Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TÂM TRẠNG ÔNG HAI KHI NGHE TIN LÀNG THEO GIẶC

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn
biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà
tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão
lặng đi tưởng như không thở được". "Ông sinh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những
người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh,
ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.

Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó
cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và
trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu,
thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian.

Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên
ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian,
cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít".

Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ
đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường
sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ". Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn
nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách
mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo
Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê.
Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với
đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ
Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu
nặng và thiêng liêng.

Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày
bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: mua bánh rán về chia cho các con.
Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không
buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành
của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu
nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp trong
con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống
Pháp.

Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diễn biến tâm trạng của nhân vật
ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả một cách cụ
thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời
ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.
Vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên

Trong bối cảnh bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mờ ảo, tác giả đã ngợi ca những con người lao động
luôn sống và làm việc với lòng say mê nhiệt thành, đặc biệt là hình tượng nhân vật anh thanh niên với
những nét đẹp đáng trân trọng. Anh thanh niên xuất hiện trong trang văn của tác giả qua hoàn cảnh
sống và làm việc hết sức khắc nghiệt. Sống trên đỉnh núi cao 2600m cùng mây mù và cây cỏ, công việc
hằng ngày của anh là "đo gió, đo mưa, đo nắng,tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng
ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu". Dù sống trong không gian heo hút cùng khí hậu khắc
nghiệt "Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc", đặc
biệt là phải chống chọi với sự cô đơn nhưng anh vẫn vượt lên mọi trở ngại, khó khăn bằng những phẩm
chất cao đẹp.

Trước hết, bức chân dung về nét đẹp của con người lao động được tái hiện qua lòng yêu nghề và tinh
thần trách nhiệm với công việc. Dù làm việc trên đỉnh núi cao và không có người thúc giục, giám sát
nhưng anh thanh niên vẫn làm việc hết mình và tự giác: luôn báo "ốp" đúng giờ suốt mấy năm ròng rã,
không ngần ngại làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: "Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng
giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc". Động lực để chàng thanh niên có thế vượt qua mọi
khó khăn chính là lòng yêu nghề, thể hiện qua việc anh hăng say nói về công việc một cách say mê và đầy
tự hào và coi đó là lẽ sống: "[...] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống
chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ
thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Quan điểm của anh thanh niên đã thể hiện rõ triết lí:
"Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề
nghiệp".

Sống trên đỉnh núi cao giá lạnh cùng sự cô đơn nhưng anh thanh niên vẫn tạo ra cho mình một nếp sống
văn minh và ngăn nắp. Điều này thể hiện qua cách bài trí bình dị nhưng khoa học trong căn nhà nhỏ:
"một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm". Ngoài công việc,
anh còn nuôi dưỡng tâm hồn, làm giàu trí tuệ, mở mang hiểu biết bằng thú vui đọc sách, xem sách là
phương tiện để tìm hiểu, giao lưu với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, những thú vui tao nhã như trồng
hoa, nuôi gà cũng góp phần làm cho cuộc sống của anh trở nên phong phú, đa dạng hơn.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngay từ những trang văn đầu tiên của thiên truyện, anh thanh niên còn xuất
hiện với vẻ đẹp của sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách. Cuộc đối thoại và hành động ân cần của
anh đối với bác lái xe cùng niềm vui khi có khách ghé thăm bất ngờ đã cho thấy sự trân trọng giá trị tình
cảm và khao khát được gặp gỡ, trò chuyện của nhân vật. Ngoài ra, đây còn là chàng trai khiêm tốn và
thành thực. Mặc dù làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt và đem đến những cống hiến vĩ đại nhưng khi
ông họa sĩ ngỏ lời phác họa chân dung, anh nhiệt thành giới thiệu những người khác và cho rằng những
đóng góp của mình chỉ là bé nhỏ.
Hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ hùng tráng đã được tác giả Huy
Cận khắc họa sinh động qua 4 câu thơ đầu tác phẩm ‘’Đoàn thuyền đánh cá’’ (1) Mở đầu bài thơ nhà thơ
đã miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển thật độc đáo và thú vị:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa


Sóng đã cài then, đêm sập cửa.’’

Hai câu thơ đầu đã nói lên được thời gian ra khơi của đoàn thuyền - đó là thời khắc của ngày tàn.(2) Ở
câu thơ thứ nhất ‘’mặt trời’’ được so sánh với "hòn lửa"gợi ra một khung cảnh lung linh rực rỡ sắc màu,
mặt trời giống như quả cầu lửa đỏ rực khổng lồ(3). Dù là thời khắc của ngày tàn nhưng hình ảnh ra khơi
qua biện pháp so sánh này vẫn hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ và căng tràn sức sống.(4) Trước khi bị
nhấn chìm vào dòng nước lạnh lẽo, mặt trời - mái nhà của vũ trụ ấy vẫn kịp tỏa ra những hơi ấm, xua đi
cái lạnh lẽo của đêm tối.(5) Nhưng ngay sau đó thôi, biện pháp nhân hóa và ẩn dụ đã kéo theo màn đêm
đến bao trùm khắp không gian: "Sóng đã cài then, đêm sập cửa" từng con sóng nhấp nhô xô vào bờ
được Huy Cận ví như những chiếc then cài cửa, cẩn thận khóa lại màn đêm, động từ mạnh ‘’cài’’ ‘’sập’’
gợi hình ảnh mặt trời lặn xuống biển rất nhanh, vũ trụ đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi (6) Màn đêm mở
ra đã khép lại không gian của một ngày, giữa lúc đất trời đang chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì con
người lại bắt đầu công việc của mình:

‘’Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Hình ảnh ‘’đoàn thuyền’’ cùng với nhịp thơ nhanh đã gợi tả cảnh lao động tập thể đông vui tấp nập, hào
hứng, khí thế nổi bật trên nền trời nước mênh mông (7) Phó từ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động
ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của vũ trụ và sự lao
động của con người (8) Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ‘’câu hát căng buồm cùng gió khơi’’ đã cụ
thể hóa niềm vui hào hứng phát ngợp của người lao động và say mê chinh phục thiên nhiên, đây quả
thực là một câu thơ độc đáo : tiếng hát hòa cùng gió mạnh thổi căng buồm đẩy con thuyền rẽ sóng, cánh
buồm no gió còn tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên của công cuộc xây dựng (9) Bằng BPNT so
sánh, ẩn dụ, nhân hóa Huy Cận đã diễn tả sự hài hòa giữa lao động của con người và sự vận hành của vũ
trụ , hành trình lao động bắt đầu bằng tiếng hát cùng khí thế mạnh mẽ , sự lạc quan vui tươi của người
dân lao động (10)
“Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện
ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. In trong
tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.

YNND : tính từ lặng lẽ đc đảo lên trước danh từ sapa:

Nhấn mạnh cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ
đến chuyện nghỉ ngơi. Nhưng thực ra đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những
con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh
niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao

Gợi ra sự đối lập, nhan đề tác phẩm làm nổi bật chủ đề: ca ngợi những con người ngày đêm lao động
hăng say, đầy nhiệt huyết, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.

Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí
Văn nghệ năm 1948.

YNND : Đặt tên Làng mà không phải là Làng chợ Dầu vì vấn đề tác giả đề cập tới không chỉ nằm trong
phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.

Xét về ndung : cốt truyện k chỉ thể hiện lòng yêu làng, yêu nước , yêu kc, quyết tâm ủng hộ cụ Hồ của
ông Hai mà qua những tcam cụ thể sinh động ở một nvat Kim Lân muốn nói đến tình yêu làng, yêu nước
của nhân dân ta trong thời kì kc chống Pháp – một thứ tcam bao trùm phổ biến mang tính cộng đồng

Xét về NT : tác giả đi từ cái riêng đến cái chung góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm : ngợi ca tình yêu
qh đất nước của nhân dân ta trong thời kì kc
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó
khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải có một tinh thần lạc quan và một niềm tin
vững chắc vào bản lĩnh của mình. Có thể thấy, niềm tin có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của
con người.

Vậy thế nào là niềm tin vào bản thân mình? Niềm tin vào bản thân mình chính là sự tin tưởng, tự tin vào
khả năng của bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đó còn là sự cố gắng, kiên trì, nỗ lực
hướng đến mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Câu nói khuyên nhủ con người hãy tự tin vào khả năng của
bản thân và cố gắng, nỗ lực hết sức mình để thực hiện những mục tiêu mình đề ra để có thể thu về
những thành quả ngọt ngào.

Mỗi con người không ai tự nhiên mà nên người, thành tài, tất cả những thứ đó chúng ta có được là do
quá trình học tập rèn luyện, tích lũy kiến thức. Nếu chúng ta không tin tưởng vào những khả năng của
bản thân mình và nỗ lực hoàn thành công việc, chúng ta sẽ không có những thành quả ngọt ngào mà chỉ
mãi đắm chìm trong những sự tự ti, hoài nghi về bản thân và sẽ không đạt được mục tiêu mình đề ra,
kéo theo đó là trì trệ sự phát triển của bản thân mình. Người nào càng chăm chỉ, kiên nhẫn, chịu khó,
tích cực trau dồi kiến thức thì càng thu về được những quả ngọt, mở mang tầm hiểu biết và có được
thành công. Xã hội có tiến bộ hay không, có phát triển hay không là do những công sức đóng góp của con
người mà nên, con người phát triển được bao nhiêu thì xã hội tiến bộ bấy nhiêu.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong sự tự ti, hoài nghi những khả năng của bản
thân hoặc quá nhút nhát không dám thực hiện, không dám làm những việc bản thân mình mong muốn
vì sợ sai lầm. Lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có
chính kiến của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy
luôn giữ lấy sự lạc quan và hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp. Không một ai là hoàn hảo,
nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những
thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Phân tích hình ảnh khơi nguồn cảm xúc của người cháu về bà – k1

Hình ảnh bếp lửa trong khổ đầu nhà thơ đã làm sống dậy những kỉ niệm, gợi biết bao cảm xúc trong lòng
đứa cháu xa quê:

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm


Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"

Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa” (2). Có thể nói, hình ảnh bếp lửa
là một hình ảnh thân thuộc, ta có thể bắt gặp nó trong bất kì ngôi nhà nào ở chốn làng quê Việt.(3) Ở
đây, hình ảnh bếp lửa đã gắn với những năm tháng tuổi thơ của người cháu, trở thành một phần kí ức
bên bà, cùng bà sớm hôm. (4) Vì vậy, việc lặp đi lặp lại hình ảnh bếp lửa như một cách mà tác giả thể
hiện tình cảm của mình dành cho người bà thân thương.(5) Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và
từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in
trên vách kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương
vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm (6) Từ “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm
hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và
tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. (7)Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy
đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên
ngọn lửa ấy.(8) Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên
sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. (9) Để rồi
không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên :

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ "năm nắng mười mưa" qua việc sử dụng cụm từ "biết mấy nắng
mưa" để ẩn dụ cho những vất vả, nhọc nhằn mà bà phải trải qua.(10) Vì thương, vì lắng lo cho cháu, bà
nào quản ngại nắng mưa, nào chùn bước trước những khắc nghiệt của thời tiết, khó khăn của cuộc sống,
vẫn miệt mài, cần mẫn. (11) Phải chăng thấu hiểu được những nhọc nhằn của bà, cháu càng thương bà
nhiều hơn? (12) Một chữ "thương" cất lên trong lời thơ dồn nén biết bao cảm xúc mãnh liệt sâu sắc của
người cháu đã trưởng thành khi nghĩ về bếp lửa của tình bà, đó là tình yêu thương và biết ơn bà, nhớ bà
bà da diết cũng như nỗi xót xa bởi thấu hiểu tất cả những lam lũ vất vả mà bà phải vượt qua (12)
Phân tích khổ 2 – Bếp lửa

Trước tiên, người đọc được đến với kí ức của nhân vật trữ tình về năm tháng tuổi thơ cơ cực:

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói"

Kí ức năm lên bốn tuổi hiện về trong hình ảnh của làn khói rồi khói hun. Đó là dấu ấn về cuộc sống của
hai bà cháu trong những năm tháng ngày xưa ấy. Cũng trong hình ảnh làn khói mờ ảo là tình cảm khi tỏ,
khi mờ, lúc da diết khi thì bâng khuâng. Mùi khói ấy đâu chỉ do ngọn lửa bập bùng từ bếp của bà, mà đó
còn là mùi khói của bom đạn, của chiến tranh, là niềm đau, nỗi cơ cực, là những khó khăn, thiếu thốn
của cuộc đời của hai bà cháu nói riêng và những người dân Việt Nam nói chung trong những năm kháng
chiến chống Pháp đầy vất vả, gian lao. Tuổi thơ ấy còn có cái bóng đen ghê rợn của nạn đói kinh hoàng
năm 1945:

"Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi


Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy"

Nghệ thuật tách từ ‘’mòn mỏi’’ tạo một tổ hợp từ "đói mòn đói mỏi" cùng với hình ảnh tả thực “khô rạc
ngựa gầy” đã diễn tả vô cùng chân thực tình cảnh đói khổ, mệt mỏi, kiệt cùng sức lực mà nạn đói đã lấy
đi của những con người trong thời kỳ đó. Thế nhưng, còn hơn cả cái đói, cái nghèo, hình ảnh mà người
cháu nhớ nhất là khói – khói của những bếp lửa bập bùng, của những kỷ niệm về năm tháng đói khổ, cơ
cực mà cháu đã cùng bà trải qua. Và dẫu cho năm tháng đó có trôi qua từ rất lâu thì những ký ức đó cho
đến giờ vẫn khiến cháu cay xè khóe mắt khi nhớ tới.

Nghệ thuật tách từ ‘’mòn mỏi’’ tạo một tổ hợp từ "đói mòn đói mỏi" đã vạch ra sự thật trần trụi của cả
một xã hội lúc bấy giờ, nhấn mạnh sự giai dẳng khủng khiếp của cơn đói cũng như nỗi cơ cực nhọc nhằn
của mỗi người dân trong nạn đói. Đồng thời gợi nỗi ám ảnh về những năm tháng tuổi thơ gian khổ thiếu
thốn. Hình ảnh tả thực người cha làm công việc tay chân, vất vả đến "khô rạc ngựa gầy" gợi ám ảnh sót
xa in đậm trong kí ức của người con và cho cả người đọc bởi ấn tượng về sự đói khát mòn mỏi , xơ xác ,
rã rời của người và vật. Chỉ bốn chữ ngắn gọn thôi nhưng lại ẩn chứa bao xót xa, cay đắng cho số phận
của biết bao người lao động nghèo trong xã hội bấy giờ.

Để rồi sau khi nhớ lại những kỉ niệm đau thương ấy, cảm xúc của người cháu càng nghẹn ngào, xót xa:

"Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu


Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

Hình ảnh ‘’ sống mũi còn cay’’ là hình ảnh đa nghĩa: cái cay, cái xót của cuộc sống đói khổ, cơ cực thấm
đến lồng xương ống máu của người cháu để đến bây giờ, hơn mười năm sau nghĩ lại, cái cảm giác "cay"
ấy vẫn còn nguyên vẹn nơi cánh mũi; cái cay nơi sống mũi cứ lan tỏa, triền miên trong tâm hồn người
cháu. Thế nhưng, còn hơn cả cái đói, cái nghèo, hình ảnh mà người cháu nhớ nhất là khói – khói của
những bếp lửa bập bùng, của những kỷ niệm về năm tháng đói khổ, cơ cực mà cháu đã cùng bà trải qua.
Và dẫu cho năm tháng đó có trôi qua từ rất lâu thì những ký ức đó cho đến giờ vẫn khiến cháu cay xè
khóe mắt khi nhớ tới.

Như vậy bằng bút pháp tả, kể kết hợp với biểu cảm, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị nhưng giàu sức gợi,
khổ thơ thứ hai của bài “Bếp lửa” đã khắc họa hiện thực đất nước trong những năm tháng chiến tranh
để làm nổi bật tình cảm bà cháu thiêng liêng, cao quý
Phân tích Khổ 3 – Bếp lửa

Thuở ấy, tuổi thơ của cháu gắn gắn liền với 8 năm kháng chiến chống Pháp đầy tủi cực:

‘’Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa


Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! ‘’

Giọng thơ thủ thỉ, kết hợp với lối kể tả vừa ngọt ngào vừa dạt dào xúc cảm, kỉ niệm đã qua lâu rồi mà ngỡ như mới ngày hôm
qua. Tám năm cùng bà nhóm lửa, cùng bà chia sẻ những ngọt bùi, đắng cay, san sẻ niềm vui nhỏ bé và cả những khổ cực của
hoàn cảnh. Cuộc sống gian khó, cơ cực là thế nhưng cháu vẫn lớn lên từng ngày trong sự yêu thương, cưu mang, đùm bọc của
bà, mới đây thôi cháu vừa lên bốn mà nay đã lên tám trở thành một cậu bé con hiểu chuyện và thương bà. Tám năm kháng
chiến cũng là tám năm đất nước khó khăn, cuộc sống hai bà cháu cũng vậy. Tuy khó khăn nhưng ấm áp vị yêu thương của tình
bà cháu.

Nếu trong hồi ức khi lên bốn ở khổ 1 tác giả nhớ về mùi khói với vị cay nồng nơi sống mũi thì năm lên tám là kí ức đẹp đẽ về
thanh âm của tiếng chim tu hú "Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà". Đó là những ngày hè đượm nắng, tiếng tu hú vang xa trên
cánh đồng quê hương. Tiếng tu hú gọi hè về, gọi cả kí ức của một tuổi thơ ấm áp trong lòng tác giả "Tiếng tu hú sao mà tha thiết
thế!" tiếng tu hú kêu như một âm thanh quen thuộc khắc khoải mỗi người dân làng quê lúc bấy giờ gợi cảnh mùa màng thất
bát. Tiếng chim tu hú ấy còn như giục giã một điều gì đó da diết khiến lòng người trỗi dậy nỗi nhớ thương, một hoài niệm về
cuộc đời lam lũ vất vả của bà. Khi ở cùng bà, bà còn kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình ,
về đau thương mất mát và cả những chiến công của dân tộc.

Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu,
suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:

‘’Mẹ cùng cha công tác bận không về,


Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,’’

Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Điệp từ “bà”và “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà...
bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học” âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn’’ bà’’ và ‘’cháu’’ trong tình yêu
thương. Năm đó, kháng chiến bùng nổ cha mẹ phải tham gia kháng chiến một tay bà nuôi cháu lớn khôn, trưởng thành bà chính
là mẹ, là cha, là người thầy dạy dỗ cháu nên người .Cùng với nghệ thuật liệt kê kết hơp với động từ ‘’ ở, bảo, nghe, dạy, chăm’’
đã thể hiện sự chăm sóc , ân cần chu đáo từng li từng tí của bà dành cho cháu , đồng thời còn diễn tả sâu sắc thấm thía tấm
lòng tôn hậu và tình yêu thương bao la mà bà dành cho cháu , bà không chỉ là người cha người mẹ mà bà còn là chỗ dựa tinh
thần vững chắc cho cháu. Tình yêu, sự kính trọng bà của người cháu được thể hiện thật chân thành, sâu sắc qua câu thơ:

''Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc"

Cậu bé lớn lên từ bếp lửa của bà đến khi cậu biết nhóm bếp lửa cũng là lúc cậu trưởng thành, thấu hiểu những khó nhọc của
cuộc đời bà. Bà hiện lên thật ấm áp, tần tảo, bà luôn là chỗ dựa cho cháu, bà là sự kết hợp giữa tình cha nghĩa mẹ công thầy.
Hình ảnh con chim tu hú xuất hiện tiếp tục ở cuối khổ thơ với câu hỏi tu từ là 1 sáng tạo độc đáo của Bằng Việt nhằm diễn tả nỗi
lòng da diết của mình khi nhớ về tuổi thơ, về bà:

'Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà


Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"

Âm điệu của vần thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng, gợi lên những rung cảm man mác, bâng khuâng. Tiếng chim như giục giã,
như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. Phải chăng đó là tiếng đồng vọng của
trời đất để an ủi, chia sẻ với cuộc đời lam lũ của bà? Hình ảnh chim tu hú có sự tương đồng với cảnh ngộ của cháu: xa người
thân côi cút nhưng cháu cũng vẫn may mắn hơn tu hú bởi tu hú mãi đơn côi vì thiêu bà còn cháu có bà để chở che, đùm bọc.
Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà/Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa” mới thấm thía, xót xa làm sao!. Nó diễn tả
nỗi lòng da diết của tác giả khi nhớ về tuổi thơ, nhớ về bà.
Bằng thể thơ tám chữ có giọng điệu phù hợp với cảm xúc và suy ngẫm cùng với những hình ảnh quen thuộc: hình ảnh bếp lửa,
tiếng chim tu hú vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang khả năng liên tưởng và biện pháp tu từ đạt hiệu quả cao: liệt kê, câu cảm
thán, câu hỏi tu từ kết hợp biểu cảm, tự sự, tác giả Bằng Việt đã viết lên đoạn thơ thể hiện cảm xúc của cháu về những năm
tháng tuổi thơ

Phân tích khổ 4 – hình ảnh người bà trong kí ức kiên cường, chịu đựng hy sinh

Tuổi thơ bên bà của tác giả là những ngày tháng bình yên trong tâm hồn nhưng cũng là những tháng
ngày gian khó, vất vả nhất của hai bà cháu khi giặc Mĩ thường xuyên tàn sát, bắn phá:

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi


Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh".

Giặc Mĩ đốt làng, đốt xóm "cháy tàn cháy rụi" làm cho cuộc sống vốn nghèo khó của hai bà cháu vốn khó
khăn lại càng thêm phần cơ cực, gian khó . Thế nhưng, trong cái gian khó, u ám của hoàn cảnh thì vẻ đẹp
của tình người, tình hàng xóm lại tỏa rạng ấm áp hơn bao giờ hết ‘’ Hàng cóm bốn bên trở về lầm lụi’’.
Những người dân nghèo giúp đỡ, động viên lẫn nhau, giúp đỡ bà để cùng vượt qua những tháng ngày
gian khó "Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh" ngọn lửa của giặc có thể đốt được làng, đốt được nhà
nhưng không thể đốt được tình làng nghĩa xóm, sự cưu mang đùm bọc đốt được ý chí tinh thần của bà;
ngọn lửa của kẻ thù làm bùng cháy trong bà ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa của tình yêu nước .Tình cảm
ấy thật đơn sơ nhưng cũng thật cao quý biết bao! Thử thách khó khăn là thế nhưng không thể lay
chuyển niềm tin ý chí của bà :

"Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:


Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

Người bà vi phạm phương châm hội thoại về chất nên đã không cho đứa cháu báo tin nhà sợ con trai ở
chiến khu sẽ lo lắng không yên tâm công tác. Dẫu hoàn cảnh có ác liệt, dẫu cuộc sống có nhiều khó khăn,
mất mát nhưng bà vẫn luôn mạnh mẽ, kiên cường để làm chỗ dựa cho người cháu, cho cả gia đình mà
bà yêu quý. Bà gieo vào lòng cháu niềm tin, về sự lạc quan giữa cảnh mưa bom bão đạn, bà dặn dò cháu
không kể lể với bố để bố yên tâm chiến đấu nơi tiền tuyến xa xôi. Lời dặn dò của bà giản dị nhưng chứa
chan tình thương của một người bà yêu cháu, một người mẹ thương con. Bà là hậu phương vững chắc
nơi quê nhà nên dù phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn đi nữa thì bà vẫn luôn "vững lòng".

Qua khổ thơ ta không chỉ cảm nhận được sự kiên cường của bà, tình yêu thương chân thành, giản dị của
bà dành cho cháu, cho con mà còn cảm nhận được những vẻ đẹp thật cao quý, bà bình tĩnh, lạc quan, bà
là hậu phương vững chắc cho cả gia đình.

You might also like