Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.

com/vukhacngoc
ĐỀ THI THỬ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút
ĐỀ THI SỐ 6 (Đề có 04 trang, gồm 40 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Mã đề thi


Số báo danh:............... ............................................................... VKN2406

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Rb = 85,5; K = 39; Li = 7; Zn = 65; Ag =
108; Ba = 137; F = 19; Mg = 24; P = 31; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Br = 80; I = 127; Au = 197; Pb = 207; Ni = 59; Si = 28; Sn
= 119.

Câu 1: Hai kim loại nào sau đây đều là kim loại kiềm thổ?
A. Ca, Ba. B. Na, Ba. C. Li, K. D. Mg, Al.
Câu 2: Fe(OH)3 là chất rắn có màu
A. trắng. B. vàng. C. nâu đỏ. D. xanh.
Câu 3: Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố
A. hiđro. B. cacbon. C. oxi. D. nitơ.
Câu 4: Các đồ vật bằng nhôm (chậu nhôm, nồi nhôm, tủ nhôm...) bền trong không khí vì có lớp bảo vệ là
A. Al(OH)3. B. Al2(SO4)3. C. Al2O3. D. AlCl3.
Câu 5: CO2 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo kết tủa?
A. NaCl. B. NaOH. C. Ca(NO3)2. D. Ba(OH)2.
Câu 6: Chất nào sau đây được dùng để khử chua đất trong nông nghiệp?
A. CaCl2. B. CaO. C. CaSO4. D. CaCO3.
Câu 7: Chất nào sau đây tan kém nhất trong nước?
A. HCHO. B. CH3CH2OH. C. CH3COOH. D. HCOOCH3.
Câu 8: Kim loại Al tan được trong
A. Dung dịch NH3. B. Dung dịch NaCl.
C. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội. D. Dung dịch NaOH.
Câu 9: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. HCl. B. KCl. C. NaOH. D. Na2SO4.
Câu 10: Các túi nilon dùng để đựng hàng chủ yếu làm từ polietilen (PE). Đây là một loại polime bền, thời gian phân
hủy của nó khoảng 500 năm nên gây ô nhiễm môi trường. Công thức hóa học của polietilen là
A. (-CH2-CHCl-)n. B. (-CH(CH3)-CH2-)n. C. (-CH2-CH2-)n. D. (-CH2-CH(CN)-)n.
Câu 11: Hợp chất sắt (III) nitrat có công thức là
A. Fe(NO3)3. B. FeSO4. C. Fe2O3. D. Fe(NO3)2.
Câu 12: Thủy phân este CH3COOCH2C6H5 (mùi thơm hoa nhài) trong dung dịch NaOH, ancol thu được có công
thức là
A. CH3OH. B. C6H5CH2OH. C. C6H5OH. D. C2H5OH.
Câu 13: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3
2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch glucozơ, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng
60 - 70°C trong vài phút, quan sát thấy
A. xuất hiện kết tủa màu vàng.
B. có lớp bạc oxit màu đen trên thành ống nghiệm.
C. có lớp bạc sáng trên thành ống nghiệm.
D. xuất hiện kết tủa màu trắng.
Câu 14: Cho dãy các ion kim loại: Na+, Al3+, Fe2+, Cu2+. Ở cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
dãy là
A. Cu2+. B. Fe2+. C. Na+. D. Al3+.
Câu 15: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch Mg(HCO3)2?
A. K3PO4. B. HNO3. C. Ca(OH)2. D. Na2CO3.
Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra kim loại?
A. Cho khí than qua CuO nung nóng. B. Điện phân dung dịch ZnSO4.
C. Nhiệt phân AgNO3. D. Điện phân dung dịch MgCl2.
Câu 17: Dung dịch Ala-Gly không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. KOH. B. HCl. C. NaCl. D. H2SO4.
Câu 18: Hỗn hợp nào sau đây có thể tan hết trong nước?
A. Na, Al (tỉ lệ mol 1:2). B. Na, Al (tỉ lệ mol 1:1).
C. Na, Al2O3 (tỉ lệ mol 1:2). D. Na, Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1).
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các axit béo và chất béo đều tan tốt trong các dung môi không phân cực.
B. Trong phân tử axit béo, số nguyên tử cacbon luôn là số chẵn.
C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.
D. Thuỷ phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa?
A. kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
B. Nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl.
C. Đốt dây sắt trong khí O2 khô.
D. kim loại kẽm trong dung dịch HCl.
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
B. Hiđro hóa hoàn toàn fructozơ thì thu được sobitol.
C. Glyxin là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
D. Dung dịch etylamin làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 22: Cho các poime: polietilen, tơ nitron, tơ capron, nilon-6,6, tinh bột, tơ tằm, cao su isopren và cao su buna-N.
Số polime có chứa nitơ trong phân tử là
A. 5 B. 6 C. 7 D. 4
Câu 23: Protetin tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu
A. trắng B. đỏ C. tím D. vàng
Câu 24: Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá
trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân tử khối của Y là 162. B. X có phản ứng tráng bạc.
C. Phân tử Y có 5 nhóm –OH kề nhau. D. X dễ tan trong nước lạnh.
Câu 25: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi lại ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Đun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm Tạo kết tủa Ag
tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng
Y Tác dụng với dung dịch I2 loãng Có màu xanh tím
Z Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím
T Tác dụng với dung dịch brom Kết tủa trắng
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. vinyl fomat, tinh bột, lòng trắng trứng, alanin.
B. etyl fomat, tinh bột, lòng trắng trứng, alanin.
C. etyl axetat, xenlulozơ, lòng trắng trứng, anilin.
D. vinyl axetat, tinh bột, lòng trắng trứng, anilin.

vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510


Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
Câu 26: Cho dung dịch X vào dung dịch Y, thu được kết tủa Z. Hòa tan Z bằng dung dịch H 2SO4 loãng, thu được
kết tủa trắng và một chất khí không màu. Chất tan trong X, Y có thể là
A. Na2CO3, BaCl2. B. Na2CO3, Mg(NO3)2. C. Na2SO4, Ba(HCO3)2. D. Na2S, FeCl2.
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy thoát ra V lít
H2 (đktc) và thu được dung dịch Y. Thêm từ từ NaOH đến dư vào dung dịch Y. Kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa
đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đối thu được 28 gam chất rắn. V có giá trị
A. 22,4. B. 11,2 C. 5,6. D. 33,6.
Câu 28: Nước cứng vĩnh cửu tác dụng được với chất nào sau đây tạo thành kết tủa?
A. KNO3. B. Na3PO4. C. NaCl. D. HCl.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cu là kim loại dẫn điện tốt hơn và được sử dụng phổ biến hơn Ag.
B. Khi nung nóng, H2 khử được MgO thành Mg.
C. Cho Zn vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
D. Kim loại Cu đứng sau H nên không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 6,0 gam hỗn hợp X gồm C và S trong lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, thu được
0,75 mol hỗn hợp Y gồm khí CO2 và SO2. Cho Y hấp thụ hết vào dung dịch Z chứa 0,5 mol NaOH và 0,3 mol KOH,
thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 82,8 B. 78,3 C. 82,0 D. 81,9
Câu 31: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl vào nước thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung
dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 0,5A (hiệu suất 100%). Lượng khí sinh ra từ bình điện
phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:
Thời gian điện phân (s) t t + 17370 3t
Tổng số mol khí ở cả 2 điện cực a a + 0,075 4,5a
Số mol Cu ở catot 0,06 0,075 0,075
Giá trị của m là
A. 29,55. B. 41,8. C. 31,95 D. 34,35
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm axetilen, etilen và hiđrocacbon Y, thu được số mol CO2
đúng bằng số mol H2O. Nếu dẫn V lít (đktc) hỗn hợp khí X như trên qua lượng dư dung dịch Br2 thấy khối lượng
bình đựng tăng 0,82 gam. Khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam
H2O. Công thức phân tử của hiđrocacbon Y và giá trị của V là
A. C3H4 và 0,336. B. C3H8 và 0,672. C. C3H8 và 0,896. D. C4H10 và 0,448.
Câu 33: Cho các sơ đồ phản ứng sau :
(1) E + NaOH ⎯⎯
→ X+Y
(2) F + NaOH ⎯⎯
→ X+Z
(3) X + HCl ⎯⎯ → T + NaCl
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este được tạo thành từ axit cacboxylic và
ancol, trong phân tử đều có số nguyên tử C bằng số nguyên tử oxi; E và Z có cùng số nguyên tử C; M E < MF < 175.
Cho các phát biểu sau:
(1) F chỉ có một công thức cấu tạo thỏa mãn sơ đồ trên.
(2) Chất Z có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
(3) Hai chất E và F có cùng công thức đơn giản nhất.
(4) Từ Y điều chế trực tiếp được CH3COOH.
(5) Nhiệt độ sôi của E cao hơn nhiệt độ sôi của CH3COOH.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(1) Kim loại Cesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
(2) Quặng chủ yếu dùng trong sản xuất nhôm là quặng boxit.
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
(3) Đốt cháy các hợp chất natri trên đèn cồn sẽ cho ngọn lửa màu tím.
(4) Fe có thể khử được ion Cu2+, Fe3+ và Ag+ trong dung dịch thành kim loại tương ứng.
(5) BaCl2 tạo kết tủa với cả 2 dung dịch NaHCO3 và NaHSO4.
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 35: Cho các phát biểu sau:
(1) Ở nhiệt độ thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái lỏng.
(2) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(3) Thành phần dầu mỡ bôi trơn xe máy có thành phần chính là chất béo.
(4) Thành phần chính của giấy chính là xenlulozơ.
(5) Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
(6) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
Số phát biểu sai là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 36: Hình vẽ sau minh họa phương pháp điều chế isoamyl axetat trong phòng thí nghiệm:

Cho các phát biểu sau:


(a) Hỗn hợp chất lỏng trong bình 1 gồm ancol isoamylic, axit axetic và axit sunfuric đặc.
(b) Trong phễu chiết, lớp chất lỏng Y có thành phần chính là isoamyl axetat.
(c) Nhiệt kế dùng để kiểm soát nhiệt độ trong bình 1.
(d) Phễu chiết dùng tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau.
(e) Isoamyl axetat tinh khiết có thể được sử dụng làm hương liệu phụ gia cho thực phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 37: Bình “ga” loại 45 cân sử dụng trong một nhà hàng X có chứa 45,064 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và
butan với tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra nhiệt lượng là 2220 kJ và 1
mol butan tỏa ra nhiệt lượng là 2850 kJ. Trung bình, nhiệt lượng tiêu thụ từ đốt khí “ga” của nhà hàng X là 100000
kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt lượng là 80%. Giá bình “ga” loại này là 1500000 đồng. Hỏi mỗi tháng (30 ngày)
nhà hàng X tiêu hết bao nhiêu tiền từ việc đốt khí “ga” trên?
A. 2870000 đồng. B. 2320000 đồng. C. 2520000 đồng. D. 1980000 đồng.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, CuO và Fe2O3 (trong X, nguyên tố O chiếm 15,2% về khối lượng)
vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,54 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi
đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng
dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được dung dịch Y chứa 1,8m gam hỗn hợp muối (gồm Fe2(SO4)3, CuSO4) và 1,08
mol hỗn hợp khí gồm CO2, SO2. Giá trị của m là
A. 30. B. 25. C. 15. D. 20.
Câu 39: Một loại phân bón NPK có độ dinh dưỡng tương ứng được ghi trên bao bì là 20-20-10. Trên 1ha đất trồng
lúa cần cung cấp 150,5 kg nitơ; 15,5 kg photpho và 78 kg kali. Người ta sử dụng đồng thời x kg phân NPK (ở trên)
trộn với y kg đạm ure (độ dinh dưỡng 46%) và z kg phân kali (độ dinh dưỡng 50%). Biết giá thành 1 kg NPK, 1 kg

vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510


Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
phân kali và 1 kg phân ure ở trên lần lượt là 20000 đồng; 15000 đồng và 20000 đồng. Vậy chi phí phân bón cho 1 ha
đất trồng ở trên là
A. 10837500 đồng. B. 8950000 đồng. C. 12060000 đồng. D. 9806000 đồng.
Câu 40: Cho các chất mạch hở: X là axit cacboxylic no, đơn chức; Y là axit cacboxylic đơn chức, có 2 liên kết
π; Z là este đơn chức; T là este 2 chức. Cho 35,12 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng vừa đủ với 470 ml
dung dịch NaOH 1M được m gam hỗn hợp 2 muối và 13,9 gam hỗn hợp 2 ancol no, có cùng số nguyên tử C
trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp muối cần vừa đủ 0,915 mol O2 thu được CO2; Na2CO3 và
10,35 gam H2O. Tỷ lệ mT : mY trong 35,12 gam hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18. B. 14. C. 16. D. 20.

vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510

You might also like