Chương 1.Tổng quan về Logistics

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 45

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN
VỀ LOGISTICS
-Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang
KHÁI NIỆM VÀ SỰ HÌNH
THÀNH, PHÁT TRIỂN
CỦA LOGISTICS
1
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang
1.1 Sự hình thành của Logistics

Theo ngôn ngữ học,


thuật ngữ “Logistics” có nguồn gốc
trong tiếng từ Hy Lạp từ các từ:

Logos - Tâm trí


Logismos – Tính toán, suy ngẫm, kế
hoạch
Logistika - Nghệ thuật tính toán

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang


Ba hướng phát triển cơ bản

1. Logic học:
- Thuật ngữ Logic học có nguồn gốc từ
“Logos” trong tiếng Hy Lạp.
- Logic học là khoa học nghiên cứu những
quy luật và hính thức cấu tạo chính xác của
tư duy, vạch ra những quy tắc, quy luật của
quá trình tư duy.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 4


Ba hướng phát triển cơ bản

2. Logistics trong quân sự.


Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các
cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã.
Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas”
được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và
nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành
quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Quá
trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà
sau này gọi là quản lý logistics.
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 5
Ba hướng phát triển cơ bản

2. Logistics trong quân sự.


- Trong lịch sử Việt Nam, vai trò Logistics được thể
hiện rõ ràng trong chiến dịch Điện Biên Phủ để
đảm bảo cho nhu cầu hậu cần rất lớn.
- 434 tấn đạn, 7730 tấn gạo, 140 tấn muối, 465 tấn
thực phẩm,.. Cần phải được hoàn thành cho kịp
chiến dịch.
- Các tuyến vận tải trải dài từ Việt Bắc sang cách xa
700km, từ Sơn La sang 150km bao gồm địa hình

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang hiểm trở, nhiều sông suối, đường xấu,… 6
Ba hướng phát triển cơ bản

3. Logistics trong kinh tế


- Hoạt động logistics trong kinh tế nhằm cung
cấp nguyên liệu, vật tư, thành phẩm đến các
doanh nghiệp khác hoặc đến người tiêu dùng
để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể này với sự
tham gia của nhiều doanh nghiệp dựa trên quan
hệ “thuận mua vừa bán”.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 7


1.2 Khái niệm của Logistics

1.2.1. Từ góc độ nghiên cứu (Học liệu 1)

1.2.2. Từ góc độ quản lý doanh nghiệp (Học liệu 1)

1.2.3. Từ góc độ quá trình hoạt động Logistics

1.2.4. Từ góc độ luật pháp Việt Nam

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 8


1.2.3. Từ góc độ quá trình hoạt động Logistics

Theo Liên hợp quốc “Logistics là hoạt động quản lý

quá trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho,

sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng

theo yêu cầu khách hàng”

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 9


1.2.3. Từ góc độ quá trình hoạt động Logistics
Logistics được hiểu là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá

trình phân phối, lưu thông hàng hoá và là hoạt động thương mại

gắn liền với các dịch vụ cụ thể.

Logistics được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ

chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hoá,

dịch vụ,.. từ điểm khởi nguòn sản xuất đến tay người tiêu dùng

với chi phí hợp lý và đáp ứng tốt nhất yêu cầu khách hàng.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 10


1.2.4. Từ góc độ luật pháp Việt Nam
Điều 233 Luật Thương mại định nghĩa “Dịch vụ Logistics là hoạt

động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một

hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,

lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn

khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc

các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận

với khách hàng để hưởng thù lao”

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 11


Do vậy, Logistics là tất cả hoạt động hỗ trợ cho sự vận động hai

chiều của các dòng chảy trong chuỗi cung ứng hàng hoá bao

gồm dòng vật chất, dòng thông tin và dòng tài chính từ điểm

đầu tiên đến điểm tiêu thụ cuối cùng và ngược lại để đáp ứng

nhu cầu khách hàng. Các hoạt động logistics có thể được thực

hiện bởi các doanh nghiệp là chủ hàng hoá hoặc được thuê

ngoài các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 12


“ Logistics liên quan đến việc nhận được
……. sản phẩm phù hợp
……. theo đúng cách ……. đúng số lượng và
chất lượng
……. ở đúng nơi vào đúng thời điểm
……. cho đúng khách hàng
……. với chi phí phù hợp

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 13


1.3. Qúa trình phát triển logistics trong kinh tế

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang


Logistics tại chỗ (Workplace logistics)

Là các hoạt động hỗ trơ cho dòng vận động của


nguyên vật liệu tại 1 vị trí làm việc.
Mục đích: hợp lý hoá các hoạt động độc lập của một
cá nhân hay của một dây chuyền sản xuất hoặc lắp
ráp.
Áp dụng: cho những công nhân làm việc trong lĩnh
vực công nghiệp và sau WW2 tại các nhà máy.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 15


Logistics tại cơ sở sản xuất (Facility logistics)

Là dòng vận động của nguyên liệu giữa các xưởng làm
việc trong nội bộ một cơ sở sản xuất. Cơ sở sản xuất đó
có thể là 1 nhà máy, 1 trạm làm việc trung chuyển, 1 nhà
kho, hoặc 1 trung tâm phân phối.
Một facility logistics được nói đến tương tự như là một
khâu để giải quyết các vấn đề đảm bảo đúng và đủ
nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất đại trà và dây
chuyền lắp ráp máy móc (do máy móc không đồng
nhất giữa những năm 1950 và 1960).
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 16
Logistics công ty (Corporate logistics)

Là dòng vận động của nguyên vật liệu và thông tin


giữa các cơ sở sản xuất và các quá trình sản xuất
trong một công ty. Với công ty sản xuất thì hoạt động
logistics diễn ra giữa các nhà máy và các kho chứa
hàng, với một đại lý bán buôn thì là giữa các đại lý
phân phối của nó, còn với một đại lý bán lẻ thì đó là
giữa đại lý phân phối và các cửa hàng bán lẻ của
mình.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 17


Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 18
Logistics công ty (Corporate logistics)

Logistics công ty ra đời và chính thức được áp dụng


trong kinh doanh vào những năm 1970. Giai đoạn
này, hoạt động logistics gắn liền với thuật ngữ phân
phối mang tính vật chất. Logistics công ty trở thành
quá trình mà mục tiêu chung là tạo ra và duy trì một
chính sách dịch vụ khách hàng tốt với tổng chi phí
logistics thấp.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 19


Logistics chuỗi cung ứng (supply chain logistics)

- Phát triển vào những năm 1980


- Logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông
tin và tài chính giữa các công ty (các xưởng sản xuất, các
cơ sở trong công ty) trong một chuỗi thống nhất. Đó là
một mạng lưới các cơ sở hạ tầng (nhà máy, kho hàng,
cầu cảng, cửa hàng…), các phương tiện (xe tải, tàu hoả,
máy bay, tàu biển…) cùng với hệ thống thông tin được
kết nối với nhau giữa các nhà cung ứng dịch vụ
Logisticscủa một công ty và các khách hàng của công ty
đó. 20
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang
Logistics chuỗi cung ứng (supply chain logistics)

Các hoạt động logistics (dịch vụ khách hàng, quản trị


dự trữ, vận chuyển và bảo quản hàng hoá…) được liên
kết với nhau để thực hiện các mục tiêu trong chuỗi
cung ứng. Điểm nhấn trong chuỗi cung ứng là tính
tương tác và sự kết nối giữa các chủ thể trong
chuỗi thông qua 3 dòng liên kết:

• Dòng thông tin

• Dòng sản phẩm

• Dòng tài chính 21


Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang
Logistics toàn cầu (global logistics)

- Là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền
tệ giữa các quốc gia.
- Liên kết các nhà cung ứng với khách hàng của khách
hàng trên toàn thế giới. Đó là do quá trình toàn cầu hoá
trong nền kinh tế tri thức, việc mở rộng các khối thương
mại và việc mua bán qua mạng.
- Logistics toàn cầu phức tạp hơn nhiều so với logistics
trong nước bởi sự đa dạng phức tạp hơn trong luật chơi,
đối thủ cạnh tranh, ngôn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hoá, và
những rào cản khác trong kinh doanh quốc tế.
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 22
Logistics phục vụ thương mại điện tử (E-logistics)

- Là toàn bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ việc di chuyển


hàng hoá từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng qua các giao
dịch mua bán điện tử.
.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 23


1.4 Mối quan hệ giữa
Logistics và chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là mạng Cấu trúc của chuỗi cung


lưới của tất cả các thực thể ứng gồm 2 nhóm là các tổ
tham gia vào việc sản xuất chức thành viên và các dòng
và lắp ráp sản phẩm, lưu trữ chảy.
hàng hoá trong kho, nhập và
theo dõi đơn đặt hàng, phân
phối và giao hàng cho khách
hàng cuối cùng.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 24


1.4 Mối quan hệ giữa
Logistics và chuỗi cung ứng

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 25


Cấu trúc thành viên của chuỗi cung ứng

Bao gồm những thành viên cơ bản tham gia


trực tiếp (nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán lẻ và khách hàng) và các thành
viên hỗ trợ tham gia gián tiếp (các nhà cung
cấp dịch vụ như logsitics, tư vấn, nghiên cứu thị
trường, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…).
Khách hàng là thành viên đặc biệt và quan
trọng nhất của chuỗi cung ứng.
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 26
Cấu trúc
dòng của Dòng vật chất là Dòng tài chính Dòng thông tin là
chuỗi cung dòng dịch dòng giao và nhận của
là dòng chảy thể
ứng chuyển của hiện các hoạt các đơn hàng, theo dõi
nguyên vật liệu, động quá trình dịch chuyển
thanh
bán thành toán của khách của hàng hoá, chứng
phẩm, sản hàng với nhà từ giữa người gửi và
phẩm cuối cùng cung cấp, bao nhận, thể hiện sự trao
của hàng hoá và gồm giao dịch đổi thông tin hai chiều
dịch vụ từ nhà tín dụng, quá và đa chiều giữa các
cung cấp tới thành viên, kết nối các
trình thanh toán
khách hàng. và uỷ thác, cácnguồn lực tham gia
dàn xếp về traochuỗi cung ứng vận
đổi sở hữu hành một cách hiệu
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang quả 27
Nguyên Lo
cầu vật liệu thô gi
u sti
Nh cs

Khách Nhà cung


hàng cấp

Logistics

Logistics
Nhà sản
Nhà bán lẻ
xuất

tics Lo
gi
Nhà phân
s
gi st
phối
L o ics

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 28


Phân loại hoạt
động Logistics 2
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang
“ Cùng với sự hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ,
các hoạt động logistics rất đa dạng và được ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực.
- Logistics kinh doanh (Business logistics): chỉ các hoạt
động logistics của các doanh nghiệp phục vụ cho quá
trình kinh doanh cung ứng sản phẩm hàng hoá. Đó là
một phần của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả
các hoạt động hỗ trợ sự vận động của các dòng chảy và
lưu trữ hàng hoá, dịch vụ và các thông tin từ điểm đầu
tiên đến điểm tiêu thụ cuối cùng.
- Logistics dịch vụ (service logistics): chỉ các hoạt động
dịch vụ logistics được cung cấp bởi các doanh nghiệp
chuyên kinh doanh cung cấp dịch vụ logistics
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 30
Các hoạt Các hoạt động
logistics
động logistics
Các dịch vụ
Các dịch vụ
logistics cơ
logistics hỗ trợ
bản

Kiểm soát dự Hệ thống Xử lý đơn


Kho bãi dự trữ
trữ thông tin. hàng

Thủ tục hải


Vận tải Mua bảo hiểm
quan

Giao nhận vận Bao bì, đóng Chất xếp, bốc


tải hàng hóa gói hàng hoá dỡ hàng hoá

Dịch vụ chứng Tư vấn các giải


từ, thanh toán pháp Logistics

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 31


Một phần quan trọng trong
mọi hệ thống logistics, là một

Kho bãi dự trữ cơ sở logistics (logistics facility)


dùng để lưu trữ bảo quản
(storage) và xử lý hàng hóa
(cargo handling) gồm nguyên
vật liệu bán thành phẩm, sản
phẩm cuối cùng ở các mắt
xích trong chuỗi cung ứng để
đảm bảo các nhu cầu sử dụng
và phân phối của từng mắt
xích đó.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 32


Kiểm soát dự trữ (inventory control)

Hoạt động xác định và


duy trì đúng số lượng các
nguyên vật liệu, bán
thành phẩm, sản phẩm
trong kho đủ để phục vụ
nhu cầu của doanh
nghiệp, tránh tình trạng
thiếu hàng và tồn kho
quá mức cùng các vấn đề
tốn kém khác

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 33


Vận tải (Transportation)
Hoạt động di chuyển sản phẩm, bán thành
phẩm và nguyên liệu thô từ nơi này đến nơi
khác giúp kết nối các mắt xích tách biệt của
chuỗi cung ứng với nhau. Vận chuyển có thể
sử dụng nhiều phương thức vận tải khác
nhau như đường bộ, đường sắt, đường biển,
đường hàng không, đường ống và đường
dây…

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 34


Giao nhận vận tải hàng hóa
(Freight forwarder)

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ gửi


hàng đến nơi nhận hàng, trong đó
người giao nhận (freight forwarder) là
bên trung gian ký hợp đồng vận
chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng
ký hợp đồng đối ứng với người vận tải
để thực hiện dịch vụ.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 35


2.1. Phân loại theo quá trình vận
động của các dòng chảy trong
chuỗi cung ứng

Logistics kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động
logistics hỗ trợ cho sự vận động 2 chiều của các dòng chảy, bao gồm dòng
hàng hóa, dòng thông tin, và dòng tài chính. Cách phân loại theo dòng
chảy có 3 nhóm hoạt động: Logistics hỗ trợ dòng hàng hóa, Logistics hỗ
trợ dòng thông tin, và logistics hỗ trợ dòng tài chính
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang
Logistics hỗ trợ Logistics hỗ trợ hỗ trợ
Logistics
dòng hàng hóa: Bao dòng thông
dòng tin:
tài chính:
gồm hoạt động kho Dịch vụ chứngDịch từ,vụ thanh
bãi dự trữ, vận tải dịch vụ quản lý bảo
toán, các hiểm…
giao nhận hàng hóa, đơn đặt hàng, dịch vụ
đóng gói bao bì, chất theo dõi quá trình
xếp và bốc dở hàng dịch chuyển của
hóa, thủ tục hải quan, hàng hóa, dịch vụ kết
các giải pháp logistics nối thông tin giữa các
liên quan đến dòng thành viên tham gia
hàng hóa.. trong chuỗi cung
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang
ứng. 37
Theo chiều vận động của các dòng chảy trong chuỗi cung ứng, các
hoạt động logistics được phân thành 4 nhóm, bao gồm logistics
đầu vào, logistics nội bộ, logistics đầu ra và logistics ngược.

Logistics đầu vào (Inbound Logistics nội bộ (Internal


logistics): Bao gồm các hoạt logistics): Bao gồm một số quy
động logistics hỗ trợ thu mua trình như lưu kho, kiểm soát kho,
(procurement logistics), dành vận chuyển, phân phối nguyên
riêng cho việc đặt hàng, vật liệu sản phẩm ,giữa các cơ sở,
nhận, lưu trữ và kiểm kê nhà máy, nhà kho, trung tâm
nguyên vật liệu, sản phẩm phân phối của công ty, hệ thống
đầu vào. tự động hóa và lưu trữ, xử lý vật
liệu, thiết bị và công nghệ thông
tin.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 38


Theo chiều vận động của các dòng chảy trong chuỗi cung ứng, các
hoạt động logistics được phân thành 4 nhóm, bao gồm logistics
đầu vào, logistics nội bộ, logistics đầu ra và logistics ngược.

Logistics đầu ra (outbound Logistics ngược(reverse


logistics): Còn được gọi là logistics): Đây là toàn bộ các hoạt
logistics hỗ trợ phân phối động logistics hỗ trợ cho các
(Distribution logistics) trọng dòng chảy ngược chiều của
tâm là vận chuyển, dịch vụ chuỗi cung ứng, bao gồm dòng
khách hàng và duy trì kênh chảy của nguyên liệu, bán thành
phân phối hàng hóa. phẩm và thông tin có liên quan
từ điểm tiêu thụ đến điểm xuất
xứ và dòng tài chính (nếu có) từ
bán hoàn lại cho người mua.
.
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 39
2.2. Phân loại theo các
hình thức của Logistics

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 40


3PL- Third Party Logistics: công ty cung cấp
dịch vụ Logistics được doanh nghiệp thuê
ngoài để thực hiện tất cả các hoạt động
Logistics cho doanh nghiệp đó.

2PL- Second Party Logistics: Công ty chỉ thực


hiện một khâu hoặc những hoạt động đơn
lẻ trong Logistics cho các doanh nghiệp
khách hàng. VD…
1PL- First party Logisitcs: Doanh nghiệp sản
xuất sẽ tự chịu trách nhiệm cho mọi hoạt
động lưu trữ, vận chuyển từ đầu vào tới
đầu ra (là người tiêu dùng). VD…

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 41


5PL- Fifth Party Logistics: dành cho
những doanh nghiệp Thương mại
điện tử. Tức là công ty sẽ thực hiện
quản lý điều phối các hoạt động của
3PL và 4PL trên thị trường TMĐT. VD…

4PL- Fourth Party Logistics: Công ty dịch


vụ tư vấn giữ vai trong điều phối và
giám sát tất cả các hoạt động của
chuỗi cung ứng từ những khâu nhỏ
nhất.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 42


3. Vai trò của Logistics

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 43


3.1. TỪ GÓC ĐỘ CỦA DOANH NGHIỆP

Tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông
phân phối
Phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn
bán quốc tế.
Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của quản lý
chuỗi cung ứng, bao gồm tối ưu chi phí và tăng mức
dịch vụ khách hang để thoả mãn nhu cầu khách hàng
Ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của các nhà quản lý doanh
nghiệp
Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 44
3.2. TỪ GÓC ĐỘ QUỐC GIA

o Góp phần tăng năng lực cạnh tranh của hàng


nội địa trên thị trường quốc tế
o Có vai trò thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển
các ngành sản xuất và cả nền kinh tế
o Phát triển thúc đẩy lưu thông hàng háo và mở
rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.

Th.S Vũ Lê Thuỳ Trang 45

You might also like