Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Từ năm 2018-2020, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần có xu hướng giảm dần với mức

xấp xỉ 6% qua các năm và bắt đầu tăng trở lại từ năm 2021, tăng mạnh vào năm 2022 với
mức tăng khoảng 25.36% so với năm 2021 tương ứng với khoảng tăng 267 tỷ đồng. Tỷ lệ
tăng trưởng lợi nhuận gộp có xu hướng giảm thấp và bị âm trong 3 năm 2019, 2020,
2021, thấp nhất vào năm 2021 với mức -4.82% và có tiến triển tốt vượt bậc lên vào năm
2022 khi tăng lên 8.03% so với năm ngoái. Tỷ lệ tăng trưởng chi phí lãi vay của doanh
nghiệp không cao với mức 7.79% (năm 2018), có xu hướng giảm đáng kể từ năm 2019,
đến năm 2020 đã đạt mức -100%, năm 2021 mức tăng trưởng lai vay bằng 0%. Chi phí
thuế thu nhập có xu hướng luôn ở mức tăng cao, năm 2019 ở mức 100% rồi lại giảm
xuống 83.33% (năm 2020), tới năm 2022 lại tăng lên mức 94.12%. Về phần tăng trưởng
thu nhập ròng của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng bị giảm sút ở năm 2019, đến năm
2020 đã có tiến triển khả quan hơn khi đạt mức tăng trưởng 41.18%, đến năm 2021 tỷ lệ
tăng trưởng thấp đỉnh điểm với -5.56%, tới năm 2022 doanh nghiệp đã hoạt động ổn đỉnh
trở lại với mức tăng trưởng tăng 96.67% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng thu nhập
trên mỗi cổ phiếu có sự biến động tỷ lệ thuận với thu nhập ròng, mức thấp nhất vẫn ở
năm 2019 chỉ với -5.56% và mức cao nhất là năm 2022 với 92.68%.
Tiền và các khoản tương đương tiền biến động không ổn định, mức giảm thấp rơi vào
năm 2019 khi giảm 83.51% so với năm 2018, nhưng sau đó lại tăng cao đỉnh điểm đạt
87.88% ở năm 2020, sang năm 2022 ở mức bình ổn 80.25%. Chứng khoán thị trường
ngắn hạn vào năm 2018 tốc độ tăng trưởng giảm ở mức -80.00%, đặc biệt vào năm 2020
đạt mức cao ấn tượng với 650.00% sau đó giảm dần qua các năm, tới năm 2022 doanh
nghiệp không còn đầu tư vào khoản mục này (-100%). Hàng tồn kho có xu hướng tăng
từ năm 2018- 2021, mạnh mẽ nhất vào năm 2021 khi tăng 42.29% so với năm 2020, sang
năm 2022 đã giảm bớt còn 22.73%. Tài sản ngắn hạn khác vào năm 2019 tụt giảm
nghiêm trọng với mức -33.33%, qua năm 2020 trở đi đã có sự tăng trưởng trở lại ở mức
dương, tuy nhiên năm 2021 ở mức 0%, sự bộc phá xuất hiện ở năm 2022 khi đạt ngưỡng
166.67%. Năm 2018, tổng tài sản ngắn hạn bị tụt giảm ở mức -9.92%, qua các năm sau
đó, dần có tiến triển tăng trưởng ở mức dương không biến động quá nhiều ở 3 năm 2020-
2022. Tài sản cố định ròng có xu hướng giảm từ năm 2018-2020, và tăng trưởng nhẹ trở
lại kể từ năm 2021 với mức 15.12% so với năm 2020. Về tài sản dài hạn khác và các
khoản phải thu khác cũng có sự tăng giảm không ổn định qua các năm, với mức cao nhất
đạt khoảng 940.00%% ở năm 2022 và giảm thấp nhất với mức -78.95% (năm 2019). Từ
năm 2018-2020, tổng tài sản phi hiện tại có xu hướng giảm, năm 2019 giảm 27.75% so
với năm 2018, sang năm 2021 trở đi có tiến triển tăng trở lại với mức tăng trưởng không
quá cao chênh lệch 1.32% so với năm 2020. Qua đó, tăng trưởng tổng tài sản ở năm 2019
có tụt giảm 3.76% so với năm 2018, nhưng sau đó đã quay lại con đường tăng trưởng
theo hướng tích cực nhưng không có sự biến động quá lớn giữa các năm 2020-2022.
Nhìn chung các khoản phải trả trong giai đoạn năm 2018-2022 có xu hướng tăng, tuy
nhiên duy nhất năm 2020 có sự giảm sút 6.67% so với năm 2019. Tổng quan về tổng nợ
ngắn hạn qua các năm đều tăng trưởng ở mức dương, tuy nhiên từ năm 2018-2020 tốc độ
tăng trưởng bị sụt giảm, đến năm 2021 tăng 23.43% so với năm 2020 và tiếp tục theo
chiều hướng tăng. Năm 2018, tổng nợ dài hạn của công ty đã có sự tụt giảm -28.57%, đến
năm 2019 đã giảm còn -100%, doanh nghiệp đã không còn nợ khoản mục này nữa. Tăng
trưởng tổng nợ phải trả nhìn chung có xu hướng tăng mạnh mẽ qua các năm, duy nhất có
năm 2019 giảm 16.03% so với năm 2018. Tăng trưởng tổng vốn chủ sở hữu có chiều
hướng tăng nhưng không quá cách biệt, có năm 2021 bị giảm 8.03% so với năm 2020 và
tăng cao trở lại vào năm 2022.
Tóm lại,trong giai đoạn từ năm 2018-2022, công ty Nam Dược đều cho thấy vẫn có sự
tăng trưởng ở mức ổn định, biến động không quá lớn. Chỉ có khoảng thời gian từ năm
2019-2021, đây là giai đoạn cực kì khó khăn cho tất cả mọi hoạt động trên toàn cầu khiến
cho sự tăng trưởng của công ty khá it hoặc có khi sụt giảm trầm trọng, các chỉ số đạt
mức thấp lí do là vì đang trong giai đoạn dịch bệnh và hậu Covid khiến cho nền kinh tế
toàn nước đều bị ảnh hưởng nói chung và riêng hoạt động kinh doanh của công ty nói
riêng. Hàng hoá bị tồn đọng, doanh thu giảm, công ty phải duy trì các hoạt động khác để
duy trì. Dịch bệnh kéo dài “bào mòn” sức lực của nhiều doanh nghiệp trong nước, cho
đến năm 2021 dịch bệnh có tiến triển tốt và mọi hoạt động đang bắt đầu trở lại với nhiều
thách thức vì còn những tồn dư hậu quả của dịch bệnh khiến cho việc tốc độ tăng trưởng
của các chỉ tiêu lợi nhuận, tài sản, nguồn vốn công ty nhìn chung vào năm này ở mức
thấp, các khoản nợ cũng tăng cao là điều không thể tránh khỏi.

You might also like