Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

GIẢI PHẪU THẬN – TIẾT NIỆU

1. Hình thể ngoài của thận


- Thận nằm ở phía sau trên khoang bụng, nằm sát thành lưng sau, nằm sau phúc
mạc, nằm ở hai bên cột sống thắt lưng, từ xương sườn 11 đến mỏm ngang xương
thắt lưng 3:
+ Cực trên của thận không nằm quá đốt sống ngực số 11
+ Cực dưới của thận cách cánh của xương chậu khoảng 4cm, cách trục giữa
khoảng 3cm
+ Đầu trên của thận trái ngang mức với bờ trên xương sườn số 11
+ Đầu trên của thận phải ngang mức với bờ trên xương sườn số 12 (hoặc bờ
dưới xương sườn số 11) => Thận phải thấp hơn thận trái do bị thùy phải của gan đè
=> Niệu quản thận phải cũng thấp hơn thận trái
- Thận nặng khoảng 150g, kích thước cao – rộng – dày 12-6-3cm (Việt Nam 10-5-
2.5cm)
- Hình hạt đậu, bề mặt bên ngoài – lồi, ở giữa – lõm (rốn thận)
- Rốn thận gồm: Động mạch thận, tĩnh mạch thận, bể thận – niệu quản
- Thận chia thành 5 phân thùy: trên, dưới, sau, trước trên, trước dưới
- Thận có 2 mặt, mặt trước gồ ghề do áp sát các cơ quan, mặt sau mịn màng hơn do
áp sát các cơ ở thành lưng:
+ Mặt trước của thận phải liên quan đến: gan, tá tràng (xuống), tuyến thượng thận,
góc đại tràng bên phải, phúc mạc.
+ Mặt trước của thận trái liên quan đến: Dạ dày, lách, tụy, tuyến thượng thận, góc
đại tràng bên trái, đại tràng xuống, mạc treo đại tràng ngang, quai ruột non.
+ Mặt sau của thận liên quan đến: Các lớp mỡ xung quanh thận, các nhóm cơ như
cơ hoành, cơ ngang bụng, cơ vuông thắt lưng
=> Mặt sau thận (phần trên xương sườn số 12): Cơ hoành, xương sườn số 11, phổi
và màng phổi.
=> Mặt sau thận (phần dưới xương sườn số 12): Thành bụng sau
+ Cực trên của thận: tuyến thượng thận
+ Bờ trong của thận: có rốn thận, bờ trong thận phải liên quan đến TMC dưới, bờ
trong thận trái liên quan đến ĐMC bụng
- Có hai thận, mỗi thận có khoảng 1,2 triệu nephron, đây vừa là đơn vị cấu trúc lẫn
đơn vị chức năng của thận

2. Hình thể trong của thận: Gồm nhu mô và xoang


- Nhu mô thận:
+ Tủy thận: Gồm các tháp thận
+ Vỏ thận: Cột thận (xen giữa tháp thận), tiểu thùy vỏ (phần trên tháp thận)
- Xoang thận: Là xoang rỗng giới hạn bởi nhu mô thận
- Chứa: + Hệ thống đài-bể thận: Đài thận bé (9-12), đài thận lớn (2-3), bể thận
+ Động mạch thận, tĩnh mạch thận
+ Thần kinh, bạch huyết
+ Mô liên kết

II. Niệu quản


1. Giới hạn và kích thước
- Giới hạn của niệu quản:
+ Trên niệu quản là bể thận
+ Dưới là bàng quang
+ Niệu quản sau phúc mạc, dọc hai bên cột sống thắt lưng
- Kích thước:
+ Dài: 25-28cm
+Đường kính: 3-5mm
2. Phân đoạn
- Niệu quản chia làm 2 đoạn:
+ Niệu quản đoạn bụng: Từ đầu đến đường cung
+ Niệu quản đoạn chậu hông: Từ đường cung đến lỗ niệu quản của bàng quang
- Niệu quản có 3 chỗ thắt hẹp:
+ Chỗ nối với bể thận
+ Chỗ bắt chéo động mạch chậu
+ Nơi đổ vào bàng quang
- Niệu quản bắt chéo trước động mạch chậu
+ Phải: Động mạch chậu ngoài
+ Trái: Động mạch chậu chung

III. Bàng quang


1. Vị trí
- Khi rỗng bàng quang nằm trong chậu hông:
+ Dưới phúc mạc
+ Nấp sau xương mu
+ Trước cơ quan sinh dục và trực tràng
2. Hình thể ngoài và liên quan
- Bàng quang là cơ quan rỗng, hình dạng tùy theo lượng nước tiểu, khi căng hình
quả lê, nhô lên trên xương mu.
- Trung bình: 250-300ml nước tiểu
- Gồm: Đỉnh, thân, đáy bàng quang
- Mặt trên thân có:
+ Phúc mạc phủ
+ Các quai ruột
+ Tử cung (nữ)
- Mặt dưới bên của thân tựa lên cơ nâng hậu môn ở thành bên chậu hông các mặt
này gặp đáy bàng quang tại cổ bàng quang. Cổ là nơi bàng quang thông với niệu
đạo tại lỗ niệu đạo trong.
- Đỉnh: dây chẳng rốn giữa treo vào rốn
- Đáy:
+ Tử cung, âm đạo (nữ)
+ Ống dẫn tinh, túi tinh, trực tràng (nam)
- Cổ: nằm trên đáy tuyến tiền liệt (nam)
3. Hình thể trong
- Tam giác bàng quang: Tạo bởi 2 lỗ niệu quản và 1 lỗ niệu đạo trong (cổ bàng
quang)

IV. Niệu đạo


- Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài
- Có hai niệu đạo ở hai giới khác nhau: Niệu đạo nam và niệu đạo nữ
1. Niệu đạo nam
- Giới hạn: Từ lỗ niệu đạo trong đến lỗ niệu đạo ngoài (Từ cổ bàng quang đến quy
đầu)
- Phân đoạn:
+ Đoạn trước tiền liệt
+ Đoạn tiền liệt
+ Đoạn trung gian (đoạn màng)
+ Đoạn xốp
2. Niệu đạo nữ
- Giới hạn: Từ lỗ niệu đạo trong đến lỗ niệu đạo ngoài (tiền đình âm đạo)
- Phân đoạn:
+ Đoạn chậu
+ Đoạn đáy chậu

You might also like