết lại ốc theo
đúng mô men quy định.
- Hạ động cơ xuống và lắp que thăm dầu vào.
- Thaybầu lọc thấm nếu phải thay.
- Đổ dầu vào động cơ tuỳ theo từng loại động cơ mà ta sử dung dầu cho phù
hợp đúng chủng loại.
- Chú ý: Chỉ nên thay dầu khi động cơ còn nóng thì mới thải hết được dầu cũ
và các cặn bẩn.Trước khi thay phải vệ sinh sạch sẽ không đổ dầu thải ra ngoài môi
trường và phải chọn dầu bôi trơn có thể phụ thuộc theo mùa.
- Khi đổ dầu vào động cơ kiểm tra xem có bị rò rỉ không kiểm tra lại mức
dầu bằng cách rút que thăm dầu xem.
- Mức dầu nằm trong phạm vi từ L (Low) đến F (Full) nếu thiếu phải bổ sung
thêm.
*Ví dụ: Đối với động cơ TOYOTA 1RZ, 2RZ.
- Sử dụng dầu bôi trơn ký hiệu SD,SE,SF,SG theo tiêu chuẩn chất lượng
API về độ nhớt và đặc tính tiết kiệm nhiên liệu. Lượng dầu đổ lần đầu là 5,2 lít.
Lượng dầu đổ khi thay dầu không thay bầu lọc là 3,6 lít.Lượng dầu đổ khi thay bầu
lọc là 4,1 lít.
3. Két làm mát
Áp suất dầu thấp hơn so với tiêu chuẩn
- Khi gặp hiện tượng này, chủ xe cần kiểm tra bơm dầu, bởi có thể bơm dầu
bị hỏng. Ngoài ra, van ổn áp của bơm dầu cũng có thể bị hỏng. Tiếp đến là các chi
tiết của nhóm pít tông – thanh truyền bị mòn, hoặc dò dầu. Cũng có thể do đồng hồ
đo áp suất dầu bôi trơn bị hỏng, độ nhớt của dầu nhờn giảm khiến ô tô bị lỗi này.
Mức dầu ở đáy cacte động cơ không đúng quy định
- Nếu kiểm tra thấy mức dầu ở đáy động cơ không đúng quy định thì nghĩa là
mức dầu bị giảm hoặc bị tăng. Cũng có thể dầu bị tiêu hao nhiều trong máy nén
không khí, bởi vậy hãy kiểm tra các bộ phận liên quan để khắc phục tốt nhất khi
thấy mức dầu ở đáy cacte động cơ không đúng quy định.
Chất lượng dầu trong động cơ kém tiêu chuẩn
- Ngoài ra, nếu thấy chất lượng dầu trong động cơ kém tiêu chuẩn thì có thể
dầu bị loãng, dầu bị bẩn, bầu lọc dầu bẩn hoặc chủ xe thay dầu động cơ không đúng
hạn. Nếu để tình trạng này xảy ra mà không có biện pháp khắc phục, các chi tiết
trong động cơ sẽ rất hao mòn, dẫn đến hỏng hóc động cơ.
Hệ thống làm mát bị rò rỉ
-Xe đi nhanh nóng máy, thấy hệ thống làm mát bị rò rỉ thì cần kiểm tra ngay
các ống mềm vì chúng có thể bị hỏng. Tiếp đến là đệm bịt của bơm nước bị hỏng,
vòng phớt trục bơm nước bị hỏng cũng là nguyên nhân dẫn đến hệ thống làm mát bị
rò rỉ, khiến xe nhanh nóng máy, có nguy hiểm hỏng hóc cháy nổ cao.
Động cơ làm mát không tốt
- Động cơ làm mát không tốt có thể do gẫy cánh bơm nước, do bộ tản nhiệt
dầu bị hỏng, cánh quạt gió bị gẫy. Hoặc cũng có thể do nước trong hệ thống làm
mát bị cạn kiệt, với những lỗi này cần phải được thợ kiểm tra tỉ mỉ kỹ lưỡng để khắc
phục.
Chỗ đổ nước vào két nước làm mát bị trào
- Nếu gặp hiện tượng này có thể gioăng đệm của nắp với thân máy bị hỏng,
nắp quy lát vặn không chặt hoặc cũng có thể két nước của hệ thống làm mát bị tắc.
Ngoài ra, còn do rạn, nứt trong xi lanh động cơ.
4. Các van
- Hiện tượng: các van bi có hiện tượng giữ áp kém khả làm cập áp suất dầu.
- Nguyên nhân: do lò xo hồi vị kém yếu hoặc do viên bi bị biến dạng hoặc
mòn trong quá trình làm việc.
- Phương pháp: kiểm tra bảo dưỡng và thay mới lại các lò xo và van bi trong
hệ thống các van

You might also like