TMQT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC


KHOA LUẬT
----------

BÀI VIẾT TIỂU LUẬN


MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI
Nội dung thuyết trình Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans – Pacific Partnership Agreement –
CPTPP)
Lớp: Luật kinh doanh quốc tế - LQ001
Mã lớp học phần: 22C1COM50302201
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị Hải Xuân
Thành viên nhóm:

Nguyễn Duy
1 31211027411 truongnguyen.31211027411@st.ueh.edu.vn 0902807892
Nhật Trường

Lê Văn Trọng nghiale.31211027393@st.ueh.edu.vn


2 31211027393 0785840077
Nghĩa

3 Trịnh Thu Lộc 31211027389 loctrinh.31211027389@st.ueh.edu.vn 0818692179

Trương
4 31211027368 duytruong.31211027368@st.ueh.edu.vn 0961933085
Quang Duy

Phan Anh
5 31211027412 tuanphan.31211027412@st.ueh.edu.vn 0386604959
Tuấn

Bảng tổng hợp phân công nhiệm vụ

Mọi đánh giá đều được nhóm trưởng (Nguyễn Duy Nhật Trưởng) khảo sát ý kiến khách
quan và hoàn toàn trung thực. Các thành viên được nhóm trưởng quan sát và đánh giá đúng
đắn. Các thành viên cũng được quyền quan sát và đánh giá nhóm trưởng một cách công
bằng và khách quan. Do đó, kết quả mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tất cả thành viên
nhóm hoàn toàn phản ánh đúng sự đóng góp của các thành viên vào bài thuyết trình cũng
như bài viết tiểu luận nội dung thuyết trình.

Mức độ hoàn thành nhiệm


Nhiệm vụ của các thành
Thành viên vụ của các thành viên (đơn
viên
vị: %)

Tổng hợp, đưa ra kết quả


Nguyễn Duy Nhật Trường cuối cùng về phần nội dung 100%
+ thuyết trình mục 1, 2, 3.1.

Tìm kiếm nội dung + thuyết


Lê Văn Trọng Nghĩa 100%
trình mục 3.2, 4.1.

Xem xét và tóm tắt nội


dung để làm Powerpoint
Trịnh Thu Lộc 100%
thuyết trình + trả lời câu hỏi
phản biện chính.

Xem xét và tóm tắt nội


dung để làm Powerpoint
Trương Quang Duy 100%
thuyết trình + trả lời câu hỏi
phản biện chính.

Tìm kiếm nội dung + thuyết


Phan Anh Tuấn 100%
trình mục 4.2, 4.3.
Mục lục
Lời mở đầu đầu.....................................................................................................................1
Nội dung chính......................................................................................................................1
1. Giói thiệu tổng quan.........................................................................................................1
1.1. Tổng quan hiệp định CPTPP.....................................................................................1
1.2. Mục tiêu chính của hiệp định CPTPP....................................................................1,2
2. Những nội dung chính của hiệp định CPTPP...............................................................2
3. Những cam kết và thực thi của Việt Nam theo hiệp định CPTPP..............................2
3.1. Những cam kết của Việt Nam về thương mại hàng hóa..........................................2
3.1.1. Cam kết về cắt giảm và xóa bỏ thuế quan.........................................................2,3
3.1.2. Các cam kết về xuất xứ hàng hóa (cam kết về hàng rào phi thuế quan)...........3
3.1.2.1. Quy tắc xuất xứ...............................................................................................3,4
3.1.2.2. Thủ tục chứng nhận xuất xứ............................................................................4
3.1.2.3. Về việc tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP của doanh nghiệp Việt
Nam.....................................................................................................................................4,5
3.2. Những cam kết khác của Việt Nam trong hiệp định CPTPP..................................5
3.2.1. Về lĩnh vực dịch vụ và đầu tư...........................................................................5,6,7
3.2.2. Về môi trường..........................................................................................................7
3.2.3. Về lao động...............................................................................................................7
3.2.4. Về sở hữu trí tuệ...................................................................................................7,8
3.2.5. về một số lĩnh vực khác...........................................................................................8
4. Thực thi của Việt Nam theo hiệp định CPTPP và tác động của CPTPP đến Việt
Nam. Cơ hội và thách thức trong tương lai.......................................................................8
4.1. Những thực thi và tính hiệu quả mà việc thực thi CPTPP mang đến cho Việt
Nam...............................................................................................................................8,9,10
4.2. Cơ hội..........................................................................................................................10
4.2.1. Về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại.....................................10
4.2.2. Về tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.............................................10
4.2.3. Thương mại quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư....10,11
4.2.4. Về cải cách, thể chế...............................................................................................11
4.2.5. Về việc làm và thu nhập.......................................................................................11
4.3. Thách thức và giải pháp............................................................................................11
4.3.1. Thách thức........................................................................................................11,12
4.3.2. Giải pháp..........................................................................................................12,13
Danh mục tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Hơn 30 năm mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thương mại quốc tế và hướng đến
mở rộng tự do hóa thương mại với các quốc gia. Việt Nam đã và đang ký kết nhiều FTA đa
phương hay song phương, điều này đã khẳng định quyết tâm của Việt Nam khi muốn ngày
càng đi sâu hơn vào toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế với thế giới đương đại. Đặc biệt, Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and
Progressive Agreement for Trans – Pacific Partnership Agreement – CPTPP) là một FTA
thế hệ mới với những cam kết và thực thi được xem là sâu rộng và toàn diện nhất mà Việt
Nam đã từng ký kết. Tuy nhiên điều đó cũng chính là một con dao hai lưỡi đối với nền
kinh tế Việt Nam khi ngoài những cơ hội về xuất khẩu, đầu tư,... mà CPTPP mang lại thì
nó cũng được xem là một thách thức lớn cho Việt Nam trong việc cải cách thể chế, mở
rộng các lĩnh vực mới,...Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện
những đánh giá, phân tích xoay quanh hiệp định CPTPP. Thông qua việc tìm hiểu những
cam kết chính mà Việt Nam đã ký kết trong CPTPP cùng với những thực thi mà Việt Nam
đã hành động để mang lại lợi ích cho nước nhà, nhóm nghiên cứu sẽ chỉ ra những cơ hội
cho mở rộng thị trường quốc tế, phát triển kinh tế quốc gia , đồng thời, nhóm nghiên cứu
cũng đưa ra những vấn đề mà Việt Nam cần hoàn thiện hơn để có những bước chạy đà tốt
cho phát triển thương mại quốc tế cũng như hội nhập quốc tế sau này. Bài tiểu luận được
nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam với những cam kết và thực thi mà Việt Nam đã ký kết
và thực hiện, đồng thời mở rộng phạm vi đến một số quốc gia thành viên CPTPP để chứng
minh cho lợi ích về xuất nhập khẩu mà CPTPP đã mang đến cho Việt Nam.
Nội dung chính
1. Giới thiệu tổng quan
1.1. Tổng quan hiệp định CPTPP
Định nghĩa: “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP)”, là
một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Hiệp định này bao gồm 11 nước thành
viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand,
Peru, Singapore và Việt Nam. Vào ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago,
Chile, hiệp định đã được ký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018
đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định bao gồm Mexico, Nhật
Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Riêng với Việt Nam, CPTPP có hiệu
lực từ ngày 14 tháng 1 năm 2019. Đây là hiệp định mà các nước thành viên trao đổi hợp
tác với mục tiêu thống nhất được cách thức xử lý đối với Hiệp định TPP (Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dương) sau kỳ Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi hiệp định TPP.
1.2. Mục tiêu chính của hiệp định CPTPP
Sự xuất hiện của Hiệp định CPTPP là minh chứng cho sự hợp tác vì mục đích phát triển
chung của các quốc gia, do đó, mục đích của CPTPP cũng chính là mục đích chung của các
nước:
Tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, làm cho thời gian giao dịch được giảm và chi phí xuất
nhập khẩu được giảm. Tận dụng các cơ hội để khai thác chuỗi sản xuất cũng như là chuỗi
cung ứng toàn cầu.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập, giúp các nước có nền kinh tế nhỏ hơn có tỷ
lệ tăng thu nhập lớn hơn. Mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ với các thành viên
CPTPP hiện tại.

1
Quyết tâm thúc đẩy kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, tạo
thuận lợi cho phát triển thương mại, đầu tư, dịch vụ và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các
nước, tiến tới xây dựng một khu vực thương mại Châu Á - Thái Bình Dương vững mạnh.1
2. Những nội dung chính của hiệp định CPTPP
Hiệp định CPTPP bao gồm 7 Điều và 1 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định
TPP cũ; bên cạnh đó là xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia
nhập Hiệp định CPTPP.
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và
9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự
cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi
Hiệp định TPP. Hiệp định CPTPP được đánh giá là một FTA chất lượng cao và toàn diện
với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay.
Đối với Việt Nam, sau khi trải qua một quá trình, một thời gian dài đi kèm với sự chuẩn bị
kĩ lưỡng, tích cực cũng như chủ động và bám sát theo các định hướng, chủ trương hay
quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền thì việc quyết
định tham gia, đàm phán và ký kết Hiệp định TPP trước đây và sau này là CPTPP đã được
tiến hành .Việc ký kết đã đem lại kết quả đàm phán đạt được, về cơ bản, đã đảm bảo được
các lợi ích trọng yếu của nước ta. Bên cạnh đó, Việt Nam đã dành được nhiều bảo lưu, linh
hoạt để thực thi Hiệp định hiệu quả, có lợi cho đất nước.
3. Những cam kết và thực thi của Việt Nam theo hiệp định CPTPP
3.1. Những cam kết của Việt Nam về thương mại hàng hóa
3.1.1. Cam kết về cắt giảm và xóa bỏ thuế quan 2
Thuế nhập khẩu:
Gần 100% số dòng thuế đã được nước ta cam kết xóa bỏ theo lộ trình: Cụ thể, 65,8% số
dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế
suất 0% sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Các mặt hàng còn lại cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào
năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
Một số cam kết cụ thể:
Ô tô: Vào năm thứ 13 xoá bỏ thuế đối với các loại ô tô mới. Đối với ô tô con với dung tích
xi lanh từ 3.000cc trở lên có lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 10.
Sắt thép, xăng dầu: Vào năm thứ 11 xoá bỏ thuế.

1
Theo tham khảo và tóm tắt của nhóm tác giả từ “TPP, AEC, EU and FTAs with
Vietnam”, từ https://sites.google.com/site/ibwvietnam/muc-dich-cua-tpp (truy cập ngày
01/11/2022)
2
Số liệu được trích thông qua tổng hợp của Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài
chính Hà Duy Tùng khi trình bày về “Cam kết thuế của Việt Nam trong CPTPP – Những
vấn đề đặt ra”, từ http://cptpp.moit.gov.vn/data/e0593b3b-82bf-4956-9721-
88e51bd099e6/userfiles/files/Cam%20k%E1%BA%BFt%20thu%E1%BA%BF%20c
%E1%BB%A7a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20trong%20Hi%E1%BB%87p
%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20CPTPP.pdf (truy cập ngày 30/10/2022)
2
Thịt lợn: Vào năm thứ 10 thuế nhập khẩu đối với thịt lợn tươi được xoá bỏ và tương tự với
thịt lớn đông lạnh sẽ được xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 8.
Gạo: xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Thuế xuất khẩu:
Đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu sẽ được xoá bỏ thuế xuất
khẩu. Sau khi hiệp định có hiệu lực thì lộ trình xoá bỏ thuế xuất khẩu sẽ từ 05-15 năm.
Tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu đối với một số nhóm mặt hàng quan trọng như than đá, than
non, dầu thô, vàng, một số loại quặng, khoáng sản; nông sản,... (70 mặt hàng).
3.1.2. Các cam kết về xuất xứ hàng hóa (cam kết về hàng rào phi thuế quan)
3.1.2.1. Quy tắc xuất xứ
Xác định xuất xứ CPTPP: hàng hóa được phân chia dựa trên quy trình sản xuất và nguyên
liệu chế biến thành các cấp độ như sau:
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy: Cấp độ chủ yếu áp dụng đối với mặt hàng nông sản cơ bản
như cây trồng, trứng, hoa quả, rau củ, sữa,...Mặt hàng nông sản cơ bản này được trồng, thu
hoạch cũng như được chăn nuôi và sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một bên trong CPTPP.
Ví dụ: dâu tây giống Nhật được trồng tại Đà Lạt - Việt Nam, thì quả dâu tây này khi được
thu hoạch sẽ được coi là có xuất xứ thuần túy Việt Nam.
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được tạo ra ở nước thành viên từ nguyên liệu không
có xuất xứ với điều kiện nguyên liệu đó phải trải qua các công đoạn gia công, chế biến đầy
đủ, được xác định theo các tiêu chí chủ yếu sau đây:
Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa - CTC: ví dụ của tiêu chí này là cây lúa mang mã số
phân loại hàng hóa HS07. Sau khi được thu hoạch thì cây lúa cho ra sản phẩm là hạt gạo có
mã số phân loại hàng hóa HS10, gạo này sẽ được sử dụng để làm thành bún có mã số phân
loại hàng hóa là HS19. Như vậy, mã số HS nguyên liệu đầu vào cũng khác đầu ra. Trường
hợp này, quốc gia nơi mà diễn ra quá trình chế biến làm thay đổi bản chất của hàng hóa (ở
đây là từ cây lúa cho ra sản phẩm là gạo rồi gạo làm thành bún) thì được gọi là nước xuất
xứ của hàng hóa. Riêng với mặt hàng dệt may. Quy tắc xuất xứ mặt hàng này được CPTPP
quy định chặt chẽ hơn hẳn cái FTA khác. Theo đó nó có tên gọi là quy tắc 3 công đoạn
(còn gọi là quy tắc từ sợi trở đi). Nghĩa là quá trình từ kéo sợi đến dệt vải và cắt may phải
thực hiện ở nước thành viên (khác với EVFTA là nguyên tắc 2 công đoạn, trong ASEAN là
1 công đoạn).
Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC): Được biết đến là tỷ lệ đóng góp vào giá trị
hàng hóa của các nước thành viên trong một Hiệp định Thương mại tự do FTA. Không như
một số FTA khác chỉ tính RVC theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp. CPTPP có thêm
cách tính RVC theo trị giá tập trung và chi phí tịnh (ô tô và phụ tùng).
Tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể (Specific process) : Tiêu chí này yêu cầu
hàng hóa có một phần xuất xứ ngoài CPTPP mà muốn được coi là “có xuất xứ CPTPP” thì
phải trải qua một công đoạn sản xuất nhất định làm thay đổi cơ bản bản chất của hàng hóa
tại các nước CPTPP. Tiêu chí này được áp dụng chủ yếu cho các loại hàng hóa mà trong
đó không thể áp dụng được những tiêu chí về hàm lượng giá trị khu vực cũng như chuyển
đổi mã số HS không hề đơn giản.
Điểm mới tại phụ lục quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR): có quy định gồm 3 phụ lục đối với
hàng dệt may, xe và phụ tùng, các mặt hàng còn lại.
Các quy định liên quan:
3
Cộng gộp xuất xứ: CPTPP quy định cộng gộp toàn phần. Mà theo đó nguyên liệu có thể
đáp ứng một phần của tiêu chí xuất xứ nhưng vẫn được phép cộng gộp vào công đoạn sản
xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm. Ví dụ. Mủ cao su được sử dụng để sản xuất
lốp xe sau đó lốp xe được lắp ráp để hoàn thiện ô tô. 1 doanh nghiệp nhập khẩu cao su
không có xuất xứ và lốp xe không thể đáp ứng tiêu chí RVC không thấp hơn 40% trị giá
FOB mà chỉ đáp ứng có 15% hàm lượng giá trị khu vực, tương ứng 15 đô la mỹ. 15 đô la
mỹ giá trị gia tăng thực tế này vẫn được cộng gộp vào khi xác định xuất xứ sản phẩm ô tô,
lắp ráp lốp xe đó.
Quy tắc xuất xứ hàng tái chế tạo, hàng tân trang:
Cho phép sử dụng nguyên phụ liệu thu được từ việc tháo dỡ hàng đã qua sử dụng sau đó
xử lý làm sạch, để đưa về điều kiện hoatj động tốt và coi là nguyên phụ liệu có xuất xứ để
được sử dụng để sản xuất hàng tái chế tạo, hàng tân trang (không cần đáp ứng PSR).
Linh hoạt về nguyên liệu không có xuất xứ (De minimis):
De Minimis được áp dụng cho hàng hóa xác định xuất xứ theo Quy tắc chuyển đổi mã HS,
không áp dụng với tiêu chí RVC. Đối với hàng hóa nói chung, tỷ lệ De Minimis tại hầu hết
các FTA không được lớn hơn 10% trị giá FOB của hàng hóa. Tỷ lệ 10% được gọi là
ngưỡng De Minimis.
Sự linh hoạt này được hiểu là hạn mức nguyên liệu rất nhỏ dù không đáp ứng tiêu chí xuất
xứ nhưng CPTPP vẫn cho phép sử dụng và hàng hóa vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ.
Mức linh hoạt này áp dụng với tỷ lệ là 10% trị giá hàng hóa nói chung. Riêng hàng dệt
may tỷ lệ linh hoạt ở mức tối đa 10% trọng lượng của hàng hóa hoặc 10% trọng lượng của
loại sợi, loại vải quyết định phân loại mã số hàng hóa. De minimis không áp dụng đối với 1
số nguyên liệu sử dụng sản xuất mặt hàng bơ sữa, nước ép hoa quả và dầu ăn.
3.1.2.2. Thủ tục chứng nhận xuất xứ
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được CPTPP yêu cầu áp dụng, trong đó người nhập khẩu,
người xuất khẩu và cả người sản xuất đều được xem như là đối tượng được tự chứng nhận
xuất xứ. Đây chính là cơ chế chứng nhận xuất xứ mà đối với Việt Nam là rất mới bởi các
doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm hiện tại vẫn phải tự xin chứng nhận xuất xứ tại một cơ
quan có thẩm quyền mà được Nhà Nước chỉ định. Cơ chế tự chứng nhận xuất khẩu của
CPTPP được đánh giá là một cơ chế linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh
nghiệp trong quá trình xuất khẩu. Do đó các cơ quan bộ ngành liên quan cần có những văn
bản hướng dẫn thực thi cơ chế này nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được
nhiều ưu đãi từ cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của CPTPP (cần lưu ý rằng CPTPP đã tạo
điều kiện cho Việt Nam thực hiện cơ chế này theo lộ trình chứ không bắt buộc ngay khi
hiệp định có hiệu lực ở nước ta).
3.1.2.3. Về việc tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP của doanh nghiệp Việt Nam
Tính đến năm 2021, hiệp định CPTPP đã có hiệu lực 2 năm đối với Việt Nam (kể từ ngày
14/01/2019) nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam dường như vẫn chưa tận dụng
được hết những ưu đãi từ CPTPP, đặc biệt là ưu đãi thuế quan khi số liệu thống kê cho
thấy tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP chỉ đạt 4% 3. Trong đó, nguyên nhân chủ
quan xuất phát từ những khó khăn mà doanh nghiệp tìm hiểu xoay quanh vấn đề “quy tắc
xuất xứ”. Như vậy, để tận dụng được ưu đãi về thuế quan từ CPTPP, các doanh nghiệp
3
Theo thông tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tham khảo của
nhóm tác giả từ tạp chí công thương, từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tan-dung-uu-
dai-thue-quan-tu-cptpp-doanh-nghiep-can-chu-dong-nhieu-hon-80656.htm (truy cập ngày
28/11/2022)
4
Việt Nam cần phải lưu ý và hướng đến hoạt động doanh nghiệp tập trung vào một số vấn
đề sau:
Thứ nhất, nắm thông tin về “Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi” thuộc Nghị định số
57/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2019. Căn cứ vào hiệp định CPTPP, có 519
dòng thuế xuất khẩu ưu đãi, các mặt hàng còn lại không thuộc biểu thuế trên sẽ áp dụng thế
xuất khẩu ưu đãi 0% (áp dụng tại các nước thành viên mà hiệp định CPTPP đã có hiệu
lực). Ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tiến hành kê khai các thủ tục hải
quan để cơ quan hải quan nhập khẩu kiểm tra hồ sơ và đủ điều kiện thì mới được phép xuất
khẩu hàng hóa vào quốc gia ấy. Như vậy, về cơ bản các doanh nghiệp Việt Nam muốn tận
dụng được ưu đãi thuế quan từ CPTPP thì cần phải đáp ứng đủ 03 điều kiện: “Một là, hàng
hóa xuất khẩu vào 6 quốc gia mà Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực, bao gồm: Mexico, Nhật
Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Úc; Hai là, đáp ứng các điều kiện về xuất xứ
theo quy định của CPTPP; Ba là, hàng hóa xuất khẩu phải có chứng từ vận tải và tờ khai
nhập khẩu thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước thành viên mà Hiệp định CPTPP đã
có hiệu lực.”
Thứ hai, các doanh nghiệp khi đã bước vào những thị trường kinh doanh, đặc biệt là thực
hiện thương mại quốc tế thì các hiệp định như CPTPP lại càng thể hiện rõ hiệu quả, vai trò
của mình. Do đó, thật cần thiết và khẩn cấp để các doanh nghiệp đổi mới tư duy kinh
doanh, không nên tìm hiểu sơ sài mà phải phân tích thật kỹ những điều khoản có lợi từ
CPTPP để hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế quan. Đặc biệt là
quy định về “quy tắc xuất xứ” ở CPTPP rất khác và nghiêm ngặt hơn so với các FTA đi
trước (ví dụ như quy tắc 03 công đoạn ở mặt hàng dệt may). Do đó phải có một sự liên kết
sâu rộng từ các doanh nghiệp nước nhà để cùng nhau tìm ra phương án để tận dụng lợi ích
từ CPTPP. Phát biểu về vấn đề này, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc tổng công ty May
10 có nói: “Đối với EVFTA, các nước châu Âu chỉ yêu cầu hàng dệt may đảm bảo quy tắc
xuất xứ từ vải. Tuy nhiên, với các nước CPTPP họ yêu cầu từ sợi. Trong quá trình gặp gỡ
các đối tác, có những chi tiết doanh nghiệp chúng tôi chưa phát hiện ra nhưng doanh
nghiệp bạn lại yêu cầu. Ví dụ như chi tiết chỉ may, vốn chỉ chiếm chi phí rất nhỏ nhưng
nếu không có xuất xứ từ Việt Nam thì cũng không được hưởng ưu đãi thuế quan. Trong
khi đó, một vài công đoạn trong sản xuất chỉ may chưa thể sản xuất ở Việt Nam. Doanh
nghiệp đang cố gắng liên kết với các nhà sản xuất vải. Các nhà sản xuất vải lại tiếp tục hợp
tác với nhà sản xuất sợi để nghiên cứu các sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan. Chúng
tôi đang kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất vải vào Việt Nam nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ.
Chính nút thắt từ vải và nguyên liệu sẽ là cú hích để các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng tại
Việt Nam từ đó rót vốn vào mảng này” (Việt, 2021).4
3.2. Những cam kết khác của Việt Nam trong hiệp định CPTPP
3.2.1. Về lĩnh vực dịch vụ và đầu tư
Các nước CPTPP áp dụng cách tiếp cận chọn - bỏ và cơ chế “chỉ tiến không lùi-ratchet”.
Các nước được quyền đưa ra những biện pháp bảo lưu mà trái với 4 nghĩa vụ chính của
chương Dịch vụ và tương tự với 4 nghĩa vụ chính của Chương Đầu tư dưới một danh mục
gọi là “Danh mục các biện pháp bảo lưu không tương thích với nghĩa vụ chính của chương
Dịch vụ và chương Đầu tư” (gọi tắt là NCM dịch vụ - đầu tư). Nếu không có yếu tố phân
biệt đối xử, thì mọi biện pháp quản lý đều được phép duy trì mà không cần các biện pháp
quản lý phải bảo lưu trong Hiệp định.
4
Nhóm tác giả trích lời bình luận của ông Thân Đức Việt bình luận trong hội thảo “CPTPP
– Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam”, từ
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tan-dung-uu-dai-thue-quan-tu-cptpp-doanh-nghiep-
can-chu-dong-nhieu-hon-80656.htm (truy cập ngày 29/11/2022)
5
Đối với cam kết mở cửa thị trường cụ thể, Việt Nam cũng cam kết mở cửa hơn so với
WTO như sau:
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): bên cạnh việc ta đồng ý nguyên tắc MFN, các quyền áp
dụng được bảo lưu cũng như duy trì bất kỳ biện pháp nào dành đối xử khác biệt, cho các
quốc gia có hiệp định quốc tế song phương hoặc đa phương mà đang có hiệu lực hay hiệp
định đã được ký kết trước ngày Hiệp định này có hiệu lực, và các quốc gia thành viên
ASEAN theo bất kỳ hiệp định ASEAN nào mà các quốc gia thành viên ASEAN có thể
tham gia, mà đang có hiệu lực hoặc trước ngày Hiệp định này có hiệu lực đã được ký kết.
Dịch vụ viễn thông: các nước CPTPP được phép thành lập liên doanh với mức góp vốn
không quá 49% đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản mà các dịch vụ này có gắn với hạ
tầng mạng. Riêng dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng có gắn với hạ tầng mạng, các liên
doanh được phép thành lập với mức góp vốn không quá 65% sau năm năm kể từ khi Hiệp
định có hiệu lực. Còn đối với các dịch vụ không gắn với hạ tầng mạng, các nước CPTPP
được ta mở cửa cho phép đầu tư thành lập doanh nghiệp với 100% vốn đầu tư nước ngoài
sau năm năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Đối với các dịch vụ không gắn với hạ tầng mạng cung cấp qua biên giới (như gọi điện
thoại, nhắn tin qua các ứng dụng Viber, Skype và các loại hình dịch vụ viễn thông trên nền
Internet khác): ta bảo lưu quyền được yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải đăng ký, xin cấp
phép hoặc phải có thỏa thuận thương mại với các nhà mạng.
Với việc bán dung lượng cáp quang biển: Cáp quang phải đấu nối qua trạm cập bờ lượng
cáp quang cho các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông và các công ty cung cấp dịch vụ
truy nhập internet (ISP) mà đã được cấp phép tại Việt Nam.
Dịch vụ ngân hàng: ta cam kết mở cửa thị trường một số nội sự đổi mới bao gồm cung
cấp dịch vụ tài chính mới và mở cửa thị trường dịch vụ thanh toán điện tử cho các giao
dịch bằng thẻ. Bên cạnh đó,ta duy trì quyền cấp phép của cơ quan quản lý tài chính cũng
như đảm bảo kiểm soát được các quyền, lợi ích của Việt Nam khi tham gia Hiệp định.
Dịch vụ phân phối: ta cam kết bỏ hạn chế đối với việc “mở thêm điểm bán lẻ” kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực 5 năm. Xét về diện mặt hàng, ta tiếp tục bảo lưu không cho phép
nước ngoài tham gia phân phối xăng dầu, dược phẩm và sản phẩm ghi hình.
Một số lĩnh vực mở thêm so với cam kết WTO: đối với các lĩnh vực mà ta đang có chính
sách thu hút đầu tư nước ngoài như y tế, dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ phục vụ kinh
doanh, cơ sở thể dục thể thao cũng như dịch vụ môi trường v.v… ta cho phép các nước
CPTPP đầu tư với mức độ cao hơn so với cam kết WTO, mà trong đó việc các nước
CPTPP thành lập doanh nghiệp với 100% vốn đầu tư nước ngoài được cho phép thực hiện.
Về phương thức cung cấp dịch vụ. Nhóm tác giả trình bày thêm những quy định về các
phương thức cung cấp dịch vụ như sau: hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)
có quy định 4 phương thức cung cấp dịch vụ, bao gồm: “1) cung cấp qua biên giới; 2) tiêu
dùng ngoài lãnh thổ; 3) hiện diện thương mại; 4) hiện diện thể nhân.” Trong đó:
Phương thức 1: là phương thức cung cấp qua biên giới, dịch vụ sẽ được cung cấp từ lãnh
thổ của nước thành viên này sang lãnh thổ của nước thành viên khác. Ví dụ đơn giản là các
dịch vụ tư vấn về pháp lý quốc gia, tư vấn về văn hóa đời sống quốc gia,...
Phương thức 2: là phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ, người tiêu dùng của nước thành
viên này sẽ trực tiếp di chuyển sang nước thành viên khác để sử dụng các dịch vụ. Ví dụ
điển hình cho phương thức này là du khách nước ngoài đến viếng thăm, du lịch đến Việt
Nam.

6
Phương thức 3: là phương thức hiện diện thương mại, đây là phương thức theo đó “nhà
cung cấp dịch vụ của một thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100%
vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ của một thành viên khác
để cung cấp dịch vụ”. Ví dụ như chi nhánh ngân hàng của Úc mở chi nhánh kinh doanh tại
Việt Nam.
Phương thức 4: là phương thức hiện diện thể nhân, điều này có nghĩa là thể nhân (hay
người cung cấp dịch vụ) của một nước thành viên sẽ di chuyển từ nước của mình đến các
nước thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ, các nghệ sĩ Việt Nam đi lưu diễn ở nước
ngoài.5
3.2.2. Về môi trường
Các cam kết và nghĩa vụ về môi trường mà Việt Nam phải thực thi trong Hiệp định CPTPP
hướng đến 3 điều ước quốc tế: “Nghị định thư MONTREAL về các chất làm suy giảm tầng
ô-zôn”, “Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển” (Công ước MARPOL) và
“Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa” (Công
ước CITES). Từ đó mà việc xây dựng và thực thi các chính sách pháp luật về môi trường
của Việt Nam phải đáp ứng được ở mức độ cao với mục tiêu khuyến khích thương mại
cũng như thu hút đầu tư giữa các nước CPTPP.
3.2.3. Về lao động
Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi các tiêu chuẩn lao động được nêu
trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) . Những nguyên tắc và
quyền cơ bản trong lao động được nêu trong Tuyên bố của ILO năm 1998 thể hiện trong 8
Công ước cơ bản, bao gồm các nội dung: (1) Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể
của người lao động và người sử dụng lao động; (2) Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao
động bắt buộc ; (3) Cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi
tệ nhất ; (4) Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.
Trong đó, quyền của người lao động phải được tôn trọng và đảm bảo bởi các nước tham
gia CPTPP trong việc thành lập và gia nhập tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh
nghiệp.
3.2.4. Về sở hữu trí tuệ
Một nội dung mới so với Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam hiện hành chỉ bảo hộ các
dấu hiệu nhìn thấy được còn bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và khuyến khích bảo hộ nhãn hiệu
mùi được là yêu cầu mở rộng bởi CPTPP. Qua đó, các quy định để bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh sẽ phải được điều chỉnh trong thời hạn 3 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.
Về tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng: các nước được yêu cầu không được lấy tiêu chí số
lượng các quốc gia đã bảo hộ nhãn hiệu, công nhận nhãn hiệu nổi tiếng hay nằm trong
danh mục nhãn hiệu nổi tiếng để quyết định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Đây chính là tiêu
chí mà Luật SHTT Việt Nam hiện vẫn còn tiêu chí này và với cam kết và thực thi về SHTT
thì Việt Nam sẽ phải tiến hàn điều chỉnh cho thích hợp.

5
Nhóm tác giả tham khảo, tóm tắt và trích dẫn từ “Tài liệu giải thích biểu cam kết cụ thể
về thương mại dịch vụ” của WTO, từ https://trungtamwto.vn/upload/files/wto/7-/25-van-
kien/02.%20Tai%20lieu%20khong%20chinh%20thuc%20giai%20thich%20Bieu%20dich
%20vu.pdf?
fbclid=IwAR3458QhCrS4fSLVLE2Xh1R2WoyuOS48bjwfziuD3cXsPnwU9fZeXIKJDY8
(truy cập ngày 30/11/2022)
7
Về thiết lập hệ thống nhãn hiệu điện tử: hiện tại, hệ thống điện tử đã được ta xây dựng
nhằm phục vụ cho việc nộp đơn cũng như tra cứu nhãn hiệu. Mặc dù vậy, hệ thống này vẫn
chưa được hoàn thiện cũng như vẫn cần được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu về tra cứu
nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi mà các nhu cầu này ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, có các yêu cầu cao hơn bởi CPTPP hơn pháp luật Việt Nam hiện hành như: yêu
cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp riêng phần, Mở rộng thời hạn sáng chế không bị mất
tính mới cũng như bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế,....
Điểm mới trong quy định của CPTPP về sở hữu trí tuệ: theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì
nhãn hiệu chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện như sau: “Là dấu hiệu nhìn thấy
được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các
yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa,
dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.” (Khoản 1 Điều
72 Luật sở hữu trí tuệ). Như vậy, theo định hướng của hiệp định Trips thì pháp luật Việt
Nam chỉ quy định dấu hiệu, yếu tố quyết định đến nhãn hiệu được đăng ký hay không thì
phải thuộc dấu hiệu “nhìn thấy được”. Nhưng dấu hiệu “không nhìn thấy được” lại là yêu
cầu mà CPTPP muốn các quốc gia thành viên phải quy định và tiến hành cấp bảo hộ nhãn
hiệu cho người đăng ký (không được quyền từ chối). Cụ thể, trong 03 năm kể từ ngày
CPTPP có hiệu lực thì Việt Nam phải điều chỉnh các quy định về bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh, khuyến khích quốc gia mở rộng bảo hộ nhãn hiệu mùi. Như vậy, việc bảo hộ nhãn
hiệu “phi truyền thống” là một cơ hội cũng như thách thức cho việc sửa đổi pháp luật Việt
Nam, thách thức chỉ ra rằng Việt Nam là một quốc gia “non” kinh nghiệm trong việc xác
định về loại nhãn hiệu âm thanh và mùi hương, vì nó không phải là thứ được cảm nhận
bằng thị giác. Tuy nhiên, nếu khắc phục được cơ hội là rộng mở đối với Việt Nam, “việc
bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, mùi hương sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm hơn, thỏa sức sáng
tạo với những ý tưởng của mình”6, điều này sẽ giúp nền tư duy kinh tế nước nhà phát triển,
thúc đẩy thương mại quốc tế và tất yếu sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
3.2.5. Về một số lĩnh vực khác
Trong phạm vi bài thuyết trình do có nhiều điều kiện khách quan nên các cam kết về một
vài lĩnh vực sẽ không được trình bày rõ. Về cơ bản các cam cam kết được mở rộng sang
những lĩnh vực mới khác, mang tính “phi truyền thống” như mua sắm của Chính phủ,
doanh nghiệp Nhà nước, thương mại trong mối quan hệ với môi trường, lao động, thương
mại điện tử… đây chính là minh chứng cho một FTA thế hệ mới khi có phạm vi và mức độ
cam kết cao hơn so với các FTA thông thường.
4. Thực thi của Việt Nam theo hiệp định CPTPP và tác động của CPTPP đến Việt
Nam. Cơ hội và thách thức trong tương lai
4.1. Những thực thi và tính hiệu quả mà việc thực thi CPTPP mang đến cho Việt
Nam
Kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Việt Nam đã thực thi Hiệp định dưới nhiều hình
thức và mang lại nhiều kết quả, cụ thể:

6
theo tham khảo và phân tích của nhóm tác giả từ kết quả nghiên cứu “Một số sửa đổi cần
thiết nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu của Hiệp
định CPTPP, từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-sua-doi-can-thiet-nham-bao-
ho-quyen-so-huu-cong-nghiep-doi-voi-nhan-hieu-dap-ung-yeu-cau-cua-hiep-dinh-cptpp-
73178.htm?
fbclid=IwAR2sHA83ep2U2yoTso_cvwHJj97t9ycA3vuxY3D8GmBl_U7nWpruc0OVwPk
(truy cập ngày 30/11/2022)
8
Về xuất khẩu: trong 5 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các
nước CPTPP đã tăng hơn so với cùng kì năm ngoái là 3,7%, tức đạt được là khoảng 19,5 tỷ
USD.
Ở thị trường Nhật Bản, xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam là tăng hơn so với cùng kỳ
năm 2021 là 12,8%, đạt khoảng 9,3 tỷ USD. Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2022, Nhật
Bản là thị trường xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam trong khối các nước Thành viên
CPTPP.
Xét ở thị trường Ca-na-đa: Xuất khẩu của Việt Nam sang Ca-na-đa tăng so với cùng kỳ
năm 2021 là 34,1%, tức đạt khoảng 2,6 tỷ USD.
Cuối cùng với Ốt-xtrây-li-a: Xuất khẩu sang của Việt Nam sang Ốt-xtrây-li-a tăng so với
cùng kỳ năm 2021 là 35%, tức đạt khoảng 2,3 tỷ USD.7
Về nhập khẩu: Trong 5 tháng đầu năm 2022 kim ngạch nhập khẩu từ các nước Thành
viên CPTPP của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2021 là 17%, tức đạt khoảng 21,3 tỷ
USD.
Xét ở một số quốc gia. Thứ nhất ở Nhật Bản: Nhập khẩu từ Nhật Bản sang nước ta tăng so
với cùng kỳ năm 2021 là 10,6%, tức đạt khoảng 9,8 tỷ USD. Theo đó, thị trường mà Việt
Nam nhập khẩu nhiều nhất trong các nước Thành viên CPTPP chính là Nhật Bản.
Thứ hai, ở Mê-hi-cô: Nhập khẩu từ Mê-hi-cô đạt khoảng 352,4 triệu USD, tăng 70,8% so
với cùng kỳ năm 2021.
Cuối cùng, ở Ốt-xtrây-li-a: Nhập khẩu từ Ốt-xtrây-li-a tăng so với cùng kỳ năm 2021 là
30,6%, tức đạt khoảng 3,8 tỷ USD.8
Về môi trường: lần đầu tiên trong phiên bản Luật môi trường 2020 ở Việt Nam, nguyên
tắc chỉ đạo xuyên suốt xem bảo vệ môi trường là “điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm,
tiên quyết” cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững và yêu cầu hoạt động BVMT “phải gắn
kết với phát triển kinh tế”, “được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động
phát triển” Điều này tương thích với định hướng trong CPTPP về một nền kinh tế ít phát
thải, cũng như xem mục tiêu BVMT song hành với mục tiêu phát triển kinh tế như Lời mở
đầu mà hiệp định CPTPP đã nhấn mạnh.
Về quy tắc xuất xứ: Việt Nam đã tổ chức nhiều chương trình Hướng dẫn doanh nghiệp
tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP. Tiêu biểu, quy tắc
cộng gộp trị giá gia tăng của sản phẩm trong từng công đoạn nước ta có tham gia đã được
CPTPP đưa ra, dù tỉ lệ nhỏ nhất. Ví dụ, giả sử ta nhập khẩu từ một nước khác cao su về
nhằm gia công sản phẩm lốp xe ô tô, sau đó Việt Nam xuất khẩu lốp xe qua nước khác để
lắp ráp, nếu như là các quy định của các FTA trước đây, Việt Nam không được tính ưu đãi
với lý do là sản phẩm này đã không đáp ứng được nguyên tắc xuất xứ. Tuy nhiên với quy
định của CPTPP, sản phẩm sẽ được tính vào phần ưu đãi với điều kiện là nước nhập khẩu
là nước thành viên của CPTPP, mặc cho ta tham gia chỉ 1% trị giá trong toàn bộ công đoạn
hình thành sản phẩm. Chính vì lý do này, Việt Nam đã được giúp trong việc thúc đẩy chuỗi
phát triển cung ứng cũng như ta tận dụng được tốt hơn ở từng công đoạn cho dù là nhỏ
nhất việc tận dụng ưu đãi tốt hơn.

7
Số liệu tham khảo từ “Cổng thông tin điện tử về hiệp định thương mại tự do”, từ
https://fta.moit.gov.vn/ (truy cập ngày 01/11/2022)
8
Số liệu tham khảo từ “Cổng thông tin điện tử về hiệp định thương mại tự do”, từ
https://fta.moit.gov.vn/ (truy cập ngày 01/11/2022)
9
Về lao động, sở hữu trí tuệ, dịch vụ và đầu tư và các lĩnh vực khác: về cơ bản Việt
Nam đã thực hiện nhiều văn bản thực thi cam kết về các lĩnh vực này, đồng thời cũng từng
bước cải cách và hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật hiện hành sao cho phù hợp với các
cam kết đối với hiệp định. Song với đó là những nỗ lực từ các cơ quan có thẩm quyền về
việc tuyên truyền, giải thích và khuyến khích doanh nghiệp tận dụng nhiều cơ hội tăng
trưởng từ Hiệp định CPTPP.
4.2. Cơ hội
4.2.1. Về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại
Dưới tư cách là một trong những thành viên đầu tiên của CPTPP. Đảng, Nhà nước ta sẽ
khẳng định được vai trò và vị thế địa - chính trị vô cùng to lớn trong khu vực Đông Nam Á
nói riêng và Châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Đồng thời, giúp nâng tầm vị thế của
Việt Nam trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, nhất là trong
bối cảnh đang có sự biến chuyển một cách nhanh chóng trong tình hình chính trị - an ninh
thế giới và tình hình đang ngày càng leo thang của chủ nghĩa bảo hộ.
4.2.2. Về tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu
Nhiều cơ hội hơn khi chuỗi cung ứng mới được hình thành với việc chiếm 13,5% GDP
toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD của các nước thành viên
CPTPP bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Australia. Bên cạnh đó, việc là
nước thành viên CPTPP sẽ giúp phát triển ngày càng mạnh mẽ xu hướng này, đây là điều
kiện vô cùng cấp thiết nhằm nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế cũng như làm
năng suất lao động tăng cao và việc gia công lắp ráp được giảm dần, tham gia vào các công
đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn,...Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế
Việt Nam trong 5 - 10 năm tới.
4.2.3. Thương mại quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư
Về xuất khẩu: các thị trường lớn như Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0%
cho hàng hóa của sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra
thì Việt Nam sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP. Dẫn chứng về thị trường Canada trong xuất
khẩu thủy sản từ Việt Nam sang thị trường này, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải
quan, tháng 3/2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 35,35
triệu USD, tăng 24,7% so tháng 2/2022 và tăng 51,1% so tháng 3/2021 (Tổng cục Hải
quan Việt Nam, 2022). CPTPP đã tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội xuất khẩu cho Việt
Nam đến các nước lớn trên thế giới.
Về nhập khẩu: minh chứng là trong 3 tháng đầu năm 2022 theo thông tin từ Tổng cục Hải
quan, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam - Nhật đạt 11,2 tỷ USD, tăng
11% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt
gần 5,4 tỷ USD. Đối với hàng nhập khẩu. Việt Nam nhập khẩu của Nhật Bản đạt gần 5,8 tỷ
USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021 với các nhóm hàng nhập khẩu chính như máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, chất dẻo nguyên liệu,…(Tổng cục
Hải quan Việt Nam, 2022).
Về dịch vụ: các cam kết trong hiệp định CPTPP, như về giảm thuế quan và hàng rào phi
thuế quan..., sẽ giúp các dịch vụ thuộc 3 phân ngành phân phối, thương mại điện tử và
logistics phát triển. Với việc CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/2019, Ngân hàng
Thế giới (WB) tính toán rằng CPTPP sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 1,1-3,5%
(WB, 2018). Ngoài ra, các cam kết trong CPTPP sẽ tạo ra khung khổ pháp lý an toàn, ổn
định, làm tiền đề thúc đẩy thương mại điện tử. Cam kết về loại bỏ thuế quan và hàng rào

10
phi thuế quan sẽ tạo điều kiện gia tăng nguồn cung hàng hóa cho phân phối, thương mại và
tăng cầu cho dịch vụ logistics.
Về đầu tư: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam để đón cơ hội từ
CPTPP, CPTPP đã có một chương quy định khá toàn diện về đầu tư qua biên giới, trong đó
có những nguyên tắc như tối huệ quốc, đối xử quốc gia, minh bạch và công khai thông tin,
quyền của nhà đầu tư,... Để tận dụng cơ hội này, Việt Nam cần tiếp cận sâu quy định của
chương đầu tư trong CPTPP để điều chỉnh, bổ sung những nội dung cần thiết trong hệ
thống pháp luật Việt Nam có liên quan. Đặc biệt là điều chỉnh, sửa đổi một số điều trong
luật pháp có liên quan đến đầu tư ==> từng bước tạo sự vững tin, an tâm để thu hút các nhà
đầu tư ngoài nước.
4.2.4. Về cải cách, thể chế
Tương tự như việc gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc tham gia một
FTA thế hệ mới như CPTPP chính là cơ hội để Việt Nam tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ
thống, thể chế pháp luật kinh tế, bao gồm có thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, có thể kể đến như một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định;
hỗ trợ cho tiến trình làm mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời giúp
ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh
bạch và dễ dự đoán hơn, tiến gần đến các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, thúc đẩy cả đầu tư
trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
4.2.5. Về việc làm và thu nhập
Ngoài ra, trong thời gian tới nhờ vào Hiệp định mà việc thu hút đầu tư trong nước và nước
ngoài tăng lên, cơ cấu sản xuất sẽ được điều chỉnh. Qua đó nhiều việc làm được tạo thêm,
thu nhập được nâng cao và đói nghèo sẽ dần được xóa bỏ. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng trung bình qua từng năm rơi
vào khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Riêng với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, đến năm
2030, 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 đô-la Mỹ/ngày sẽ được giúp giảm bởi
hiệp định CPTPP theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới. Qua đó, dự kiến việc hưởng lợi
sẽ xảy ra đối với tất cả các nhóm thu nhập.9
4.3. Thách thức và giải pháp
4.3.1. Thách thức
Về kinh tế: một số nước CPTPP có thế mạnh về mặt hàng nông sản như thịt lợn, thịt gà,
đây là những mặt hàng mà Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất tuy vậy sức cạnh tranh còn
yếu. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định sức ép cạnh tranh đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh
đó, đối với mặt hàng này, lộ trình thực hiện là tương đối dài (với một số chủng loại thịt gà
là trên 10 năm). Nếu so với lộ trình cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong
ASEAN thì lộ trình này dài hơn rất nhiều đông thời vốn cũng rất cạnh tranh trong việc sản
xuất một số loại thịt.
Ngoài các sản phẩm trên thì các nước thành viên CPTPP cũng có thế mạnh trong một số
sản phẩm công nghiệp ví dụ như giấy, thép, ô tô đây cũng là sức ép đối với sản xuất của ta.
Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh sẽ không quá lớn vì hiện tại và trong tương lai 10-15 năm,
trong khi sản phẩm của các nước thành viên CPTPP hướng đến phân khúc thị trường cao
cấp thì ta lại hướng đến phân khúc thấp hơn là thị trường trung bình.
9
Theo tham khảo và tóm tắt của nhóm tác giả từ bài viết “CPTPP – Hiệp định đầu tiên
được thực thi của thế kỷ 21” của Bộ công thương Việt Nam, từ
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cptpp-hiep-dinh-dau-tien-duoc-thuc-thi-
cua-the-ky-21.html (truy cập ngày 01/12/2022)
11
Về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế: cần điều chỉnh, sửa đổi một số quy định
pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, công đoàn v.v để thực thi cam
kết trong CPTPP. Tạo nên áp lực mới cho Việt Nam bởi để tuân thủ đúng theo những
chuẩn mực mới của Hiệp định CPTPP thì phải thay đổi hệ thống pháp luật.
Về xã hội: cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số doanh nghiệp,
trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có
công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu lâm vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá sản),
kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, do
phần lớn các nền kinh tế trong CPTPP không cạnh tranh trực tiếp với ta, nên dự kiến tác
động này có quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.
Về thu ngân sách: việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách.
4.3.2. Giải pháp
Về kinh tế: nhằm vượt qua thách thức này, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp - chăn
nuôi, 3 Nghị định theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được Chính phủ nước ta
ban hành, một số mô hình sản xuất tiên tiến đã được thí điểm, ứng dụng khoa học - công
nghệ được thúc đẩy phát triển, doanh nghiệp và nông dân được hỗ trợ giúp đỡ trong các
hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp v.v. nhằm mục đích tăng cao năng suất và
chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, qua đó giúp ta có đủ sức để cạnh tranh trên sân nhà
và vươn ra thị trường thế giới. Ngày nay, lĩnh vực nông nghiệp với các công nghệ sản xuất
và quản lý tiên tiến trên thế giới đã được quan tâm đầu tư bởi ngày càng nhiều các tập đoàn
lớn của Việt Nam.
Với các sản phẩm khác, giải pháp chủ yếu cũng là kéo giãn lộ trình giảm thuế cần được
kéo giãn để qua đó có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước cũng như thúc đẩy thu hút
đầu tư với quy mô lớn và ứng dụng các công nghệ kĩ thuật tiên tiến nhằm cho sức cạnh
trang được nâng dần. Thông qua đó, cần sử dụng một cách chủ động cũng như hiệu quả lộ
trình này, nhằm tránh tình trạng phụ thuộc vào lộ trình gây nên sự chậm đổi mới và từ đó
là không thể chủ động được, hoàn toàn lúng túng khi thách thức đến. Đáng lưu ý, các công
tác tuyên truyền cần được đổi mới và tăng cường phổ biến với mục đích mọi doanh nghiệp
đều biết để có thể nhận thức được các cơ hội cũng như thách thức của không chỉ CPTPP
mà còn tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các FTA thế hệ mới.
Về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế: thách thức mặc dù là có nhưng với 3 lý do
sau, Việt Nam sẽ vượt qua được:
Thứ nhất, đối với những cam kết khó nhất, việc đòi hỏi nguồn lực thực thi lớn (ví dụ như
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ), đã được 11 nước "tạm hoãn" sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp
định TPP.
Thứ hai, mặc dù có nhiều cam kết tuy mới nhưng lại hoàn toàn hoàn toàn với đường lối
và chủ trương của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước (như trong lĩnh vực mua sắm
của Chính phủ, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa...).
Chính vì thế mà sức ép được tạo ra cho việc thay đổi hệ thống pháp luật là không lớn.
Thứ ba, các Bộ, ngành đã được Chính phủ chỉ đạo phối hợp với Bộ Tư pháp khẩn trương
nhanh chóng cho rà soát những quy định hiện hành mà trong các văn bản quy phạm pháp
luật thuộc phạm vi phụ trách. Qua đó, có thể đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung hay hình thức
áp dụng phù hợp để có thể đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của Hiệp định CPTPP.
Về xã hội: các Bộ, ngành đã và đang được Chính phủ chỉ đạo trong việc tiếp tục nâng cao
công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn với mục đích nâng cao nhận thức cũng như sự
hiểu biết của doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) về các quy định, cam kết
12
của Hiệp định. Đồng thời, cũng tích cực nghiên cứu một cách chủ động, vận dụng các biện
pháp phi thuế quan chẳng hạn như các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương
mại được phép áp dụng theo các cam kết quốc tế của của không chỉ Việt Nam mà còn của
Hiệp định CPTPP, qua đó hỗ trợ cũng như lợi ích chính đáng của các ngành trong nước
được bảo vệ trước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng
được Chính phủ giúp đỡ để hộ trợ trong việc chủ động xử lý kịp thời các tác động tiêu cực
hoàn toàn có thể xảy ra , đặc biệt là đặc biệt là việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động.
Về thu ngân sách: bộ Tài chính tiến hành tái cơ cấu ngân sách nhà nước, bao gồm việc
quản lý thuế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân sách, chính sách thuế, hải quan nhằm
cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, mở rộng cơ sở thuế, tăng thu nội địa, từ đó đảm
bảo bền vững ngân sách nhà nước và an ninh tài chính quốc gia.
Để cân bằng nguồn thu – chi cho ngân sách quốc gia, ta giữ lại thuế xuất khẩu đối với một
số mặt hàng có nguồn thu lớn như dầu thô và một số loại khoáng sản. Ngoài ra, với những
lợi ích mà Hiệp định CPTPP mang lại, các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ có nhiều
cơ hội để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có thể đóng góp nhiều hơn vào
ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thu thuế nội địa như thuế thu nhập doanh nghiệp,

13
Danh mục tài liệu tham khảo
[1] An, H. (2021). Tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP: Doanh nghiệp cần chủ động
nhiều hơn. Tạp chí Công Thương.
[2] Bộ Công Thương Việt Nam (2021). Tìm hiểu về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định
CPTPP. Truy cập ngày 30/10/2022, từ
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/tim-hieu-ve-quy-tac-xuat-xu-trong-hiep-
dinh-cptpp.html#:~:text=Hi%E1%BB%87p%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20CPTPP
%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh,m%E1%BA%B7t%20h%C3%A0ng%20.
[3] Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP. Truy cập
ngày 30/10/2022, từ http://cptpp.moit.gov.vn/?page=overview&category_id=949337b7-
18f7-463d-8016-7c56827c143a.
[4] Nhà xuất bản Công Thương (2020). Hướng dẫn vận dụng quy tắc xuất xứ trong các
Hiệp Định Thương mại thế hệ mới. Truy cập ngày 1/11/2022, từ
https://wtocenter.vn/file/18433/sach-vandung-qtac-xx-trong-fta.pdf.
[5] Nguyệt, N. T. (2020). Một số sửa đổi cần thiết nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu của Hiệp định CPTPP. Truy cập ngày 30/10/2022, từ
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-sua-doi-can-thiet-nham-bao-ho-quyen-so-huu-
cong-nghiep-doi-voi-nhan-hieu-dap-ung-yeu-cau-cua-hiep-dinh-cptpp-73178.htm?
fbclid=IwAR2sHA83ep2U2yoTso_cvwHJj97t9ycA3vuxY3D8GmBl_U7nWpruc0OVwPk
.
[6] Trung tâm WTO – CPTPP. Truy cập ngày 1/11/2022, từ
https://trungtamwto.vn/fta/175-cptpp-tpp11/1.
[7] Tổng cục Hải quan Việt Nam. Truy cập ngày 30/10/2022, 01/11/2022, 01/12/2022, từ
https://www.customs.gov.vn/.
[8] TPP, AEC, EU and Ftas with Vietnam (2015). Mục đích của CPTPP. Truy cập ngày
30/10/2022, từ https://sites.google.com/site/ibwvietnam/muc-dich-cua-tpp.
[9] Tùng, H.D. (2019). Cam kết của Việt Nam trong CPTPP - Những vấn đề đặt ra. Truy
cập ngày 30/10/2022, từ http://cptpp.moit.gov.vn/data/e0593b3b-82bf-4956-9721-
88e51bd099e6/userfiles/files/Cam%20k%E1%BA%BFt%20thu%E1%BA%BF%20c
%E1%BB%A7a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20trong%20Hi%E1%BB%87p
%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20CPTPP.pdf
[10] Việt Nam – Cổng thông tin điện tử về hiệp định thương mại tự do. Truy cập ngày
02/11/2022, ngày 01/12/2022, từ https://fta.moit.gov.vn/.
[11] FTA Việt Nam. (2021). Một số nội dung liên quan đến Quy tắc xuất xứ trong Hiệp
định CPTPP. Truy cập ngày 01/11/2022, từ https://www.youtube.com/watch?
v=xZDOWoF00xc&t=5s.

You might also like