Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

4.

Hãy cho biết chế tài phạt vi phạm áp dụng cho hoạt động giám định có gì khác
biệt so với chế tài phạt quy định chung của luật thương mại và cho biết tại sao lại có
sự khác biệt này.
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý: chế tài phạt vi phạm áp dụng cho hoạt động giám định được
quy định tại Khoản 1 Điều 266 Luật thương mại 2005; chế tài phạt quy định chung của
luật thương mại quy định tại Điều 301 Luật thương mại 2005
Thứ hai, chế tài phạt vi phạm áp dụng cho hoạt động giám định chỉ áp dụng đối với lỗi
giám định sai do vô ý, nếu trong trường hợp cố ý lỗi, thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám đốc định phải cam chịu trách nhiệm thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực
tiếp yêu cầu giám định.
Thứ ba, về mức phạt: Theo Điều 301 Luật thương mại 2005, chế tài phạt vi phạm trong
quy định chung của luật thương mại nói rõ: Tổng mức phạt tiền đối với nhiều vi phạm do
hai bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không qua 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng
bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 LTM 2005 cụ thể là:
+ Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết
quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Trong đó, mức phạt do
các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
 Mức phạt này là phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Hiệp hội giám định
quốc tế. Đây là quy định về mức phạt mang tính đặc thù và chỉ áp dụng với các
trường hợp giám định sai do lỗi vô ý
+ Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có
kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng
trực tiếp yêu cầu giám định.
+ Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh
doanh dịch vụ giám định.
Tuy nhiên, chế tài phạt vi phạm áp dụng cho hoạt động giám định cho phép hai bên thoả
thuận, nhưng không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định theo quy định tại Khoản 1 Điều
266 Luật thương mại 2005

Thứ tư, trong chế tài phạt vi phạm áp dụng cho hoạt động giám định trường hợp vi
phạm do vô ý thì hai bên không cần phải thoả thuận trước trong hợp đồng mà chỉ cần
thoả thuận về mức phạt mà thôi. Vì vậy, về mặt lý thuyết thoả thuận về mức phạt cũng có
thể được tiến hành sau khi có kết luận về việc giám định sai.
Trong khi đó, chế tài phạt vi phạm trong quy định chung của luật thương mại chỉ được áp
dụng khi “trong hợp đồng có thỏa thuận”, nếu hợp đồng không có sự thỏa thuận về phạt
vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền đòi bồi thường thiệt hại
 Tuy nhiên, trong trường hợp thực tiễn, việc đạt được thoả thuận về mức phạt như
vậy cũng không khả thi vì sự việc đã diễn ra rồi nên các bên cần thoả thuận trước
về mức phạt trong hợp đồng để tránh có tranh chấp về sau.

Sự khác biệt này xuất phát từ việc giám định là một hoạt động thương mại mang tính đặc
thù, đòi hỏi bên cung cấp dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo yêu cầu của
pháp luật và yêu cầu mang tính đặc thù của khoa học chuyên ngành. Trong đó, việc phạt
vi phạm sẽ nhẹ hơn vì người giám định không làm thay đổi chất lượng hàng hoá mà chỉ
lấy mẫu đại diện để kiếm tra và cấp chứng thư chứng thực các thông tin thu được trong
quá trình giám định.

You might also like