Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Sau khi bình thường hóa quan hệ, cả 2 nước Mỹ và Việt Nam ngày càng tạo điều kiện

để thắt chặt và duy trì mối quan hệ của 2 nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau, điển
hình là trên các mặt trận kinh tế, an ninh quốc phòng và chính trị . Từ 2 bên là kẻ thù,
chúng ta tiến đến mối quan hệ hợp tác toàn diện

1) Về mặt kinh tế: Đứng ở vai trò là một siêu cường kinh tế, việc Mỹ giúp đỡ Việt
Nam sẽ tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn, nhất là sau
khi bước qua thời kỳ bao cấp và ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng:

Các mốc thời gian làm chuyển biến mối quan hệ kinh tế:
+ Năm 1994: Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam
- Mỹ đã từng đóng băng 150 triệu đôla tài sản của Việt Nam ở Mỹ.Quốc
hội Mỹ còn cấm vận mạnh hơn khi nghiêm cấm bất kỳ hình thức cứu trợ
nào cho Việt Nam và siết chặt các thủ tục pháp lý về nhập cư). Không
có bất kỳ một hình thức bang giao nào giữa hai nước, ngoại trừ một số
có chọn lọc các hoạt động vì mục đích nhân đạo như gửi thuốc men trị
bệnh, sách báo nghiên cứu

- Việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận góp phần không nhỏ cho Việt Nam khôi phục
và phát triển kinh tế, sau hơn 1 thập kỉ bị cấm vận do cuộc chiến tranh
với Trung Quốc và Khmer Đỏ đã dẫn đến việc Trung Quốc, phương Tây
và ASEAN bao vây, cô lập chúng ta. Việc này cũng giúp nước ta gia
nhập ASEAN vào năm 1995, từ từ gia nhập trở lại thị trường chung
trong khu vực và quốc tế.
+ Đổi mới kinh tế:
+ . Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hoá. Ngành nông nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực,
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.

+ Từ 1996-2000, với việc được tự do hoá giao thương, thị trường xuất, nhập khẩu
được củng cố và mở rộng thêm. Trên một số thị trường khác như EU, châu Mỹ,
Trung Đông, hàng xuất khẩu của ta đã có mặt và đang tăng dần, mở rộng tiềm
năng ngoại thương với các nước khác.
+ Trong thời gian này, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục gia tăng, đóng
góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) tiếp tục tăng, góp phần quan trọng phát triển kết cấu hạ tầng.
+ . Trong khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế Mỹ bị thách thức bởi
thâm hụt lớn tài khoản vãng lai, tỷ lệ tiết kiệm giảm và mất cân bằng nghiêm
trọng trong lĩnh vực tài chính. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều tập đoàn, công ty lớn
của Mỹ tiếp tục tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Lĩnh vực chính trị ngoại giao:


Sau cấm vận, Việt Nam và Mỹ chính thức ký kết quan hệ ngoại giao. Có thể nói, đây
là một “kỳ tích” ngoài mong đợi, là một quyết định có ý nghĩa lịch sử, đưa quan hệ 2
nước sang chương mới
- Thiết lập quan hệ ngoại giao: Mỹ và Việt Nam nâng cấp Phòng liên lạc được
thiết lập vào tháng 1/1995 của hai nước thành Đại sứ quán

- Những chuyến thăm cấp cao: Liên tục có những chuyến thăm từ tổng thống
Hoa Kỳ đến Việt Nam, từ Bill Clinton tới các đời tổng thống sau như George
W. Bush (năm 2006), Barack Obama (năm 2016) và Donald Trump (năm
2017), tương tự chúng ta cũng có những chuyến thăm đến các vị lãnh đạo tối
cao của Mỹ. Các chuyến thăm này đã tăng cường sự hiểu biết, tạo đà cho quan
hệ đối tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực giữa 2 nước

- Minh chứng rõ ràng cho tiến trình mà hai bên đã trải qua, chúng ta hãy nhìn lại
tháng 2-2019 khi Việt Nam trở thành nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
Triều. Sự lựa chọn đó được đưa ra bởi lòng tin vào khả năng của Việt Nam.

- Trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành, quan hệ Việt Nam - Mỹ còn được chứng
minh rõ hơn trên vực y tế khi Bộ ngoại giao Mỹ công bố gói hỗ trợ 274 triệu
USD hỗ trợ cho các nước chống dịch COVID-19, trong đó có Việt Nam. Việt
Nam cũng thể hiện sự khăng khít của mối quan hệ bằng việc hỗ trợ 400000
khẩu trang y tế cho Mỹ. Trên lĩnh vực an ninh, tiêu biểu là tình hình leo thang ở
biển Đông khi Trung Quốc hoành hành, Mỹ khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ,
đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh và
an toàn hàng hải ở biển Đông.

Lĩnh vực an ninh quốc phòng:


1) Giai đoạn đầu tiên là thời kỳ "hợp tác tăng dần", với trọng tâm hợp tác quốc
phòng song phương. Trong giai đoạn này, tiếp xúc giữa hai bên giới hạn ở mức
trao đổi sĩ quan cấp cao, hợp tác trong tìm kiếm cứu hộ, quân y và rà phá bom
mìn
2) Giai đoạn thứ 2: Quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ cải thiện đáng kể vào cuối thập
niên 2000, khi chính quyền Tổng thống Barack Obama thực thi chiến lược
"xoay trục sang châu Á" và thể hiện lập trường rõ ràng hơn đối với vấn đề đảm
bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.
- Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ có lợi ích chiến lược ở Biển Đông và sẽ tăng cường
hợp tác với các đồng minh, đối tác trong khu vực để đảm bảo an ninh, tự do
hàng hải ở vùng biển.
- Do đó các cuộc diễn tập hải quân chung liên quan tới những vấn đề an ninh phi
truyền thống cũng được tiến hành kể từ năm 2010.

=> Mỹ nhúng tay nhiều hơn trong việc bảo vệ các hoạt động chủ quyền lãnh thổ và
hạn chế sự bành trường của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam

3) Giai đoạn ba là tiếp đón lực lượng quân sự Mỹ


- Cho phép tàu hải quân Mỹ cập cảng Cam Ranh
- Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí với Việt Nam. Đây
được coi là dấu mốc cho giai đoạn hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ thứ ba, động
thái thể hiện sự hội tụ lợi ích chiến lược giữa hai nước.
- Mỹ tiếp tục đẩy mạnh viện trợ cho Việt Nam trong vấn đề về quân sự: khởi
động Sáng kiến An ninh Hàng hải (MSI), trang bị quốc phòng dư thừa (EDA),
nâng cao quá trình học tập và phát triển lực lượng qua các cuộc diễn tập hàng
hải quốc tế và các khóa huấn luyện hàng không như ALP
- Cuộc gặp gỡ Trump-Kim thành công tại Việt Nam càng khẳng định sự tin
tưởng vào lĩnh vực an ninh, chính trị Mỹ dành cho Việt Nam.

Qua sự việc trên có thể thấy rõ sự thay đổi về lĩnh vực an ninh quốc phòng là mối
quan hệ tích cực rõ rệt của 2 nước từ sau lệnh bãi bỏ cấm vận. Việt Nam từng bước
liên tục tạo ra mối quan hệ gắn bó thân thiết với nước bạn. Với vị thế là một nước phát
triển cả về kinh tế và an ninh quốc phòng, Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề
bảo vệ anh ninh quốc gia và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc ở Đông Nam Á.

Lĩnh vực văn hóa, giáo dục

Những năm qua, chương trình giao lưu văn hóa-giáo dục giữa Việt Nam và
Hoa kỳ không ngừng lớn mạnh
Hợp tác giáo dục chặt chẽ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ thể hiện qua con số gần
30.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ
Đại sứ quán Hoa Kỳ đề cao kế hoạch làm việc tại Hoa Kỳ của Bộ trưởng Bộ
GDĐT. “Việt Nam là đối tác quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ trong lĩnh vực giáo dục.
Hỗ trợ Việt Nam phát triển giáo dục là mối quan tâm chung của chúng ta”
Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ, phát triển phương thức giáo dục trực tuyến và đào tạo
từ xa cho Việt Nam trong thời kì covid
-> Cách “bắt tay bằng văn hóa” của thế hệ trẻ càng làm cho việc bình thường hóa giữa
hai nước diễn ra một cách nhẹ nhàng, đi sâu vào thực chất
Mở rộng

1) Cáo buộc phá giá tiền tệ


- Phá giá tiền tệ: (xem video)
- Ngày 16/12/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã xác định Việt Nam và Thụy Sỹ là
những quốc gia thao túng tiền tệ cùng với 10 quốc gia thuộc diện theo dõi Đây
là lần đầu tiên, Hoa Kỳ gắn mác “thao túng tiền tệ” đối với Việt Nam.
- Nếu Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ kết luận có hành vi “thao túng tiền
tệ”, Hoa Kỳ sẽ có những “hành động chấn chỉnh” cần thiết đó là áp thuế 25%
lên các mặt hàng xuất khẩu của đối tác.
Động thái của Việt Nam:
- Ngày 22/12/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống
Donald Trump về việc điều tra của USTR. cam kết chỉ đạo các bộ, ngành Việt
Nam chủ động hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ, giải quyết một cách toàn diện
các quan tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam,
- Ngày 17/12/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thông cáo cụ thể hóa ý
kiến của Thủ tướng Chính phủ, giải đáp các tiêu chí mà Hoa Kỳ dựa vào để
“dán nhãn thao túng tiền tệ” là kết quả của hàng loạt yếu tố liên quan đến đặc
thù kinh tế Việt Nam.
- Ngày 6/1/2021, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện
đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien
và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer trao đổi về kinh tế, thương mại
song phương trong đó có “vụ việc 301”. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình
Minh tiếp tục làm rõ chính sách của Việt Nam, hoan nghênh Hoa Kỳ đã lắng
nghe và ghi nhận những những quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp 2 nước
trong quá trình điều tra chính sách tiền tệ của Việt Nam.
- Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các hiệp hội, tổ chức ngành nghề liên quan tích
cực phối hợp, trao đổi với đối tác Hoa Kỳ để có tiếng nói có lý, có tình với
chính phủ của mình, mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân
2 nước.

Tháo gỡ “nút thắt” và những vấn đề đặt ra


Ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Hoa Kỳ thông báo không có đủ bằng chứng để
kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ
Từ vụ việc trên, ta có thể rút ra những bài học bổ ích.
Thứ nhất, Việt Nam cần kịp thời nắm bắt sự quan tâm của Hoa Kỳ ,chủ động,
tích cực, phối hợp với đối tác để tiếp tục giải quyết một cách toàn diện các vấn đề liên
quan.
Thứ hai, dù có một số khác biệt lợi ích, nhưng Hoa Kỳ vẫn coi trọng quan hệ
đối tác toàn diện với Việt Nam., qua vụ việc trên “Vụ việc 301” một lần nữa chứng tỏ
tác động 2 chiều giữa quan hệ chính trị, ngoại giao đối với quan hệ kinh tế, thương
mại đối với quan hệ chính trị, ngoại giao.
Thứ ba, Việt Nam đã chủ động, tích cực, kịp thời triển khai đồng bộ, phối hợp
chặt chẽ các cấp, các kênh quan hệ các kênh quan hệ, từ Chính phủ đến các bộ, ngành
liên quan, trao đổi, đối thoại, tăng cường hiểu biết, lòng tin, giảm bớt sự khác biệt
cách nhìn nhận thực tế. Các quan chức Hoa Kỳ, từ Bộ trưởng Ngoại giao, Cố vấn An
ninh quốc gia đến Đại diện thương mại đều ghi nhận nỗ lực, thiện chí hợp tác, đối
thoại của Việt Nam.

Thách thức và cơ hội


- Chúng ta có quyết tâm chính trị và sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai bên
- Còn nhiều dư địa để thúc đẩy quan hệ trong thời gian tới, như đầu tư, hợp tác
giữa các địa phương, khoa học - công nghệ, ứng phó với các thách thức an ninh
phi truyền thống, phối hợp xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực
- Quá trình xây dựng lòng tin sau 25 năm đã đạt bước tiến lớn, tạo cơ sở cho hai
bên xem xét, thúc đẩy các ý tưởng hợp tác mới trong thời gian tới, kể cả trong
khuôn khổ song phương và đa phương.
- Hai nước cần tiếp tục phối hợp xử lý các thách thức do những biến động phức
tạp của tình hình khu vực và thế giới, trong đó có việc duy trì hòa bình, ổn
định, an ninh, tôn trọng luật pháp quốc tế và vấn đề phát sinh giữa 2 nước.
Nhóm chúng tôi lạc quan và tin tưởng rằng hai nước sẽ phát huy thành quả của
25 năm qua, vượt qua những thách thức, đưa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên tầm cao
mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác,
phát triển trong khu vực và trên thế giới.

You might also like