Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BÀI TẬP LỚN

MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Đề bài: Phân tích vai trò của triết học đối với đời sống. Lựa chọn một tác phẩm
văn học và phân tích thế giới quan của tác phẩm đó dưới góc độ triết học.

ĐIỂM: 9.5
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2021

Mục lục
I. LỜI MỞ ĐẦU : 3
II. NỘI DUNG : 3
1. Vai trò của Triết học đối với đời sống xã hội : 3
1.1. Vai trò thế giới quan : 3
1.2. Vai trò phương pháp luận : 5
2. Phân tích thế giới quan trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ ” dưới góc nhìn
Triết học : 7
2.1. Khái quát tác phẩm : 7
2.2. Quan niệm về thế giới : 7
2.3. Quan niệm về con người : 11
2.4. Quan niệm về nhân sinh : ( đời người ) 12
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN 15
1. Liên hệ vai trò của Thế giới quan với thực tiễn bản thân 15
2. Liên hệ vai trò Phương pháp luận với thực tiễn bản thân 16
IV.LỜI KẾT : 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

2
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

I. LỜI MỞ ĐẦU :


“ Science gives us knowledge, but only philosophy can give us wisdom.” -
Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ có triết học mới cho chúng ta sự thông
thái. Đây là lời nhận xét về triết học của nhà triết gia người Mỹ – Will Durant.
Không phải tình cờ mà từ thời cổ đại xa xưa, triết học được gọi là “ khoa học của
mọi khoa học” và các nhà triết gia được xem như những nhà thông thái, uyên bác,
tinh thông mọi lĩnh vực. Điều này làm cho Triết học trở thành bộ môn được nhiều
người quan tâm nghiên cứu. Ngày nay, Triết học đóng vai trò như một bộ môn
khoa học độc lập nhưng nó vẫn khẳng định được vị thế quan trọng đối với đời sống
xã hội, đặc biệt là trong tình hình hiện nay. Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài:
“ Vai trò của Triết học đối với đời sống và thế giới quan của tác phẩm văn học dưới
góc độ triết học ”.

II. NỘI DUNG :


1. Vai trò của Triết học đối với đời sống xã hội :
Vai trò của Triết học đối với đời sống xã hội vô cùng phong phú và đa dạng
như giáo dục, thẩm mĩ, đánh giá, nhận thức nhưng quan trọng nhất và cơ bản nhất
là 2 vai trò chính là vai trò thế giới quan và vai trò phương pháp luận.

1.1. Vai trò thế giới quan :


a. “ Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm, quan điểm của con người về thế
giới xung quanh, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong
thế giới đó.” Thế giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài gián tiếp thông qua các
nhu cầu, lợi ích, lý tưởng mang tính cá nhân hoặc xã hội. Thế giới quan được hình
thành từ trong quá trình sống của con người, và quay ngược trở lại, nó cũng là một
trong những nhân tố định hướng cho hoạt động sống của con người. Vì vậy, ta có

3
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

thể ví thế giới quan như một chiếc la bàn định hướng cho cuộc sống của mỗi người,
đóng vai trò chi phối, chỉ dẫn tư duy và hành động của mỗi cá nhân. Thông qua thế
giới quan, con người nhìn nhận được thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ đó,
xác định được mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn được cách thức để đạt được
mục đích đó.
Ví dụ, thế giới quan huyền thoại : truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ –
giải thích cho sự tồn tại và phân bổ của con người hay là Sơn Tinh – Thủy Tinh –
giải thích hiện tượng mưa lũ của nước ta.
b. Vai trò thế giới quan của Triết học ra đời với tư cách là hệ thống lý luận chung
nhất về thế giới quan, là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan
phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và
tri thức do khoa học mang lại. Triết học giúp ta trang bị và hoàn thiện thế giới
quan, và trên cơ sở đó giúp trang bị và hoàn thiện nhân sinh quan – là yếu tố cơ bản
để hình thành và phát triển tính cách của mỗi người. Nếu thế giới quan khoa học
đúng đắn, phù hợp sẽ thúc đẩy nhân sinh quan tích cực phát triển, góp phần vào sự
phát triển của xã hội. Ngược lại, nếu được hướng dẫn bởi một thế giới quan không
mang tính khoa học, con người không thể xác định đúng mối quan hệ giữa con
người và đối tượng, không nhận thức đúng quy luật của đối tượng.
Ví dụ, nếu dựa trên thế giới quan tôn giáo, trong đạo Thiên Chúa Giáo – Chúa
tồn tại tạo ra con người và thế giới. Nếu thừa nhận có lực lượng siêu nhiên mà con
người hoàn toàn phải phục tùng, sùng bái và tuân theo, con người không có vai trò
gì đối với đời sống xã hội, điều đó sẽ làm cho con người không tích cực hoạt động,
không phát huy tính chủ động sáng tạo của mình.
Như vậy, có thể coi thế giới quan đóng vai trò như là một “lăng kính”, qua đó
con người có thể xem xét, nhìn nhận thế giới và chỉ đạo hoạt động thực tiễn để cải
tạo thế giới. Vai trò của thế giới quan trong đời sống của con người có thể được thể
hiện trên các mặt sau:
4
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

Một là, nhờ vào việc xác định đúng những mối liên hệ chung của thế giới và
vị trí của con người trong thế giới nên thế giới quan giúp con người xác định mục
tiêu, phương hướng hoạt động của bản thân. Hoặc có thể nói, thế giới quan giúp
cho con người có thể định hướng cuộc sống của bản thân bằng việc xác định những
mục tiêu, phương hướng hoạt động của bản thân.
Hai là, thông qua các tri thức chung về thế giới và bản thân con người, cùng
với niềm tin và tình cảm được củng cố trong thế giới quan, nó có thể chi phối hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người ở mức độ khá sâu sắc.
Ví dụ, nếu hiểu đúng ý nghĩa cuộc sống, con người sẽ có ý chí và quyết tâm
tích cực hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội và của bản thân. Ngược lại, nếu con
người hiểu không đúng ý nghĩa cuộc sống sẽ làm giảm ý chí, cản trở tính chủ động,
tích cực trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, thậm chí còn dẫn
con người đến các hoạt động phá hoại, thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng và xã
hội. Điều đó sẽ cản trở sự tiến bộ xã hội khi mà trong thời đại ngày nay, các mối
quan hệ xã hội đã trở nên vô cùng phức tạp, tính chủ động của con người đang
ngày càng được tôn trọng, tự do phát triển, thì vai trò của thế giới quan cũng ngày
càng lớn hơn. Hình thành và phát triển thế giới quan khoa học là một đòi hỏi tất
yếu, đồng thời là một trong những chỉ tiêu quan trọng của quá trình hình thành
nhân cách con người hiện nay.

1.2. Vai trò phương pháp luận :


a. Phương pháp luận :
Phương pháp là những nguyên tắc, cách thức thực hiện hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện một mục đích nào đó. Phương pháp luận là
lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con
người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhân thức và
thực tiễn. Xét theo phạm vi tác dụng, phương pháp luận có thể chia thành nhiều cấp

5
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

độ khác nhau như phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương
pháp luận chung nhất. Theo quan niệm chung hiện nay: “ Phương pháp luận riêng
chỉ áp dụng cho một môn khoa học nhất định; phương pháp luận chung áp dụng
cho một số bộ môn khoa học; phương pháp luận chung nhất áp dụng cho tất cả các
ngành khoa học”.
Ngoài ra Triết học còn có 2 phương pháp biện chứng và siêu hình.
b) Vai trò phương pháp luận của triết học:
Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất, nghiên cứu những quy luật chung
nhất của con người, triết học cũng có chức năng phương pháp luận chung nhất – là
phương pháp luận được dùng làm điểm xuất phát cho việc xác định phương pháp
luận chung, phương pháp luận ngành và các hoạt động khác của con người. Mỗi
quan điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp,
là lý luận phương pháp. Chức năng phương pháp luận của triết học được thể hiện ở
chỗ nó chỉ ra phương pháp xem xét, nhận thức và cải tạo thế giới, quyết định thành
bại trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nghiên cứu triết học
giúp ta có được phương pháp luận chung nhất, trở nên năng động sáng tạo trong
mọi hoạt động, phù hợp với xu thế phát triển chung. Chính vì vậy, triết học trở
thành một công cụ đắc lực trong hoạt động khai thác và sự nghiệp giải phóng con
người trong những lực lượng xã hội tiến bộ.
Ví dụ, các bạn sinh viên đỗ vào lớp Marketing CLC 63C, xuất phát điểm như
nhau khi học môn Triết học nhưng sau khi có kết quả kì thi, lại có bạn được điểm
A, B nhưng có bạn lại chỉ được C, D thậm trí là F. Đó là do mỗi bạn có một
phương pháp học khác nhau, đúc kết từ phương pháp luận khác nhau. Thậm chí, có
những bạn học cùng một phương pháp, mà kết quả vẫn khác nhau. Bạn đạt A đã có
phương pháp luận đúc kết phù hợp cho mình. Còn bạn F có lẽ chưa hiểu rõ về các
phương pháp luận để đúc kết và phát triển cho mình một phương pháp học riêng
hợp lí hơn.
6
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

2. Phân tích thế giới quan trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ ” dưới góc nhìn
Triết học :

2.1. Khái quát tác phẩm :


Tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ ” được viết bởi tác giả Tô Hoài năm 1952 trong
hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp đang diễn ra sôi nổi có nhiều thắng lợi. Tóm tắt
tác phẩm :
“ Truyện kể về cuộc đời của vợ chồng A Phủ. Mị là cô gái trẻ đẹp, nhà nghèo,
sống ở Hồng Ngài. Cô bị bắt cóc về làm vợ A Sử, làm con dâu gạt nợ nhà thống Lí
Pá Tra. Cô phải lao động quần quật, sống không khác gì con trâu, con ngựa. Khi
mùa xuân đến, lòng Mị lại nao nức quay trở lại thời thanh xuân, Mị muốn đi chơi,
nhưng sợi dây trói của A Sử lại kéo Mị lại thực tại. Chỉ đến khi A Sử bị đánh, cô
mới được cởi trói để đi lấy lá thuốc, xoa dầu cho chồng. A Phủ là một chàng trai
nghèo, mồ côi, khỏe mạnh, gan góc, giỏi lao động. Vì đánh A Sử đến phá rối cuộc
chơi nên bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ, phải vay vốn thống lí để nộp phạt, rồi trở
thành người ở đợ trừ nợ trong nhà thống lí. Một lần để hổ ăn mất một con bò, A
Phủ bị trói đứng, bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm. Một đêm, khi trở dậy thổi lửa để
sưởi, Mị bắt gặp dòng nước mắt chảy trên gò má đen sạm của A Phủ. Mị nghĩ về
thân phận mình, đồng cảm về cảnh ngộ của A Phủ. Cô đã cắt dây trói giải thoát cho
A Phủ và bỏ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra. Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ
thành chồng, tạo dựng một cuộc sống mới. A Phủ được sự giác ngộ của cán bộ
cách mạng A Châu trở thành tiểu đội trưởng du kích. Họ cùng mọi người cầm súng
để gìn giữ bản làng. ”

2.2. Quan niệm về thế giới :


a. Trong thế giới này có yếu tố “ thần quyền” :
( các chi tiết đề cập tới “ cúng ma” trong tác phẩm được liệt kê lần lượt theo mạch
câu chuyện như sau )

7
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

+ “ Sáng hôm sau, Mỵ mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lý. Họ nhốt Mỵ
vào buồng.
Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma rập rờn nhảy múa.”
+“ A Sử đến nhà bố Mỵ.
A Sử nói:
- Tôi đã đem con gái bố về cúng trình ma nhà tôi. Bây giờ tôi đến cho bố biết. Tiền
bạc để cưới, bố tôi bảo đã đưa cả cho bố rồi.”
+ “ Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mỵ chết. Nhưng Mỵ cũng không còn
nghĩ đến Mỵ có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mỵ cũng quen khổ rồi.
Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ
biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.”
+ “ Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ỹ,
người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc
rượu bên bếp lửa.”
+ “ Thống lý mở tráp, lấy ra một trăm đồng bạc hoa xòe bày lên mặt tráp, rồi nói:
- Thằng A Phủ kia, mày đánh người thì làng xử mày phải nộp vạ cho người phải
mày đánh là hai mươi đồng, nộp cho thống quán năm đồng, mỗi xéo phải hai đồng,
mỗi người đi gọi các quan làng về hầu kiện năm hào. Mày phải mất tiền mời các
quan hút thuốc từ hôm qua tới nay. Lại mất con lợn hai mươi cân, chốc nữa mổ để
các quan làng ăn vạ mày. A Phủ, mày đánh con quan làng, đáng lẽ làng xử mày tội
chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ. Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền
lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng. Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay
để mày ở nợ. Bao giờ có tiền trả thì tao cho mày về, chưa có tiền trả thì tao bắt mày
làm con trâu cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ
hết nợ tao mới thôi. A Phủ! Lại đây nhận tiền quan cho vay.
A Phủ lê hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù. A Phủ cúi sờ lên đồng bạc
trên tráp, trong khi Pá Tra đốt hương, lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt người vay
8
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

nợ. Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng chỉ nhặt làm phép lên như
thế rồi lại để ngay xuống mặt tráp. Rồi Pá Tra lại trút cả bạc vào trong tráp.”
+ “ Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra
bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng. Thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
Pá Tra hất tay, nói:
- Quân ăn cướp mất bò tao. A Sử đâu! Đem súng đi lấy con hổ về.
Rồi Pá Tra quay lại, bảo A Phủ:
- Mày ra ngoài kia, lấy vào đây một cái cọc, một cuộn dây mây. Tao trói mày đứng
chỗ kia. Bao giờ chúng nó bắn được con hổ về thì mày khỏi phải chết. Nếu không
được con hổ thì tao cho mày đứng chết ở đấy.
A Phủ cãi:
- Tôi được con hổ ấy còn nhiều tiền hơn con bò.
Pá Tra cười:
- Lấy cọc dây mây vào đây!
Không nói nữa, như con trâu đã đóng lên tròng. A Phủ lẳng lặng ra vác chiếc cọc
gỗ rồi lấy cuộn dây mây trên gác bếp xuống. Tự tay A Phủ đóng cọc xuống bên cột,
Pá Tra đẩy A Phủ vào chân cột, hai tay bắt ôm quặt lên. Rồi dây mây cuốn từ chân
lên vai, chỉ còn cổ và đầu lúc lắc được.”
Nhìn chung, Thần quyền đè nén tinh thần của Mị và A Phủ cũng như những
con nợ khác của Thống Lí Pá Tra. Con ma nhà thống lí vô hình vô ảnh nhưng lại có
năng lực vạn năng, như một sợi dây vô hình trói buộc, làm tê liệt ý thức phản
kháng của người dân nghèo khổ.
b. Quy luật chung của vụ trụ :

9
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

+ “Sáng hôm sau, Mỵ mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lý. Họ nhốt Mỵ vào
buồng.
Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma rập rờn nhảy múa.”
+ “A Sử đến nhà bố Mỵ.
A Sử nói:
- Tôi đã đem con gái bố về cúng trình ma nhà tôi. Bây giờ tôi đến cho bố biết. Tiền
bạc để cưới, bố tôi bảo đã đưa cả cho bố rồi.”
Hai chi tiết trên nói về việc A Sử “ bắt” Mị về làm vợ, việc đầu tiên là cúng
ma nhận vợ. Và quay lại thông báo với cha của Mị như một chuyện hiển nhiên, Mị
đã trở thành vợ của hắn, cúng ma dường như là hình thức quan trọng nhất quyết
định sự việc, cha Mị cũng chấp nhận con gái đi làm vợ người ta một cách tự nhiên
như quy luật phải tuân theo sau khi cúng ma.
“ Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh
ầm ỹ, người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay
cuộc rượu bên bếp lửa.” Nghi thức cúng ma như một tục lệ gắn liền với đời sống,
như một chuyện hiển nhiên phải tuân theo, không phải là tổ tiên, hay đạo tin lành,
mà là ma. Con Ma nắm quyền lực vô hình chi phối mọi hoạt động diễn ra ở Hồng
Ngài.
“ A Phủ lê hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù. A Phủ cúi sờ lên
đồng bạc trên tráp, trong khi Pá Tra đốt hương, lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt
người vay nợ. Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng chỉ nhặt làm
phép lên như thế rồi lại để ngay xuống mặt tráp.
Pá Tra cười:
- Lấy cọc dây mây vào đây!
Không nói nữa, như con trâu đã đóng lên tròng. A Phủ lẳng lặng ra vác chiếc cọc
gỗ rồi lấy cuộn dây mây trên gác bếp xuống. Tự tay A Phủ đóng cọc xuống bên cột,

10
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

Pá Tra đẩy A Phủ vào chân cột, hai tay bắt ôm quặt lên. Rồi dây mây cuốn từ chân
lên vai, chỉ còn cổ và đầu lúc lắc được.”
Một sự việc nghịch lí diễn ra, không phải là Thống Lí Pá Tra sai người trói A
Phủ lại mà là anh ta tự đóng cọc, tự lấy dây trói mình lại theo lời của Thống Lí.
Con Ma nhà Thống Lí đã hoàn toàn chi phối ý thức của A Phủ, khiến anh ta răm
rắp nghe lệnh mà không một lời phản kháng.
Thần quyền như trung tâm xoay canh cuộc sống của con người Hồng Ngài.
Thống lí Pá Tra đã biến thần quyền thành một phương tiện áp bức để đè nén bóc lột
những người nghèo tin vào con ma vô hình đó. Điển hình hai nhân vật, Mị và A
Phủ đã từ bỏ ý chí phản kháng của chàng trai, cô gái bình thường, cũng tin vào con
ma đó đã kiểm soát linh hồn họ, từ đó chấp nhận việc làm nô lệ nhà Thống Lí Pá
Tra.

2.3. Quan niệm về con người :


Bản chất con người tồn tại song song cả thiện lẫn ác. Những người dân tự do
lương thiện sống cuộc sống của mình vì gia cảnh nghèo khó nên đành phải vay
mượn của Thống Lí rồi chịu đủ những thứ lãi vô lí, để rồi phải bán mình làm nô lệ
cho hắn. Nhân vật Mị bản chất là một cô gái lương thiện nhưng sau khi vào làm
dâu gạt nợ, trái tim cũng trở nên chai sạn khi quá quen thân phận như nô lệ với
những cảnh đánh đập diễn ra với người xung quanh cũng như chính mình, Mị vẫn
điểm tĩnh đêm đêm thổi lửa hơ tay ngay trước mắt A Phủ đang bị trói đứng ở cột
mấy ngày liền. Tuy nhiên khi chứng kiến những giọt nước mắt đã đen sạm trên mặt
A Phủ, thì bản chất thiện của cô đã thức tỉnh trở lại, cởi trói cho A Phủ bỏ trốn.
Ngược lại, Thống Lí là hình tượng kẻ ác – bản chất ác độc với bản tính tham lam,
hách dịch, hám của, thường xuyên làm ra những hành động vô nhân tính rồi xem
nó thành thói quen, điều hiển nhiên. Hắn đã lợi dụng lòng tin của người dân vào
thứ thần quyền nhà hắn, bán mạng bán sức làm giàu cho nhà Thống Lí. Đến cả con

11
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

trai hắn cũng lớn lên theo bản tính của cha mình, chỉ biết ăn chơi và đánh đập
người khác.
Cuối cùng, tình yêu thương của con người – hiện thân của cái thiện, đưa Mị
thức tỉnh cởi trói cho A Phủ sau nhiều ngày liền chứng kiến anh ta như một cái xác
khô, cùng nhau bỏ trốn khỏi đó. Dẫu vậy, cái ác vẫn luôn tồn tại, không biến mất
với những người nô lệ đang còn ở lại và bị hành hạ bởi thứ thần quyền vô hình.

2.4. Quan niệm về nhân sinh : ( đời người )


a. Đời người khổ hay sướng, có phúc hay có họa ?
Đời người trong tác phẩm tồn tại song song khổ và sướng, người ta thường
nói sống khổ là kiếp trước mang họa, sống sung sướng kiếp trước có phúc. Tuy
nhiên có trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” có đi ngược lại với ý kiến đó.
Nếu sinh ra là người dân nghèo khổ, người mắc nợ nhà Thống Lí: sống thiện
nhưng nhân sinh khổ cực. Ví dụ, cuộc đời của Mị, sinh ra đã phải cùng cha mẹ
gánh số nợ đám cưới của cha mẹ, năm này qua năm khác trả một sào ngô, không
chỉ vậy, còn bị A Sử bắt về làm vợ, không một chút tự nguyện, quay về nhà Thống
Lí là vì cha nhưng kể cả khi cha qua đời, Mị vẫn tiếp tục làm trâu, làm ngựa cho
nhà Thống Lí. Thứ thần quyền này đã trói buộc Mị, làm cho Mị mờ mịt tin răng
đây là nghĩa vụ của cô mà chấp nhận số phận này.
Nếu sinh ra là dòng dõi nhà Thống Lí : nhân sinh sung sướng nhưng bản tính
độc ác. Ví dụ, A Sử, có thể tùy ý cưới nhiều vợ, bắt những cô gái trẻ trung xinh đẹp
về làm vợ cúng ma, bị ép hầu hạ cho nhà Thống Lí. Cha con Thống Lí như hình
ảnh điển hình cho giai cấp bóc lột, sử dụng quyền và thần quyền bóc lột người dân
nghèo bán mạng làm việc cho hắn, vơ vét tiền của với đủ các thứ lãi rồi sống sung
sướng, ngày ngày tiệc tùng trống chiêng, nghiện ngập thuốc phiện trên những đồng
tiền sương máu đó.

12
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

Nhân sinh sướng hay khổ phụ thuộc vào việc sinh ra nằm ở đâu, đây có thể
xem như là số mệnh. Vốn dĩ là có thể thay đổi, cũng có thể kháng cự. Ví dụ, trong
đời sống, nhiều người sinh ra nghèo khó, con nông dân, nhưng họ chăm chỉ làm
việc, học tập, để đổi đời, mang lại cuộc sống khá giả cho cha mẹ, bản thân và con
cháu sau này.
Tuy nhiên trong tác phẩm xuất hiện yếu tố Thần quyền như một sợi dây vô
hình chói trặt nhận thức và ý chí kháng cự của các nhân vật. Điển hình là nhân vật
Mị, trước khi chịu số phận làm dâu gạt nợ nhà Thống Lí đã đòi tự sát, kháng cự sự
thật, vì thương cha đã vứt bỏ suy nghĩ chấp nhận số phận. Cha đã mất nhưng Mị
vẫn tiếp tục cuộc sống đó với suy nghĩ “ khổ quen rồi” dù ban đầu cô quay về là vì
cha. Dần dần lâu dài, “ con ma” đó đã hoàn toàn kiểm soát tinh thần Mị, khiến cô
quên đi mình từng phản kháng, xem việc làm dâu gạt nợ, sống như nô lệ là sự thật.
Hay nhân vật A Phủ, từng là chàng trai khỏe khoắn, trai tráng,tương lai rộng mở
nhưng vì một lần đánh A Sử, mà phải chịu món nợ “ nhiều đời” nhà Thống Lí. A
Phủ cũng bị con ma cúng dường chi phối mà chịu phận làm nô lệ. Hình ảnh A Phủ
tự lấy dây trói mình theo lệnh của Thống Lí mà không ai ép buộc như một chi tiết
đắt giá nhấn mạnh sức mạnh vạn năng của Thần quyền to lớn đến mức nào mà điều
khiển được chàng trai, cô gái như vậy. Có thể nói, hình ảnh “ con ma” nhà Thống
Lí đã biến thành đức tin khiến con người phải chạy theo nó. Tương tự với hiện
tượng xã hội hiện nay, xuất hiện các tín đồ giáo phái đập phá bàn thờ, rời bỏ cha
mẹ, mù quáng tin tưởng một thứ thần quyền vô lí. Đây là tệ nạn đáng phải lên án,
và có biện pháp xóa bỏ.
May mắn thay cuối cùng Mị và A Phủ vẫn kịp nhận thức được, cắt bỏ sợi dây
trói vô hình, tìm kiếm con đường soi rọi của Đảng và nhà nước, tham gia cách
mạng.
b. Vai trò của con người trong cuộc đời :

13
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

Sinh ra con người có số mệnh, nhưng lựa chọn ở con người có chịu theo số
mệnh có sẵn đó hay không hay quyết tâm vượt qua nó, tạo ra số mệnh khác cho
riêng mình. Thay đổi nhận thức và tiếp tục nỗ lực, thay đổi sổ mệnh là điều có thể.
Như trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” , Mị và A Phủ đã buông xuôi theo số mệnh
làm đầy tớ nhà Thống Lí Pá Tra nhưng tác giả vẫn luôn lồng ghép những ý chí
phản kháng nhen nhói trong suốt quá trình diễn biến tâm trạng nhân vật : Mị đã
từng quên đi nỗi sợ A Sử mà cột tóc lên, thắp đèn đi chơi “ Mị còn trẻ, Mị muốn đi
chơi”, hay là ngắm nhìn ánh sáng qua ô cửa nhỏ nhớ về thời con gái, đi chơi hội
xuân. Những hình ảnh này như sự hồi sinh mạnh mẽ về nhận thức và hành động
của Mị. Và hơn thế nữa, trong suốt quá trình, tác giả không hề đề cập đến nhà
Thống Lí có người trông coi quản lí những người hầu hay là người nô lệ bỏ trốn.
Các nhân vật đã tự trói mình bằng sự ràng buộc của linh hồn mình với con ma nhà
Thống Lí, không hề có ý định trốn chạy khỏi nơi đây. Thứ thần quyền đã gạt phăng
đi niềm tin, và sức lực phản kháng của những người nghèo tại Hồng Ngài. Vậy
nhưng đến cuối tác phẩm, chi tiết “ Mị gỡ trói cho A Phủ và cùng A Phủ bỏ trốn”
đã đánh dấu sự nổi loạn của Mị không còn sợ thứ thần quyền ngu ngốc chứng minh
hành động vượt lên số phận của Mị để chiến thắng cả quyền và thần quyền nhà
Thống Lí. Hình ảnh “Xa lắm rồi, thống lý không đuổi được nữa... họ nghĩ thế ” là
một chi tiết chấm dứt cho năng lực thần quyền vô hình. Tác giả không nhắc đến
nhà Thống Lí đi tìm bắt Mị và A Phủ về, và để nhân vật tự ý thức ra được sức sống
tiềm tàng của bản thân, và thứ thần quyền đó là không tồn tại mà vượt qua, đi tiếp
cuộc đời theo tiếng gọi của Đảng và Cách mạng.
c. Thông điệp tác phẩm gửi đến khán giả :
Tác phẩm phản ánh cuộc sống khổ nhục của người dân nghèo khổ vùng cao
Tây Bắc và bản chất tàn độc của ách thống trị mà ở đây là lợi dụng quyền và thần
quyền để làm tê liệt ý thức phản kháng của người dân nghèo khổ. Đồng thời chỉ ra
sự thay đổi về mặt nhận thức của nhân vật, Mị và A Phủ cuối cùng đã tự ý thức
14
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

được sức mạnh tiềm tàng của bản thân dẫn đến sự đổi đời của nhân vật. Tác phẩm
muốn gửi gắm những tia hi vọng cho nhân ta trong thời kì kháng chiến, có nỗ lực,
nhất định sẽ thành công, mang độc lập, tự do về cho đất nước. Thay đổi vận mệnh
của đất nước nằm ở người dân, không được từ bỏ mà phải đấu tranh bằng mọi giá.

III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN


1. Liên hệ vai trò của Thế giới quan với thực tiễn bản thân
Hiểu hơn về thế giới, chúng ta có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề của
mình - cụ thể hoặc trừu tượng, đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách phát triển tư
duy phản biện (rất quan trọng trong thời đại của thông tin sai lệch). Là sinh viên đã
được tiếp thu những kiến thức triết học lý thú, bổ ích, bản thân em nhận thấy mỗi
cá nhân đều có thế giới quan của riêng mình giúp em có cách nhìn mới mẻ, độc đáo
hơn về mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống và đó cũng sẽ là “ mũi tên” cho mọi
hoạt động để phát triển một cách tích cực theo sự vận động phát triển của xã hội
hiện nay.
a) Trong cuộc sống thường ngày:
Việc nhận thức được thế giới quan duy vật, em đã thiết lập cho mình những
mục tiêu và kế hoạch để thực hiện những mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất có
thể. Từ đó, em định hình cho mình một lối sống tích cực và kỷ luật hơn.
b) Trong công việc :
Mỗi chúng ta cần xác định mục tiêu kế hoạch có mối quan hệ mật thiết với
thực tế. Chúng ta cần có ý thức, có trách nhiệm cao với công việc, nhìn nhận lợi ích
của công việc mình phải làm đối với cá nhân cũng như tập thể. Từ đó ta sẽ luôn có
phương hướng để hoàn thành nhiệm vụ được đề ra.
c) Trong các mối quan hệ xã hội :
Thế giới quan duy vật giúp em hiểu hơn về các mối quan hệ trong cuộc sống
( ví dụ: quan hệ giữa ông bà - con cháu, bố mẹ - con cái, bạn bè,...), luôn luôn có
15
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần biết quan tâm bản
thân vừa đủ và cả những người quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, sống có
đạo đức, có ý thức trách nhiệm. Khi chúng ta học được cách yêu bản thân mình và
tôn trọng những người quan trọng đó, tình yêu thương sẽ được lan tỏa, tác động lên
các cá thể và cùng tạo nên một xã hội văn minh, tốt đẹp và nhân ái hơn. Tóm lại,
thế giới quan giúp ta định hình cuộc sống một cách khoa học. Từ đó sống một cách
có ý thức, có mục tiêu hơn và sớm hoàn thiện bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần.

2. Liên hệ vai trò Phương pháp luận với thực tiễn bản thân
Thực tế mà nói, phương pháp luận triết học đang thực hiện tốt vai trò của
mình trong việc mang những giá trị định hướng đến cho con người trong quá trình
nhận thức hay nghiên cứu, kiếm tìm, lựa chọn phương thức vận dụng trước khi cải
biến các hoạt động nhận thức trong mọi trường hợp thực tiễn. Chính nhờ vào những
nguyên tắc, khái niệm, quy luật bao quát của triết học mà ta có cái nhìn tổng quan
nhất về tất cả những phương thức hoạt động, khả năng tiến hành của các đối tượng
nghiên cứu để từ đó đề ra được những phương án giải quyết các vấn đề có thể phát
sinh, tránh được việc định hình sai lầm khi không có lập trường đúng đắn ngay từ
đầu.
Chẳng hạn, một trong những lợi ích rõ ràng nhất trong lĩnh vực học tập do
phương pháp luận, cụ thể là phương pháp luận duy vật biện chứng đem lại đó là
góp phần hình thành và nâng cao năng lực tư duy phản biện cho học sinh, sinh viên
giúp họ có thể nhận diện thông tin bằng cách xây dựng các hệ thống lí luận, khái
niệm một cách logic, nhất là thúc đẩy khả năng đặt câu hỏi, tìm kiếm vấn đề xoay
quanh những nội dung kiến thức đã được học so sánh với thực tiễn cũng như việc
vận dụng kiến thức xã hội vào bài học. Đó cũng chính là lý do mà ta thường thấy
giáo viên luôn khai thác triệt để khả năng tư duy của học sinh qua việc đưa ra nhiều
câu hỏi thực tế, trí tuệ liên quan đến những khía cạnh của nội dung học để khuyến

16
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

khích học sinh tập luyện tư duy phản biện, lập luận nhằm lí giải các vấn đề xoay
quanh bài giảng tạo không khí trao đổi học thuật rèn luyện trí tuệ.
Ví dụ, trong giờ học Triết, giảng viên sẽ liên hệ vấn đề với thực tế, cho sinh
viên đưa ra quan điểm của mình cùng lí do giải thích, các sinh viên sẽ có những
quan điểm và cách hiểu đa dạng, khác nhau.
Còn trong môi trường làm việc, giá trị định hướng của Triết học lại là chìa
khóa xây dựng khả năng phân tích các hướng đi cụ thể cho từng kế hoạch phát triển
của công ty, đánh giá rủi ro xảy ra và các giải pháp cụ thể dựa trên các yếu tố tác
động cho chiến lược chung. Đây cũng chính là một trong những yếu tố đẩy mạnh
khả năng sáng tạo của con người trong xã hội – kĩ năng cần thiết đối với mọi ngành
nghề trong thời đại mới.
Ví dụ, đầu óc sáng tạo và bắt kịp xu thế là cần thiết đối với những người làm
mảng truyền thông. Họ cần nắm bắt rõ như thế nào là phù hợp thị hiếu hiện nay,
những xu thế nào thì sẽ thu hút khách hàng theo dõi và tìm hiểu.
Qua đó, ta có thể quan sát được những khuynh hướng biến đổi của thời đại,
đôi khi có thể đi lên hoặc thụt lùi nhưng dù thế nào đi nữa, mỗi giai đoạn phát triển
lại cần những tác động nhất định cũng như những sáng kiến mới mẻ, tiến bộ để cải
thiện nó. Nói cách khác, nhờ vào việc phân chia từng giai đoạn phát triển của mỗi
sự vật, hiện tượng đã tạo cơ hội cho ta hiểu biết mọi thứ một cách trực quan và sâu
sắc để từ đó hình thành khả năng tư duy sáng tạo. Có thể nói, tính sáng tạo chính là
cột mốc quan trọng quyết định tính vượt trội, hiện đại của từng tiến trình phát triển
của xã hội. Giả sử nếu so với thời kì nguyên thủy khi con người chỉ sống dựa vào
tự nhiên, hái lượm hoa quả, săn bắt thú rừng bằng những công cụ thô sơ thì khi trải
qua những hình thái xã hội cao hơn, sự xuất hiện của máy móc hiện đại đã từng
bước giải phóng sức lao động của con người trong quá trình sản xuất và phát triển.
Cùng với sự đổi mới không ngừng của bộ mặt xã hội trong thời đại 4.0, lối tư duy
tiến bộ còn được đánh giá cao như những chỉa khóa thành công trong mọi lĩnh vực
17
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

khác nhau của nghề nghiệp, thậm chí cả những công việc mang tính kĩ thuật cũng
đòi hỏi khả năng tư duy ngoài khuôn khổ, không chỉ biết cách vận dụng các
phương pháp cải tiến hiệu quả mà còn biết cách khắc phục các vấn đề cũ, lỗi thời
bằng nhiều giải pháp mới, công nghệ tiên tiến làm lợi thế cạnh tranh thiết thực trên
mọi khía cạnh của nền kinh tế tri thức toàn cầu.

IV.LỜI KẾT :
Vậy để tổng kết lại thì vai trò của triết học bao gồm vai trò của thế giới quan
và vai trò của phương pháp luận. Nói cách khác, chúng đều hữu ích và quan trọng
đối với sự tiến hoá của toàn nhân loại bằng cách không ngừng đem lại cho chúng ta
sự thông thái cần thiết để loài người tiến đến một xã hội hiện đại, tiên tiến và văn
minh hơn. Qua quá trình viết bài tiểu luận, em càng thấy rõ hơn lợi ích to lớn mà
Triết học đem lại cho đời sống, từ đó dần thay đổi quan niệm của mình về những
khái niệm trừu tượng trong Triết học.

18
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


● Giáo trình Triết học 1: Chương 1

https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2729/GT
%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Tri%E1%BA%BFt%20h
%E1%BB%8Dc%20MLN%20(K)%20Tr%20%C4%91%E1%BA%A7u
%20-Tr59.pdf
Slide bài giảng lms NEU

● Tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài.

● Chức năng cơ bản của Triết học:

https://hocluat.vn/chuc-nang-co-ban-cua-triet-hoc/

● Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho học sinh, sinh viên. Tạp chí của ban
Tuyên giáo trung ương
https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/nang-cao-nang-luc-tu-duy-phan-
bien-cho-hoc-sinh-sinh-vien-133980
● Vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật để nâng cao năng lực tư duy
cho sinh viên. Trường đại học Khánh Hòa
http://ukh.edu.vn/gioi-thieu/Khoa/khoa-ly-luan-co-ban/chi-tiet-khoa-ly-luan-
co-ban/id/1359/Van-dung-phuong-phap-luan-bien-chung-duy-vat-de-nang-
cao-nang-luc-tu-duy-cho-sinh-viên

19
Lê Minh Ngọc – 11214315 – Lớp Marketing CLC 63C

● Thế giới quan và vai trò của thế giới quan trong đời sống xã hội
https://hoc360.net/the-gioi-quan-va-vai-tro-cua-the-gioi-quan/
● Phương pháp, phương pháp luận và vai trò của phương pháp luận Triết học
Mác-Lênin
http://truongleduan.quangtri.gov.vn/vi/hoat-dong-khoa-hoc/Nghien-cuu-trao-
doi/phuong-phap-phuong-phap-luan-va-vai-tro-cua-phuong-phap-luan-triet-
hoc-mac-lenin-162.html
● Phương pháp luận là gì? Vai trò của phương pháp luận ?
https://daoduythanh999.blogspot.com/2021/06/e-cuong-bai-giang-va-cau-
hoi-huong-dan.html
● Vai trò của Triết học trong đời sống :
https://quanghon77.violet.vn/entry/triet-hoc-va-vai-tro-cua-triet-hoc-trong-
doi-song-xa-hoi-4481436.html

20

You might also like