Chuong 2 Final3 SV

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Chương 2
Tổng quan hệ thống cách điện

2.1 Phân loại hệ thống cách điện


Hệ thống cách điện là tập hợp các chất cách điện khác nhau
hoặc nhiều lớp cách điện khác nhau để ngăn cách giữa các phần
tử hay bộ phận mang điện thế khác nhau trong thiết bị điện. Hệ
thống cách điện có chức năng là cách ly sự tiếp xúc điện (hạ thế)
hoặc ngăn chặn sự phóng điện (trung thế và cao thế) giữa các bộ
phận mang điện có sự chênh lệch điện thế trong các thiết bị điện.
Đôi khi hệ thống cách điện còn được sử dụng để chẩn đoán tình
trạng vận hành hoặc tuổi thọ của thiết bị điện, chẳng hạn dầu máy
biến áp. Thông thường hệ thống cách điện của các thiết bị trung
và cao thế được phân loại dựa theo loại vật liệu cách điện như sau:
- Hệ thống cách điện không khí hở.
- Hệ thống cách điện khí kín.
- Hệ thống cách điện lỏng và chất rắn tẩm chất lỏng.
- Hệ thống cách điện rắn.
Mỗi loại hệ thống cách điện đều có ưu và nhược điểm riêng
cũng như phạm vi ứng dụng.
2.2 Hệ thống cách điện không khí hở
Hệ thống cách điện không khí hở là hệ thống mà các khe
hở điện cực được lấp đầy bởi không khí, có nghĩa là bất kỳ sự
phóng điện nào nếu xảy ra sẽ phát triển trong không khí khí quyển.
Hệ thống cách điện như vậy được ứng dụng trong các thiết bị sau:
- Đường dây truyền tải trên không.
- Thiết bị đóng cắt.
- Các bộ phận cách điện của lưới điện (sứ đỡ, sứ treo, cách
điện ngoài…).

32
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Ngoài yêu cầu cách điện lẫn nhau, các bộ phận mang năng
lượng điện luôn cần được cố định chắc chắn về mặt cơ học. Do
đó, chất cách điện rắn được sử dụng như vật liệu kết cấu bên cạnh
cách điện chính là không khí. Chính vì vậy, sẽ tồn tại các bề mặt
tiếp xúc giữa không khí và cách điện rắn và điều này có thể dẫn
đến sự phóng điện bề mặt. Đây chính là vấn đề tồn tại trong các
hệ thống cách điện bằng không khí hở. Ví dụ bề mặt của sứ treo
cách điện, sứ đỡ và sứ xuyên… Cấu tạo cơ bản của hệ thống cách
điện bằng không khí được phác thảo trong Hình 2.1 và một số hình
ảnh minh họa về hệ thống cách điện này trong thực tế được trình
bày ở Hình 2.2.

Hình 2.1: Hệ thống cách điện không khí hở

Hình 2.2: Hệ thống cách điện không khí hở trong thực tế: Lưới phân
phối trung thế (a) và Lưới truyền tải cao thế (b) 12
Trong một số trường hợp, sự kết hợp của không khí và cách
điện rắn được sử dụng để tăng cường cách điện. Do đó, cả hai chất
cách điện sẽ chịu tác động của ứng suất điện trường đáng kể được
tạo ra do phân bố điện áp trên chiều dày cách điện. Hệ thống này
33
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

được minh họa như trong Hình 2.3. Sự phóng điện trong khe
không khí trong trường hợp này không nhất thiết dẫn đến sự phóng
điện đánh thủng toàn bộ chiều dày cách điện. Tuy nhiên, nếu thời
gian phóng điện trong khe không khí đủ dài có thể gây hư hỏng
phần cách điện rắn và dẫn đến phóng điện toàn phần. Một số hình
ảnh minh họa về hệ thống cách điện kết hợp giữa không khí và
cách điện rắn trong thực tế được cho ở Hình 2.4. Sự kết hợp giữa
không khí và cách điện rắn thường được ứng dụng trong các thiết
bị sau:
- Máy biến áp cách điện khô.
- Thiết bị đóng cắt cách điện bán phần.
- Thanh cái bọc cách điện trong không khí.
- Đầu cáp.

Hình 2.3: Hệ thống cách điện kết hợp giữa không khí và cách điện rắn

Hình 2.4: Hệ thống cách điện kết hợp giữa không khí và cách điện rắn
trong thực tế: Thanh cái trung thế bọc cách điện (a) và Dây bọc trung
thế (b) 13

34
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Hệ thống cách điện không khí hở có một số ưu điểm và


nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Chi phí thiết bị thấp.
- Làm mát hiệu quả.
- Dễ dàng kiểm tra và bảo trì.
- Tự phục hồi sau sự cố phóng điện.
- Tổn thất điện môi thấp.
Nhược điểm:
- Cần không gian lớn vì không khí có độ bền điện thấp
(khoảng 3 kV/mm) và không gian lắp đặt đôi khi có thể
tốn kém và khó tìm.
- Độ bền điện phụ thuộc vào điều kiện môi trường (nhiệt
độ, độ ẩm, độ cao so với mực nước biển, tuyết, băng, ô
nhiễm).
- Vấn đề thẩm mỹ (phá hỏng cảnh quan thiên nhiên, giảm
mỹ quan của khu dân cư).
- Nguy cơ gây điện giật con người (nguy hiểm tiếp xúc,
phóng điện).
- Gây nhiễu tín hiệu viễn thông (phóng điện vầng quang,
dòng sự cố).
2.3 Hệ thống cách điện khí kín
Các hệ thống cách điện này được tạo thành từ chất khí cách
điện và vỏ bọc ngăn cách chất khí với không khí xung quanh. Khí
được sử dụng phổ biến nhất là SF6 nhưng các chất khí khác như
không khí, nitơ, CO2… và các hỗn hợp khác nhau của các khí điện
âm này với không khí cũng được sử dụng. Để tăng cường độ bền
điện, các chất khí thường được nén dưới áp suất cao khoảng vài
bar (ví dụ: áp suất trong các máy cắt khí SF6 khoảng 5 bar). Phần
vỏ bọc có thể chế tạo từ chất cách điện đối với các thiết bị có công
suất nhỏ và bằng thép đối với các thiết bị có công suất lớn. Giống
như hệ thống cách điện bằng không khí hở, cách điện rắn cũng cần
35
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

thiết trong các hệ thống cách điện khí kín. Hình 2.5 minh họa máy
cắt cao áp cách điện bằng khí SF6.

Hình 2.5: Máy cắt cách điện bằng khí SF6 14
Hệ thống cách điện bằng khí kín thường được sử dụng
trong các thiết bị sau:
- Máy cắt cao áp (chủ yếu cho điện áp hệ thống trên 145
kV).
- Máy cắt trung thế (khí SF6 áp suất khí quyển, chân
không).
- Máy biến áp cách điện bằng khí (ví dụ: hỗn hợp của SF6
và freon).
- Máy điện quay chứa khí hydro.
- Cáp khí nén.
- CB (SF6, khí nén, chân không).
- Tụ điện khí nén (CO2).
Ưu điểm:
- Không cần không gian lớn (sử dụng khí SF6 có độ bền
điện cao hoặc sử dụng khí nén áp suất cao hoặc sử dụng
chân không).
- An toàn.
- Không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.

36
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Nhược điểm:
- Tuân thủ qui định an toàn thiết bị áp lực.
- Vấn đề làm kín.
- Nguy cơ cháy nổ và phát thải chất độc.
- Nhạy cảm với ô nhiễm, ví dụ: hơi ẩm hoặc hạt tạp chất
(có thể xâm nhập vào hệ thống cách điện trong quá trình
lắp đặt hoặc vận hành thiết bị).
2.4 Hệ thống cách điện lỏng và chất rắn tẩm chất lỏng
Một số thiết bị chỉ sử dụng chất lỏng làm vật liệu cách điện.
Chẳng hạn các khe hở điện cực chỉ chứa đầy dầu cách điện được
tìm thấy trong các máy cắt dầu. Tuy nhiên, trong một số thiết bị,
chất lỏng cách điện thường được kết hợp với chất rắn cách điện,
ví dụ như giấy cách điện. Khi được tẩm dầu, các lỗ rỗng trong giấy
cách điện được lấp đầy và do đó ngăn chặn được phóng điện cục
bộ. Giấy cách điện tẩm dầu có thể tạo thành toàn bộ hệ thống cách
điện (cáp dầu, tụ điện) hoặc một phần của hệ thống cách điện (máy
biến áp). Trong trường hợp chất lỏng là một phần của hệ thống
cách điện, sự phóng điện trong chất lỏng sẽ không nhất thiết dẫn
đến phóng điện đánh thủng toàn bộ chiều dày của hệ thống cách
điện. Hình 2.6 minh họa máy biến áp điện lực cách điện bằng giấy
tẩm dầu gốc khoáng. Hệ thống cách điện này được ứng dụng trong
các thiết bị như sau:
- Máy biến áp điện lực.
- Cáp điện lực.
- Tụ điện cao áp.
- Sứ xuyên.
Ưu điểm:
- Độ bền điện cao.
- Làm mát hiệu quả với phương thức làm mát cưỡng bức.
- An toàn (hệ thống kín).
- Có thể sử dụng chất lỏng có nhiệt độ chớp cháy cao.

37
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

- Không có khe rỗng.


Nhược điểm:
- Lưu ý vấn đề giãn nở nhiệt trong thiết kế.
- Nhạy cảm với ẩm độ, hạt tạp chất và các loại ô nhiễm
khác.
- Tổn hao điện môi tương đối cao.
- Có thể cháy.
- Nặng.
- Khó sửa chữa.
- Quá trình sấy và tẩm dầu giấy cách điện phức tạp và tốn
kém.

Hình 2.6: Hệ thống cách điện giấy tẩm dầu trong máy biến áp điện
lực 15
2.5 Hệ thống cách điện rắn
Hệ thống cách điện được tạo thành hoàn toàn từ chất rắn
dưới dạng nguyên khối hoặc nhiều lớp hoặc từ các chất rắn khác
nhau. Vấn đề thường gặp đối với cách điện rắn là nguy cơ hình
thành các lỗ rỗng hay bọt khí bên trong nó. Đặc biệt, đây là khiếm
38
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

khuyết hay xảy ra trong các chất cách điện hữu cơ mà có thể dẫn
đến phá hủy dễ dàng cách điện do phóng điện cục bộ trong các lỗ
rỗng hay bọt khí này. Vấn đề này có thể được xử lý bằng hai cách:
- Chọn vật liệu và quy trình sản xuất mà hạn chế được sự
hình thành lỗ rỗng hay bọt khí hoặc đảm bảo chúng tồn
tại ở kích thước nhỏ.
- Sử dụng vật liệu vô cơ mà không bị phá hủy bởi phóng
điện cục bộ.
Hệ thống cách điện loại này được minh họa ở Hình 2.7 và
được sử dụng trong các thiết bị sau:
- Cáp điện lực (polyethylen (PE), polyethylen liên kết
ngang (PEX hay XLPE), polyvinylclorua (PVC), cao su
ethene-propene (EPR)).
- Máy phát điện hay động cơ trung thế (mica, thủy tinh,
epoxy).
- Máy biến áp đo lường (epoxy).
- Tụ điện cao áp (màng polypropylene (PP)).
- Cách điện (thủy tinh, sứ gốm, epoxy) và sứ xuyên
(epoxy, giấy/epoxy).
- Sứ đỡ (sứ ống, sứ thanh).

Hình 2.7: Hệ thống cách điện rắn trong thực tế: Cáp trung thế cách
điện XLPE (a); Máy biến áp điện áp cách điện epoxy (b) và Máy biến
dòng điện cách điện epoxy (c) 16

39
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Trong cách điện rắn, các chất phụ gia như bột khoáng và
chất gia cường thường được sử dụng để cải thiện các tính chất cơ
học, nhiệt và điện hoặc để giảm giá thành. Các chất độn như là bột
thạch anh, bột dolomit, oxit nhôm, đá phấn, đất sét…cũng với các
chất gia cường như sợi thủy tinh, giấy và sợi vải cũng được sử
dụng.
Ưu điểm:
- Dễ định hình.
- Chi phí khá thấp.
- Dễ dàng sửa chữa và bảo trì.
- Trọng lượng thấp.
- Chịu nhiệt cao.
Nhược điểm:
- Quy trình sản xuất phức tạp.
- Nhạy cảm với độ ẩm (hấp thụ hơi ẩm cao, cây nước).
- Dễ cháy (vấn đề đối với vật liệu hữu cơ).
2.6 Lựa chọn hệ thống cách điện
Các vấn đề sẽ khác nhau đối với một nhà sản xuất và kỹ sư
thiết kế của một nhà máy, nhưng việc lựa chọn vật liệu cách điện
sẽ luôn dựa trên những cân nhắc về cả khía cạnh kỹ thuật và kinh
tế. Khía cạnh kỹ thuật bao gồm ứng suất (điện, nhiệt, cơ…) và
không gian có sẵn. Kinh tế phải nhìn ở một góc độ rộng hơn, cân
nhắc đến các chi phí có thể liên quan đến không gian, cơ sở vật
chất, bảo trì và sửa chữa.
Khi một giải pháp đã được chọn, hệ thống phải được tối ưu
hóa về mặt thiết kế hình học (phân bố trường) và lựa chọn vật liệu.
2.7 Ứng dụng thực tế của hệ thống cách điện
2.7.1 Cáp điện lực và phụ kiện
Cáp điện lực được sử dụng để truyền tải năng lượng điện
phải dẫn dòng điện cao, phải cách điện tốt ở điện áp vận hành với
khả năng chịu quá áp tương ứng và chịu được các ảnh hưởng môi

40
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

trường khác nhau. Hiện tại, cáp PE liên kết ngang (XLPE) hầu
như được lắp đặt cho tất cả các cấp điện áp nhờ vào ưu điểm về
kinh tế và kỹ thuật cũng như kinh nghiệm vận hành phong phú.
Tuy nhiên, do tuổi thọ dài, nhiều loại cáp cũ sử dụng các loại vật
liệu cách điện khác vẫn đang được sử dụng trên hệ thống.
2.7.1.1 Cáp giấy
Đối với cáp cổ điển, cách điện cáp thường bao gồm nhiều
lớp băng giấy (độ dày t = 80 đến 130 m) được quấn xoắn ốc và
xếp chồng xen kẻ lên nhau như trong Hình 2.8. Khe hở giữa các
cạnh của băng giấy liền kề của lớp giấy phía trước được bao phủ
bởi các lớp giấy phía sau. Các khe hở này cho phép băng giấy dịch
chuyển khi cáp bị uốn cong. Một số lớp khác theo cấu trúc của cáp
được quấn bên ngoài lớp cách điện. Sau khi sấy khô lớp cách điện,
quá trình ngâm tẩm được thực hiện với dầu khoáng có độ nhớt cao
trong cáp tẩm cả khối (Mass-impregnated cable) hoặc dầu khoáng
có độ nhớt thấp trong cáp dầu (Oil-filled cable).

Hình 2.8: Bọc cách điện lõi dẫn cáp bằng băng giấy xếp chồng 17
a. Cáp tẩm cả khối
Cáp tẩm cả khối có lợi thế là dầu tẩm có độ nhớt cao không
bị rò rỉ tại các mối nối cáp hoặc do hư hỏng cáp. Tuy nhiên, sự
thay đổi nhiệt độ hoặc thay đổi phụ tải tạo ra nguy cơ hình thành
các khe rỗng trong cáp. Do đó, cáp loại này chỉ có thể được sử
dụng cho đến cấp trung thế đối với điện áp AC. Ngày nay, loại
cáp này chỉ được sử dụng trong truyền tải cao thế DC đến điện áp

41
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

500 kV. Hình 2.9 minh họa cáp HVDC 450 kV được sử dụng để
kết nối lưới điện giữa Đức và Thụy Điển năm 1994 với đường
truyền dài 250 km có thể truyền tải công suất 600 MW.

Hình 2.9: Cáp Baltic-450 kV (trái) và cáp Gotland-150 kV (phải) 18


b. Cáp dầu
Trong cáp dầu, giấy được ngâm tẩm với dầu khoáng có độ
nhớt thấp. Điều này dẫn đến chất lượng cách điện cũng như độ ổn
định nhiệt cao phù hợp với các ứng dụng siêu cao áp. Trong trường
hợp cáp chứa dầu có áp suất thấp, sự giãn nở nhiệt của dầu phải
được tính đến bằng cách sử dụng thùng giãn dầu. Đối với mục
đích này, sự trao đổi dầu diễn ra trong lõi dẫn rỗng (cáp một lõi)
hoặc trong các kẽ hở giữa các lớp cách điện của lõi dẫn (cáp ba
lõi) (Hình 2.10). Đối với cấp điện áp đến mức Vm = 525 kV, cáp
chứa dầu có áp suất cao từ 14 đến 16 bar có thể được sử dụng. Cáp
dầu có thể được sử dụng cho cả truyền tải HVAC và HVDC,
nhưng độ dài tối đa của cáp bị giới hạn trong khoảng 50 km do
yêu cầu cần phải trao đổi dầu hoặc cung cấp thêm dầu cho cáp khi
vận hành. Sự lão hóa của cáp cách điện bằng giấy dầu đối với cả
cáp tẩm cả khối và cáp dầu cũng giống như sự lão hóa của các hệ
thống cách điện tương tự trong các máy biến áp điện lực, máy biến
áp đo lường hoặc sứ xuyên. Cơ chế lão hóa là hình thành khe rỗng,
lão hóa dầu, khử trùng hợp hoặc bị ngấm ẩm. Do đó, các phương

42
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

pháp chẩn đoán tương ứng như phân tích dầu cách điện, đo phóng
điện cục bộ hoặc phép đo điện môi cũng được áp dụng.

Hình 2.10: Mặt cắt ngang của cáp dầu 1 lõi và 3 lõi 19
2.7.1.2 Cáp polyme
Cáp trung thế polyme đầu tiên được cách điện bằng
polyvinylchloride (PVC). Tuy nhiên, do tổn hao điện môi cao khi
sử dụng ở điện áp cao dẫn đến cáp PVC có độ ổn định nhiệt kém
trong thời gian sử dụng lâu dài. Vì giá thành thấp, PVC được sử
dụng đến ngày nay để làm vật liệu cách điện đối với cáp hạ thế và
vật liệu làm vỏ bọc ở cáp trung thế.
Hiện nay, vật liệu cách điện chủ yếu được sử dụng trong
hầu hết các loại cáp trung thế và cao thế là polyethylene liên kết
ngang (XLPE) như Hình 2.11. Cáp XLPE đang ngày càng thay
thế cáp tẩm cả khối và cáp dầu và có điện áp làm việc đến 500 kV.
Do sử dụng chất cách điện rắn nên cáp XLPE không cần hệ
thống đối lưu và cung cấp dầu cũng như không xảy ra hiện tượng
rò rỉ dầu. Hơn nữa, XLPE có độ bền điện cao, tổn hao điện môi
thấp và ổn định nhiệt cao. Tuy nhiên, khả năng kháng nhiệt ngay

43
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

cả ở 90°C trong thời gian dài vẫn thấp là nhược điểm của XLPE.
Do đó, các qui định kỹ thuật cần phải được tuân thủ khi lắp đặt
cáp để đảm bảo tản nhiệt tốt trong quá trình vận hành. Vì vậy,
thường không nên lắp đặt nhiều cáp thành bó.
Cáp trung thế, cáp cao thế và cáp siêu cao thế được sản xuất
như cáp có trường xuyên tâm một lõi bằng cách ép đùn các lớp
màn chắn ruột, cách điện, màn chắn cách điện trong một quy trình
sản xuất. Chất lượng và độ bền điện của cáp phụ thuộc chủ yếu
vào sự hoàn hảo và mức độ sạch trong các bước của quy trình này.
Ép đùn nhiều lớp đảm bảo sự tiếp xúc tốt giữa các lớp bán dẫn làm
màn chắn và lớp cách điện mà không phải lúc nào cũng đạt được
đối với các thiết kế cáp kiểu cũ. Sau đó các lớp băng bán dẫn, giáp
kim loại và lớp độn được quấn lên lõi cáp như Hình 2.11. Lớp vỏ
bọc bên ngoài một lần nữa được ép đùn từ PE hoặc PVC có tác
dụng là lớp bảo vệ.

Hình 2.11: Cấu trúc cáp XLPE 20


Core: lõi cáp; inner semiconductor: lớp bán dẫn bên trong; outer
semiconductor: lớp bán dẫn bên ngoài; insulation: lớp cách điện;
wire screen: giáp sợi; polymer jacket: lớp vỏ bọc bên ngoài.
Ban đầu, cách điện XLPE của cáp trung thế, được thiết kế
với cường độ điện trường vận hành khá thấp khoảng 2 đến 4
kV/mm (giá trị r.m.s.). Điều này dẫn đến cáp có độ bền điện vượt
xa các yêu cầu thử nghiệm. Do đó, với kinh nghiệm thực tế ngày
càng tăng cùng với sự cải tiến công nghệ sản xuất, cường độ điện

44
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

trường vận hành đối với cáp XLPE được tăng lên đến 15 kV/mm
như Hình 2.12.
Sự lão hóa của XLPE không giống với sự lão hóa của cách
điện giấy dầu: không có sự lão hóa nhiệt cũng như sự hình thành
khe rỗng. Tuy nhiên, XLPE có độ nhạy cảm nhất định đối với sự
xâm nhập của hơi ẩm, mà đã gây ra sự cố đối với các kiểu thiết kế
đầu tiên của cáp XLPE. Dưới tác dụng của điện trường, sự hiện
diện của độ ẩm và do các quá trình điện hóa, cấu trúc nhỏ dạng
nhánh cây gọi là “cây nước” được hình thành trong XLPE sẽ làm
tăng điện trường cục bộ do hằng số điện môi cao của nước. “Cây
nước” sẽ phát triển theo phương của điện trường. Mặc dù “cây
nước” tạo thành một dấu hiệu rõ ràng của sự lão hóa cáp nhưng
nó chỉ có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm ngay lập tức khi xuất
hiện các kênh nhỏ dẫn điện do phóng điện cục bộ gọi là “cây điện”
phát triển từ các đầu nhánh của “cây nước” (Hình 2.13). Chiều dài
của “cây nước” được xem như là một chỉ số đánh giá sự lão hóa,
vì nó có mối quan hệ (mặc dù yếu) với độ bền điện còn lại của lớp
cách điện.

Hình 2.12: Cường độ điện trường điển hình của cáp XLPE 17
Field strength: cường độ điện trường; semi-conductive layer: lớp bán
dẫn; conductor screen: màn chắn ruột.

45
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Bằng cách cải tiến vật liệu cách điện về mặt cấu trúc và quy
trình sản xuất, độ nhạy cảm với “cây nước” bị giảm đến mức ngay
cả khi có sự hiện diện của nước tự do, thời gian hoạt động của cáp
XLPE có thể kéo dài đến 40÷50 năm.
Ở nước ta, cáp ngầm XLPE cấp trung thế đã được triển khai
tại một số đô thị trong cả nước trong khoảng 510 năm trở lại. Đối
với cáp cao áp, lần đầu tiên lắp đặt tuyến cáp ngầm 3 pha 110
kV/131 MVA dài 57,3 km nối liền Hà Tiên và Phú Quốc vào năm
2014 (Hình 2.14).

Hình 2.13: Sự xuất hiện của “cây nước” và “cây điện” trong lớp cách
điện XLPE 21
Insuation shield: màn chắn cách điện; electrical tree: cây điện, vented
water tree: cây nước.

Hình 2.14: Cáp ngầm Hà Tiên - Phú Quốc: cáp Cu/XLPE-


1(3C630mm2) (a) và lắp đặt cáp (b) 22

46
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

2.7.1.3 Đầu cáp


Tại đầu cuối của cáp với lõi dẫn không có cách điện như
Hình 2.11 có thể xảy ra phóng điện bề mặt với điện áp bắt đầu
thấp. Do đó cần phải áp dụng các phương pháp điều chỉnh điện
trường tại mép (cạnh) của lõi dẫn để tăng điện áp phóng điện của
môi trường cách điện xung quanh lõi dẫn. Có nhiều phương pháp
khác nhau để điều chỉnh điện trường (hình dạng, điện dung, hằng
số điện môi lớp cách điện, điện trở…). Đặc biệt, điều chỉnh hình
dạng điện trường thường được áp dụng cho các đầu nối cáp (Hình
2.15). Sự xuất hiện của côn giảm ứng suất đã phân bố lại các
đường đẳng điện thế và kết quả là điện trường tại mép của màn
chắn cách điện giảm dẫn đến giảm hiện tượng phóng điện cục bộ
và sự phóng điện bề mặt. Ngoài ra, phương pháp điều chỉnh điện
trường bằng ống giảm ứng suất thường được áp dụng đối với cáp
trung thế (Hình 2.16). Ống giảm ứng suất được chế tạo từ vật liệu
có điện trở suất cao và hằng số điện môi lớn.

Hình 2.15: Phân tán trường tại đầu nối cáp bằng côn giảm ứng suất:
Không điều khiển trường (a) và Điều khiển trường (b) 23
2.7.2 Sứ xuyên
Sứ xuyên thường được dùng để dẫn các đầu dây cao áp qua
các vỏ kim loại nối đất và được xem là kiểu cách điện điển hình

47
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

có thể bị phóng điện bề mặt với điện áp bắt đầu phóng điện cục bộ
thấp. Do đó, vấn đề cần phải giải quyết đối với sứ xuyên cũng
tương tự như đối với đầu nối cáp trung và cao áp. Sứ xuyên phải
có độ bền điện đủ lớn và phân bố điện trường trong nó phải đạt
đến mức độ đồng nhất nhất định để có thể chịu được ứng suất điện
trường khi thử nghiệm và vận hành.

Hình 2.16: Phân tán trường tại đầu nối cáp bằng ống giảm ứng suất:
Không điều khiển trường (a) và Điều khiển trường (b) 24
Stress control: điều khiển điện trường; cable jacket: lớp vỏ bọc bên
ngoài; cable screen: lớp màn chắn; insulation: cách điện; conductor:
lõi dẫn.
Sứ xuyên không điều khiển điện trường chỉ thích hợp cho
điện áp thấp khoảng vài kV do sự phóng điện vầng quang tại cạnh
của vỏ thiết bị bằng kim loại như Hình 2.17a. Trong phạm vi trung
thế, chẳng hạn trong các máy biến áp phân phối, sứ xuyên được
sử dụng như Hình 2.17b. Nhờ vào việc lấp đầy dầu và sử dụng
phương pháp điều khiển điện trường kiểu hình dạng, điện áp bắt
đầu vầng quang xung quanh khu vực các cạnh của vỏ nối đất tăng
hơn khoảng mười lần. Lên đến cấp điện áp 123 kV, điện cực trôi
dạng ống với đường kính thích hợp được sử dụng để tạo nên cấu
trúc phân tán điện dung (Hình 2.17c). Ngoài ra, điện cực bọc cách
điện và điện cực phân tán điện trường kiểu hình dạng (Hình 2.17d)
cũng được ứng dụng. Tuy nhiên, sứ xuyên cao thế thường có cấu
trúc điều khiển điện trường loại điện dung bởi vì kiểu cấu trúc này
cho phép giảm đường kính của nó.

48
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Hình 2.17: Sứ xuyên có và không có điều khiển điện trường 17


PD inception: điện áp bắt đầu phóng điện cục bộ; ungraded bushing:
sứ xuyên không phân tán trường; geometrically graded: phân tán
trường kiểu hình dạng; capacitively graded: phân tán trường kiểu
điện dung; GIS: máy cắt cách điện bằng khí.
2.7.3 Máy biến áp điện lực
Máy biến áp điện lực được sử dụng để truyền tải năng
lượng điện giữa các cấp điện áp khác nhau. Ngoài ra các loại biến
áp khác như máy biến áp thử nghiệm dùng để tạo ra điện áp và
dòng điện thử nghiệm trong khi máy biến áp đo lường được sử
dụng để đo dòng điện và điện áp trên hệ thống truyền tải năng
lượng điện.
Cùng với máy biến áp một pha, máy biến áp điện lực ba
pha đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống truyền tải điện
năng. Đặc biệt là tại các cấp điện áp cao, chúng có giá thành đầu
tư cao và là thành phần chiến lược quan trọng của hệ thống năng
lượng điện. Hình 2.18 minh họa cấu trúc điển hình của máy biến
áp cách điện bằng dầu loại lõi từ có ba trụ. Đối với loại này, các
cuộn dây quấn được lắp trên ba trụ từ cùng với ba sứ xuyên để dẫn
các đầu dây cao áp. Ngoài ra, thành phần quan trọng khác của máy
là bộ OLTC để thay đổi tỷ số biến áp bằng cách chuyển đổi nối
kết giữa các đầu ra của cuộn dây. Mạch tự động điều khiển hệ
thống làm mát của dầu mà thông qua đó tổn thất nhiệt của máy

49
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

biến áp được chuyển tải đến bộ trao đổi nhiệt. Sự giãn nở nhiệt
của dầu được thực hiện tại thùng giãn dầu có trang bị rơle hơi
Buchholz. Trong trường hợp có sự tích tụ khí cháy, rơle Buchholz
kích hoạt mạch báo động. Ngày nay, tình trạng vận hành của các
máy biến áp chiến lược đang được theo dõi trực tuyến với sự trợ
giúp của các hệ thống giám sát và các mô hình nhiệt.

Hình 2.18: Các bộ phận chính của máy biến áp dầu 17
Bushing: sứ xuyên; on-load tap changer: bộ đổi nấc dưới tải; oil
expansion vessel: thùng giãn dầu; hot spot: điểm quá nhiệt.
Cấu trúc của hệ thống cách điện của máy biến áp được xác
định bởi điện áp giữa các cuộn dây, giữa cuộn dây với lõi từ cũng
như với vỏ máy. Khối lượng và tự cảm tản của một máy biến áp
là kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố bao gồm chiều dày cách điện,
khoảng cách giữa các cuộn dây, giữa các lớp dây và giữa các vòng
dây. Vì vậy, hệ thống cách điện cần nhỏ gọn nhưng phải đảm bảo
độ tin cậy.
Mặc dù các máy biến áp hiện đại có tổn thất rất thấp
(khoảng 0,20,5%) nhưng lượng nhiệt cần tải qua cách điện là rất
cao bởi vì công suất truyền tải của máy biến áp rất lớn. Chẳng hạn
với tổn thất là 0,2% của máy biến áp 800 MVA sẽ tương ứng với
tổn hao điện năng là 1,6 MW. Bởi vì tổn hao đồng tăng tỷ lệ thuận
với bình phương của giá trị dòng điện của cuộn dây nên cách điện
trong một máy biến áp non tải sẽ chịu tải nhiệt thấp đáng kể.

50
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Ngược lại, đối với một máy biến áp tuy bị quá tải chỉ trong thời
gian ngắn nhưng nó sẽ chịu tải nhiệt cao hơn.
2.7.3.1 Máy biến áp dầu
Máy biến áp dầu luôn được cách điện bằng chất lỏng cách
điện có độ nhớt thấp (thường sử dụng dầu gốc khoáng) kết hợp
với vật liệu sợi được ngâm tẩm (giấy cách điện và bìa cách điện
có nguồn gốc từ xenlulô). Do đó, sự tản nhiệt tốt được thực hiện
thông qua hiện tượng đối lưu trong các khe dầu giữa các lớp dây
dẫn và của hệ thống cách điện màn chắn… như Hình 2.19.

Hình 2.19: Cấu trúc hệ thống cách điện trong máy biến áp 17
Yoke: gông từ; limb: trụ từ; bushing lead exit: đầu ra dây dẫn;
convective oil flow: chuyển động đối lưu dầu.
Ngoài cách điện trong nội bộ cuộn dây, cách điện giữa cuộn
cao áp và cuộn hạ áp, cách điện giữa các cuộn dây với các thành
phần nối đất (lõi từ và vỏ máy) và cách điện giữa các pha trong
cùng 1 cuộn dây cũng rất quan trọng. Kích cỡ khe dầu thích hợp
phải được xác định để đảm bảo cho mục đích cách điện này như
Hình 2.19.

51
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Độ bền điện của các khe hở dầu tăng đáng kể với sự xuất
hiện của các màn chắn cách điện. Các màn chắn này sẽ chia khe
dầu lớn thành các khe nhỏ hơn. Dựa vào điều này, khoảng cách
giữa các cuộn dây sẽ nhỏ hơn với sự xuất hiện của các màn chắn
cách điện dẫn đến tự cảm tản thấp hơn cũng như khối lượng máy
biến áp cũng thấp hơn. Một cách lý tưởng, các màn chắn phải có
hình dạng theo biên dạng của các đường đẳng thế bởi vì lúc này
điện trường tác động lên khe dầu sẽ có phương vuông góc bề mặt
bìa cách điện thay vì tiếp tuyến với bề mặt bìa cách điện như Hình
2.20. Điều này sẽ hạn chế sự xuất hiện của điện trường tiếp tuyến
cao trên bề mặt bìa cách điện xung quanh khu vực gông từ. Vì thế,
các vòng phân tán điện trường bằng kim loại (grading rings) được
lắp đặt tại vị trí đầu phía trên và bên dưới của các cuộn dây. Nếu
các cuộn dây không được nối đất trực tiếp, đầu dưới cuộn dây
cũng phải được cách điện với lõi từ và vỏ máy.

Hình 2.20: Phân bố điện trường xung quanh cuộn cao áp 17
Core: lõi từ (mạch từ); yoke: gông từ; grading ring: đĩa điều khiển
điện trường; multi-layer winding: cuộn dây nhiều lớp; Disk winding:
cuộn dây kiểu đĩa (bánh); oil gap: khe dầu; barrier: màn chắn cách
điện.

52
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

2.7.3.2 Máy biến áp khô


Đối với máy biến áp khô, các cuộn dây được bọc cách điện
bằng nhựa epoxy (Hình 2.21). Kiểu máy biến áp này được sử dụng
trong các máy biến áp điện lực và máy biến áp đo lường ở cấp
trung thế. Trong các ứng dụng này, cuộn dây được cách điện bởi
các lớp polyme hoặc vật liệu sợi. Thông thường, độ bền điện cao
không thể đạt được do sự xuất hiện của bọt khí giữa các lớp cách
điện. Sự tản nhiệt bằng dẫn nhiệt qua lớp nhựa epoxy kém hơn
hẳn so với sự tản nhiệt bằng đối lưu trong máy biến áp dầu. Điều
này đã giới hạn công suất máy biến áp khô cũng như tăng nhiệt độ
hoạt động của máy biến áp. Vì vậy, yêu cầu phải sử dụng vật liệu
ổn định nhiệt (ví dụ: sợi aramide, màng polyimide…). Ngoài ra,
máy biến áp kiểu khô thường có các khe làm mát thẳng đứng giữa
lõi và cuộn dây, giữa các cuộn dây và thậm chí bên trong cuộn dây
để cải thiện sự tản nhiệt.
Bằng cách loại bỏ các vật liệu có tính hút ẩm, chẳng hạn
như giấy cách điện, bìa cách điện…trong máy biến áp dầu, nên
không cần qui trình sấy khô tốn thời gian trong quá trình sản xuất
máy biến áp khô. Hơn nữa, các máy biến áp khô có thể sử dụng
cấu trúc mở không có vỏ máy. Ngoài ra, việc sử dụng cấu trúc
không có dầu cách điện gốc khoáng sẽ ít tác động đến môi trường
hơn là một ưu điểm khác của máy biến áp khô. Do đó, mặc dù giá
thành cao hơn nhưng máy biến áp khô thường được chọn sử dụng
ở lưới phân phối.

Hình 2.21: Máy biến áp khô cách điện epoxy (cấp trung thế) 25

53
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

2.7.4 Tụ điện cao áp


Tụ điện cao áp được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau
trong lĩnh vực truyền tải điện cao áp như:
- Tụ phân áp (grading capacitors): đối với các máy cắt cao
áp ( 420 kV) được trang bị một số buồng cắt nối nối
tiếp, tụ cao áp đảm bảo phân bố điện áp điện dung trên
các buồng cắt này cũng như đảm bảo cách điện trong
giai đoạn mở máy cắt (Hình 2.22). Do đó, sẽ không gây
phóng điện đánh thủng khe hở điện cực của máy cắt.
- Tụ liên lạc (coupling capacitors): được sử dụng như thiết
bị để hòa tần số cao vào đường dây truyền tải. Tụ liên
lạc còn được dùng để tách tín hiệu phóng điện cục bộ
trong phòng thí nghiệm, tại hiện trường thử nghiệm hoặc
giám sát thiết bị.
- Tụ bù (compensation capacitors): được sử dụng để bù
công suất phản kháng trong lưới điện (Hình 2.23) trong
trường hợp bù ngang (tụ được lắp song song). Ngoài ra
trong trường hợp được lắp nối tiếp, tụ điện còn được sử
dụng để tăng công suất truyền tải mà không làm giảm độ
ổn định và tin cậy cung cấp điện…

Hình 2.22: Tụ phân áp lắp song song cặp điện cực trong buồng cắt
của máy cắt cao áp 26

54
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Hình 2.23: Tụ bù ngang tại trạm biến áp 220 kV Mỹ Phước - Bình


Dương 27
Tụ điện bao gồm vỏ và phần “hoạt động” được tạo thành
từ lớp điện môi có ứng suất điện trường cao giữa hai bản cực kim
loại. Phụ thuộc vào từng loại ứng dụng mà tồn tại nhiều dạng vỏ,
cách điện và kiểu liên kết giữa các phần tử của tụ điện được sử
dụng như Hình 2.24.
Để sử dụng tối ưu thể tích có sẵn, một chất điện môi cho
phép đạt mật độ năng lượng tối đa như công thức 2.1 phải được
lựa chọn. Trên hết, điện môi phải chịu cường độ trường cho phép
cao Emax cũng như hằng số điện môi tương đối r cao. Mật độ năng
lượng cao có thể đạt được với giấy tẩm dầu, với điện môi hỗn hợp
giữa giấy và màng polyme và điện môi “all film”. Trong trường
hợp có yêu cầu đặc biệt, dầu khoáng truyền thống thậm chí còn
được thay thế bởi các chất lỏng cách điện tổng hợp có độ nhớt
thấp.
1 2
W  E max (2.1)
2
Một phần tử của tụ điện được tạo thành bởi việc cuộn giấy
cách điện (và/hoặc màng polyme) có chức năng của điện môi với
hai lá kim loại làm điện cực như Hình 2.25. Mật độ năng lượng
đạt mức tối đa khi điện môi được hình thành từ một số lượng hạn
chế các lớp. Bởi vì điện trường cho phép trong lớp điện môi bị hạn
chế bởi điện trường cục bộ tại các cạnh sắc của lá kim loại (Ee).
Chính vì vậy, khi giảm chiều dày lớp điện môi, tỷ lệ Ee/Eo (Eo:
55
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

điện trường trung bình) được cải thiện (tức giảm xuống) nên mật
độ năng lượng trong điện môi tăng.

Hình 2.24: Cấu trúc tụ trung thế và cao thế 17


Coupling capacitor: tụ liên lạc; outdoor housing: kiểu vỏ cách điện sử
dụng ngoài trời; grading capacitor: tụ phân áp; installation: lắp đặt;
flat section: mặt cắt ngang; metal housing: vỏ kim loại; cylindrical
section: mặt cắt dọc trục.

Hình 2.25: Cấu trúc cách điện và điện cực của tụ 17
Metal foil: lá kim loại; dielectric: điện môi; contact strip: lá điện cực.

56
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Trong thực tế, mật độ năng lượng tối đa có thể đạt được đối
với chiều dày cách điện khoảng vài chục m. Độ dày này thường
là kết quả của việc quấn bốn hoặc năm lớp giấy hoặc màng polyme
có độ dày từ 10 đến 20 m. Điện trường cho phép r.m.s. trong thời
gian ngắn ở các trường đồng nhất khoảng 50 kV/mm. Do đó, một
phần tử tụ điện chỉ có thể chịu điện áp thử nghiệm khoảng vài kV.
Vì vậy, các tụ điện cao thế được chế tạo từ các phần tử đơn lẻ được
ghép nối tiếp.
Tăng cường độ điện trường cho phép Emax có thể thực hiện
bằng cách sử dụng màng polyme và chất lỏng cách điện tổng hợp.
Ngoài ra, làm tròn cạnh của các lá điện cực cũng dẫn đến giảm
điện trường cục bộ.
2.7.5 Máy cắt cao áp
Chức năng của máy cắt là ngắt dòng làm việc, dòng ngắn
mạch cũng như cung cấp cách điện đủ cao để ngăn phóng điện xảy
ra khi xuất hiện điện áp phục hồi trên khe hở giữa các điện cực lúc
cắt dòng điện.
Đối với việc lựa chọn máy cắt, trên tất cả, các đặc điểm cụ
thể của dòng điện của máy cắt, chẳng hạn như Ir (dòng định mức),
ip (biên độ dòng ngắn mạch), Ith (dòng tương đương nhiệt trong
ngắn hạn) và Ib (dòng cắt ngắn mạch đối xứng) phải được so sánh
với các ứng suất thực tế xảy ra trong mạng điện. Trong trường hợp
dòng điện ngắn mạch với thành phần ban đầu không chu kỳ (các
thành phần DC), ứng suất tác động lên buồng cắt sẽ lớn hơn và
máy cắt có công suất lớn hơn phải được chọn.
Máy cắt công suất lớn được ứng dụng đầu tiên là máy cắt
dầu (Hình 2.26), trong đó hồ quang cháy trong dầu sau khi tách
rời các tiếp điểm. Bằng cách làm nóng, bốc hơi và phân hủy dầu,
cũng như bằng cách truyền nhiệt, năng lượng hồ quang bị tiêu hao
cho đến khi nó bị dập tắt. Thời gian dập tắt hồ quang dài (từ 5 đến
10 chu kỳ), khả năng cắt hạn chế và nguy cơ cháy nổ đã dẫn đến
sự phát triển của các máy cắt ít dầu và không dầu. Trong những
máy cắt này, hồ quang cháy trong buồng hồ quang rất hẹp. Buồng
này bao gồm các rãnh để giữ chất lỏng làm môi trường dập tắt hồ
quang (dầu hoặc nước tương ứng). Tại đây, sự làm mát hồ quang

57
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

một cách hiệu quả đạt được bởi sự giãn nở đoạn nhiệt trong khi
đẩy lùi điện cực di động, bởi sự bốc hơi mãnh liệt của chất lỏng
dập tắt hồ quang và, nếu có thể, bởi một dòng chất lỏng áp lực
cao.

Hình 2.26: Máy cắt dầu: Mô hình cấu tạo máy (a) và Hình dạng bên
ngoài (b) 28
Conductor: lõi dẫn; bushing: sứ xuyên; dielectric oil: dầu cách điện;
moving contact: tiếp điểm động; fixed contact: tiếp điểm tĩnh, arc: hồ
quang; tank: vỏ máy.
Một nguyên lý dập tắt hồ quang đơn giản hơn đã được áp
dụng cho các máy cắt công suất nhỏ ở cấp trung thế (máy cắt tự
sinh khí). Theo nguyên lý này, khí sinh ra trong không gian hẹp
do hồ quang tác động vào thành ống cách điện sẽ gia tăng áp suất
và có tác dụng dập tắt hồ quang trong vài chu kỳ.
Thông qua sự phát triển của máy cắt khí nén (Hình 2.27),
đã không còn sử dụng bất kỳ loại chất lỏng nào để dập tắt hồ quang
nữa. Ở đây, hồ quang được thổi bằng luồng khí nén có áp suất từ
15 đến 21 bar và với vận tốc cao. Do đó, hồ quang được làm mát
rất mãnh liệt đến nỗi mà nó bị dập tắt khi dòng điện qua giá trị 0
lần thứ nhất hoặc thứ hai. Với sự phát triển của máy cắt khí nén
SF6 (Hình 2.28) cho cấp điện áp trung thế, cao thế và siêu cao thế
(20400 kV) cũng như sự phát triển của máy cắt chân không ở cấp
trung thế, sự lắp đặt mới các loại máy cắt được đề cập ở trên đã
chấm dứt nhưng ở một mức độ nào đó chúng vẫn còn được sử

58
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

dụng trong lưới điện cho đến khi bị thay thế do hư hỏng. Do tiềm
ẩn nguy cơ gây ấm lên toàn cầu của khí SF6 khi thoát ra ngoài môi
trường, các giải pháp thay thế nó cả về mặt cách điện lẫn dập tắt
hồ quang đang được nghiên cứu. Vì vậy, hiện tại cả máy cắt chân
không (Hình 2.29) và máy cắt khí nén CO2 được xem xét cho
tương lai. Các máy cắt cao thế kiểu cũ (dầu, khí nén…) phải thực
hiện việc cắt dòng cao áp thông qua các buồng cắt mắc nối tiếp có
liên kết với tụ phân áp. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, chỉ
cần sử dụng máy cắt khí SF6 một buồng cắt cho cấp điện áp đến
400 kV.

Hình 2.27: Máy cắt không khí nén: Sơ đồ nguyên lý (a) và Cấu trúc
máy (b) 29
Arcing chamber: buồng hồ quang; air valve: van không khí;
reservoir: bình chứa; closing spring: lò xo đóng; moving contact: tiếp
điểm động; series isolator: chuỗi sứ cách điện; air clearane: khoảng
cách an toàn; working voltage: điện áp vận hành.

Hình 2.28: Máy cắt khí SF6 30

59
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Hình 2.29: Máy cắt chân không: Kiểu lắp đặt trong nhà (a) và Kiểu
lắp đặt ngoài trời (b) 31
2.7.6 Máy điện quay
Máy điện đồng bộ và không đồng bộ được sử dụng như
máy phát điện và động cơ điện. Chúng bao gồm rôto và stato như
Hình 2.30. Rôto tạo ra từ trường quay theo chuyển động của nó và
điều đó sẽ làm cảm ứng điện áp xoay chiều trong cuộn dây stato.
Stato bao gồm một lõi thép hình trụ được ghép từ nhiều lá thép
mỏng với lỗ mở đồng tâm chứa rôto và cuộn dây quấn. Cuộn dây
stato được đặt vào các khe hở dọc trục (rãnh stato) phía bên trong
của lõi từ và phân bố đều theo chu vi của nó.
Cách điện của máy phải cách ly giữa các vòng dây với
nhau, giữa các cuộn dây với nhau cũng như cách điện với lõi thép
của stato. Thiết kế cách điện thay đổi tùy thuộc vào kích thước và
tuổi thọ của máy. Đối với máy công suất nhỏ chịu tác động của
điện áp thấp, dây dẫn điện từ tráng men cách điện được quấn trực
tiếp vào các rãnh stato như Hình 2.31. Đối với máy công suất lớn,
thanh dẫn được tạo hình và cách điện trước khi được lắp vào các
rãnh stato và được liên kết với nhau ở phần đầu cuộn dây phía
trước và sau lõi từ (Hình 2.32). Ngay cả các máy phát có công suất
lớn cỡ GW vẫn phải sử dụng điện áp ở cấp trung thế bởi vì vấn đề
cách điện cho cấp điện áp cao hơn không thể thực hiện được với
hệ thống cách điện của máy điện truyền thống. Do đó, luôn cần

60
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

máy biến áp tăng áp đấu nối với máy phát để cung cấp năng lượng
điện vào hệ thống điện cao thế.

Hình 2.30: Cấu tạo của máy điện đồng bộ 17


High-speed synchronous generator: máy phát đồng bộ tốc độ cao;
cylindrical-rotor generator: máy phát rotor kiểu trụ; hydrogen-
cooled: làm mát bằng hydro; efficiency: hiệu suất.

Hình 2.31: Cách điện dây quấn stato của máy điện quay hạ thế 32
2.7.6.1 Động cơ điện hạ thế
Trong quá trình sản xuất động cơ điện áp thấp, tấm cách
điện được cắt và tạo hình trước khi được lót vào các rãnh stator.
Sau đó, dây điện từ tráng men cách điện được chèn vào các rãnh
với sự trợ giúp của máy quấn dây tự động. Làm như vậy, luôn có

61
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

nhiều dây đặt vào một rãnh. Sau đó, các tấm cách điện được chèn
vào giữa các cuộn dây của các pha khác nhau trong phần đầu cuộn
dây bên ngoài stato. Cuối cùng, stato chứa cuộn dây được ngâm
trong vecni, phun vecni hoặc do yêu cầu cao hơn về chất lượng
cách điện, cuộn dây được ngâm tẩm dưới chân không với nhựa
polyester hoặc nhựa epoxy.
Mục đích của việc ngâm trong vecni hoặc tẩm với nhựa đầu
tiên là để bảo vệ cuộn dây chống ẩm và để tăng cường độ ổn định
cơ của cách điện dưới sự rung động để chống mài mòn. Hơn nữa,
sự truyền nhiệt cũng sẽ được cải thiện. Các loại vật liệu cách điện
được sử dụng chủ yếu được chọn theo giá trị ứng suất nhiệt (cấp
chịu nhiệt) mong muốn trong quá trình hoạt động.

Hình 2.32: Cách điện dây quấn stato của máy điện quay trung thế:
Stator (a) và Cách điện dây quấn (b) 17
Axial slot: rãnh dọc trục; conductor bar: thanh dẫn; coil winding: dây
quấn; preformed coil: dây quấn được chế tạo sẵn; transposed
conductor: thanh dẫn hoán vị; slot wedge: mép rãnh; interturn
insulation: cách điện giữa các vòng dây; sub-conductor insulation:
cách điện giữa các thanh dẫn phụ; slot-cell insulation: cách điện
rãnh; corona shielding: lớp bảo vệ chống phóng điện vầng quang.
Cách điện hạ thế thường có chứa bọt khí hoặc lỗ rỗng. Tuy
nhiên, đối với điện áp hoạt động khoảng vài trăm vôn sẽ không
xảy ra hư hỏng do phóng điện cục bộ. Ngược lại, nếu các động cơ
điện được cung cấp năng lượng với các biến tần thông qua các
đường cáp dài có thể gây ra vấn đề tăng áp tại đầu vào của động

62
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

cơ. Điều này là do tốc độ tăng điện áp cao, xung đóng cắt lan
truyền như sóng di chuyển và tăng điện áp đến gấp đôi giá trị định
mức do phản xạ tại trở kháng của động cơ. Nếu điện áp xoay chiều
giữa các vòng dây trong khu vực đầu dây quấn quá cao, phóng
điện cục bộ với tần số cao xảy ra trong các bọt khí hoặc lỗ rỗng
dẫn đến phá hủy men cách điện và gây ra ngắn mạch giữa các
vòng dây.
2.7.6.2 Máy điện công suất lớn
Đối với động cơ và máy phát điện công suất lớn, sử dụng
điện áp cao thường sẽ là lợi thế. Tuy nhiên, ngay cả đối với cái
gọi là máy điện áp cao, nó vẫn bị hạn chế ở điện áp định mức
khoảng 27 kV. Bởi vì vấn đề cách điện cho điện áp cao hơn không
thể giải quyết với hệ thống cách điện của máy điện truyền thống.
Do điện áp tương đối thấp, dòng điện và tiết diện dây dẫn là rất
lớn. Ví dụ: trong máy phát 1.300 MVA, tại Ur = 27 kV, dòng điện
hoạt động xấp xỉ 28 kA.
Trong các rãnh stato, các phần tử của cuộn dây được tạo
hình trước (thanh dẫn cách điện hoặc cuộn dây) được chèn và cố
định với các nêm và được đấu nối với nhau ở đầu trước và ở đầu
sau của cuộn dây như Hình 2.33. Dây dẫn có tiết diện lớn thường
được ghép song song từ một số dây dẫn nhỏ hơn như Hình 2.32.
Trong trường hợp dòng điện rất lớn, một số dây dẫn phụ được thiết
kế rỗng bên trong và được làm mát bằng nước.
Cách điện giữa các vòng dây chịu tác động của điện áp rất
thấp trong khi điện áp hoạt động đầy đủ được đặt lên cách điện
chính giữa cuộn dây và lõi thép. Nó cũng được mô tả như cách
điện cuộn dây hay cách điện với đất. Đối với điện áp hoạt động
trong phạm vi kV, cách điện chính phải được bảo vệ chống tác
động của khe khí bằng các lớp bán dẫn trong và ngoài để ngăn
ngừa phóng điện cục bộ. Lớp bán dẫn bên ngoài giúp tiếp xúc điện
tốt giữa cách điện chính với lõi thép stator nối đất để ngăn chặn
phóng điện cục bộ giữa lõi thép và các bề mặt cách điện của thanh
dẫn hoặc cuộn dây. Tuy nhiên, điện trở bề mặt của lớp bán dẫn
này không được thấp đến mức dòng điện xoáy có giá trị đáng kể
có thể dịch chuyển giữa các lá thép liền kề.

63
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Hình 2.33: Dây quấn stato của động cơ trung thế 17
Điện trường giữa lớp bán dẫn bên trong và bên ngoài ít
đồng nhất hơn so với trong cáp điện lực và do mặt cắt ngang của
dây dẫn có dạng hình chữ nhật nên sự gia tăng ứng suất điện
trường sẽ xảy ra tại các cạnh của dây dẫn thành phần như Hình
2.34. Ban đầu, cường độ điện trường tại phần thẳng của thanh dẫn
được giới hạn ở giá trị dưới 2 kV/mm để loại trừ phần lớn phóng
điện cục bộ trong khe khí. Hiện tại, nhờ vào việc cải tiến hệ thống
cách điện, cường độ điện trường lên đến 3 kV/mm được sử dụng
và thậm chí các giá trị cao hơn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên,
độ dày cách điện khoảng vài mm chỉ cho phép điện áp hoạt động
khoảng vài chục kV.

Hình 2.34: Cách điện thanh dẫn máy phát công suất lớn 17
Main isulation: cách điện chính; semi-conductive layer: lớp bán dẫn;
sub-conductor: thanh dẫn phụ; strand insulation: cách điện giữa các
thanh dẫn phụ; gas gap: khe khí; creepage discharge path: đường
phát triển phóng điện bề mặt; resistive potential garding: lớp phân
tán trường kiểu điện trở; exposed main insulation: lớp cách điện
chính không có phủ lớp phân tán trường.

64
Giáo trình Kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy liệt kê các loại hệ thống cách điện được sử dụng trong
lưới điện xung quanh khu vực bạn đang sinh sống.
2. Hãy lựa chọn hệ thống cách điện cho máy biến áp phân phối
cung cấp điện cho siêu thị với yêu cầu chống cháy nổ cao hoặc
hạn chế khả năng sinh khí độc khi xảy ra sự cố. Giải thích sự
lựa chọn.
3. Hiện tại có xu thế sử dụng dây bọc XLPE để truyền tải điện
trên không ở lưới phân phối. Tuy nhiên hay xảy ra sự cố đứt
dây hơn so với khi sử dụng dây không có bọc. Bạn hãy cho
biết tại sao và đề ra phương pháp khắc phục.
4. Trình bày và giải thích cấu trúc cáp dầu và cáp polyme.
5. Giải thích tác dụng của các phương pháp điều khiển điện
trường tại đầu cáp và trong sứ xuyên.
6. Trình bày hệ thống cách điện trong các máy biến áp điện lực.
7. Trình bày ưu và nhược điểm của các loại máy cắt trung và cao
thế.
8. Giải thích phương pháp dập tắt hồ quang trong các loại máy
cắt dầu, khí nén và chân không.
9. So sánh hệ thống cách điện giữa các máy điện quay hạ thế và
trung thế.
10. Đánh giá hệ thống cách điện của máy biến áp khô ứng dụng
trong lưới trung thế.

65

You might also like