Hệ Thống Đường Thủy Việt Nam.

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

HỆ THỐNG ĐƯỜNG THỦY VIỆT NAM

 Khái niệm: Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa
phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm,
phá, vũng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo nội địa.

- Phân loại: gồm 3 loại:


+ Đường thủy nội địa quốc gia.
+ Đường thủy nội địa địa phương
+ Và đường thủy nội địa chuyên dùng.

1. Đường thủy nội địa quốc gia là đường thủy nội địa nối liền các trung tâm
kinh tế, văn hóa xã hội, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng phục vụ kinh
tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc đường thủy nội địa có hoạt động vận tải
thủy qua biên giới.

2. Đường thủy nội địa địa phương là đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản
lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ yếu phục vụ cho
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

3. Đường thủy nội địa chuyên dùng là đường thủy nội địa nối liền cảng, bến
thủy nội địa chuyên dùng với đường thủy nội địa quốc gia hoặc đường thủy nội
địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của tổ chức, cá nhân.

 Vai trò
- Có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm từ nơi này
đến nơi khác trong phạm vi quốc gia hoặc 1 vùng lãnh thổ nhất định.
- Vận chuyển đường biển giúp giao nhận các mặt hàng có khối lượng quá nặng,
kích thước lớn. Giải quyết nhược điểm của một vài hình thức vận chuyển khác
như vận chuyển bằng đường bộ, hàng không.
- Về kinh tế, vận chuyển đường biển nội địa giúp quá trình trao đổi buôn bán
giữa các vùng trong một nước diễn ra linh hoạt, nhộn nhịp hơn. Không chỉ giúp
vận chuyển nguyên liệu từ nơi trồng đến nhà máy, chuyển sản phẩm từ nhà máy
đến các nơi tiêu thụ mà vận chuyển đường biển còn giúp cân bằng hàng hóa ở
các nơi như là chuyển từ nơi dư thừa đến nơi thiếu, nhằm phục vụ tốt hơn việc
kinh doanh.
- Giao thông vận tải đường thủy nội địa có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hôi, bảo đảm an ninh, quốc phòng và góp phần giao thương với
một số quốc gia lân cận, đồng thời là ngành có tính chất xã hội hóa cao, nhiều
thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa.
- Vận tải đường thủy cung cấp và phân phối nguyên liệu cho các ngành sản
xuất trong và ngoài nước. Vì thế có thể nói phương thức vận tải này là cơ sở để
thúc đẩy nhiều ngành sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều
ngành công nghiệp mới.
- Vận tải đường thủy còn đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và mở
ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Nó còn là hình thức thúc đẩy hợp
tác giữa các mối quan hệ giữa các nước và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
vào thị trường Việt Nam.
 NHƯỢC ĐIỂM
- Tốc độ vận chuyển thấp: Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: vận tải
đường thủy nội địa phụ thuộc nhiều vào dòng chảy tự nhiên trên sông ; mớn
nước vận tải, an toàn chạy tàu cũng phụ thuộc rất lớn vào chế độ thuỷ văn trên
sông.
- Kích thước tàu bị hạn chế do độ sâu luồng lạch.
- Cần có chi phí nạo vét luồng lạch để cải tạo luồng, ngăn cản sự bồi đắp phù sa
ảnh hưởng đến độ sâu luồng lạch.
 ƯU ĐIỂM
- Ưu điểm của hình thức vận chuyển này có thể đáp ứng chuyên chở được một
số lượng khách hàng hóa lớn một cách an toàn trong cùng một lần. Để đáp ứng
nhu cầu giao nhận hàng hóa trong nước một cách tốt nhất, ngành vận chuyển
đường biển nội địa đã phát sinh ra nhiều tuyến đường vận tải, cụ thể:
++ Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Nam là một tuyến vận chuyển
đường biển nội địa lớn nhất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, đi qua các cảng
biển lớn nhỏ của hai miền.
++ Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Nam Trung là tuyến vận tải biển của
các cảng từ Trung vào Nam.
++ Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Trung là tuyến vận tải biển từ
các cảng ở miền Trung đỗ dài ra Bắc.
++ Một vài tuyến vận chuyển đường biển nội địa nhỏ khác như tuyến TPHCM-
Cần Thơ, TPHCM - Bà Rịa-Vũng Tàu, TPHCM – Hà Nội... những tuyến nhỏ
này được hình thành nhầm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.
++ Có chi phí thấp nhất (WB khảo sát, cho biết rẻ 9 lần so với giá thành vận
chuyển bằng đường bộ), an toàn nhất và ít ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo phát triển bền
vững.
++ Thuận tiện đối với khu vực có mạng lưới sông ngòi tự nhiên.
++ Hoạt động phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên như tuyến đường, luồng
lạch, thời tiết và vị trí địa lý
++ Có khả năng chuyên chở khối lượng hàng lớn và đa dạng chủng loại từ hàng
bách hóa, hàng rời, hàng nông sản, cho đến hàng than và vật liệu xây dựng.
++ Có thể kết nối với hệ thống vận tải đường bộ trong mạng lưới vận tải đa
phương thức.
 Đặc trưng thủy văn chủ yếu của địa phương là: mực nước, lưu tốc,
lưu lượng.
1. MỰC NƯỚC
- Mực nước ở một thời điểm nào đó tại một mặt cắt nào đó trong sông là cao
trình của mặt nước tại mặt cắt đó vào thời điểm quan trắc tính từ mặt phẳng
chuẩn (độ cao chuẩn quốc gia).
- Tính chất quan trọng của mực nước là luôn luôn biến đổi vì nó chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố: nguồn cung cấp nước, sự thay đổi của lưu lượng, lòng
sông bị xói mòn hay bồi đắp, thực vật trong nước và ảnh hưởng của các công
trình trên sông.
2. LƯU LƯỢNG
-- Lưu lượng là thể tích nước chảy qua mặt cắt có nước trong một đơn vị thời
gian: Q (m3/s, m3/h)

Q =ω.vTB
Trong đó:
 ω: Diện tích mặt cắt ướt (m2)
 vTB : Vận tốc trung bình trên mặt cắt ngang.

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG


1. Hiện trạng
- Hiện nay, cả nước hiện có 45 tuyến vận tải đường thủy nội địa (ĐTNĐ) quốc
gia.
- Đây là những tuyến vận tải huyết mạch kết nối các trung tâm kinh tế, khu
công nghiệp lớn của khu vực và cả nước.
 KCHT Luồng tuyến: 7.180 Km ĐTNĐ quốc gia; 45 tuyến VTT chính:
- Miền Bắc: 3.044,4 Km; 17 tuyến vận tải chính; 6 tuyến sông pha biển (Vạn
Gia, sông Chanh, Nam Triệu, Trà Lý, Lạch Giang, Cửa Đáy);
- Miền Trung: 1.167,5 Km; 10 tuyến vận tải chính; 4 tuyến sông pha biển
(Lạch Trào, Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Gianh);
- Miền Nam: 2.968,9 Km; 18 tuyến vận tải chính; 11 tuyến sông pha biển (Cái
Mép; Ngã Bảy, Soài Rạp, Cửa tiểu, Hàm Luông, Cổ Chiên, Định An, Gành
Hào, Bồ Đề, Ông Đốc, Rạch Giá).
 KCHT Cảng bến:
- Hiện có 291 cảng thủy nội địa 216 cảng hàng hóa, 12 cảng hành khách, 63
cảng chuyên dùng, 8.199 bến thủy nội địa, 2.526 bến khách ngang sông.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chằng chịt, nhiều nước nhưng ít sông
lớn. Dọc bờ biển nước ta cứ trung bình khoảng 25km có một cửa sông. Việt
Nam có tất cả 112 cửa sông đổ ra biển, cứ 23 km lại có một cửa sông. Hệ thống
16 lưu vực sông lớn với diện tích trung bình trên 2500 km² và chiếm 9/16 lưu
vực có diện tích 10000 km². Bao gồm các con sông như: sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Ba, sông Đồng Nai,
sông Thu Bồn, sông Mê Kông.
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng
vòng cung. Địa hình đồi núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nên các
con sông cũng có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chẳng hạn như sông Hồng,
sông Đà, sông Cả, sông Mã.... Những con sông chảy hướng vòng cung thường
xuất hiện chủ yếu ở vùng Đông Bắc như sông Lục Nam, sông Thương, sông
Cầu.... Ngoài ra, sông chảy theo hướng Tây sang Đông có sông Thu Bồn.
- Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa.
- Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa.
- Chế độ thủy văn: tùy theo lưu vực, đặc điểm địa hình lưu vựcvà cấu tạo hệ
thống sông mà đặc điểm lũ cũng khác nhau.

II. CÁC DẠNG LƯỚI SÔNG CHÍNH


- Lưới sông hình lông chim.
- Lưới sông hình nan quạt.
- Lưới sông song song.
- Lưới sông hỗn hợp.

III. HỆ THỐNG ĐƯỜNG THỦY MIỀN BẮC


1. Hệ thống sông Hồng
- Nguồn chính của sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc. Dòng sông chảy theo
hướng Tây Bắc-Đông Nam.
- Sông Hồng có nhiều phụ lưu: sông Lô, sông Gấm, sông Chảy, sông Đà.
- Sông Hồng có 5 chi lưu: sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý,
sông Đào-Nam Định.
2. Hệ thống sông Thái Bình
- Sông Thái Bình không có nguồn gốc chính mà do 3 con sông hợp thành: sông
Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
- Ngoài ra sông Thái Bình còn nhận nước của sông Hồng từ 2 con sông Đuống
và sông Luộc.
 Hướng của luồng tàu nên được quyết định bởi các điều kiện sau:
- Chiều dài của luồng ngắn nhất;
- Các điều kiện/khu nước v.v. tại các đầu kênh;
- Cần phải tránh các chướng ngại vật hay các vùng bồi những nơi mà khó hoặc
chi phí đắt cho việc di chuyển hoặc nạo vét duy tu;
- Gió, sóng và dòng chảy thịnh hành trên khu vực nghiên cứu;
- Tránh các đoạn uốn cong gần với cửa vào cảng;
- Các bờ kênh nên làm sao cho tàu bè qua lại dọc theo kênh mà không gây ra
rắc rối hay hư hỏng gì.

 CÁC TUYẾN VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA Ở MIỀN BẮC


1. Cảng Hà Nội đi các nơi:
- Cảng Hà Nội đi Hà Giang.
- Cảng Hà Nội đi Bắc Mé.
- Cảng Hà Nội đi Lào Cai.
- Cảng Hà Nội đi đập thủy điện Hòa Bình- Cảng Hà Nội đi cảng Hải Phòng.
- Cảng Hà Nội đi Điền Công, Quảng Yên.
2. Cảng Hải Phòng đi các nơi:
- Cảng Hải Phòng đi Tuyên Quang.
- Cảng Hải Phòng đi cảng Cống Câu.
- Cảng Hải Phòng đi Hoài Bình.
- Cảng Hải Phòng đi Thái Bình.
- Cảng Hải Phòng đi Nam Định, Ninh Bình.

IV. HỆ THỐNG ĐƯỜNG THỦY MIỀN NAM


1. Hệ thống sông Cửu Long.
- Sông Cửu Long bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua 5 nước với
chiều dài 4200km rồi đến nước ta và đổ ra 9 cửa.
- Phần sông ở lãnh thổ nước ta quanh co, uốn khúc, sông rộng, nước sâu, nước
chảy chậm, êm đềm, giữa sông có nhiều bãi giữa, cù lao.
2. Hệ thống sông Đồng Nai.
- Sông Đồng Nai dài khoảng 530km, bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc cao
nguyên Lang-Biang. Hướng chính của dòng sông là Đông Bắc-Tây Nam và
Bắc-Nam.
- Sông Đồng Nai có 2 phụ lưu chính, có lượng nước dồi dào, chênh lệch giữa
mùa mưa và mùa khô không lớn, chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh.
- Mạng lưới sông khu vực phía Nam được hình thành bởi hai hệ thống sông
chính là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long.

 CÁC TUYẾN VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA Ở MIỀN NAM


- Tuyến Sài Gòn – Biên Hòa
- Tuyến Sài Gòn – Cần Thơ
- Tuyến Sài Gòn – Châu Đốc
- Tuyến Sài Gòn – Tây Ninh
- Tuyến Sài Gòn – Mộc Hóa
- Tuyến Sài Gòn – Vũng Tàu
- Tuyến Sài Gòn – Thủ Dầu Một
- Tuyến Cần Thơ – Cà Mau
- Tuyến Cần Thơ – Bạc Liêu
- Tuyến Long Xuyên – Hà Tiên- Tuyến Mỹ Tho – Long Xuyên

V. HỆ THỐNG ĐƯỜNG THỦY MIỀN TRUNG


- Thành phố Đà Nẵng có hai sông chính là sông Hàn và sông Cu Đê. Ngoài ra,
còn có các dòng sông khác như: sông Cẩm Lệ, sông Yên, sông Cầu Đỏ, sông
Vĩnh Điện, sông Tuý Loan, sông Phú Lộc...
1. Sông Hàn
- Sông Hàn là phần hạ lưu của sông Vu Gia – Thu Bồn, tính t từ đoạn hợp lưu
giữa sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện. Sông chảy theo hướng Nam – Bắc.
2. Sông Cu Đê
- Sông Cu Đê có những nhánh sông chính là sông Bắc và sông Nam bắt nguồn
từ dãy núi Trường Sơn. Sông chảy theo hướng Tây - Đông, qua huyện Hòa
Vang và quận Liên Chiểu, rồi đổ biển Đông.

 CÁC TUYẾN VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA Ở MIỀN TRUNG


- Tuyến Đà Nẵng - Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
- Tuyến Đà Nẵng - đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
- Tuyến Đà Nẵng - Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
- Tuyến Hạ Long - Đà Nẵng

You might also like