Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo

tinh thần Đại hội XIII của Đảng


GS, TS TRẦN VĂN PHÒNG - TS LÊ THỊ HẠNH
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
20:28, ngày 24-04-2023

TCCS - Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy
mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững.

1- Nói đến nguồ n nhân lự c là toàn bộ nhữ ng ngườ i trong độ tuổ i lao độ ng có khả nă ng tham
gia lao độ ng củ a mộ t quố c gia, bao gồ m thể lự c, trí lự c và tài lự c. Đố i vớ i Việt Nam, để
thự c hiện chiến lượ c phát triển nhanh và bền vữ ng trong bố i cả nh cuộ c Cách mạ ng công
nghiệp lầ n thứ tư và hộ i nhậ p quố c tế sâu rộ ng thì phả i chú trọ ng phát triển nguồ n nhân lự c,
nhấ t là nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao.

Nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao là khái niệm chỉ ngườ i lao độ ng có sứ c khỏ e thể chấ t, tinh
thầ n tố t; có trình độ tay nghề cao, khả nă ng lao độ ng giỏ i và kỹ nă ng chuyên môn tố t trong
nghề; có nhữ ng phẩ m chấ t xã hộ i tố t đẹp, như tinh thầ n nhân vă n, tậ p thể, hòa nhậ p, thích
nghi làm việc trong môi trườ ng đa vă n hóa... Nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao có vị trí, vai
trò vô cùng quan trọ ng trong bố i cả nh hiện nay khi đấ t nướ c mở cử a, hộ i nhậ p sâu vào nền
kinh tế thế giớ i. Điều này thể hiện ở chỗ , nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao là điều kiện tiên
quyết bả o đả m thành công cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đạ i hóa (CNH, HĐH) rút
ngắ n; rút ngắ n khoả ng cách tụ t hậ u đồ ng thờ i duy trì tă ng trưở ng nhanh, bền vữ ng; là yếu
tố quyết định đẩ y mạ nh nghiên cứ u, triển khai ứ ng dụ ng khoa họ c - công nghệ, cơ cấ u lạ i
nền kinh tế, chuyển đổ i mô hình tă ng trưở ng; là độ ng lự c chủ yếu tiếp cậ n và phát triển nền
kinh tế tri thứ c; là điều kiện quan trọ ng trong quá trình hộ i nhậ p kinh tế quố c tế. Nhậ n thứ c
rõ vai trò củ a nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao đố i vớ i sự phát triển đấ t nướ c, Đả ng ta sớ m
có chủ trương đúng đắ n về phát triển nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao, nhấ t là từ Đạ i hộ i XI
trở lạ i đây.
Các kỹ sư củ a Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa họ c và Công nghệ Việt
Nam) chế tạ o vệ tinh NanoDragon_Nguồ n: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Tạ i Đạ i hộ i XI (nă m 2011), Đả ng ta nhấ n mạ nh: “Phát triển và nâng cao chấ t lượ ng nguồ n
nhân lự c, nhấ t là nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao là mộ t độ t phá chiến lượ c, là yếu tố quyết
định đẩ y mạ nh phát triển và ứ ng dụ ng khoa họ c, công nghệ, cơ cấ u lạ i nền kinh tế, chuyển
đổ i mô hình tă ng trưở ng và là lợ i thế cạ nh tranh quan trọ ng nhấ t, bả o đả m cho phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vữ ng”(1). Quan điểm này đánh dấ u bướ c phát triển trong nhậ n thứ c
củ a Đả ng về vai trò củ a nhân tố con ngườ i trong chiến lượ c phát triển nhanh và bền vữ ng
đấ t nướ c. Đả ng ta coi phát triển nguồ n nhân chấ t lượ ng cao là mộ t trong ba khâu độ t phá
củ a chiến lượ c phát triển đấ t nướ c trong thờ i kỳ mớ i.

Đạ i hộ i XII (nă m 2016) củ a Đả ng tiếp tụ c khẳ ng định vai trò quan trọ ng củ a nguồ n nhân lự c
chấ t lượ ng cao, thông qua quan điểm: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là
tiếp tụ c đẩ y mạ nh thự c hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đạ i hóa trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trườ ng định hướ ng xã hộ i chủ nghĩa và hộ i nhậ p quố c tế gắ n vớ i phát triển
kinh tế tri thứ c, lấ y khoa họ c, công nghệ, tri thứ c và nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao làm
độ ng lự c chủ yếu”(2). Trên cơ sở đó, Đạ i hộ i XII đề ra phương hướ ng, nhiệm vụ : “Xây dự ng
chiến lượ c phát triển nguồ n nhân lự c cho đấ t nướ c, cho từ ng ngành, từ ng lĩnh vự c, vớ i
nhữ ng giả i pháp đồ ng bộ , trong đó tậ p trung cho giả i pháp đào tạ o, đào tạ o lạ i nguồ n nhân
lự c trong nhà trườ ng cũ ng như trong quá trình sả n xuấ t kinh doanh, chú trọ ng nâng cao tính
chuyên nghiệp và kỹ nă ng thự c hành”(3).

Kế thừ a tinh thầ n các đạ i hộ i trướ c, Đạ i hộ i XIII (nă m 2021) củ a Đả ng tiếp tụ c xác định
“Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển
nguồ n nhân lự c cho công tác lãnh đạ o, quả n lý và các lĩnh vự c then chố t trên cơ sở nâng
cao, tạ o bướ c chuyển biến mạ nh mẽ, toàn diện, cơ bả n về chấ t lượ ng giáo dụ c và đào tạ o
gắ n vớ i cơ chế tuyển dụ ng, sử dụ ng, đãi ngộ nhân tài, đẩ y mạ nh nghiên cứ u, chuyển giao
ứ ng dụ ng và phát triển mạ nh khoa họ c và công nghệ, đổ i mớ i sáng tạ o”(4) là mộ t trong ba độ t
phá chiến lượ c. Đạ i hộ i cũ ng đặ t ra yêu cầ u phả i “Đào tạ o con ngườ i theo hướ ng có đạ o
đứ c, kỷ luậ t, kỷ cương, ý thứ c trách nhiệm công dân, xã hộ i; có kỹ nă ng số ng, kỹ nă ng làm
việc, ngoạ i ngữ , công nghệ thông tin, công nghệ số , tư duy sáng tạ o và hộ i nhậ p quố c tế
(công dân toàn cầ u)”(5). Đây là chủ trương hết sứ c đúng đắ n, thể hiện tư duy, tầ m nhìn mớ i
củ a Đả ng ta về phát triển nguồ n nhân lự c, nhấ t là nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao đáp ứ ng
yêu cầ u phát triển nhanh và bền vữ ng đấ t nướ c trong thờ i kỳ mớ i.

2- Dướ i sự lãnh đạ o củ a Đả ng, trong thờ i gian qua, việc phát triển nguồ n nhân lự c chấ t
lượ ng cao đạ t đượ c nhữ ng kết quả nhấ t định. Việt Nam đã xây dự ng các chính sách thu hút,
trọ ng dụ ng nhân tài, các chuyên gia, lao độ ng có trình độ chuyên môn cao bằ ng các chính
sách tiền lương, thưở ng, phúc lợ i hấ p dẫ n... Công tác đào tạ o, bồ i dưỡ ng nguồ n nhân lự c
chấ t lượ ng cao đã đượ c quan tâm. Các tầ ng lớ p doanh nhân giỏ i, lao độ ng có trình độ kỹ
thuậ t cao xuấ t hiện ngày càng nhiều trong xã hộ i, đóng góp đáng kể cho sự phát triển đấ t
nướ c. Nhờ đó, trong giai đoạ n 2016 - 2020, dù còn nhiều khó khă n, nhưng tố c độ tă ng
trưở ng GDP bình quân vẫ n đạ t khoả ng 6%nă m. Chấ t lượ ng tă ng trưở ng đượ c cả i thiện,
nă ng suấ t lao độ ng tă ng từ 4,3%/nă m giai đoạ n 2011 - 2015 lên khoả ng 6%/nă m giai đoạ n
2016 - 2020(6). Tuy nhiên, bên cạ nh đó, phát triển nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao còn có hạ n
chế nhấ t định. Chúng ta còn thiếu nhữ ng nhà khoa họ c, chuyên gia đầ u ngành trong các lĩnh
vự c quả n lý, khoa họ c - công nghệ; việc đào tạ o nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao chưa đáp
ứ ng yêu cầ u củ a xã hộ i. Mộ t số sinh viên, kỹ thuậ t viên ra trườ ng còn phả i đào tạ o lạ i mớ i
đáp ứ ng đượ c nhu cầ u củ a nhà tuyển dụ ng. Thể lự c ngườ i lao độ ng còn có bấ t cậ p, theo
đó, từ nă m 1993 đến nă m 2020, chiều cao trung bình củ a thanh niên Việt Nam chỉ tă ng thêm
3cm, thấ p hơn chuẩ n quố c tế khoả ng 10cm và thấ p hơn chiều cao trung bình củ a đa số các
nướ c trong khu vự c châu Á(7)... Đạ i hộ i XIII củ a Đả ng đã đánh giá: “Chấ t lượ ng nguồ n nhân
lự c, nhấ t là nhân lự c chấ t lượ ng cao chưa đáp ứ ng yêu cầ u phát triển; còn nặ ng về lý
thuyết, nhẹ về thự c hành, chưa quan tâm đúng mứ c đến kỹ nă ng xã hộ i, kỹ nă ng số ng và
khả nă ng tự họ c, kỹ nă ng sáng tạ o”(8). Chính vì vậ y, trong định hướ ng phát triển đấ t nướ c
giai đoạ n 2021 - 2030, Đạ i hộ i XIII củ a Đả ng đã đề ra định hướ ng tạ o độ t phá “phát triển
nguồ n nhân lự c chấ t lượ ng cao, thu hút và trọ ng dụ ng nhân tài”. Để thự c hiện đượ c điều
này, theo tinh thầ n Đạ i hộ i XIII củ a Đả ng, trong thờ i gian tớ i, cầ n thự c hiện đồ ng bộ các
giả i pháp sau:

Thứ nhất, xây dự ng con ngườ i Việt Nam phát triển toàn diện, có sứ c khỏ e, nă ng lự c, trình
độ , có ý thứ c, trách nhiệm cao đố i vớ i bả n thân, gia đình và Tổ quố c; đồ ng thờ i, phát triển
độ i ngũ chuyên gia, nhà khoa họ c đầ u ngành; chú trọ ng độ i ngũ nhân lự c kỹ thuậ t, nhân lự c
số , nhân lự c quả n trị công nghệ, nhân lự c quả n lý, quả n trị doanh nghiệp; nhân lự c quả n lý
xã hộ i và tổ chứ c cuộ c số ng, chă m sóc con ngườ i(9). Bở i chỉ trên cơ sở xây dự ng đượ c con
ngườ i Việt Nam phát triển toàn diện, có sứ c khỏ e, nă ng lự c, trình độ , có ý thứ c trách nhiệm
cao đố i vớ i bả n thân, gia đình và Tổ quố c, chúng ta mớ i từ ng bướ c phát triển đượ c nguồ n
nhân lự c chấ t lượ ng cao đáp ứ ng yêu cầ u phát triển đấ t nướ c. Để thự c hiện đượ c giả i pháp
này, Đạ i hộ i XIII củ a Đả ng yêu cầ u: Một là, đổ i mớ i chế độ tuyển dụ ng, trọ ng dụ ng nhân tài
trong quả n lý, quả n trị nhà nướ c, khoa họ c, công nghệ và đổ i mớ i sáng tạ o. Hai là, đổ i mớ i
và nâng cao chấ t lượ ng giáo dụ c nghề nghiệp theo hướ ng mở , linh hoạ t; bả o đả m thố ng
nhấ t vớ i chủ trương đổ i mớ i că n bả n và toàn diện giáo dụ c và đào tạ o. Ba là, chú trọ ng đào
tạ o lạ i, đào tạ o thườ ng xuyên lự c lượ ng lao độ ng, kết hợ p chuyển dịch nhanh cơ cấ u lao
độ ng, nhấ t là ở nông thôn; giả m tỷ lệ lao độ ng ở khu vự c phi chính thứ c; hình thành độ i ngũ
lao độ ng lành nghề, gắ n kết chặ t chẽ giữ a đào tạ o và sử dụ ng(10). Bốn là, nâng cao chấ t
lượ ng, hiệu quả công tác đưa ngườ i lao độ ng Việt Nam đi lao độ ng ở nướ c ngoài theo hợ p
đồ ng, ưu tiên đưa lao độ ng kỹ thuậ t có tay nghề đi làm việc ở nhữ ng thị trườ ng có thu nhậ p
cao, an toàn và tiếp tụ c phát huy nguồ n lự c này sau khi về nướ c trên cơ sở bả o đả m cơ cấ u,
chấ t lượ ng nguồ n nhân lự c trong nướ c(11). Năm là, xây dự ng và thự c thi có hiệu quả chính
sách dân số và phát triển, tậ n dụ ng, phát huy lợ i thế thờ i kỳ dân số vàng gắ n vớ i nâng cao
chấ t lượ ng nguồ n nhân lự c. Chú trọ ng nâng cao phúc lợ i xã hộ i, an sinh xã hộ i, bả o đả m
nhữ ng nhu cầ u thiết yếu củ a nhân dân về nhà ở , giáo dụ c, y tế, việc làm,... Nâng cao chấ t
lượ ng các chính sách về dinh dưỡ ng, bả o vệ, chă m sóc, nâng cao sứ c khỏ e và tầ m vóc
ngườ i Việt Nam. Thự c hiện tố t “Đề án tổ ng thể phát triển thể lự c, tầ m vóc ngườ i Việt Nam
giai đoạ n 2011 - 2030”.

Thứ hai, tạ o chuyển biến că n bả n, mạ nh mẽ về chấ t lượ ng, hiệu quả giáo dụ c, đào tạ o. Bở i
lẽ, chỉ trên cơ sở chuyển biến că n bả n, mạ nh mẽ về chấ t lượ ng, hiệu quả giáo dụ c, đào tạ o
thì chúng ta mớ i đào tạ o đượ c nguồ n nhân lự c có sứ c khỏ e, có trình độ chuyên môn, nghề
nghiệp cao, có phẩ m chấ t xã hộ i phù hợ p. Để thự c hiện đượ c giả i pháp này, Đạ i hộ i XIII
củ a Đả ng yêu cầ u thự c hiện các biện pháp cụ thể: Một là, nghiên cứ u hoàn thiện hệ thố ng
sách giáo khoa và chế độ thi cử ở các cấ p họ c cho phù hợ p yêu cầ u thự c tiễn. Hai là, chú
trọ ng đào tạ o, đào tạ o lạ i độ i ngũ giáo viên đáp ứ ng yêu cầ u đổ i mớ i că n bả n, toàn diện
giáo dụ c, đào tạ o. Ba là, chuyển mạ nh quá trình giáo dụ c từ chủ yếu trang bị kiến thứ c sang
phát triển toàn diện nă ng lự c và phẩ m chấ t ngườ i họ c; đa dạ ng hóa các hình thứ c họ c tậ p,
như họ c trự c tuyến, qua internet, truyền hình, các hoạ t độ ng xã hộ i, nghiên cứ u khoa họ c;
giáo dụ c nhà trườ ng kết hợ p vớ i giáo dụ c gia đình và giáo dụ c xã hộ i(12). Bốn là, phổ cậ p
giáo dụ c mầ m non và giáo dụ c tiểu họ c bắ t buộ c. Đưa nộ i dung kỹ nă ng số , ngoạ i ngữ tố i
thiểu vào chương trình giáo dụ c phổ thông; chú trọ ng giáo dụ c kỹ nă ng nhậ n thứ c và hành
vi cho họ c sinh phổ thông. Đẩ y mạ nh phân luồ ng sau trung họ c cơ sở ; định hướ ng nghề
nghiệp ở trung họ c phổ thông. Giả m tỷ lệ mù chữ ở vùng đặ c biệt khó khă n, vùng đồ ng bào
dân tộ c thiểu số . Năm là, sắ p xếp lạ i hệ thố ng trườ ng họ c; phát triển hài hòa giữ a giáo dụ c
công lậ p và giáo dụ c ngoài công lậ p, giữ a các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặ c biệt khó
khă n, vùng đồ ng bào dân tộ c thiểu số , biên giớ i, hả i đả o và các đố i tượ ng chính sách(13). Sáu
là, tă ng cườ ng đầ u tư cho giáo dụ c, đào tạ o bằ ng nhiều nguồ n khác nhau, trong đó đầ u tư
từ ngân sách nhà nướ c cầ n tă ng lên, đồ ng thờ i huy độ ng nhiều hơn, tố t hơn sứ c dân thông
qua đẩ y mạ nh xã hộ i hóa giáo dụ c, xây dự ng xã hộ i họ c tậ p. Bảy là, đa dạ ng hóa các loạ i
hình đào tạ o, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạ o ngoài công lậ p, thự c hiện
cơ chế tự chủ đố i vớ i đào tạ o bậ c đạ i họ c phù hợ p vớ i xu thế chung củ a thế giớ i; hình
thành mô hình hợ p tác công - tư trong đào tạ o đạ i họ c. Sắ p xếp, quy hoạ ch lạ i các trườ ng
đạ i họ c, cao đẳ ng(14).
Sinh viên Trườ ng Đạ i họ c Phenikaa thự c nghiệm khoa họ c_Nguồ n: phenikaa.com
Thứ ba, phát triển mạ nh mẽ khoa họ c, công nghệ và đổ i mớ i sáng tạ o để phát triển nguồ n
nhân lự c chấ t lượ ng cao. Để thự c hiện tố t giả i pháp này, Đạ i hộ i XIII củ a Đả ng yêu cầ u
thự c hiện tố t bố n biện pháp cụ thể: Một là, chú trọ ng phát triển đồ ng bộ khoa họ c tự nhiên,
khoa họ c kỹ thuậ t và công nghệ, khoa họ c xã hộ i và nhân vă n, khoa họ c lý luậ n chính trị(15);
đồ ng thờ i, “Tiếp tụ c thự c hiện nhấ t quán chủ trương khoa họ c và công nghệ là quố c sách
hàng đầ u, là độ ng lự c then chố t để phát triển lự c lượ ng sả n xuấ t hiện đạ i, đổ i mớ i mô hình
tă ng trưở ng, nâng cao nă ng suấ t, chấ t lượ ng, hiệu quả và sứ c cạ nh tranh củ a nền kinh
tế”(16). Hai là, cùng vớ i rà soát, sắ p xếp lạ i hệ thố ng tổ chứ c khoa họ c và công nghệ gắ n vớ i
đổ i mớ i toàn diện chính sách nhân lự c khoa họ c và công nghệ, thự c hiện tố t chính sách về
đào tạ o, bồ i dưỡ ng, thu hút, trọ ng dụ ng và đãi ngộ đố i vớ i độ i ngũ cán bộ khoa họ c và công
nghệ, nhấ t là chuyên gia đầ u ngành, nhân tài trong lĩnh vự c khoa họ c và công nghệ. Tă ng
cườ ng đầ u tư phát triển khoa họ c và công nghệ theo cơ chế thị trườ ng trên cơ sở huy độ ng
hợ p lý nguồ n lự c từ Nhà nướ c, doanh nghiệp và các cá nhân. Hỗ trợ , khuyến khích các tổ
chứ c, cá nhân, doanh nghiệp đầ u tư nghiên cứ u phát triển, chuyển giao, ứ ng dụ ng tiến bộ
khoa họ c và công nghệ (17). Ba là, đổ i mớ i cơ chế quả n lý khoa họ c và công nghệ, nhấ t là cơ
chế tài chính, nhằ m giả i phóng nă ng lự c sáng tạ o củ a nhà khoa họ c, đưa nhanh tiến bộ khoa
họ c và công nghệ vào sả n xuấ t, đờ i số ng. Tă ng cườ ng liên kết giữ a các tổ chứ c khoa họ c và
công nghệ vớ i doanh nghiệp. Bốn là, tă ng cườ ng hợ p tác quố c tế về khoa họ c và công nghệ,
nhấ t là khoa họ c và công nghệ cao trong điều kiện hộ i nhậ p quố c tế. Đa dạ ng hóa đố i tác,
lự a chọ n đố i tác chiến lượ c là các quố c gia có nền khoa họ c và công nghệ tiên tiến; gắ n hợ p
tác quố c tế về khoa họ c và công nghệ vớ i mọ i lĩnh vự c củ a đờ i số ng kinh tế - xã hộ i(18).
Đồ ng thờ i, phát triển mạ ng lướ i kết nố i nhân tài ngườ i Việt Nam, thu hút sự tham gia đóng
góp củ a cộ ng đồ ng các nhà khoa họ c ngườ i Việt Nam ở nướ c ngoài.

Thứ tư, xác lậ p các nguyên tắ c sử dụ ng và quả n lý lao độ ng phù hợ p vớ i sự phát triển củ a
thị trườ ng, xây dự ng mố i quan hệ lao độ ng hài hòa, ổ n định, tiến bộ . Cả i cách chính sách
tiền lương theo hướ ng gắ n vớ i sự thay đổ i củ a giá cả sứ c lao độ ng trên thị trườ ng, tương
xứ ng vớ i tố c độ tă ng trưở ng kinh tế và tố c độ tă ng nă ng suấ t lao độ ng, bả o đả m nguyên tắ c
phân phố i theo lao độ ng. Có chính sách lương, thưở ng phù hợ p, đặ c biệt là đố i vớ i nhân tài,
các chuyên gia đầ u ngành, các kỹ thuậ t viên có tay nghề cao... Nghiên cứ u thành lậ p và sử
dụ ng có hiệu quả các quỹ để khuyến khích nhân tài, chuyên gia đầ u ngành, các kỹ thuậ t viên
có tay nghề cao... phát triển, cố ng hiến, sáng tạ o, gắ n bó, đồ ng hành cùng Tổ quố c. Với giai
cấp công nhân, cầ n xây dự ng giai cấ p này ngày càng lớ n mạ nh, hiện đạ i, nâng cao bả n lĩnh
chính trị, trình độ họ c vấ n, chuyên môn, kỹ nă ng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ
luậ t lao độ ng thích ứ ng vớ i cuộ c Cách mạ ng công nghiệp lầ n thứ tư(19). Với giai cấp nông
dân, gắ n xây dự ng giai cấ p nông dân vớ i phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa nông thôn. Có chính sách hợ p lý để chuyển lao độ ng nông thôn sang các
ngành phi nông nghiệp. Thự c hiện mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đạ i và
nông dân vă n minh. Với trí thức, xây dự ng độ i ngũ này ngày càng lớ n mạ nh, có chấ t lượ ng
cao. Có cơ chế phát huy dân chủ , tự do sáng tạ o và đề cao đạ o đứ c, trách nhiệm trong
nghiên cứ u khoa họ c. Trọ ng dụ ng, đãi ngộ thỏ a đáng đố i vớ i nhân tài, các nhà khoa họ c và
công nghệ Việt Nam có trình độ chuyên môn cao ở trong nướ c và nướ c ngoài(20). Đồ ng thờ i,
nâng cao ý thứ c trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hộ i củ a nhân tài, độ i ngũ trí thứ c vì
sự nghiệp chung. Trong chiến lượ c phát triển nguồ n nhân lự c, đòi hỏ i phả i đổ i mớ i trên
nhiều phương diện, phả i hình thành môi trườ ng trọ ng công bằ ng, kỷ cương, đạ o đứ c,
thượ ng tôn pháp luậ t có vă n hóa để dẫ n dắ t sự phát triển nguồ n nhân lự c. Với tầng lớp
doanh nhân, phát triển độ i ngũ này lớ n mạ nh về số lượ ng và chấ t lượ ng, có tinh thầ n cố ng
hiến cho dân tộ c, có chuẩ n mự c vă n hóa, đạ o đứ c tiến bộ và trình độ quả n trị, kinh doanh
giỏ i. Tạ o môi trườ ng, điều kiện thuậ n lợ i cho doanh nhân khở i nghiệp sáng tạ o, kinh doanh
lành mạ nh, cố ng hiến tài nă ng(21)./.

--------------------------

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quố c gia Sự thậ t, Hà Nộ i, 2011, tr. 130
(2), (3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Vă n phòng Trung ương Đả ng, Hà Nộ i, 2016, tr.
90, 116
(4), (5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quố c gia Sự thậ t, Hà Nộ i, 2021, t.
I, tr. 203 - 204, 232 - 233
(6) Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 60 – 61
(7) Xem: T. Huyề n: “Nâng cao thể lự c, tầ m vóc cho thế hệ tương lai”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam, ngày 11-12-2020, https://dangcongsan.vn/y-te/nang-cao-the-luc-tam-voc-cho-the-he-tuong-lai-
569772.html
(8) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. II, tr. 70
(9), (10), (11) Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 231, 232, 149 – 150
(12), (13), (14), (15) Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 232, 233, 233,
140
(16) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 140
(17), (18), (19), (20), (21) Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 141 - 142,
142, 166, 167, 167 - 168

You might also like