Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Câu 1:

1. Kiểm định xe cơ giới (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra định kỳ
về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
2. Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận
kiểm định) là chứng chỉ xác nhận xe cơ giới đã được kiểm định và đáp ứng các
tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường.
3. Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là đơn vị đăng kiểm) là các tổ
chức được thành lập theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ công thực
hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới.
4. Xưởng kiểm định là khu vực bố trí các vị trí, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ,
dụng cụ kiểm tra.
5. Dây chuyền kiểm định là nơi bố trí vị trí kiểm định, lắp đặt các thiết bị kiểm
tra. Dây chuyền kiểm định gồm có hai loại:
a) Dây chuyền kiểm định loại I: Kiểm định được xe cơ giới có khối lượng khi
kiểm định phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg;
b) Dây chuyền kiểm định loại II: Kiểm định được xe cơ giới có khối lượng khi
kiểm định phân bố lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg.
6. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm là người chịu trách nhiệm tổ chức, triển
khai các quy định trong kiểm định tại đơn vị đăng kiểm, người ký giấy chứng
nhận kiểm định.
Câu 2:
Điều 6. Diện tích mặt bằng của đơn vị đăng kiểm
1. Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt
bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2.
2. Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt
bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2.
3. Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng
tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2.
4. Đối với đơn vị đăng kiểm có từ ba dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích
sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương
ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.
Điều 7. Xưởng kiểm định
1. Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông
xe tối thiểu (Dài x Rộng x Cao) là 30 x 4 x 3,5 (m).
2. Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông
xe tối thiểu (Dài x Rộng x Cao) là 36 x 5 x 4,5 (m).
3. Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì
khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng
cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao của xưởng kiểm
định không nhỏ hơn 2,5 m.
4. Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định
thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng
với loại dây chuyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.*9
Điều 8. Nhà văn phòng, bãi đỗ xe, đường nội bộ
1. Đơn vị đăng kiểm có nhà văn phòng, phòng chờ cho lái xe và người đưa xe
vào kiểm định (sau đây gọi tắt là chủ xe).
2. Hệ thống đường cho xe cơ giới ra vào xưởng kiểm định, đường giao thông
nội bộ, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3 m, bãi đỗ xe phải được phủ bê
tông nhựa đường hoặc bê tông xi măng.
Điều 11. Đăng kiểm viên
Đăng kiểm viên gồm hai hạng: Đăng kiểm viên xe cơ giới và Đăng kiểm viên
xe cơ giới bậc cao.
1. Đăng kiểm viên xe cơ giới:
a) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo Cơ
khí ô tô, Công nghệ kỹ thuật ô tô hoặc ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí, Công
nghệ kỹ thuật cơ khí trong chương trình đào tạo phải có các nội dung sau: Lý
thuyết ô tô, cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động
cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các môn học tương đương. Trường hợp không có
các môn học trên, có thể đào tạo bổ sung tại các trường đại học;
b) Trình độ tiếng Anh tối thiểu trình độ B hoặc tương đương;
c) Được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo nội dung do Bộ
Giao thông vận tải quy định;
d) Có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tại đơn vị đăng kiểm
sau khi hoàn thành tập huấn;
đ) Có kết quả đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới đạt yêu cầu;
e) Có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực.
2. Đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao:
a) Là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng;
b) Được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo nội dung do
Bộ Giao thông vận tải quy định;
c) Có kết quả đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao đạt yêu
cầu.
Điều 17. Nhân viên nghiệp vụ kiểm định
1. Trình độ chuyên môn tối thiểu tốt nghiệp trung cấp nghề.
2. Tiếng Anh tối thiểu trình độ A hoặc tương đương.
3. Được tập huấn và cấp chứng chỉ tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định
theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 18. Phụ trách dây chuyền kiểm định
1. Phải là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
2. Được tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm bổ nhiệm.
Điều 19. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm
1. Phải là đăng kiểm viên xe cơ giới và đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm
viên tối thiểu 36 tháng.
2. Được tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm bổ nhiệm.
Câu 3:
Điều 9. Thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra
1. Thiết bị kiểm tra của một dây chuyền kiểm định gồm:
a) Thiết bị kiểm tra phanh;
b) Thiết bị cân khối lượng;
c) Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe;
d) Thiết bị phân tích khí xả;
đ) Thiết bị đo độ khói;
e) Thiết bị đo độ ồn. Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 02 dây chuyền kiểm định
trở lên bố trí trong cùng một xưởng kiểm định thì chỉ cần trang bị tối thiểu 01
thiết bị đo độ ồn;
g) Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước;
h) Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm;
i) Thiết bị nâng (cầu nâng) xe cơ giới hoặc hầm kiểm tra;
k) Thiết bị gia tải động cơ (đối với trường hợp thực hiện quy trình kiểm tra khí
thải của xe cơ giới bằng phương pháp có gia tải).
2. Thiết bị kiểm tra của mỗi dây chuyền kiểm định có thể bố trí trong nhiều
xưởng kiểm định hoặc ngoài xưởng kiểm định.
3. Thiết bị kiểm tra phải đảm bảo:
a) Có chương trình phần mềm điều khiển tập trung, thống nhất, có chức năng
điều khiển quá trình hoạt động của thiết bị theo quy trình kiểm định, cài đặt
được các tiêu chuẩn đánh giá, thiết lập trình tự kiểm định tùy thuộc vào phương
án bố trí thiết bị kiểm tra (trừ các thiết bị quy định tại điểm b, điểm h và điểm i
khoản 1 Điều này);
b) Chương trình phần mềm điều khiển phải có ngôn ngữ tiếng Việt cho tất cả
các tính năng;
c) Cơ sở dữ liệu của chương trình phần mềm điều khiển phải được bảo mật theo
yêu cầu của việc kiểm định và kết nối được để truyền dữ liệu về cơ sở dữ liệu
kiểm định xe cơ giới chung của cả nước tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.
4. Thiết bị kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng phải
được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định; tính năng kỹ thuật của thiết bị phải
được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn.
5. Dụng cụ kiểm tra đối với một dây chuyền kiểm định gồm:
a) Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp;
b) Đèn soi;
c) Búa chuyên dùng kiểm tra;
d) Thước đo chiều dài;
đ) Kích trên hầm kiểm tra (nếu có hầm kiểm tra).
Câu 4:
*CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
a) Các kích thước giới hạn cho phép của xe
+ Chiều dài:
- Không lớn hơn 20m đối với xe khách nối toa.
- Không lớn hơn 12,2m đối với các loại xe còn lại.
+ Chiều rộng: Không lớn hơn 2,5m.
+ Chiều cao:
- Không lớn hơn 4,2m
đối với xe khách 2 tầng.
- Không lớn hơn 4,0m đối các loại xe khác.
Ngoài ra, đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 5,0 tấn thì
chiều cao của xe phải thỏa mãn điều kiện sau:
Hmax ≤ 1,75 WT
Trong đó:
Hmax: Chiều cao lớn nhất cho phép của xe.
WT: Khoảng cách tâm vết tiếp xúc của 2 bánh xe sau với mặt đường, trường hợp
trục sau lắp bánh đơn, hoặc:
Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của 2 bánh xe sau phía ngoài với mặt đường,
trường hợp trục sau lắp bánh kép.
b) Tải trọng trục cho phép lớn nhất
+ Trục đơn: 10 tấn.
+ Trục kép phụ thuộc vào khoảng cách 2 tâm trục d:
d<1,0m: 11 tấn
1,0≤d<1,3m: 16 tấn
d≥1,3m: 18 tấn
+ Trục ba phụ thuộc vào khoảng cách 2 tâm trục liền kề nhỏ nhất d:
d≤1,3m: 21 tấn
d>1,3m: 24 tấn
*QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Giới hạn khí thải
Khi kiểm tra khí thải theo phương pháp thử nhanh (phương pháp thử được quy
định tại tiêu chuẩn TCVN 6438 “Phuong tiện giao thông đường bộ - Giới hạn
lớn nhất cho phép của khí thải) thì:
Khí thải của xe phải thỏa mãn:
+ Đối với xe lắp động cơ cháy cưỡng bức, khi kiểm tra ở chế độ không tải, khí
thải của xe phải thỏa mãn yêu cầu sau:
Cacbonmonoxit CO (% thể tích): ≤ 3,0
Hydrocacbon HC (ppm thể tích): ≤ 600 đối với động cơ 4 kỳ, ≤ 800 đối với
động cơ 2 kỳ, ≤ 3300 đối với động cơ đặc biệt.
+ Đối với xe lắp động cơ cháy do nén, độ khói của khí thải của xe khi kiểm tra ở
chế độ gia tốc tự do phải ≤ 50% HSU.
- Không được sử dụng môi chất là lạnh CFC trong thiết bị điều hòa không khí
của xe.
- Tiếng ồn do xe phát ra khi đỗ theo phương pháp quy định tại tiêu chuẩn TCVN
6435 “Âm học – Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi
đỗ - Phương pháp điều tra” không được vượt quá mức ồn tối đa cho phép quy
định.
- Còi:
+ Còi phải có âm thanh liên tục với âm lượng ổn định.
+ Âm lượng còi (khi đo ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, chiều cao đặt micro là
1,2m) không nhỏ hơn 90dB(A), không lớn hơn 115dB(A).
- Bình chữa cháy:
Các loại xe dưới đây phải được trang bị bình chữa cháy:
+ Xe chở hàng dễ cháy nổ.
+ Xe khách từ 16 chỗ ngồi trở lên.
Câu 5:
- Kiểm tra nhận dạng, tổng quát
- Kiểm tra chung và các phần gắn với khung
- Kiểm tra khả năng quan sát của người lái
- Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu
- Kiểm tra bánh xe
- Kiểm tra hệ thống phanh
- Kiểm tra hệ thống lái
- Kiểm tra hệ thống truyền lực
- Kiểm tra hệ thống treo
- Kiểm tra các trang thiết bị khác
- Kiểm tra động cơ và môi trường
- Kiểm tra xe điện
Câu 8:
- Thực hiện sửa chữa và bảo trì đúng kỹ thuật và chuyên nghiệp
- Giải quyết ngay các khiếu nại
- Giữu đúng các cam kết về thời hạn
- Tư vấn đúng kỹ thuật
- Giải quyết các đơn hàng nhanh chóng và suôn sẻ
- Giá cả hợp lý so với dịch vụ
- Đón tiếp vui vẻ
- Thiết bị có công nghệ mới nhất
- Ưu tiên cho sửa chữa khẩn cấp
- Đáp ứng các quy định bảo vệ môi trường
- Phong các hiện đại và chuyên nghiệp
- Môi trường thân thiện
- Khu vực bán hàng và sửa chữa sạch sẽ
- Tình trạng xe sạch khi nhận lại
Câu 9:
- Luôn cải tiến với suy nghĩ sáng tạo
- Tạo nên các cơ cấu hoạt động gọn nhẹ, đơn giản và hiệu quả
- Khuyến khích học hỏi một cách có tổ chức và hệ thống
Câu 10:
 Nhiệm vụ
- Cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng nhất
- Làm hài lòng khách hàng và gia tăng lượng khách hàng trung thành
- Gia tăng lường khách hàng mua xe mới
- Đảm bảo chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận
 Vai trò
- Là người đại diện cho công ty dịch vụ, hãng xe, thương hiệu xe
- Tất cả khách hàng tiếp cận các dịch vụ thông qua CVDV
Câu 11:
1. Chủ động liên hệ với khách hàng
2. Đặt lịch hẹn
3. Tiếp cận dịch vụ
4. Dự toán và thỏa thuận công việc
5. Chăm sóc khách hàng
6. Theo dõi tiến độ sửa chữa
7. Chuẩn bị phụ tùng và chuẩn bị sửa chữa
8. Hoàn tất công việc và chất lượng sửa chữa
9. Kiểm tra cuối cùng và xuất hóa đơn
10. Giải thích công việc và giao xe
11. Liên hệ sau sửa chữa
12. Xử lý thắc mắc của khách hàng
Câu 12:
 Khái niệm: bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện
thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả
phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền
bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
 Vai trò:
- VT kinh tế:
+ Góp phần ổn định tài chính của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm
+ Đóng vai trò trung gian tài chính, huy động vốn và đáp ứng nhu cầu
vốn cho nền kinh tế
+ Góp phần ổn định ngân sách nhà nước
- VT xã hội:
+ Tác động tới công tác phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn thất, đảm bảo an
toàn cho nền kinh tế - xã hội
+ Tạo thêm việc làm cho người lao động
+ Tạo nên nếp sống tiết kiệm và mang đến trạng thái an toàn về tinh thần
cho xã hội
Câu 13:
- Hợp đồng bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm: là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt
động theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của
pháp luật
- Bên mua bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với
doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm
- Người được bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự,
được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm
- Người thụ hưởng: là tổ chức cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để
nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người
- Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh
nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức thanh toán do các bên thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm
- Đối tượng bảo hiểm: là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro
và vì thế khiến quyền lợi được bảo vệ bởi hợp đồng bảo hiểm bị tổn hại
- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiệm bắt buộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới
Câu 14:
1. Tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu
2. Giám định hiện trường
3. Giám định chi tiết thiệt hại
4. Duyệt chi phí thực tế hợp lý, bảo lãnh, tạm ứng
5. Hoàn thiện hồ sơ giám định chuyển bồi thường
6. Trình duyệt bồi thường
7. Thông báo bồi thường/ Thanh toán bồi thường
8. Các công việc sau bồi thường
9. Đóng và lưu trữ hồ sơ bồi thường

You might also like