Tiểu luận hóa dược nhóm 1 oke

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BỘ MÔN HÓA DƯỢC

TIỂU LUẬN HÓA DƯỢC


EPHEDRIN HYDROCLORID
Giảng viên phụ trách: TS. Đỗ Thị Thanh Thủy

Nhóm 1 – Tổ 3 – A4K76
Nhóm sinh viên thực hiện
1. Lê Thị Mai Chi - 2101076
2. Nguyễn Thị Hải - 2101193
3. Lê Minh Hiệp - 2101222
4. Đặng Thu Huế - 2101256

HÀ NỘI - 2023
MỤC LỤC
I. Đại cương về nhóm thuốc tác dụng lên thần kinh giao cảm.................................4
1. Phân loại, tác dụng chung của nhóm, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong
muốn chung, chỉ định điều trị chung...............................................................................4
1.1. Phân loại theo công thức hóa học....................................................................4
1.2. Cơ chế tác dụng chung của nhóm thuốc cường giao cảm...............................4
1.3. Cơ chế tác dụng của thuốc cường giao cảm nhóm 1.......................................5
1.4. Tác dụng không mong muốn chung của nhóm thuốc cường giao cảm:..........6
1.5. Chỉ định của thuốc cường giao cảm................................................................6
2. Liên quan cấu trúc tác dụng:..................................................................................7
II. Thuốc cụ thể: Ephedrin hydroclorid.......................................................................8
1. CTCT, tên quốc tế, tên khác (nếu có).................................................................8
1.1. Công thức cấu tạo:...........................................................................................8
1.2. Tên quốc tế: Ephedrin hydroclorid..................................................................8
2. Quá trình phát triển thuốc và các phương pháp điều chế chính.....................8
2.1. Lịch sử nghiên cứu, phát triển.........................................................................8
2.2. Nguồn gốc:......................................................................................................8
2.3. Các phương pháp điều chế chính....................................................................8
3. Tính chất lý hóa, bảo quản..................................................................................9
3.1. Lý tính.............................................................................................................9
3.2. Hóa tính...........................................................................................................9
3.3. Bảo quản: Thuốc độc bảng B..........................................................................9
4. Phương pháp kiểm nghiệm (Theo BP 2022)......................................................9
4.1. Định tính..........................................................................................................9
4.2. Thử tinh khiết:...............................................................................................10
4.3. Định lượng:...................................................................................................12
5. Dược động học....................................................................................................12
6. Tác dụng và tác dụng không mong muốn........................................................13
6.1. Tác dụng........................................................................................................13
6.2. Tác dụng không mong muốn (ADR).............................................................13
6.3. Hướng dẫn cách xử trí ADR..........................................................................14
7. Chỉ định và chống chỉ định................................................................................14
7.1. Chỉ định.........................................................................................................14
7.2. Chống chỉ định..............................................................................................15
2
7.3. Thận trọng.....................................................................................................15
8. Dạng bào chế thường gặp, một số sản phẩm chứa hoạt chất trên.................16
8.1. Các dạng bào chế:..........................................................................................16
8.2. Một số sản phẩm chứa hoạt chất trên:...........................................................16
9. Tương tác thuốc..................................................................................................17
9.1. Tương tác thuốc:............................................................................................17
9.2. Tương kỵ.......................................................................................................18
10. Quá liều và xử trí................................................................................................18
11. Thông tin khác....................................................................................................19
11.1. Ephedrin và Amphetamin..........................................................................19
11.2. Ephedrin là một chất doping bị cấm dùng trong thể thao..........................21
11.3. Ephedrin được dùng như một thuốc có tác dụng giảm cân........................21

I.

3
I. Đại cương về nhóm thuốc tác dụng lên thần kinh giao cảm
1. Phân loại, tác dụng chung của nhóm, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong
muốn chung, chỉ định điều trị chung
1.1. Phân loại theo công thức hóa học
1.1.1. Thuốc cường giao cảm

Dẫn chất phenylethylamin Dẫn chất arylimidazol

Phân nhóm I Phân nhóm II Phân nhóm I Phân nhóm II

Kích thích trực Kích thích gián X=C X=N


tiếp lên thụ thể tiếp lên thụ thể
Chủ vận α1 Chủ vận α2

1.1.2. Thuốc hủy giao cảm


̶ DC acid lysergic - alcaloid cựa lõa mạch (ức chế trực tiếp α-adrenergic không
chọn lọc): ergotamine tartrat, ergometrin maleat
̶ DC "...zosin” (ức chế trực tiếp hệ α1- adrenergic): prazosin, terazosin,
doxazosin, alfuzosin, tamsulosin, silodosin
̶ DC của guanidin (ức chế gián tiếp hệ adrenergic): Phong bế ngọn sợi thần kinh
giao cảm → gây cạn kiệt catecholamin ở ngọn sợi → hạ huyết áp
̶ DC của phenylethanolamin và aryloxypropanolamin ức chế (chẹn/ hủy) β-
adrenergic
 Dẫn chất của phenylethanolamin: sotalol, labelol
 Dẫn chất của aryloxypropanolamin: alprenolol, atenolol, propranolol...
1.2. Cơ chế tác dụng chung của nhóm thuốc cường giao cảm
Bình thường trong cơ thể, các chất dẫn truyền TK được tổng hợp ngay tại tế
bào TK (Chất dẫn truyền TK của hạch giao cảm, hạch phó giao cảm và hậu hạch
4
phó giao cảm đều là acetylcholin, còn của hậu hạch giao cảm là các catecholamin)
và được lưu trữ dưới thể phức hợp trong các hạt đặc biệt nằm ở ngọn dây TK để
tránh bị phân huỷ. Sau đó dưới tác dụng của những kích thích TK, các chất dẫn
truyền TK được giải phóng từ các hạt dự trữ thành dạng tự do, có hoạt tính, trở
thành những chất hoá học làm trung gian cho sự dẫn truyền giữa các dây tiền hạch
với hậu hạch hoặc giữa dây thần kinh với các cơ quan thu nhận và cuối cùng tác
động tới các receptor gây ra đáp ứng. Cuối cùng các chất dẫn truyền TK đó được
thu hồi ngược lại vào chính các ngọn dây TK vừa giải phóng ra, hoặc bị phá huỷ
rất nhanh bởi các enzym đặc biệt. Ví dụ: Noradrenalin và adrenalin sẽ bị oxy hoá
và khử amin bởi enzym COMT (catechol oxy methyl transferase) và enzym MAO
(Mono amin oxidase). Do đó các thuốc với mục đích cường giao cảm có thể tác
động theo những cơ chế:
 Tăng cường tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.
 Phong tỏa enzym phân huỷ chất dẫn truyền thần kinh.
 Ngăn cản thu hồi chất dẫn truyền thần kinh về ngọn dây thần kinh.
 Kích thích trực tiếp các receptor.
1.3. Cơ chế tác dụng của thuốc cường giao cảm nhóm 1
1.3.1. Kích thích trực tiếp: Tác dụng trực tiếp lên các receptor hệ adrenergic sau
xinap.
Đi từ cơ chế tác dụng của Adrenalin và Noradrenalin (2 catecholamin nội sinh) là
liên kết trực tiếp lên các receptor hệ adrenergic sau xinap → Điều chế hợp chất
mới mô phỏng lại cấu trúc của các catecholamin đó là phải có phần catechol và
phần amin (vòng benzen có hai nhóm -OH ở vị trí ortho và một gốc amin ở chuỗi
bên)

5
1.3.2. Kích thích gián tiếp: Các thuốc như Ephedrin có tác dụng kích thích lên các
receptor hệ adrenergic trước xinap làm giải phóng catecholamin nội sinh là
Noradrenalin đang được dự trữ. Một số thuốc trong nhóm này có khả năng
kích thích cả hệ TKTW do lên được hàng rào máu não.
1.4. Tác dụng không mong muốn chung của nhóm thuốc cường giao cảm:
̶ Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, nhức đầu,
lo lắng, sợ hãi, đánh trống ngực, toát mồ hôi, buồn nôn, nôn, yếu và run.
̶ Hệ thần kinh trung ương (CNS): Lo lắng, chóng mặt, căng thẳng, kích động,
nhức đầu, đợt cấp của bệnh Parkinson
̶ Tim mạch: Loạn nhịp tim, đau ngực, tăng huyết áp, đánh trống ngực, nhịp tim
nhanh, tai biến mạch máu não, lạc chỗ tâm thất, co thắt mạch, thiếu máu mô
̶ Da liễu: Hoại tử tại chỗ tiêm (đặc biệt là ở mông), hoại tử da có thoát mạch
̶ Nội tiết: Tăng đường huyết, hạ kali máu, nhiễm toan lactic
̶ Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tăng AST và ALT
̶ Thần kinh cơ: Run rẩy, yếu cơ
̶ Thận: Giảm tưới máu thận
̶ Hô hấp: Khó thở, phù phổi
1.5. Chỉ định của thuốc cường giao cảm
1.5.1. Chỉ định của thuốc adrenalin: Được sử dụng theo sự chỉ định của người có
chuyên môn trong các trường hợp.
- Sốc phản vệ mức độ nặng
- Cấp cứu ngừng tim
- Cơn hen phế quản ác tính: Kết hợp với thuốc chống viêm và giãn phế quản
khác.
- Trong bệnh glocom góc mở tiên phát
- Dùng tại chỗ có tác dụng co mạch để cầm máu trong trường hợp chảy máu
mũi, chảy máu tại bàng quang, đường tiêu hóa...

1.5.2. Chống chỉ định: Thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu sốc phản vệ hay
ngừng tuần hoàn thì không có chống chỉ định, chỉ có thận trọng dùng trên một
số đối tượng. Những trường hợp khác có chống chỉ định dùng thuốc adrenalin
gồm:

6
- Mắc các bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp
- Xơ vữa động mạch
- Cường tuyến giáp chưa được điều trị ổn định
- Ngừng tim do rung tâm thất
- Đái tháo đường
- Tăng nhãn áp
- Người bị glôcôm góc hẹp, có nguy cơ bị glocom góc đóng
- Bị tiểu do tắc nghẽn
- Người đang gây mê bằng nhóm halogen có thể dẫn đến tác dụng phụ là
rung thất.
2. Liên quan cấu trúc tác dụng:

7
II. Thuốc cụ thể: Ephedrin hydroclorid.
1. CTCT, tên quốc tế, tên khác (nếu có)
1.1. Công thức cấu tạo:

C10H15NO . HCl ptl: 201,7

1.2. Tên quốc tế: Ephedrin hydroclorid


Tên IUPAC: D(-)-2-methyl-2-methylamino-1-phenyl ethanol hydroclorid
Hoặc: D(-)-2-methylamino-1-phenyl propan-1-ol hydroclorid
2. Quá trình phát triển thuốc và các phương pháp điều chế chính
2.1. Lịch sử nghiên cứu, phát triển

̶ Năm 1887, lần đầu tiên con người phát hiện ra loại alcaloid trong cây Ma
hoàng và đã được tổng hợp thành công chất này vào năm 1920. Sau đó
ephedrin tổng hợp dần dần được sử dụng để thay thế các chất tự nhiên.
̶ Ephedrin có cấu trúc hóa học và tác dụng dược lý tương tự như epinephrin và
amphetamin. Ephedrin bắt đầu được sử dụng trong nền y học phương Tây từ
thập niên 1930 và sớm được “nối gót” bởi hai alcaloid gần gũi là
pseudoephedrin và norpseudoephedrin.
̶ Ephedrin đã được FDA chấp thuận vào ngày 29 tháng 4 năm 2016.
̶ Epherin hydroclorid là tên biệt dược thường gặp trên thị trường.

2.2. Nguồn gốc:


Là hợp chất được tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm.
2.3. Các phương pháp điều chế chính
̶ Ephedrin là alcaloid được chiết xuất từ 1 số loài Ephedra như E.vulgaris,
E.sinica,… hoặc được tổng hợp hóa học.

8
̶ Có thể tổng hợp ephedrin theo sơ đồ sau:

9
3. Tính chất lý hóa, bảo quản
3.1. Lý tính
̶ Bột kết tinh trắng, vị đắng
̶ Dễ tan trong nước, alcol; thực tế không tan trong ether
̶ Hấp thụ UV → ĐT bằng SKLM; ĐL bằng phương pháp đo quang hay HPLC
̶ Có phổ IR đặc trưng → ĐT bằng cách so với phổ chuẩn
̶ Có năng suất quay cực riêng: -33,5º--35,5º → Thử tinh khiết, ĐT
̶ Nhiệt độ nóng chảy xác định: 217-220ºC
3.2. Hóa tính
So với adrenalin thì ephedrin vững bền hơn vì không có nhóm -OH phenol.
̶ Đun với kalifericyanid tạo benzaldehyde mùi hạnh nhân → ĐT
̶ Phản ứng của nhóm ethylic: Đun sôi chế phẩm/NaOH 30% có mặt Iod sẽ có
mùi Iodoform → ĐT
̶ Tính chất của alcaloid: Phản ứng với TT chung của alkaloid → ĐT; ĐL bằng
phương pháp đo acid trong môi trường khan
̶ Phần HCl kết hợp:
 Cho phản ứng của ion Cl-: tạo kết tủa trắng với ion Ag+ → ĐT
̶ Với TT CuSO4 có mặt NaOH tạo phức nội màu xanh [Cu(C 10H15NO)2]n.
[Cu(OH)2]m. Thêm ether, lắc, để phân lớp, lớp nước vẫn giữ màu xanh, lớp
ether có màu tím đỏ → ĐT; ĐL bằng phép đo quang phổ khả kiến
3.3. Bảo quản: Thuốc độc bảng B
4. Phương pháp kiểm nghiệm (Theo BP 2022)
4.1. Định tính
4.1.1. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng
- Pha dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm thử bằng methanol R vừa đủ 10
mL dung dịch.
- Pha dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg ephedrin hydroclorid CRS bằng
methanol R vừa đủ 5 mL dung dịch.
- Bản mỏng: Silica gel plate R.
- Pha động: methylen clorid R – ammonia đặc R – 2-propanol R (5:15:80
V/V/V).
10
- Thể tích dung dịch dùng chấm sắc ký: 10 L.
- Giới hạn chạy sắc ký: khoảng 2/3 bản mỏng.
- Làm khô trong không khí.
- Thuốc thử hiện màu: Phun dung dịch ninhydrin R; sấy ở 110oC trong 5 phút.
- Yêu cầu: Vết đầu tiên trên sắc ký đồ mẫu thử phải ở cùng hàng, có cùng màu
sắc và kích thước so với vết đầu tiên trên sắc ký đồ mẫu đối chiếu.

Pha dung dịch S cho các phản ứng định tính: Hòa tan 5.00 g chế phẩm bằng nước
cất R. Thêm nước cất R đến vừa đủ 50.0 mL dung dịch.
4.1.2. Định tính bằng phổ hấp thụ hồng ngoại (IR).
- So sánh với phổ chuẩn của ephedrin hydroclorid CRS.
4.1.3. Định tính bằng phương pháp đo góc quay cực riêng.
- Lấy 12.5 mL dung dịch S. Thêm nước cất R đến vừa đủ 25.0 mL.
- Chế phẩm khô có góc quay cực riêng trong khoảng: -33.5o đến -35.5o.
4.1.4. Định tính bằng thuốc thử đồng sulfat.
- Lấy 0.1 mL dung dịch S. Thêm 1 mL nước cất R, 0.2 mL dung dịch đồng
sulfat R và 1 mL dung dịch natri hydroxid R. Phản ứng tạo phức màu tím.
- Thêm 2 mL methylen clorid R và lắc đều. Lớp dưới (phần chất hữu cơ) có
màu xám đen và lớp trên (phần dung dịch nước) có màu xanh dương.
4.1.5. Phản ứng của ion clorid.
- Lấy 5 mL dung dịch S và thêm 5 mL nước cất R. Dung dịch phản ứng với
dung dịch bạc nitrat tạo kết tủa trắng (bạc clorid).
4.2. Thử tinh khiết:
4.2.1. Thử tinh khiết bằng phương pháp sắc ký lỏng.
Chế phẩm ephedrin hydroclorid thường có lẫn 2 chất tạp sau:
Tạp A:

11
Tạp B:

- Pha dung dịch thử: Hòa tan 75 mg chế phẩm thử bằng dung môi pha động
vừa đủ 10 mL dung dịch.
- Pha dung dịch đối chiếu: có 2 cách.
+ Cách a: Lấy 2.0 mL dung dịch thử. Thêm dung môi pha động đến vừa
đủ 100.0 mL. Lấy 1.0 mL dung dịch này pha loãng thành 10.0 mL bằng dung
môi pha động. Thu được dung dịch đối chiếu (a).
+ Cách b: Hòa tan 5 mg chế phẩm thử và 5 mg pseudoephedrin clorid
CRS bằng dung môi pha động vừa đủ 50 mL dung dịch. Thu được dung dịch
đối chiếu (b).
12
- Cột sắc ký:
+ Kích thước: chiều dài 0.15 m, đường kính 4.6 mm.
+ Pha tĩnh: hạt phenylsilyl silica gel R kích thước 3 m.
- Pha động: Trộn 6 thể tích methanol R và 94 thể tích dung dịch ammoni acetat
R 11.6 g/L. Điều chỉnh pH về pH 4.0 bằng acid acetic băng R.
- Tốc độ dòng: 1.0 mL/phút.
- Detector: quang phổ kế ở bước sóng 257 nm.
- Tiêm mẫu: 20 L.
- Thời gian chạy sắc ký: thời gian chạy sắc ký bằng 2.5 lần thời gian lưu của
ephedrin.
- Độ lệch so với pic sắc ký của ephedrin (thời gian lưu của ephedrin là khoảng
8 phút): tạp B bằng khoảng 1.1; tạp A bằng khoảng 1.4.
- Đối với dung dịch đối chiếu (b): các pic sắc ký tách nhau hoàn toàn khi pic
sắc ký của ephedrin và pic sắc ký của tạp B cách nhau tối thiểu 2.0.
- Giới hạn:
+ Hệ số hiệu chỉnh: nhân diện tích pic của tạp A với 0.4.
+ Tạp A: Diện tích pic tạp A của dung dịch thử không rộng hơn diện tích
pic chính của dung dịch đối chiếu (a) (0.2%).
+ Các tạp khác: mỗi tạp có diện tích pic không rộng hơn 0.5 lần diện tích
pic chính của dung dịch đối chiếu (a) (0.1%).
+ Tổng các tạp khác so với tạp A: có tổng diện tích các pic không rộng
hơn 2.5 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (a) (0.5%).
+ Giới hạn tạp không đáng kể: có diện tích pic bằng 0.25 lần diện tích pic
chính của dung dịch đối chiếu (a) (0.05%).
4.2.2. Giới hạn tạp sulfat.
- Tối đa 100 ppm. Định lượng trên dung dịch S.
4.2.3. Lượng chất hao hụt khi sấy.
- Tối đa 0.5%. Định lượng trên 1.000 g chế phẩm khi sấy trong lò ở 105oC.
4.2.4. Giới hạn tạp vô cơ.
- Tối đa 0.1%. Định lượng trên 1.0 g chế phẩm.
4.3. Định lượng:

13
̶ Hòa tan 0.150 g chế phẩm trong 50 mL ethanol 96% R và thêm 5.0 mL
dung dịch acid hydrocloric 0.01M. Tiến hành chuẩn độ đo thế bằng dung
dịch chuẩn độ natri hydroxid 0.1M. Đọc kết quả giữa hai điểm uốn.
̶ 1 mL dung dịch natri hydroxid 0.1M tương ứng với 20.17 mg C10H16ClNO.
5. Dược động học
̶ Hấp thu: Ephedrin được hấp thu dễ dàng và hoàn toàn sau khi uống, tiêm
bắp và tiêm dưới da. Sinh khả dụng khi dùng theo đường uống là 85%,
dùng tại chỗ là 64%.
̶ Phân bố: Thể tích phân bố của thuốc khoảng 220 - 240 lít. Thuốc qua hàng
rào nhau thai và phân bố vào sữa mẹ.
̶ Chuyển hóa: Một phần nhỏ thuốc được chuyển hóa chậm ở gan.
̶ Thải trừ: Ephedrin đào thải nhiều qua nước tiểu, từ 22 - 99% dưới dạng
không biến đổi hoặc norephedrin. Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 3 - 6
giờ, tùy thuộc vào pH của nước tiểu. Nước tiểu càng acid thì đào thải càng
tăng và nửa đời càng ngắn, nửa đời thải trừ là 3 giờ khi acid hóa nước tiểu
đến pH 5 và là 6 giờ khi pH nước tiểu khoảng 6,3.
6. Tác dụng và tác dụng không mong muốn
6.1. Tác dụng
Ephedrin là một amin giao cảm, thuốc tác dụng lên hệ giao cảm thông qua tác
dụng trực tiếp lên thụ thể alpha và beta-adrenergic và gián tiếp thông qua giải
phóng noradrenalin ở tận cùng sợi hậu hạch giao cảm. Thuốc gây kích thích hệ
TKTW, tim mạch và hô hấp, co thắt cơ trơn tiêu hóa và tiết niệu. Thuốc sử dụng
trong điều trị do một số tác dụng sau:
̶ Trên hô hấp: Ephedrin làm giãn cơ trơn phế quản do kích thích thụ thể beta 2-
adrenergic khi tiêm hoặc uống. Giãn phế quản sau khi uống xảy ra chậm hơn,
nhưng kéo dài hơn so với tiêm dưới da hoặc hít qua miệng. Khi nhỏ thuốc và
niêm mạc mũi, thuốc kích thích trực tiếp lên thụ thể alpha adrenergic ở các tiểu
động mạch của niêm mạc mũi, làm co mạch tại chỗ, giảm sưng và sung huyết,
chống nghẹt mũi
̶ Trên hệ tim mạch: Thuốc có tác dụng làm tăng huyết áp do tác dụng lên thụ thể
beta2-adrenergic ở tim, làm tăng co bóp cơ tim, tăng cung lượng tim, co mạch
ngoại vi.
14
̶ Trên tử cung: Thuốc thường làm giảm cơn co nhưng cũng có tác dụng kích
thích tử cung. Dùng ephedrin để điều trị hạ huyết áp do gây tê tủy sống có thể
cải thiện lưu lượng máu đến tử cung.
6.2. Tác dụng không mong muốn (ADR)
̶ Thường gặp
 Tâm thần kinh: lú lẫn, trầm cảm, kích thích, bồn chồn, toát mồ hôi (dạng tiêm);
lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu (cả dạng tiêm và uống), lệ thuộc thuốc khi sử
dụng kéo dài (dạng uống).
 Tim mạch: hồi hộp, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh (cả dạng tiêm và uống);
giảm tuần hoàn đến các chi (dạng uống).
 Hô hấp: khó thở (dạng tiêm).
 Tiêu hóa: buồn nôn, nôn (cả dạng tiêm và uống), khô miệng (dạng uống).
̶ Hiếm gặp:
 Tim mạch: loạn nhịp tim (dạng tiêm), nhồi máu cơ tim (dạng uống).
 Thận tiết niệu: bí tiểu (dạng tiêm).
 Chưa xác định được tần suất
̶ Dạng tiêm
 Máu: thay đổi thời gian đông máu. Hệ miễn dịch: quá mẫn.
 Tâm thần kinh: rối loạn tâm thần, hoảng sợ, run, tăng tiết nước bọt.
 Mắt: tăng nhãn áp.
 Tim mạch: đau thắt ngực, nhịp tim chậm, ngừng tim, tụt huyết áp, xuất huyết
não.
 Hô hấp: phù phổi
 Tiêu hóa: chán ăn
 Một số tác dụng không mong muốn khác: hạ kali huyết, thay đổi glucose
huyết. Đường uống: đái dầm về đêm ở trẻ, an thần ở trẻ em.
̶ Dạng nhỏ mũi có thể có ADR tương tự dạng uống và tiêm tuy nhiên chưa xác
định được tần suất, ngoài ra dạng nhỏ mũi có thể có thêm một số ADR khác
như:
 Tâm thần kinh: hoang tưởng, ảo giác.
 Da: viêm da, dựng lông. Cơ xương khớp: yếu cơ.
15
 Thận tiết niệu: khó tiểu tiện trên bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, bí tiểu.
 Tại chỗ nhỏ mũi: kích ứng, khô mũi, đau, sung huyết hồi ứng, viêm mũi do
thuốc.
6.3. Hướng dẫn cách xử trí ADR
Với các triệu chứng nhẹ, chỉ cần theo dõi và thường tự hết. Nếu xảy ra các
ADR nghiêm trọng, cần ngừng dùng ephedrin và áp dụng các biện pháp điều
trị thích hợp.
7. Chỉ định và chống chỉ định
7.1. Chỉ định
̶ Dạng nhỏ mũi: Điều trị triệu chứng sung huyết mũi, thường đi kèm với cảm
lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang.
̶ Dạng tiêm: Điều trị hạ huyết áp trong gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng
cứng.
̶ Dạng uống: Điều trị hoặc dự phòng co thắt phế quản trong hen và bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính (COPD) (nhưng không phải thuốc được chọn đầu tiên).
7.2. Chống chỉ định
̶ Quá mẫn với ephedrin (cả dạng uống, tiêm, nhỏ mũi).
̶ Tránh phối hợp với IMAO hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngừng IMAO
(dạng tiêm và nhỏ mũi).
̶ Dạng uống: Bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim, tăng huyết áp, cường giáp, phì
đại tuyến tiền liệt.
̶ Dạng tiêm: Tránh phối hợp với các thuốc cường giao cảm gián tiếp như
phenylpropanolamin, phenylephrin, pseudoephedrin, methylphenidat và các
thuốc cường alpha giao cảm.
̶ Dạng nhỏ mũi:
 Sử dụng đồng thời với các thuốc chống nghẹt mũi khác có tác dụng trên hệ
giao cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm.
 Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây mê dẫn xuất halogen.
 Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, loạn nhịp tim, bệnh lý cơ tim và bệnh mạch
máu ngoại vi, tăng huyết áp, cường giáp, trạng thái quá kích thích, u tủy
thượng thận, tăng nhãn áp góc đóng, bí tiểu
 Sau phẫu thuật mũi xoang.
16
 Dùng thuốc thường xuyên.
 Trẻ em dưới 12 tuổi.
7.3. Thận trọng
̶ Dạng uống: Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường, tăng
nhãn áp góc đóng và suy thận. Thuốc có nguy cơ đe dọa tính mạng do các ảnh
hưởng cấp tính trên tim mạch và kích thích thần kinh trung ương.
̶ Dạng nhỏ mũi
 Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân hen phế quản, đái tháo đường, phì
đại tuyến tiền liệt, suy thận, bệnh nhân cao tuổi.
 Khi dùng dạng nhỏ mũi, không nên dùng nhiều lần và liên tục (tối đa 7 ngày)
để tránh viêm mũi do thuốc và tránh bị sung huyết nặng trở lại.
̶ Dạng tiêm
 Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân nhạy cảm với tác dụng của thuốc,
đặc biệt trên bệnh nhân cường giáp.
 Thận trọng khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch như
thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, rối loạn tắc nghẽn
mạch bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phình mạch, đau thắt ngực.
 Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường, tăng nhãn áp góc
đóng hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
 Thận trọng trên bệnh nhân đang gây mê với cyclopropan, halothan hoặc các
thuốc gây mê dẫn xuất halogen do có thể gây rung tâm thất.
 Thận trọng khi sử dụng thuốc trên các bệnh nhân đang dùng các glycosid tim,
quinidin, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng do thuốc có thể làm tăng nguy cơ
loạn nhịp tim.
 Thận trọng khi dùng thuốc trên các bệnh nhân đang điều trị với các thuốc hạ áp
do ephedrin có thể làm tăng huyết áp.
̶ Tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa có thể tăng lên khi phối hợp
với việc dùng liều cao corticosteroid. Cần thận trọng khi phối hợp 2 loại
thuốc này với nhau.

17
 Thận trọng khi sử dụng ephedrin với các thuốc như aminophylin hoặc dẫn xuất
xanthin khác, các thuốc lợi tiểu, corticosteroid do có thể làm tăng nguy cơ hạ
kali huyết.
 Thận trọng khi dùng thuốc trên các bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý tim mạch.
 Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các vận động viên do có thể cho phản ứng
dương tính với các test thử doping.
8. Dạng bào chế thường gặp, một số sản phẩm chứa hoạt chất trên
8.1. Các dạng bào chế:
̶ Dung dịch tiêm: Ephedrin hydroclorid (30mg/ml)
̶ Viên nén: Ephedrin hydroclorid 15mg hoặc 30mg
̶ Thuốc nhỏ mũi: Ephedrin hydroclorid 0,5% hoặc 1%
8.2. Một số sản phẩm chứa hoạt chất trên:

Tên Hình ảnh Hoạt chất - nồng Dạng Cơ sở sản xuất


độ bào
chế

Ephedrine Ephedrine Dung Laboratoire


Aguettant hydrocloride dịch Aguettant
30mg/ml - 30mg/ml tiêm

Atafed'S Pseudoephedrin Viên Công ty cổ phần


hydroclorid nén dược Vacopharm
-60 mg
Triprolidin
hydroclorid
- 2,5mg

Sunfarin Natri dung Công ty cổ phần


sulfacetamid dịch Dược phẩm Hà
- 0,08g, nhỏ Nội.
Ephedrin mũi

18
hydroclorid
- 0,08g

Armephapro Clorpheniramin Viên Chi nhánh công ty


maleat nén cổ phần
-2mg Armephaco- Xí
Pseudoephedrin nghiệp dược phẩm
hydroclorid 150
- 60mg

9. Tương tác thuốc


9.1. Tương tác thuốc:
̶ Các thuốc tránh phối hợp
 Các thuốc cường giao cảm gián tiếp (phenylpropanolamin, pseudoephedrin,
phenylephrin, methylphenidat) phối hợp với Ephedrin làm tăng nguy cơ co
mạch và các cơn tăng huyết áp cấp.
 IMAO không chọn lọc: Không nên dùng với Ephedrin vì có nguy cơ tăng
huyết áp kịch phát gây tử vong và tăng thân nhiệt.
 Alkaloid cựa lõa mạch, các thuốc ức chế chọn lọc MAO-A, linezolid,
guanethidin và các sản phẩm liên quan: Phối hợp với Ephedrin gây tăng nguy
cơ co mạch và cơn tăng huyết áp cấp.
 Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng (imipramin), các thuốc chống trầm cảm tác
dụng trên noradenergie-serotonine (minalcipran, venlafaxin): Phối hợp vận
theorin làm tăng nguy cơ tăng huyết áp kịch phát đi kèm với loạn nhịp.
̶ Các thuốc nếu không thể tránh phối hợp, cần sử dụng thận trọng với việc giảm
liều thuốc cường giao cảm
 Sibutramin, các thuốc gây mê dẫn xuất halogen: Phối hợp làm tăng nguy cơ
tăng huyết áp kịch phát có thể có loạn nhịp.
̶ Các thuốc cần thận trọng khi phối hợp
 Theophylin: Phối hợp với ephedrin gây mất ngủ, lo âu và rối loạn tiêu hóa.

19
 Corticosteroid: Ephedrin làm tăng đào thải dexamethason. Các thuốc chống
động kinh: Phối hợp làm tăng nồng độ phenytoin, phenobarbital và primidon
trong máu.
 Doxapram, oxytocin: Phối hợp làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Các thuốc hạ
áp: Reserpin và methyldopa làm giảm tác dụng tăng huyết áp của ephedrin.
9.2. Tương kỵ
̶ Trong dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, ephedrin tương kỵ vật lý với
hydrocortison và với một vài barbiturat. Tránh phối hợp ephedrin với các thuốc
khác trong cùng 1 bơm kim tiêm.
10. Quá liều và xử trí
̶ Triệu chứng: buồn nôn, nôn, sốt, ảo giác, loạn nhịp thất, tăng huyết áp, ức chế
hô hấp, co giật và hôn mê. Liều ephedrin gây tử vong trên người xấp xỉ 2 g,
tương đương với nồng độ thuốc trong máu 3,5 - 20mg /lít
̶ Xử trí: Trong trường hợp ngộ độc do quá liều các thuốc đường uống, cần gây
nôn và rửa dạ dày để giảm thiểu lượng thuốc hấp thu vào máu. Hiện chưa có
thuốc giải độc đặc hiệu cho trường hợp quá liều, biện pháp chủ yếu điều trị hỗ
trợ, điều trị triệu chứng.
̶ Tiêm tĩnh mạch chậm labetalol liều 50 - 200 mg đi kèm với kiểm soát điện tâm
đồ có thể hỗ trợ quản lý nhịp nhanh thất. Khi có hạ kali huyết (<2,8 mmol/lít)
cần truyền kali clorid đi kèm propranolol và điều chỉnh tình trạng kiềm hóa hô
hấp. Benzodiazepin và một thuốc an thần có thể cần được sử dụng để kiểm soát
tình trạng kích thích thần kinh trung ương. Các thuốc hạ áp đường tiêm tĩnh
mạch như nitrat, các thuốc chẹn kênh calci, natri nitroprusiat, labetalol hoặc
phentolamin có thể được sử dụng trong trường hợp tăng huyết áp nặng tùy
thuộc tính sẵn có, các điều kiện đi kèm và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
11. Thông tin khác
11.1. Ephedrin và Amphetamin.
̶ Ephedrin có cấu trúc hóa học tương tự amphetamin và có thể coi ephedrin như
một tiền chất tự nhiên của amphetamin.

20
̶ Nhiều loại xét nghiệm định tính amphetamin có phản ứng chéo với ephedrin.
Để phân biệt chính xác ephedrin với amphetamin, phương pháp hiệu quả nhất
là phương pháp sắc ký.
̶ Loại bỏ nhóm hydroxyl trong công thức hóa học của ephedrin sẽ thu được
methamphetamin. Chính sự tương đồng về cấu trúc hóa học với amphetamin
và methamphetamin đã khiến ephedrin trở thành nguyên liệu sản xuất
methamphetamin và amphetamin (là hai thành phần chính của “ma túy đá”) bị
tội phạm ma túy săn lùng.
̶ Sự tương tự về cấu trúc hóa học với amphetamin khiến việc cơ thể hấp thụ
ephedrin sẽ xuất hiện một số tác dụng điển hình của amphetamin như:
 cảm giác khỏe mạnh về thể chất và tinh thần
 niềm hạnh phúc;
 tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo;
 không nhạy cảm với đói và mệt mỏi;cải thiện hiệu suất trong các hoạt động
chân tay và trí óc.

→ Đưa vào danh sách quản lý, giới hạn nồng độ.

21
11.2. Ephedrin là một chất doping bị cấm dùng trong thể thao.
̶ Tác dụng tương tự như amphetamin của ephedrin, đặc biệt là tác dụng tăng
cường năng lượng, cải thiện hiệu suất hoạt động chân tay và trí óc của ephedrin
đã khiến ephedrin bị đưa vào nhóm chất doping bị cấm dùng trong thể thao.
̶ Ephedrine có thể được định lượng trong máu, huyết tương hoặc nước tiểu để
theo dõi khả năng lạm dụng của vận động viên, chẩn đoán ngộ độc hoặc giám
định pháp y.
̶ Nồng độ ephedrine trong máu hoặc huyết tương thường nằm trong khoảng 20–
200 µg/L ở người dùng thuốc để điều trị, 300–3000 µg/L ở người lạm dụng
thuốc hoặc bệnh nhân bị ngộ độc và 3–20 mg/L trong trường hợp quá liều gây
tử vong cấp tính.
̶ Giới hạn hiện tại của Cơ quan chống doping thế giới (WADA) đối với
ephedrine trong nước tiểu của vận động viên là 10 µg/mL.
11.3. Ephedrin được dùng như một thuốc có tác dụng giảm cân.

22
̶ Tương tự như một số thuốc kích thích hệ thần kinh giao cảm khác như
salbutamol, ephedrin cũng được sử dụng với mục đích đốt cháy mỡ và giảm
cân.
̶ Ephedrin đã được xác định có tác dụng giảm cân trong thời gian ngắn hạn ở
mức độ vừa phải. Tuy nhiên, tác dụng giảm cân về dài hạn của ephedrin vẫn
chưa được làm rõ.
̶ Trên chuột, ephedrine được xác định là có tác dụng kích thích sinh nhiệt ở mô
mỡ màu nâu, nhưng vì người trưởng thành chỉ có một lượng nhỏ mô mỡ màu
nâu nên quá trình sinh nhiệt được cho là diễn ra chủ yếu ở cơ xương.
̶ Ephedrin cũng được ghi nhận có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn
ở dạ dày.
̶ Một đánh giá có hệ thống năm 2021 cho thấy ephedrine giúp giảm cân nhiều
hơn 2 kg (4,4 lb) so với giả dược, tăng nhịp tim, giảm LDL và tăng HDL mà
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về huyết áp.
̶ Ephedrin khi sử dụng cùng các hợp chất methylxanthin như cafein, theophyllin
có tác dụng hiệp đồng làm giảm mỡ. Đây chính là cơ sở để tạo ra các loại thực
phẩm bổ sung có tác dụng giảm cân, tăng cơ.
̶ Một sản phẩm nổi tiếng là “ECA stack”. Đây là một loại thực phẩm bổ sung có
thành phần gồm: ephedrin, cafein và aspirin, thường được các vận động viên
thể hình sử dụng nhằm tiêu mỡ, tăng nhanh khối lượng cơ trước các giải đấu.

23
24
Tài liệu tham khảo:
1. Dược điển Việt Nam V quyển 1
2. Dược thư quốc gia Việt Nam tập 3
3. Bristish pharmacopoeia 2022
4. Giáo trình Hóa dược Trường Đại học Dược Hà Nội
5. Giáo trình Hóa dược Trường Cao đẳng y tế Hà Nội
6. Giáo trình dược lý 2007 Đại học Y Hà Nội
7. Soni MG, Shelke K, Amin R, Talati (2013). "A Lessons from the Use of Ephedra
Products as a Dietary Supplement". In Bagchi D, Preuss HG (eds.). Obesity
epidemiology, pathophysiology, and prevention (2nd ed.). Boca Raton, Florida:
CRC Press. p. 692. ISBN 9781439854266. Archived from the original on 2017-
09-08.
8. Wikipedia: Ephedrine
9. Amazon: ECA stack
10. https://suckhoedoisong.vn/con-dao-hai-luoi-16952839.htm
11. https://nhandan.vn/ke-ho-tu-khau-quan-ly-tien-chat-ma-tuy-post296168.html
12. https://vnexpress.net/an-hoa-dieu-che-ma-tuy-tong-hop-tu-tan-duoc-3524992.html

25

You might also like