TCHV

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

CÔNG THỨC

Tính thư giá cổ phiếu thường


VCP thường theo mệnh giá +Vốnthặng dư +Thu nhập dữ lại Vốn cổ phần thường
Giá trị sổ sách ( thư giá )= =
Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành Số CPT đang lưu hàn

 Số CPT đang lưu hành = Số CPT đã lưu hành + Số CPT đợt phát hành
 VCP thường = Số CPT đang lưu hành * mệnh giá
 Vốn thặng dư = (Giá phát hành cổ phiếu – mệnh giá) * Số CP đợt phát hành
Tính thu nhập mỗi cổ phần
Thu nhập ròng−Cổ tức ưu đãi
EPS = Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Tính cổ tức chia cho mỗi cổ phần


DPS = EPS x %thanh toán cổ tức
Tính thu nhập ròng EAT
EAT = EBT – T
 EBT = EBIT – I
 I = Tổng mệnh giá trái phiếu * Lãi suất trái phiếu
 T = EBT * Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
 Cổ tức ưu đãi = Tổng mệnh giá cổ phiếu ưu đãi * Tỷ lệ cổ tức
ROE = EAT / VCPT

CÁCH TÍNH HIỆN GIÁ THUẦN NVP


Giá trị hiện tại thuần (NPV) – như tên gọi của nó – giúp nhà đầu tư đo
lường giá trị hiện tại của một khoản đầu tư hay một dự án. Nó cũng giúp định
lượng hóa khoản thu nhập cần thiết để đạt được một lợi suất mục tiêu với một
khoản đầu tư ban đầu. Về mặt toán học, NPV là tổng giá trị của dòng tiền (C)
cho từng thời kỳ (t) trong một khoảng thời gian nắm giữ (T), chiết khấu theo tỷ
suất yêu cầu của nhà đầu tư (r).
TỶ SUẤT SINH LỜI
Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) để tính tỷ suất sinh lời đòi hỏi
của nhà đầu tư đối với chứng khoán i:
Ri = Rf + βi (Rm - Rf)
Trong đó:
 Ri: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với chứng khoán i.
 Rf: Lãi suất phi rủi ro, thông thường được tính bằng lãi suất trái phiếu dài
hạn của Chính phủ
 Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng thị trường (danh mục đầu tư thị trường).
 βi: Hệ số rủi ro của chứng khoán i.
 Rm - Rf: Mức bù rủi ro thị trường.
 βi (Rm - Rf): Mức bù rủi ro của chứng khoán i.
ÔN TẬP
1. Nhận thức? Xung đột nhận thức? Ví dụ
Nhận thức:
_ Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình
phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người,
có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn_ Nhận thức
(perception) có chức năng tải thông tin về “máy tính con người” tuy nhiên lại
thường đọc sai thông tin.
_ Chúng ta chỉ “nhìn thấy” điều chúng ta kỳ vọng, mong muốn nhìn thấy → ý
muốn bản thân (self-serving fashion).
_ Đôi khi một số nhận thức bị bóp méo bởi ý muốn bản thân (self-serving
fashion). Nhận thức là sự chọn lọc, trong đó các kỳ vọng tác động rất mạnh
tới nhận thức.
_ Trong tâm lý học và khoa học nhận thức, "nhận thức" thường đề cập đến việc
các chức năng tâm lý của một cá nhân xử lý thông tin. Nó còn được sử dụng
trong một nhánh của tâm lý học xã hội - ý thức xã hội, để giải thích về những
thái độ, sự phân loại và động lực nhóm.
_ Trong tâm lý học nhận thức và kỹ thuật nhận thức, "nhận thức" thông thường
được coi là quá trình xử lý thông tin của tâm trí người tham gia hay người điều
hành hoặc của bộ não.
VD:

 Khi một thanh sắt được nung nóng bằng lửa sẽ dần chuyển sang màu
vàng rực. Thông qua quan sát con người ta kết luận rằng thanh sắt sẽ bị
chuyển màu khi ta nung nóng.
 Con cá là một loài động vật sinh sống hoàn toàn dưới nước, thở bằng
mang và dùng các vây để đẩy tới, di chuyển.
Xung đột nhận thức:
_ Giảm thiểu/né tránh những mâu thuẫn trong tâm lý.
_ Gia tăng hình ảnh tích cực của bản thân.
_ Có sự thống nhất giữa hành động và quan điểm.
VD:
_ Trong câu chuyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nho cho thấy sự xung đột nhận
thức của con cáo với chùm nho khi nó nhìn thấy một số chùm nho treo cao và
mong muốn ăn chúng nhưng nó không thể nghĩ ra cách để tiếp cận chùm nho và
nó cho rằng nho không có giá trị ăn uống vì nho có thể chưa chín hoặc là có vị
chua.
_ Hút thuốc lá là một ví dụ phổ biến của sự xung đột nhận thức bởi vì nó được
chấp nhận rộng rãi rằng thuốc lá có thể gây ra ung thư phổi nhưng đa phần mọi
người vẫn chọn thỏa mãn mong muốn thay vì việc bỏ thuốc lá và biện minh
rằng chỉ có một vài người hút thuốc bị bệnh hoặc chỉ xảy ra nếu hút thuốc lá rất
nhiều.
→ Khi có một ham muốn về một cái gì đó, khi cảm thấy là khó
hoặc không thể đạt được, và do đó con người sẽ chỉ trích nó để làm giảm xung
đột nhân thức của mình. Jon Elster gọi mô hình này "Mô hình thích nghi".
2. Trí nhớ? Ví dụ
_ Sự sai lệch càng gia tăng khi một người cố gắng nhớ lại những nhận thức hoặc
quan điểm trong quá khứ.
_ Thông thường, ta nghĩ rằng kinh nghiệm trong quá khứ được ghi vào “ổ cứng”
bộ não sau đó được gợi lại.
_ Thực tế, trí nhớ (memory) sẽ được tái tạo lại. Trí nhớ không chỉ được tái tạo
lại mà còn biến đổi rất mạnh mẽ.
_ Vì các ký ức đẹp làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn so với ký ức buồn nên
đôi lúc chúng ta “VIẾT LẠI QUÁ KHỨ”
→ Nhận thức và trí nhớ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh hay cách trình bày.
VD: Nếu cho bạn đọc nội dung của một bài báo bạn sẽ khó ghi nhớ hơn so với
việc bạn xem nội dung của một bức hình. Như vậy, những gì chúng ta đọc hoặc
nghe thấy thường không tốt bằng những gì chúng ta thấy hoặc chạm vào.
3. Hiệu ứng: tương phản, ban đầu, tức thì, danh tiếng? Cho ví dụ
_ Hiệu ứng tương phản: Khi xem xét đánh giá một vấn đề, nếu vấn đề đó
không quá mâu thuẫn với mong đợi của chúng ta, thì sự khác biệt đó sẽ ít được
nhận ra. Tuy nhiên khi sự khác biệt đó là rõ ràng so với mong đợi thì đôi khi nó
lại được nhận thức một cách phóng đại theo xu hướng tương phản. Các nhà tâm
lý học gọi đó là hiện tượng tương phản hay hiệu ứng tương phản.
VD: Một cô gái có lối sống lành mạnh nhưng không chơi thể thao có thể thấy
bản thân không cuốn hút khi lần đầu đến phòng tập gym. Tuy nhiên khi cô ấy đi
biển và so sánh mình với những người phụ nữ bình thường khác, cô ấy có thể
cảm thấy thoải mái và tự tin hơn nhiều.
_ Hiệu ứng ban đầu (Primacy effect): cho rằng nếu một đối tượng được hỏi ấn
tượng của họ về một ai đó dựa trên một loạt các yếu tố đặc trưng, thì YẾU TỐ
ĐẦU TIÊN thường chi phối.
VD: Trong một loạt người xung quanh bạn thì bạn thường ấn tượng bởi người
có chiều cao vượt trội.
_ Hiệu ứng tức thì (Recency effect): lại cho thấy điều ngược lại, những yếu tố
XUẤT HIỆN CUỐI CÙNG sẽ gây tác động mạnh hơn.
VD: Ai cũng biết trong một cuộc nói chuyện, người nghe thường nhớ những từ
cuối cùng tốt hơn toàn bộ đoạn hội thoại.
_ Hiệu ứng danh tiếng (Halo effect) hình thành từ trực giác.
VD: Những bài luận được xem là có chất lượng tốt khi được viết bởi một người
được xem là có sức cuốn hút.
4. Tự nghiệm
_ Không thể trì hoãn đưa ra các quyết đinh.
_ Thông tin quá nhiều và khả năng xử lý bị hạn chế.
_ Lý do con người sử dụng tự nghiệm:
 Phải tiết kiệm chi phí.
 Không thể phân tích tất cả các biến cố bất ngờ.
_ Có 2 dạng:
 Không nhận thức (noncognitive); tiết kiệm chi phí.
 Có bản chất là nhận thức.
_ Tự nghiệm hình thành từ các lực tiến hóa đã trang bị cho chúng ta những công
cụ tốt để tồn tại mà tự nghiệm là một trong số đó.
_ Các tự nghiệm tốt không hẳn là tối ưu. Tự nghiệm đã có từ hàng thế kỷ nhưng
tài chính chỉ mới xuất hiện.
Tự nghiệm đa dạng hóa
_ Ưa thích sự đa dạng và mới mẻ.
_ Giảm thiểu rủi ro.
_ Làm cho việc chọn lựa đơn giản hơn → tiết kiệm thời gian và hạn chế mâu
thuẫn trong quyết định.
Có 3 loại tự nghiệm có thể dẫn tới sự chệch hướng cá nhân
_ Tình huống điển hình
_ Sự sẵn có
 Dữ liệu dễ dàng được thu thập và xử lý là “sẵn có”. Việc dữ liệu dễ xuất
hiện cũng được xem là “sẵn có”.
 Sự kiện dễ dàng gợi lại trong trí óc thì được cho là dễ xuất hiện. Ví dụ:
Kể ra 10 số bắt đầu bằng chữ số 1.
 Tự nghiệm sẵn có: Đưa ra quyết định dựa trên một tập hợp các thông tin,
dữ liệu sẵn có, dễ xuất hiện. Ví dụ: Quyết định xem các số từ bắt đầu
bằng chữ k nhiều hơn hay số từ có chữ k ở vị trí thứ 3.

 Có 2 yếu tố tạo nên sự sẵn có, dễ xuất hiện:


 Sự kiện xảy ra gần đây, việc gợi nhớ đến nó sẽ dễ dàng.
 Sự kiện nổi trội, việc gợi nhớ đến nó cũng sẽ dễ dàng.
_ Neo quyết định:
 Trong một số trường hợp, nhiều người thực hiện việc ước lượng bắt đầu
từ 1 giá trị ban đầu và điều chỉnh nó để tạo nên ước lượng cuối cùng.
Thông thường sự điều chỉnh này là không đầy đủ.
 Phân loại:
 Mốc neo có liên quan: Một giá trị cột mốc có thể là gợi ý, đáp án gắn
liền với vấn đề, tình huống cần giải quyết.
 Mốc neo không liên quan: Một giá trị cột mốc hoàn toàn không liên
quan gì với vấn đề, tình huống cần giải quyết.
 Neo quyết định so với tính đại diện: Nhìn mọi vật dưới màu đen hoặc
màu trắng. Không nhìn vào trạng thái màu xám.

5. Sự quen thuộc
_ Sự quen thuộc và tự nghiệm có liên quan
 Sự quen thuộc.
 E ngại sự mơ hồ.
 Tự nghiệm đa dạng hóa.
 Không thích sự thay đổi & hiệu ứng coi trọng tài sản.
 Tự nghiệm & các lệch lạc, lý thuyết triển vọng & cảm xúc.
_ Con người có khuynh hướng tìm kiếm sự an tâm gắn liền với những thứ họ
biết thay vì xem xét các lựa chọn khác. Lảng tránh tiếp nhận những sáng tạo
mới mặc dù họ biết những sáng tạo này có thể rất đáng giá.
6. Sự tự tin quá mức
Ước lượng sai
_ Khái niệm: là khuynh hướng phóng đại sự chính xác kiến thức của bản thân
trong việc tính toán, ước lượng số học.
_ Người ước lượng sai do quá tự tin vào sự chính xác kiến thức của mình nên
thường đưa ra các khoảng tin cập thấp cho một giá trị.
_ Ví dụ về khoảng tin cậy.
Hiệu ứng khó – dễ
Sự thiếu tự tin có xu hướng xuất hiện ở những tinh huống chắc chắn tức là khi
gặp những câu hỏi dễ Sự tự tin lại thường xuất hiện trong những câu hỏi khó.
Lạc quan quá mức
Quá lạc quan hiện diện khi con người đánh giá các xác suất cho các kết quả
thuận lợi/bất lợi cao hơn/thấp hơn dựa vào trải nghiệm lịch sử hoặc những phân
tích suy luận.
Sai lầm trong việc lập kế hoạch
_ Người ta thường nghĩ:
 Hoàn thành kế hoạch sớm hơn thực tế.
 Tất cả các chi phí phát sinh đều đã được tính đến.
_ Thực tế:
 Chúng ta không thể thực hiện các mục tiêu cơ bản trong ngắn hạn.
 Việc chi vượt kế hoạch luôn phổ biến.
Biểu hiện của sự tự tin quá mức
 Ước lượng sai.
 Hiệu ứng tốt hơn trung bình.
 Ảo tưởng kiểm soát.
 Lạc quan quá mức.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tự tin quá mức
_ Khuynh hướng tự quy kết
 Đưa ra nhận định về người, sự việc nào đó một cách chủ quan, thiếu căn
cứ, phiến diện 1 chiều (và thường là đánh giá nặng nề).
 Hành vi của con người phần nhiều là kết quả của tình huống cụ thể, hơn
là do tính cách.
 Ảnh hưởng đến sự tự tin:
 Quy kết những thành công hoặc kết quả tốt đẹp cho khả năng bản
thân.
 Đổ lỗi những thất bại cho các điều kiện ngoài tầm kiểm soát.
➔ Gia tăng sự quá tự tin
_ Khuynh hướng nhận thức muộn
Khuynh hướng đưa người ta đến những suy nghĩ là người ta đã biết nó từ lâu rồi
sau khi đã có kết quả. Do đó làm gia tăng sự quá tự tin.
_ Khuynh hướng tự xác nhận
Khi bạn tin vào điều gì thì bạn cố gắng tìm bằng chứng để củng cố thêm niềm
tin của mình mà không bận tâm đến những bằng chứng khác.
Tính sẵn có
Vì sự chú ý là có giới hạn và có quá nhiều cơ hội đầu tư, giao dịch của NĐT
nhỏ lẻ có khả năng tập trung vào những cổ phiếu mà thông tin có sẵn và không
tốn phí.
Thu hút sự chú ý
_ Thu hút sự chú ý được thể hiện theo 3 cách:
(1) Các báo cáo tin tức về một cổ phiếu
(2) Khối lượng giao dịch cao
(3) Tỷ suất sinh lợi bất thường
_ Các tổ chức đầu tư có thể bị ảnh hưởng ít hơn vì họ xem xét tất cả chứng
khoán trên toàn cầu, không phụ thuộc bất kỳ tác động nào từ bên ngoài.
_ Tin tức có thể dẫn đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua ròng cổ phiếu.
Ứng dụng cho tài chính
_ Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy các nhà đầu tư tự tin quá mức cũng có
thể kiếm được lợi nhuận cao hơn các nhà đầu tư khác.
_ Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các nhà đầu tư Nam thường giao dịch
với số lượng lớn cổ phiếu hơn các nhà đầu tư nữ.
7. Cảm xúc? Cảm xúc và lý trí? Ảnh hưởng quyết định tài chính
- Hạnh phúc (happiness), buồn bã (sadness), giận dữ (anger), thích thú
(interest) khinh thường (contempt), chán ghét (disgust), kiêu hãnh (pride),
sợ hãi (fear), ngạc nhiên (surprise) và hối hận (regret) là những cảm xúc.
- Khi việc đưa ra một quyết định có ý nghĩa then chốt, cảm xúc thúc đẩy
thực hiện quyết định đó. Đôi khi có quá nhiều sự lựa chọn đến mức nếu
chúng ta đánh giá mỗi cái thì chúng ta sẽ tổn nhiều thời gian vô nghĩa
trong việc ra quyết định. Cảm xúc giúp chúng ta tối ưu hóa vì chi phí cho
việc xử lí tất cả thông tin có thể là gánh nặng quá lớn. Cách thứ hai, cảm
xúc giúp chúng ta ra các quyết định tốt hơn.
8. Sự quen thuộc? Lệch lạc nội địa? Cho ví dụ
 Sự quen thuộc:
- Con người có khuynh hướng tìm kiếm sự an tâm.
- Gắn liền với những thứ họ biết thay vì xem xét các lựa chọn khác.
- Lảng tránh tiếp nhận những sáng tạo mới mặc dù họ biết những sáng tạo
này có thể rất đáng giá.
VD: Các nhà đầu tư Phần Lan thích đầu tư vào công ty sử dụng ngôn ngữ Phần
Lan và CEO người Phần Lan.
 Lệch lạc nội địa: Các nhà đầu tư nội địa định một tỷ trọng quá cao cho
các chứng khoán nội địa. Hành vi này được gọi là lệch lạc nội địa
(home bias).
VD: Một nhà đầu tư trước đây đã từng mua một mã chứng khoán và từng kiếm
lợi nhuận thì khi họ cân nhắc các mã khi muốn đầu tư thì nhà đầu tư họ thường
tham khảo các mã cũ và có ưu tiên hơn.
9. Ảnh hưởng của quá tự tin đến các quyết định tài chính như thế nào?
Sự quá tự tin sẽ làm tăng hoạt động giao dịch cũng như khối lượng giao dịch
trên thị trường. Đồng thời sự biến động của giá cổ phiếu sẽ gia tăng cùng với sự
gia tang quá tự tin. Do vậy, sự quá tự tin làm ảnh hưởng xấu đến giá trị, hay nói
cách khác giá trị mong đợi sẽ thấp hơn đối với các giao dịch quá tự tin.
10. Tác động của cảm xúc lên các quyết định tài chính như thế nào?
_ Robert Shiller “Irrational Exuberaance” Ông cho rằng “ tâm trạng của nhà đầu
tư khi họ quyết định đầu tư là một nhân tố quan trọng tạo ra thị trường có xu
hướng đi lên”.
_ Một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 26 sàn giao dịch chứng khoán quốc tế. Một
ngày nắng đẹp trời có thể làm cho con người lạc quan hơn và sau đó họ mua
chứng khoán nhiều hơn.
11. Hiệu ứng: vị thế ngược, thu nhập ngoài kỳ vọng là gì? Cho ví dụ.
_Hiệu ứng vị thế ngược: Một nhà đầu tư chứng khoán có xu hướng bán các
chứng khoán có thành quả tốt quá sớm trong khi nắm giữ các chứng khoán thua
lỗ quá lâu.
→ Xu hướng bán các chứng khoán lời và nắm giữ các chứng khoán thua
lỗ (Hiệu ứng vị thế ngược)
VD: khi ghi nhận bán một chứng khoán lời, bạn so sánh nó với tất cả các
chứng khoán lời có thể bán. Lợi nhuận chưa thực hiện bao gồm bất kì lợi
nhuận nào có thể thực hiện được.
_ Thu nhập ngoài kỳ vọng: Sau 1 khoản lời NĐT ít e ngại rủi ro hơn. Con người
dường như ít e ngại rủi ro hơn sau khi nhận được những khoản tiền bất ngờ, như
thể những khoản lời trước đó là một tấm đệm cho những khoản lỗ sau này.
VD: Shefrin và Statman (1985) tranh luận: khi nhà đầu tư mua 1 cổ
phiếu, họ lập nên tài khoản ảo cho cổ phiếu đó, sau đó họ sẽ xem xét giá
trị của mỗi cổ phiếu đó một cách tách biệt và so sánh giá trị đó với giá trị
mua.
12. Thị trường hiệu quả? Các dạng thị trường hiệu quả? Ví dụ
_ Thị trường hiệu quả: Một thị trường mà giá cả luôn luôn “phản ánh đầy đủ”
mọi thông tin có sẵn được gọi là “hiệu quả”.
_ Các dạng thị trường hiệu quả: 3 dạng.
 Dạng yếu: giá cả phản ánh tất cả các thông tin có trong tỷ suất sinh
lợi quá khứ.
 Dạng vừa: giá phản ánh tất cả thông tin đại chúng, bao gồm thông
tin về thu nhập quá khứ và các dự báo thu nhập, tất cả thông tin
trong báo cáo tài chính được công bố đại chúng (trong quá khứ và
gần đây), tất cả thông tin có liên quan xuất hiện trên các tạp chí
kinh doanh, và bất cứ thông tin nào khác có liên quan.
 Dạng mạnh: giá cả thậm chí phản ánh cả những thông tin không
công bố công khai, chẳng hạn như thông tin nội gián.
13. Các bất thường của TTHQ?
Các bất thường (Anomalies) là các kết quả thực nghiệm, mà đến khi chưa
được giải thích đầy đủ thì có vẻ như chúng đi ngược lại với tính hiệu quả của thị
trường.
Bất thường 1: Phản ứng chậm với các công bố về thu nhập
_ Nếu thị trường hiệu quả:
 Phản ứng tích cực/ tiêu cực với các tin tức tốt /xấu trong khung thời gian
có chứa sự kiện.
 Không có thêm 1 phản ứng nào vào những ngày sau khi thông báo được
đưa ra bởi TTHQ đã phản ánh hoàn toàn các thông tin có liên quan ngay
lập tức sau khi xảy ra sự kiện.
_ Tuy nhiên, trái với quan điểm TTHQ, xuất hiện xu hướng dịch chuyển trong
giá, đặc biệt là sau các thông báo bất ngờ về thu nhập rất tốt hoặc rất xấu, tạo ra
khoản lợi nhuận quá lớn đạt được lợi nhuận đầu cơ.
Bất thường 2: Hiệu ứng công ty nhỏ
Là xu hướng các công ty có mức vốn hóa thị trường thấp kiếm được lợi
nhuận vượt trội sau khi điều chỉnh rủi ro thị trường.
Bất thường 3: Lợi thế của các cổ phiếu giá trị
Đầu tư giá trị là xu hướng phân bổ một tỷ trọng cao cho các cổ phiếu giá trị (so
với các cổ phiếu tăng trưởng) trong 1 DMĐT.
 Cổ phiếu giá trị: có giá thấp tương đối so với thu nhập, dòng tiền, giá trị
sổ sách.
 Cổ phiếu tăng trưởng: có giá tương đối cao so với thu nhập, dòng tiền, và
giá trị sổ sách Lợi thế của các cổ phiếu giá trị.
 Các công ty có P/E cao có mức TSSL thấp hơn so với các công ty có P/E
thấp.
 Các công ty có B/P cao có xu hướng có thành quả tốt hơn các công ty có
B/P thấp.
 Tỷ lệ CF/P (dòng tiền trên giá) cao hơn/ thấp hơn sẽ dẫn đến TSSL trong
tương lai cao hơn/ thấp hơn.
Bất thường 4: Quán tính giá và sự đảo ngược
_ Quán tính giá tồn tại khi TSSL tương quan dương với TSSL trong quá khứ.
_ Sự đảo ngược tồn tại khi TSSL tương quan âm với TSSL trong quá khứ.
 Trong ngắn hạn (1 tháng): sự đảo ngược.
 Trong trung hạn (3 – 12 tháng): quán tính giá.
 Trong dài hạn (3 – 5 năm): sự đảo ngược.

14. Các trụ cột của TTHQ?


Về mặt lý thuyết, TTHQ dựa trên 3 trụ cột:
_ Trụ cột 1: Các nhà đầu tư là luôn lý trí Color Pallets Nhà đầu tư lý trí định
giá chứng khoán tương ứng với giá trị của các dòng tiền chiết khấu kỳ vọng mà
chứng khoán đó mang lại. Họ xử lý chính xác tất cả các thông tin để xác định
E(P*).
• P< E(P*): mỗi nhà đầu tư lý trí sẽ tăng mạnh mức cầu
• P>E(P*): mức cầu của họ sẽ giảm (mức cầu của họ thậm chí có thể âm,
nghĩa là nhà đầu tư bán khống) Vì vậy đường cầu nằm ngang tại điểm P =
E(P)
_ Trụ cột 2: Sai lệch giữa các nhà đầu tư là không tương quan với nhau
 Một số nhà đầu tư là không lí trí, nhưng những lệch lạc không tương quan
của họ sẽ được bù trừ bởi những nhà đầu tư khác.
 Nếu một số nhà đầu tư “lạc quan” cho rằng PE(P*), những nhà đầu tư này
có thể giao dịch với nhau mà không làm ảnh hưởng đến P. Vì vậy P =
E(P*) vẫn chính xác.
_ Trụ cột 3: Kinh doanh chênh lệch giá không có giới hạn Những nhà kinh
doanh chênh lệch giá là những nhà đầu tư lí trí không bị giới hạn về tiền mặt.
 Họ xác định được E(P*) và giao dịch khối lượng lớn khi P ≠ E(P*). Vì
vậy, ngay cả nếu một số nhà đầu tư bị lệch lạc một cách hệ thống, những
nhà đầu tư này cũng có thể đưa thị trường trở về hiệu quả.
 Nếu thế lực của những nhà kinh doanh chênh lệch giá đủ lớn, họ có thể
khiến đường tổng cầu nằm ngang.
15. Bán khống? Hiện tượng bong bóng? Giới hạn kinh doanh chênh lệch
giá? Cho ví dụ
_ Bán khống là hình thức giao dịch mà nhà đầu tư vay cổ phiếu khi cổ phiếu
đang có giá cao để bán và khi giá cổ phiếu xuống thấp sẽ mua lại để trả. Đây là
hình thức bán khống chứng khoán.
VD: Cổ phiếu của một công ty A giao dịch với trị giá là 50USD. Tuy nhiên bạn
có nhận định rằng giá cổ phiếu sẽ giảm. Bạn chọn bán khống ra để kiếm lời.
Lúc đó bạn sẽ mượn 100 cổ phiếu của công ty A và bán ra. Tuần sau cổ phiếu
này giảm còn 30USD, ngay sau đó bạn đóng ngay giao dịch lại. Và bạn thu
được khoảng 2000 USD. Đó là giá trị bán khống mà bạn thu được.
_ Hiện tượng bong bóng kinh tế là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó
giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc
mức giá không bền vững.
VD: Một cây vàng có giá trị thực 50 triệu sau đó do hiện tượng bông bóng vàng
làm vàng tăng giá lên 60 triệu . Một người thấy giá vàng lên nhanh quá liền mua
lại với giá cao hơn, và người khác lại mua lại với giá cao hơn nữa do ai cũng hy
vọng giá vàng sẽ còn tiếp tục lên cao để họ kiếm lời, thế là bông bóng ngày
càng phình to. Nhưng đến một lúc nào đó giá vàng sẽ lên quá cao so với giá trị
thực của nó và không còn người muốn mua do giá quá cao. Khi đó giá vàng sẽ
chững lại rồi tụt thê thảm, gọi là bông bóng bàn bị vỡ.
_ Giới hạn kinh doanh chênh lệch giá nó được hiểu như là “hoạt động mua và
bán đồng thời một loại tài sản như nhau trên hai thị trường khác nhau nhằm thu
lợi nhuận từ sự khác biệt về giá (Sharpe and Alexander, 1990). Theo lý thuyết
thì những hoạt động như vậy yêu cầu không giới hạn vốn và rủi ro. Khi nhà
kinh doanh chênh lệch giá mua chứng khoán/tài sản giá thấp và bán chính nó ở
thị trường có giá cao hơn, anh ta sẽ nhận ngay lợi nhuận do hoạt động này.
VD: Giả sử tại ngân hàng A, và B trong cùng địa phương niêm yết tỷ giá giữa
đồng bảng Anh và đôla Mỹ như sau:
_ Ngân hàng A: GBP/USD = 1,6123/25
_ Ngân hàng B: GBP/USD = 1,6126/25
Tỷ giá mua vào của ngân hàng B là 1,6126 lớn hơn tỷ giá bán ra của ngân hàng
A là 1,6125. Cơ hội kinh doanh xuất hiện và được thực hiện theo các bước như
sau:
_ Mua đồng bảng Anh ở ngân hàng A theo tỷ giá ASK GBP/USD = 1,6125
_ Bán đồng bảng Anh ở ngân hàng B theo tỷ giá BID GBP/USD = 1,6126
Như vậy, lợi nhuận thu được trên 1 GBP từ nghiệp vụ Arbitrage: 1,6126 -
1,6125 = 0,001 USD
16. Quán tính giá và sự đảo ngược.

_ Quán tính giá (Momentum) sẽ tồn tại khi tỉ suất sinh lợi có tương quan dương
với tỉ suất sinh lợi trong quá khứ.

_ Sự đảo ngược (Reversal) sẽ tồn tại khi tỉ suất sinh lợi có tương quan âm với tỉ
suất sinh lợi trong quá khứ.

17. Định giá sai và mục tiêu nhà quản lý?


_ Mô hình tự nghiệm đơn giản: Đó là mô hình mà trong đó mục tiêu của nhà
quản lý là Tối đa hóa giá trị cơ bản, đáp ứng các nhà đầu tư và lựa chọn thời
điểm thị trường. Cụ thể:
Trước hết, muốn tối đa hóa giá trị cơ bản:
 Giá trị cơ bản là: f(K, d) – K
 Trong đó K là vốn đầu tư, d là cổ tức, f là hàm sản lượng tiêu chuẩn, lõm
và đồng biến với K. Chi phí vốn được chuẩn hóa bằng 1
_ Mục tiêu thứ hai, tối đa hóa giá cổ phần hiện tại so với giá trị.
_ Mục tiêu thứ ba, tận dụng việc định giá sai ở hiện tại để làm lợi cho các cổ
đông lâu dài hiện hữu. Điều này được thực hiện bằng việc phát hành cổ phần
khi nó được định giá cao và mua lại khi nó được định giá thấp
18. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo? Cho ví dụ
_ Thị trường Cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được
mô tả là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có người sản xuất hay
người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh
hưởng đến giá cả.
_ Ví dụ điển hình đó là các quầy bán thịt lợn ở các khu chợ truyền thống, luôn
có rất nhiều người bán và người mua tập trung. Hàng hóa có sự đồng nhất, mức
giá tương đồng, người mua hay người bán đều nắm rõ mức giá tại khu vực của
mình. Người bán không có sự cạnh tranh về giá thành, người mua không bị “dắt
mũi”. Các thông tin bán hàng hóa rất hoàn hảo, người mua lẫn người bán còn
hiểu cả về đặc điểm cả nhau khi giao dịch.
_ Ví dụ tiếp theo chính là sự cạnh tranh giữa hai hệ thống siêu thị lớn tại nước ta
là BigC và Coopmart. Cả hay cùng bán các nhóm sản phẩm do cùng một đơn vị
cung cấp, mức giá thì gần như không có sự khác biệt. Thậm chí, không có nhiều
điểm để phân biệt sản phẩm, hàng hóa giữa hai cái tên này. Từ đó, hình thành
nên một cơ chế cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường, ở đó người tiêu dùng đều
có thể dễ dàng đưa ra sự lựa chọn cho mình.
19. Hành vi của doanh nghiệp?
Câu “Những nhà quản lý lý trí với việc nhà đầu tư thiếu lý trí” được hàm ý như
sau:
_ Các nhà đầu tư thiếu lý trí tác động đến giá do giới hạn cuả việc kinh doanh
chênh lệch giá.
_ Nhà quản lý có khả năng phát hiện ra sự định giá sai và họ hành động dựa trên
việc định giá sai này.
20. Hoạch định ngân sách vốn
_ Hoàn vốn và việc Đơn giản hóa tiến trình
 Hoạch định ngân sách vốn là quá trình công ty xác định cách thức đầu tư
vốn của mình. Bao gồm trong quá trình này là những quyết định đầu tư
vào các dự án mới, đánh giá lại số vốn đã đầu tư vào các dự án hiện hữu,
phân bổ nguồn vốn giữa các lĩnh vực hoạt động, và mua lại các công ty
khác.
 Do sự đơn giản hóa tiến trình, các kỹ thuật hoạch định ngân sách vốn
không phù hợp có thể vẫn được ưa thích. (405).
 Do sự e ngại thua lỗ, các nhà quản lý có thể lãng phí tiền nhiều hơn, đồng
thời đôi lúc cảm xúc tác động đến quyết định đầu tư.
_ Cho phép chi phí chìm ảnh hưởng đến QĐ đầu tư
 Do sự e ngại thua lỗ, con người sẽ thực hiện các bước để nén tránh việc
“ghi nhận” thua lỗ. Các nhà quản lý công bố thu nhập âm là rất hiếm, do
việc “quản lý né tránh”.
_ Cho phép các ảnh hưởng tác động đến các lựa chọn
 Các tác động tâm lý, như cảm xúc ảnh hưởng đến các lựa chọn trong tài
chính.

21. Tâm lý quá tự tin trong quản lý


_ Các nhà quản lý, cũng như các nhà đầu tư tự tin quá mức
 Các nhà đầu tư có xu hướng dự đoán thành quả hoạt động của họ tốt hơn
so với thực tế.
 Lạc quan quá mức trong dự đoán chi phí dự án trở thành đặc tính.
 Có nhiều điểm lưu ý đối với tâm lý quá tự tin trong quản trị. Một trong
những xu hướng đó là nắm giữ quyền chọn trong giá quá lâu 12/26/2021
11 Color Pallets.
 Tâm lý tự tin quá mức trong quản trị có thể dẫn đến những dạng đầu tư
bóp méo hoặc đầu tư quá mức.
 Ngoài việc chi tiêu vốn quá nhiều, việc đầu tư quá mức thể hiện trong xu
hướng thiên về hoạt động M&A quá mức và khởi nghiệp rất nhanh
chóng.
VD của Bóp méo đầu tư: cho phép sự sẵn có của nguồn vốn nội bộ tác động
đến các quyết định có tiếp tục đầu tư hay không.
_ Các nhà quản lý, giống như nhà đầu tư ,quá tự tin, có xu hướng dự đoán thành
quả trong hoạt động của họ tốt hơn so với thực tế xảy ra. Lạc quan quá mức
trong việc dự đoán chi phi của dự án trở thành đặc tính và xu hướng nắm giữ
quyền chọn trong giá quá lâu. (395, 405)
_ Các nhà quản lý quá tự tin có xu hướng bỏ qua những mục tiêu về những thu
nhập trong dự báo tự ý, và vì vậy thể hiện khuynh hướng quản lý thu nhập lớn
hơn.
_ Đầu tư quá mức (395):
Hai thước đo tách biệt vê tâm lý quá tự tin: Một dựa trên sự ước lượng sai (quá
tự tin), và một thước đo dựa trên sự lạc quan thái quá.
_ Độ nhạy cảm đầu tư đối với dòng tiền
 Tâm lý quá tự tin trong quản trị có thể dẫn đến những dạngđầu tư bóp
méo hoặc đầu tư quá mức.
 Trong điều kiện thị trường hoàn hảo và hiệu quả, mối tương quan dương
giữa việc đầu tư và dòng tiền công ty không được quan sát thấy. Nếu một
dự án có NPV dương được xác định, hoạt động đầu tư sẽ được tiến hành
cho dừ nguồn vốn nội bộ sẵn có hay không?
 Có 2 giải thích cho việc bóp méo đầu tư: Thứ nhất, sự xung đột tiềm ẩn
giữa lợi ích của ban quản trị và cổ đông dẫn đến việc đầu tư quá mức khi
tiền mặt tự do sẵn có. Thứ hai, quan điểm bất cân xứng thông tin.
_ Thâu tóm, sát nhập và khởi nghiệp
 Các nhà quản lý quá tự tin năng động hơn đối với thâu tóm và sát nhập
(M&A). Việc đầu tư quá mức thể hiện trong xu hướng thiên về hoạt động
M&A quá mực và việc khởi nghiệp rất nhanh chóng.
 Tâm lý quá lạc quan dẫn đến nhiều vụ sát nhập hơn là không rõ ràng, do,
thứ nhất các nhà quản lý cho xu hướng này sẽ đánh giá cao quá mức sự
hiệp lực và khả năng giải quyết vấn đề của họ. Thứ hai, hạn chế các vụ
sát nhập vì nhà quản lý quá lạc quan nhìn nhận công ty của họ đang bị
định dưới giá, họ ít có khả năng tham gia vào những hoạt động như vậy.
 Tâm lý quá tự tin trong quản lý có thể có mặt tích cực
 Một tâm lý quá tự tin ở mức trung bình có thể có tác dụng tốt, nếu nó dẫn
đến sự phấn chấn và nỗ lực tập trung.
 Nhà quản lý có thể e ngại rủi ro nhiều hơn so với cổ đông, tâm lý quá tự
tin có thể trung hòa xu hướng dịch chuyển công ty về phía mong muốn
hơn.

22. Một số các bất thường: Hiệu ứng công ty nhỏ, hiệu ứng tháng giêng, hiệu
ứng cuối tuần, lợi thế cổ phiếu giá trị? Cho ví dụ.
Hiệu ứng công ty nhỏ
_ Công ty có quy mô hoặc chức năng nhỏ hơn với lượng vốn thị trường sẽ có
thể cạnh tranh hiệu quả và thậm chí vượt trội hơn so với các công ty lớn hơn.
_ Các công ty có vốn hoá thị trường nhỏ:
 Các công ty khởi nghiệp.
 Các công ty còn non trẻ có tiềm năng phát triển cao.
_ Công ty vốn hóa nhỏ là công ty có lượng vốn dưới 2 tỉ dô la.
_ Trong nhóm các công ty có vốn hóa thị trường nhỏ có hai nhánh nhỏ khác là:
 Công ty có vốn hóa thị trường rất nhỏ (từ 50 triệu đến 2 tỉ đô la ).
 Công ty có vốn hóa thị trường siêu nhỏ (dưới 50 triệu đô la).
_Giả thuyết: các công ty nhỏ hơn thì sẽ đạt được cơ hội tăng trưởng nhiều hơn,
dễ thay đổi và sửa chữa vấn đề.
_ Các cổ phiếu có vốn hoá nhỏ thường có giá thấp hơn, giá trị của các cổ phiếu
có vốn hoá thị trưởng lớn có xu hướng cao hơn.
_ Ưu điểm: Các cổ phiếu có vốn hoá thị trường nhỏ thường biến động nhiều hơn
các cổ phiếu có vốn hoá thị trường lớn. Tuy vậy, chúng lại cho lợi nhuận cao
hơn. Công ty có vốn hóa thị trường nhỏ có nhiều phòng để phát triển hơn là các
công ty lớn hơn.
_ Hạn chế: Công ty có vốn hóa nhỏ dễ vỡ nợ hơn nhiều so với công ty vốn hóa
lớn.
Hiệu ứng tháng giêng
_ Được đặt tên từ hiện tượng các doanh nghiệp nhỏ có lợi nhuận bình quân
tháng trong tháng 1 cao hơn các tháng còn lại trong năm.
_ Một lý giải cho rằng tăng trưởng tháng 1 bắt nguồn từ việc các nhà đầu tư bán
các mã thua lỗ vào tháng 12 nhằm khóa thua lỗ thuế, để lợi nhuận này mạnh vào
tháng 1, khi đó nhà đầu tư ít có động cơ bán ra. Điều bất thường này dẫn đến
suy nghĩ các lý thuyết tài chính thông thường không giải thích được và không
thể đo lường mọi thứ trong thế giới thực.
DN làm ăn thua lỗ không cần phải đóng thuế vì lãi suất âm.
Hiệu ứng cuối tuần
_ Là một hiện tượng trong thị trưởng tài chính, trong đó lợi nhuận của chứng
khoán vào thứ 2 thường thấp hơn đáng kể so với thứ 6 tuần trước nó.
_ Con người tuân theo lí trí và có khả năng xử lí tất cả thông tin để đưa ra lựa
chọn tối ưu với thông tin hoàn hảo. Tuy nhiên, thị trưởng vốn cho thấy sự phi lí
trí của những người tham gia phản ảnh bởi sự biến động cao của giá cổ phiếu và
thị trường.
_ Các yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu từ. Một
lí thuyết hành vi cho thấy sự phi lí trí của người tham gia trên thị trường là hiệu
ứng cuối tuần.
Lợi thế của cổ phiếu giá trị
_ Là cổ phiếu có thị giá không phản ảnh đầy đủ sức mạnh của công ty. Thị
trường thường định giá thấp hơn những gì chúng ta phân tích về giá trị cơ bản
của công ty như: thị phần, tiềm năng phát triển, doanh thu, lợi nhuận trên cổ
phiếu, cổ tức....
_ Đặc điểm:
 Các chỉ số cơ bản như: P/S, P/E,... thấp hơn mức trung bình của thị
trường hay mức trung bình ngành.
 Ít biến động hơn so với thị trường.
 Trả cố tức bằng tiền đều đặn cho cổ đông.
_ Đầu tư vào cổ phiếu giá trị mang lại lợi nhuận tốt hơn. Để một cổ phiếu có thể
sinh lãi, thị trường phải thay đổi nhận thức về công ty, điều này cũng được coi
là rủi ro hơn so với một thực thể tăng trưởng đang phát triển.

 Chỉ số trái phiếu = Tổng giá trị trái phiếu / Toàn bô


vốn dài hạn
 Toàn bộ vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Vốn cổ đông
 Tổng giá trị trái phiếu < 50%: Cấu trúc vốn an toàn

 Cổ phiếu: chứng khoán vốn, do công ty, DN phát hành, vốn dài hạn.
 Trái phiếu: chứng khoán nợ, do DN và chính phủ phát hành, mượn nợ
dài hạn.
 Nếu công ty phá sản → trả nợ trước.
 Chính phủ mượn nợ ngắn hạn (dưới 1 năm) → tín phiếu.
 Doanh nghiệp mượn nợ ngắn hạn → thương phiếu.

23. Cổ phiếu tăng trưởng? Cổ phiếu giá trị? Ví dụ

_ Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng trưởng
lợi nhuận cao trong tương lai. Các doanh nghiệp tăng trưởng có tốc độ phát triển
nhanh hơn so với mức tăng trung bình của thị trường. Tuy nhiên, họ thường
dành phần lớn doanh thu hiện tại của mình cho việc tái đầu tư hoặc mở rộng quy
mô. Chính vì thế, những cổ phiếu này thường không trả cổ tức. Các nhà đầu tư
sẽ kiếm được tiền nhờ lãi về vốn khi họ bán cổ phiếu.

 Đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng có thể khá rủi ro. Vì không có cổ tức nên
cơ hội duy nhất mà một nhà đầu tư kiếm được tiền là khi họ bán cổ phần
của mình. Đồng thời, nếu công ty không hoạt động tốt, các nhà đầu tư sẽ
phải chịu lỗ khi bán cổ phiếu.
 Ngày nay, cổ phiếu tăng trưởng bao gồm cổ phiếu của các công ty công
nghệ máy tính, công nghệ sinh học và một số công ty trong ngành hàng
tiêu dùng không thiết yếu.
 Đặc điểm của cổ phiếu tăng trưởng:

 Đội ngũ lãnh đạo giỏi


 Thị trường tăng trưởng tốt
 Doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh mẽ
 Thị trường mục tiêu lớn
 Cổ phiếu được định giá khá cao
 Ưu điểm
 Cổ phiếu tăng trưởng là những doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng cao
20%/năm trong tương lai. Cho nên giá cổ phiếu cũng sẽ bán ở mức
định giá cao khi chỉ số P/E, P/B hay P/S cao.
 Những cổ phiếu tăng trưởng là những cổ phiếu có thể mang lại mức
lợi nhuận siêu cao. Có thể gọi là “chiếc túi nhiều gang” (theo ngôn
ngữ Peter Lynch), tức là có thể nhân 2, nhân 3, thậm chí nhân 10 tài
khoản.
 Nhược điểm
 Cổ phiếu tăng trưởng cũng được đánh giá là cổ phiếu rủi ro. Chỉ cần
sự thất vọng nhẹ nào về tăng trưởng cũng khiến giá cổ phiếu giảm
mạnh.
 Trên thị trường Việt Nam, nhiều nhà đầu tư cho rằng lợi nhuận vẫn
tăng trưởng tốt. Thế nhưng vẫn có trường hợp giá cổ phiếu vẫn giảm.
Điều này có thể do doanh nghiệp tăng đột biến hay những doanh
nghiệp theo chu kỳ.

Ví dụ điển hình là cổ phiếu Vinamilk (VNM): Giá cổ phiếu VNM đã tăng kể


từ khi niêm yết năm 2006-2018. Năm 2006 giá cổ phiếu của VNM là 500 triệu.
Sau 13 năm, giá cổ phiếu tăng 13,5 lần lên 17,5 tỷ.

_ Cổ phiếu giá trị là một cổ phiếu giao dịch ở mức giá thấp hơn so với các yếu
tố cơ bản của nó, chẳng hạn như cổ tức, thu nhập hoặc doanh thu, làm cho nó
hấp dẫn các nhà đầu tư giá trị.

Cũng có thể hiểu rằng, cổ phiếu giá trị là cổ phiếu của các công ty mà nhà đầu
tư cho là bị đánh giá thấp và giao dịch ở mức giá thấp hơn giá trị thị trường của
chúng.

_ Đặc trưng của cổ phiếu giá trị


 Các đặc điểm chung của cổ phiếu giá trị bao gồm tỉ suất cổ tức cao, hệ số
giá trên giá trị sổ sách (P/B) thấp và/hoặc hệ số giá trên thu nhập
(P/E) thấp.
 Các nhà đầu tư có thể tìm thấy các cổ phiếu giá trị bằng cách sử dụng
chiến lược đầu tư "Dogs of the Dow" bằng cách mua 10 cổ phiếu có tỉ lệ
cổ tức cao nhất trên Dow Jones vào đầu mỗi năm và điều chỉnh danh mục
đầu tư mỗi năm sau đó.
 Trái ngược với cổ phiếu giá trị, cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của các
công ty có tiềm năng tăng trưởng được dự đoán mạnh mẽ. Một danh mục
đầu tư cân bằng, đa dạng sẽ nắm giữ cả cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng
trưởng. Các nhà quản lí đầu tư coi đây là một quĩ hỗn hợp (Blend fund).

_ Rủi ro và lợi nhuận của cổ phiếu giá trị


 Cổ phiếu giá trị được coi là rủi ro hơn so với cổ phiếu tăng trưởng vì thái
độ hoài nghi của thị trường đối với chúng. Để một cổ phiếu giá trị có thể
sinh lãi, thị trường phải thay đổi nhận thức về công ty, điều này được coi
là rủi ro hơn so với một thực thể tăng trưởng đang phát triển. Vì lí do này,
một cổ phiếu giá trị có khả năng mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so
với cổ phiếu tăng trưởng.
 Một cổ phiếu giá trị có thể cần một thời gian để bật lên từ vị trí bị định
giá thấp. Rủi ro của việc đầu tư vào một cổ phiếu giá trị là sự bật lên này
có thể không bao giờ xảy ra.

Một ví dụ về một cổ phiếu giá trị:

Cardinal Health Inc (CAH) Cổ phiếu có vẻ bị định giá thấp vì giao dịch của nó
ở mức thấp trong 4 năm mặc dù EPS đã tăng gần gấp đôi từ 2,48 đô la năm
2014 lên ước tính 4,95 đô la trong năm tài chính 2018. Điều này tốt hơn so với
ước tính tăng trưởng thu nhập hàng năm (3.14%) trong 7 đến 10 năm tới.

_ So sánh cổ phiếu tang trưởng và cổ phiếu giá trị

 Cổ phiếu tăng trưởng khác với cổ phiếu giá trị. Các nhà đầu tư kỳ vọng
cổ phiếu tăng trưởng sẽ kiếm được thặng dư vốn đáng kể. Kỳ vọng này
có thể dẫn đến việc các cổ phiếu này được định giá quá cao.
 Ngược lại, cổ phiếu giá trị thường bị đánh giá thấp hoặc bị thị trường bỏ
qua. Có thể cuối cùng chúng cũng thu được giá trị đúng, nhưng các nhà
đầu tư cũng cố gắng kiếm lợi nhuận từ cổ tức mà chúng trả.
 Nhiều nhà đầu tư cố gắng đưa cả cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu giá trị
vào danh mục đầu tư của họ để đa dạng hóa.

24. Cải thiện bất thường bằng cách nào?


_ Cải thiện hoạt động đầu tư giá trị sử dụng dữ liệu kế toán: đầu tư giá trị có thể
được gia tăng với độ biến động và sự am hiểu của nhà đầu tư
 Tính hiệu quả của đầu tư giá trị phụ thuộc vào sử dụng phương pháp đơn
giản là giá trị sổ sách trên giá trị thị trường, nên thông tin từ báo cáo tài
chính cũng có thể hữu ích.
 Báo cáo tài chính thường được sử dụng để tách lấy các thông tin: khả
năng sinh lợi, đòn bẩy tài chính/tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động.
_ Cải thiện chiến lược đầu tư theo quán tính giá sử dụng khối lượng giao dịch:
Quán tính giá có thể cải thiện bằng cách kết hợp các phương pháp sàng lọc: độ
mạnh của quán tính giá biến đổi cùng với tình hình thị trường, với tình hình xấu
sẽ khiến các quán tính giá biến mất.
_ Tồn tại mối tương quan giữa khối lượng và quán tính giá:
Công ty có khối lượng giao dịch thấp có tỷ suất sinh lợi cao hơn, vì thế chiến
lược tốt nhất là: mua các công ty có quán tính giá cao, khối lượng thấp và bán
những công ty có khối lượng cao, quán tính thấp.

You might also like